Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặng thai mai với vấn đề phương pháp luận giảng văn ở nhà trường phổ thông...

Tài liệu đặng thai mai với vấn đề phương pháp luận giảng văn ở nhà trường phổ thông

.PDF
176
49
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG THỊ MAI ĐẶNG THAI MAI VỚI VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢNG VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy văn học Mã số: 5.07.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư PHAN TRỌNG LUẬN HÀ NỘI 2000 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG THỊ MAI ĐẶNG THAI MAI VỚI VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢNG VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy văn học Mã số: 5.07.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư PHAN TRỌNG LUẬN HÀ NỘI 2000 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tối. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào. Tác giả luận án : Hoàng Thị Mai. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................3 BẢNG KÍ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................8 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................8 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................................................................8 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:.......................................................................8 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:...........................................................................................................9 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................................................10 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................................................11 5.1. Khảo sát, phân tích, miêu tả, tổng kết lí luận một cách khách quan:........................11 5.2 Thực nghiệm: .............................................................................................................11 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:........................................................................................12 6.1. Về lí thuyết:...............................................................................................................12 6.2 Về thực tiễn:...............................................................................................................12 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN : ............................................................................................12 NỘI DUNG..............................................................................................................................13 CHƯƠNG 1: ĐẶNG THAI MAI VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.....................................................................................................15 1.1. Đặng Thai Mai với một vài quan niệm về chương trình, sách giáo khoa văn ở nhà trường phổ thông:.............................................................................................................15 1.1.1. Về "những bài văn không có văn", những "bài thuyết lí khô khan và dài dòng" [120,tr1]. ......................................................................................................................15 1.1.2. "Phải chú ý đến yêu cầu chung của chương trình và trình độ phát triển của lứa tuổi " [120,tr 2].............................................................................................................16 1.2. Quan niệm của Đặng Thai Mai về sự phối hợp khoa học liên ngành trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông:............................................................................................17 1.2.1 Quan niệm của Đặng Thai Mai về tầm quan trọng của sự phối hợp khoa học liên ngành trong dạy học văn ở NTPT................................................................................17 1.2.2 Đặng Thai Mai với vấn đế tiếp nhận văn học:....................................................18 1.2.3. Đặng Thai Mai quan niệm tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo..........20 1.3. Đặng Thai Mai với quan niệm về mối quan hệ giữa việc dạy văn và dạy tiếng ở nhà trường phổ thông..............................................................................................................22 1.3.1. Về tầm quan trọng của việc gắn liền dạy văn với dạy tiếng ở nhà trường phổ thông. ...........................................................................................................................22 1.3.2. Về việc dạy tiếng trong mối quan hệ với dạy văn ở cấp I (tiểu học) :...............23 1.3.3. Về nội dung chương trình, SGK, Đặng Thai Mai gợi ý : ..................................23 1.3.4. Về phương pháp :...............................................................................................23 1.3.5. Về việc dạy tiếng trong mối quan hệ với dạy văn ở cấp II (THCS) : ................24 1.3.5.1. Về yêu cầu, nhiệm vụ : ...............................................................................24 1.3.5.2. Nội dung chương trình:...............................................................................24 1.3.5.3. Một số lưu ý về phương pháp, thủ pháp : ...................................................24 1.3.6. Về việc dạy tiếng trong mối quan hệ với dạy văn ở cấp III (PTTH). ................24 1.3.6.1. Về mục đích, yêu cầu :................................................................................24 1.3.6.2. Nội dung chương trình :..............................................................................24 1.3.6.3. Về phương pháp, Đặng Thai Mai lưu ý: .....................................................25 1.4. Đặng Thai Mai với quan niệm về vai trò, vị trí, yêu cầu đối với người giáp viên văn học :..................................................................................................................................26 1.4.1. Thầy giáo dạy văn phải là người có tâm hồn lớn, tình cảm lớn : ......................26 1.4.2. Giáo viên dạy văn phải là người có vốn tri thức văn học và khoa học liên ngành sâu rộng........................................................................................................................28 1.4.3. "Vai trò của ông thầy ở đây là khêu gợi, là hướng dẫn, là truyền cảm" [119,tr 200]. .............................................................................................................................29 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢNG VĂN CỦA ĐẶNG THAI MAI ..............34 2.1. Về khái niệm giảng văn và khái niệm giảng văn theo quan niệm của Đặng Thai Mai: ..........................................................................................................................................34 2.2. Quan niệm của Đặng Thai Mai về tác phẩm văn chương và tác phẩm văn chương trong nhà trường : ............................................................................................................37 2.2.1. Quan niệm của Đặng Thai Mai về "một áng văn chương kiệt tác". ..................37 2.2.2. Đặng Thai Mai với một vài luận điểm về tác phẩm văn chương trong nhà trường...........................................................................................................................39 2.2.3. Tác phẩm như : ..................................................................................................40 2.2.4 " Một áng văn là một tác phẩm có sinh mệnh, có cơ thể, có phát triển, có cả một đường lối phát triển" [112,tr48]. ..................................................................................41 2.3. Quan niệm của Đặng Thai Mai về mục đích, tác dụng của giảng văn ở nhà trường phổ thông : .......................................................................................................................43 2.3.1. Quan điểm cùa Đặng Thai Mai về mục đích, tác dụng của môn giảng văn trong nhà trường cũ. ..............................................................................................................43 2.3.2. Quan niệm của Đặng Thai Mai về mục đích, tác dụng của giảng văn ở nhà trường phổ thông..........................................................................................................47 2.4. Những khuynh hướng giảng văn cần phê phán theo quan niệm của Đặng Thai Mai : ..........................................................................................................................................49 2.4.1. "Lối học tầm chương trích cú" và "Lối giảng văn tán rộng máy móc, khen từ đầu chấm phết khen đi" [113,tr 231 ]...........................................................................50 2.4.2 "Giảng văn không chỉ là nói lại mấy câu văn xuôi không xuôi tý nào" [112,tr12]. ......................................................................................................................................51 2.4.3. "Giảng văn không phải là một phương tiện thời miên vô ý thức làm HS ngáp sái cả quai hàm" [112,tr12]. ..............................................................................................52 2.4.4. Lối giảng văn theo "nguyên tắc quyền uy" [120,tr 9]........................................53 2.5. Đặng Thai Mai với một số quan điểm, nguyên tắc tiếp cận phân tích và dạy học tác phầm văn chương ở nhà trường phổ thông ......................................................................54 2.5.1. "Điều cần thiết là nhận định giá trị chân thật và tưởng đối của một tác phẩm theo trình độ văn hoá của thời đại" [112,tr18]. ............................................................54 2.5.2. "Tất cả vấn đề là tìm ra trọng tâm hứng thú - Le centre d' intérêt - của áng văn. Khi đã nhận ra trọng tâm đó, chúng ta sẽ xét xem trong công trình xây dựng của nhà văn sĩ, nhà thi sĩ, mọi tiết mục đã quy tụ cùng nhau thế nào để làm cho cái hứng thú đó như là đã được nâng nổi hẳn lên" [112,tr19]. .........................................................58 2.5.3. "Sự mô tả thực tế cũng như lối bình phẩm trong lĩnh vực nghệ thuật vẫn phải theo những quy luật và bút pháp của nghệ thuật" [113,tr100].....................................60 2.5.4. "Giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kỹ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương" [112,tr12]. .............................63 2.5.5. "Cảm thấy hay chưa đủ. Có hiểu là hay, sự thưởng thức mới có nghĩa lí và có tác dụng" [112,trl4]. .....................................................................................................65 2.5.6. "Vấn đề là khi đã nhận định, đã hiểu thấu tinh thần áng văn rồi thì lựu chọn một đích để mà trình bãy lối lĩnh hội của mình về áng văn đó" [112,tr 8]. ........................68 2.5.7. "Chớ nên bao giờ o ép khả năng hấp thụ của HS" [120,tr 2].............................69 2.5.8. "Giảng văn không thể không có áng văn trước mắt" [112,tr19]........................71 2.6. Đặng Thai Mai với một số kỹ thuật cơ bản trong giảng văn. ...................................72 2.6.1. Về khái niệm kỹ thuật giảng văn. ......................................................................72 2.6.2. Đặng Thai Mai quan niệm giảng văn là "theo dõi" và "mở nếp" áng văn. ........76 2.6.3. Đặng Thai Mai với kỹ thuật đọc diễn cảm.........................................................78 2.6.4. Đặng Thai Mai với kỹ thuật tái hiện chi tiết hình tượng. ..................................79 2.6.5. Đặng Thai Mai với kỹ thuật so sánh trong giảng văn........................................82 2.6.6. Đặng Thai Mai với kỹ thuật nêu vấn đề trong giảng văn. .................................88 2.6.7. Đặng Thai Mai với kỹ thuật gợi mở trong giảng văn. .......................................91 2.6.8. Đặng Thai Mai với kỹ thuật giảng bình trong giảng văn...................................93 2.7. Những điểm hạn chế trong phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai .........99 2.7.1. Phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai với vấn đề phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thẻ. ......................................................99 2.7.2. Phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai với vấn đề HS....................100 2.7.3. Phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai với vấn đề thiết kế bài dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. .........................................................101 2.7.4. Nguyên nhàn của những hạn chế trẽn..............................................................102 CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢNG VĂN CỦA ĐẶNG THAI MAI VÀO VIỆC SOẠN GIẢNG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG...................................................................................................105 3.1. Những vấn đề chung của thể nghiệm :....................................................................105 3.1.1. Mục đích, yêu cầu thể nghiệm. ........................................................................105 3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm....................................................................................105 3.1.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian thể nghiệm, đối chứng. .....................................106 3.1.4. Phương pháp, biện pháp, quy trình thể nghiệm đối chứng và kiểm tra kết quả. ....................................................................................................................................107 3.1.5. Yêu cầu đối với hai thiết kế và giờ dạy thể nghiệm: .......................................107 3.2. Tình hình dạy học hai đoạn trích được chọn thể nghiệm ở nhà trường phổ biến hiện nay..................................................................................................................................109 3.2.1. Về tình hình dạy học đoạn trích "Trông bốn bề". ............................................110 3.2.2. Về tình hình dạy học đoạn trích:" Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ" :..........................................................................................................................111 3.3. Thiết kế giáo án thể hiện.........................................................................................111 3.3.1. Đoạn trích: Trông bốn bể.................................................................................111 KẾT LUẬN............................................................................................................................183 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................187 PHỤ LỤC...............................................................................................................................199 BẢNG KÍ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng sư phạm CPN Chinh phụ ngâm DH TPVC Dạy học tác phẩm văn chương ĐHSP Đại học sư phạm ĐH&THCN Đại học và trung học chuyên nghiệp GD Giáo dục GVCPN Giảng văn Chinh phụ ngâm H Hà Nội HS HS KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản NTPT Nhà trương phổ thổng PTTH Phổ thông trung học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TPVC Tác phẩm văn chương TC Tạp chí TCVH Tạp chí Văn học TC NCGD Tạp chí Nghiên cứu giáo dục TC HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thao tác THCS Trung học cơ sở MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bên cạnh hướng nghiên cứu tìm tòi lí luận mới, việc tổng kết. khai thác kinh nghiệm của quá khứ. của những người đi trước, đặc biệt là những người uyên bác, có uy tín để rút ngắn con đường, tìm tòi chân lí luôn là một đòi hỏi bức thiết của mọi ngành khoa học, trong đó có khoa học phương pháp dạy học (PPDH) Văn. Công việc đó càng có ý nghĩa chúng ta còn gặp phải không ít khó khăn trong việc bổ sung, cụ thể, hoàn thiện hóa hệ thống lí thuyết PPDH Văn mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy văn, học văn ở nhà trường phổ thông (NTPT) hiện nay Ngoài sự uyên thâm của một nhà khoa học, sự lịch lãm của một nhà văn hoá lớn, sinh thời, Đặng Thai Mai là người có quan tâm đặc biệt đến việc dạy văn, học văn ở NTPT, Rất bận bịu với những trọng trách xã hội như Bộ trưởng; Bộ giáo dục, Viện trưởng Viện văn học. Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việc Nam, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn dành thời gian xuống tận trường phổ thông để dư giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng văn với giáo viên. Mối quan tâm trăn trở ấy còn được thể hiện qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học, Đặc biệt Đặng Thai Mai đã dành hẳn một chuyên luận để bàn về vấn đề giảng văn chuyên luận " Giảng vawnChinh phụ ngâm" (NXB Tư tưởng Thanh Hóa 1950) tác phẩm năm trong cụm công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vừa qua. Hơn nữa, chính Đặng Thai Mai đã từng là mojt thầy giáo giảng văn xuất sắc được nhiều thế hệ học trò tôn quý, ngưỡng mộ. Ngoài ra gần đây khi cuốn " Giảng văn Chinh phụ ngâm" ("GVCPN") được tái bản, nhiều nhà khoa học đã đánh giá rất cao tư tưởng cũng như kinh nghiệm giảng văn của Đặng Thai Mai. Những tư tưởng, kinh nghiệm đó rất cần được tổng kết một cách đầy đủ, sâu sắc, có hệ thống khai thác và vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả vào phương pháp giảng văn ở NTPT hiện nay. Chọn Đặng Thai Mai với phương pháp luận giảng văn của ông làm đối tượng nghiên cứu, tiếp tục phát triển, nâng cao tiểu luận thạc sĩ đã bảo vệ thành công, người viết mong được góp thêm một phần nhỏ vào một công việc lớn kể trên. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm hướng đến ba mục đích chính: 8 Hệ thống hoá một cách có căn cứ vấn đề phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai và cũng là của khoa giảng văn trong nhà trường Pháp Việt gần một thế kỷ nước đây. Từ đó góp phần đúc kết thành tựu, đóng góp của một nhà khoa học đi trước đối với lịch sử khoa giảng văn Việt Nam, phân tích những mặt hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Thể nghiệm khoa học giảng văn theo tư tưởng giảng văn của Đặng Thai Mai nhằm góp phần kháng định thành lựu của Đặng Thai Mai cũng như phương hướng đổi mới PPDH Văn ở NTPT hiện nay. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Kể từ bài viết "Đọc sách Văn thơ Phan Bội Châu của Đặng Thai Mai" của Vũ Ngọc Phan đăng trên trên tạp chí "Văn nghệ" - 4/1959 cho đến bài "Kỷ niệm về thầy Đặng Thai Mai" của GS Lê Hoài Nam đăng trên tạp chí "Thế giới mới" số 231 - 1/1999, thư mục nghiên cứu về Đặng Thai Mai không ít. Nhưng nhìn chung, tát cả chỉ mới dùng lại trong khuôn khổ những bài viết ngắn đề cập đến một công trình hoặc vài ba khía cạnh trong phong cách của một nhà phê bình uyên thâm. Riêng đóng góp của Đặng Thai Mai về phương diện giáo dục, đặc biệt là vấn đề giảng dạy văn học ở NTPT chưa được các tác giả chú tâm nghiên cứu. Hình ảnh GS Đặng Thai Mai, một người thầy có tâm hồn lớn, có kinh nghiệm, có phương pháp giảng văn hiện đại cũng chỉ được xuất hiện thấp thoáng qua một số bài hồi ức, kỉ niệm như bài "Thầy Mai và việc dạy văn tại trường Thăng Long" của GS Vũ Đức Phúc (TCVH 5/1982), "Đặng Thai Mai - người giảng văn" của Hoàng Trung Thông (TCVH 2/1985), '' Tưởng nhớ Thầy Mai" của GS Nhan Bảo, "Thầy Đặng Thai Mai của chúng tôi" của nhà văn Vũ Tú Nam, "Thầy Đặng Thai Mai. thầy tôi" của Võ Thuần Nho, "Thầy Đặng Thai Mai ở trường tư thực Thăng Long" của Đào Thiện Thi,vv... (Đặng Thai Mai và văn học - NXB Nghệ An 19-94). Về tư tưởng, quan niệm giảng văn của Đặng Thai Mai, trước 1992 hầu như chưa có công trình, bài viết nào (đã công bố) đề cập tới. Năm 1992, cuốn "Giảng văn Chinh phụ ngâm" của Đặng Thai Mai được tái bản, GS Trần Đình Sử có lời bạt sau sách bằng bài viết: "GVCPN - một công trình viết cho hôm nay". Bài viết này sau được tác giả sửa chữa thêm và in lại trong cuốn "Đặng Thai Mai và văn học" dưới một tiêu đề khác: "Một số vấn đề lí thuyết giảng văn và thi pháp văn học cổ trong GVCPN" Trong bài viết này, GS Trần Đình Sử đánh giá cao quan niệm cũng phương giảng văn của Đặng Thai Mai như: Quan điểm lịch sử, quan điểm thi pháp, phương pháp so sánh văn học. Tiếp đó năm 1994, với cuốn "Đặng Thai Mai và văn học" có thể kể thêm các bài viết của GS Hoàng Tuệ, GS Phan Trọng Luận, GS Đỗ 9 Hữu Châu là ít nhiều có trực tiếp bàn đến. Với nhan đề "Đọc lại GVCPN của Đặng Thai Mai", bài của GS Hoàng Tuệ điểm qua vài nét về thuật ngữ "giảng văn" (Explication de texte) và khái niệm "nếp" áng văn trong "GVCPN" "Nghĩ về GVCPN" , GS Đỗ Hữu Châu nêu một số phương pháp, kỹ thuật phân tích khúc ngâm trong "GVCTN" như phương pháp gợi mở, đối chiếu, so sánh, hệ thống. Đặc biệt, từ góc độ ngôn ngữ học, tác giả bài viết này chú tâm nhiều nhất đến "kỹ thuật" phân tích ngôn ngữ tác phẩm cùa tác giả "GVCPN" như kỹ thuật phân tích từ ngữ, điệu thơ, tiết tấu, đối thoại, vv... Từ góc độ sư phạm, GS Phan Trọng Luận nong bài "Nhớ về thầy, một nhà sư phạm, một học giả chân chính" đã phát hiện thêm những đóng góp quan trọng của Đặng Thai Mai trong việc đề cao vấn đề trực cảm và sự vận dụng các khoa học liên ngành trong phân tích và dạy học tác phẩm văn chương (DH TPVC). Đồng thời, tác giả bài viết cũng khái quát được một số phẩm chất quan trọng kết tinh trong một nhà khoa học, một Thầy giáo giảng văn xuất sắc - Đặng Thai Mai như: tâm hổn nhạy cảm, thái độ khách quan, khoa học trong phân tích, đánh giá tác phẩm, sự nhạy cảm với tri thức mới và ý thức vươn lên trên mọi hoàn cảnh chật hẹp để tự hoàn thiện. Nhìn chung, cả bốn bài viết đều có những phát hiện quan trọng về quan niệm, phương pháp giảng văn của Đặng Thai Mai. Tuy nhiên, xuất phát từ những góc độ khác nhau, các bài viết mới chỉ dừng sự tìm tòi ở một số phương pháp, "kỹ thuật" phân tích bản thân TPVC của Đặng Thai Mai. Những phát hiện ở đây lại mới có tính chất nêu vấn đề. Khuôn khổ có hạn của một bài viết chưa cho phép các tác giả đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống hơn phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai. Khảo sát của các tác giả cũng mới chỉ giới hạn trong công trình "GVCPN". Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống vấn đề phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai. Thừa kế thành tựu của người đi trước, trên cơ sở một số luận điểm đã được khái quát ở luận văn thạc sĩ, ở luận án này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một cách tương đối có hệ thống, đầy đủ và sâu sắc hơn phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đặng Thai Mai là một nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín, một nhà sư phạm mẫu mực, một thầy giáo dạy văn xuất sắc có cống hiến lớn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Để tổng kết. đánh giá một cách toàn diện tư tưởng, kinh nghiệm cũng như đóng góp của Đặng Thai Mai về các phương diện trên phải cần đến một công trình có quy mô hơn. Do khuôn khổ và thời gian có hạn, ở luận án này, người viết chỉ dừng lại tìm hiểu Đặng Thai Mai với vấn đề phương pháp luận giảng văn ở NTPT. 10 Ngoài "GVCPN" được viết theo "tinh thần cấp học chuyên khoa" (cấp III) và một số bài viết khác về việc dạy văn trong nhà trường, còn lại, Đặng Thai Mai không giả định rõ quan niệm giảng văn của ông là hướng về trường phổ thông. Nhưng trong thực tế, từ kinh nghiệm bản thân giáo sư cũng như nội dung các bài viết thì mối quan tâm của ông chủ yếu hướng về việc DH TPVC ở NTPT, đặc biệt là phổ thông trung học. Vì vậy, để làm sáng tỏ luận điểm, phạm vi khảo sát chủ yếu của luận án là: "GVCPN" "Hồi ký", "Về việc dạy văn nong nhà trường" (TCVH 2/1974) và một số công trình bài viết khác của Đặng Thai Mai có liên quan đến nhà trường như "Văn học khái luận", "Trên đường học tập và nghiên cứu", "Văn thơ Phan Bội Châu", vv... 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở nhận thức luận mácxít và quan điểm khoa học liên ngành, luận án vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau. 5.1. Khảo sát, phân tích, miêu tả, tổng kết lí luận một cách khách quan: Các công trình bài viết của Đặng Thai Mai trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề giáng văn. Các bài viết, ý kiến của các nhà văn, nhà khoa học viết về vấn đề phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai. Đối chứng, so sánh giữa lí thuyết và thể nghiệm: Đối chứng giữa phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai với thể nghiệm của ông trong "GVCPN" và các bài viết liên quan đến nhà trường. Đối chứng giữa nhộn định của các nhà khoa học với bản thân phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai. Đối chứng giữa phương pháp luận giảng văn của ông với lí thuyết giảng văn ngày nay. Đối chiếu, so sánh giữa phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai với các quan niệm và phương pháp giảng văn của một số nhà phê bình, giảng văn Việt Nam. Đối chiếu giữa thiết kế và giờ dạy thể nghiệm với giờ dạy đối chứng ở NTPT. 5.2 Thực nghiệm: Vận dụng sáng tạo phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai vào việc soạn và dạy một số tác phẩm văn chương ở NTPT. 11 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN: 6.1. Về lí thuyết: Lần đầu tiên, vấn đề phương pháp luận giảng văn, dạy văn của Đặng Thai Mai được tổng kết, đúc rút một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống. Khẳng định những thành tựu và phân tích những mặt hạn chế trong phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai, luận án đã góp phần vào việc đúc kết lịch sử khoa giảng văn Việt Nam, bổ sung hoàn thiện hoá hệ thống lí thuyết giảng văn hiện đại, đồng thời góp phần khẳng định hướng đi và những bước chuyển đúng đắn của khoa PPDH Văn ở NTPT hiện nay. 6.2 Về thực tiễn: Luận án giúp cho những người có quan tâm đến nhà văn hoá Đặng Thai Mai quan tâm đến việc dạy văn, học văn và các giáo viên, sinh viên, HS có thêm tư liệu tham khảo về lịch sử khoa giảng văn Việt Nam, về nội dung cơ bản của khoa giảng văn ở NTPT. về người đặt nền móng cho khoa giảng văn hiện đại Việt Nam và về một người thầy có "kỹ thuật giảng văn sâu sắc và chính xác". Những thành tựu và hạn chế trong phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai là bài học kinh nghiệm quý góp phần khắc phục những khuynh hướng giảng văn lệch lạc, nâng cao chất lượng dạy văn, học văn ở NTPT hiện nay. Gợi ý, bổ sung một số vấn đề lí luận cần thiết cho một khoa trình PPDH Văn ở Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, tạo điều kiện giúp sinh viên học tập tốt hơn môn học này. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN : Luận án gồm 210 trang: Phần Mở đầu 7 trang, phần Nội dung 176 trang chia làm ba chương, phần Kết luận 6 trang, Tài liệu tham khảo 13 trang (gồm 211 tài liệu) và cuối cùng là 8 trang Phụ lục . 12 NỘI DUNG Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Đặng Thai Mai, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Tôi muốn nói một vài câu để bày tỏ cái tình cảm cực kỳ sâu đậm của tôi với người bạn đã khuất (...) Tôi muốn kể câu chuyện về một nhà văn lớn của nước Pháp là Voltaire. Vào lúc cuối đời của nhà văn, người ta ca ngợi những tác phẩm lớn trong đời hoạt động của ông. Đáp lại, Voltaire chỉ nói một câu: "Trong đời tôi, tôi đã làm được một đôi điều tốt đẹp. Đó là sư nghiệp duy nhất của tôi". Kể lại câu chuyện đó, tôi muốn bày tỏ tình cảm của tôi, lòng biết ơn của tôi đối với Đặng Thai Mai. Trong đời mình, Đặng Thai Mai cũng đã làm được một đôi điều tốt đẹp" [145,tr 40]. Đặt Đặng Thai Mai bên cạnh một nhà văn lớn của thế giới, câu nói giản dị một cách trí tuệ của đồng chí Phạm Văn Đồng đã gói gọn những đóng góp lớn lao của Đặng Thai Mai cho sự nghiệp chung trong suốt cuộc đời hoạt động và cầm bút của ông. Giữa thế kỷ XX đầy biến động, Đặng Thai Mai là một trong những nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam. Đặng Thai Mai (1902 - 1984) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn học ở trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (1925 - 1928), Đặng Thai Mai đã sớm đi theo cách mạng. Kể từ đó, trải qua hơn 50 năm hoạt động, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai bao giờ cũng là một trí thức yêu nước, "một đồng chí cách mạng, một con người sống vì lí tưởng, trung thành với lí tưởng", sẵn sàng gánh vác mọi trọng trách nặng nề mà Đảng, Bác Hồ tin tưởng giao phó vào những thời điểm cam go của cách mạng như Bộ trưởng Bộ giáo dục (1945 - 1947), Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá (1947 - 1948), Hội trưởng Hội văn hoá Việt Nam (1948 - 1949)... Tuy nhiên, trước hết, Đặng Thai Mai là một học giả. Ông vừa là một dịch giả vừa là một nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học xuất sắc; là tác giả của các công trình khoa học có giá trị như: "Văn học khái luận" (1944), "Lỗ Tấn -thân thế, văn nghệ" (1944), "Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá phục hưng" (1950), "GVCPN" (1950), ''Văn thơ Phan Bội Châu" (1958), "Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX" (1960)... Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn là một nhà sư phạm mẫu mực, người có công lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Hơn 50 năm tận tâm dạy dỗ, GS Đặng Thai Mai đã đào tạo được nhiều thể học trò nối tiếp nhau trưởng thành. Trong số đó, không ít người đã trở thành những cán bộ có chức trách quan trọng của Đảng và Nhà nước; nhiều người đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học có tên tuổi, có cống hiến xuất sắc cho đất nước, "kế tục được sự nghiệp khoa học và giáo dục mà Đặng Thai Mai để lại" [145,tr 19]. 13 Tuy không phải là một chuyên gia PPDH Văn, nhưng Đặng Thai Mai là một nhà khoa học tâm huyết với nhà trường, tâm huyết với việc dạy văn, học văn. Di sản khoa học của ông về vấn đề giảng văn không nhiều, song người đọc có thể gặp lại trong các công trình bài viết của ông, đặc biệt trong "GVCPN", hầu như tất cả các vấn đề cơ bản của khoa phân tích và DH TPVC hiện đại. Và điều quan trọng là, tuy đi trước chúng ta hàng nửa thế kỷ, song tư tưởng và phương pháp giảng văn, dạy văn của Đặng Thai Mai, về nhiều điểm, vẫn phát huy ý nghĩa và tác dụng trong công cuộc: đổi mới PPDH Văn ở NTPT hôm nay. Chúng ta còn có thể nói được nhiều và phải nói nhiều, nói đầy đủ thoả đáng hơn ở những điểm mà Đặng Thai Mai chưa nói tới và chưa nói hết Mặc dù vậy, với những gì còn lại, Đặng Thai Mai vẫn xứng đáng là người đặt nền móng cho khoa giảng văn hiện đại Việt Nam. 14 CHƯƠNG 1: ĐẶNG THAI MAI VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Giảng văn là một phân môn quan trọng của môn Văn ở NTPT. Tâm đắc với vấn đề giảng văn, nhưng việc dạy văn nói chung cũng là mối quan tâm thường xuyên của Đặng Thai Mai. Ông từng có những phát biểu quan trọng về nội dung chương trình, SGK Văn và Tiếng Việt, về mối quan hệ giữa việc dạy Tiếng và dạy Văn ở các cấp phổ thông, về việc vận dụng khoa học liên ngành trong dạy học văn, về người giáo viên văn học, vv... Đây là những tư tưởng lớn có tính chất chỉ đạo chung cho quá trình dạy văn. Vì vậy, hệ thống hoá một số luận điểm của ông về những vấn đề nêu trên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn đóng góp của Đặng Thai Mai cho lịch sử khoa PPDH Văn Việt Nam. đồng thời tạo thêm tiền đề lí luận giúp chúng ta có thể hiểu, đánh giá đúng, đầy đủ, sâu sắc hơn phương pháp luận giảng văn của ông. 1.1. Đặng Thai Mai với một vài quan niệm về chương trình, sách giáo khoa văn ở nhà trường phổ thông: 1.1.1. Về "những bài văn không có văn", những "bài thuyết lí khô khan và dài dòng" [120,tr1]. Bên cạnh yếu tố phương pháp, nội dung chương trình, SGK luôn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở NTPT. Hạn chế của chương trình SGK Văn những năm 80 trở về trước là thường quá chú trọng đến nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức mà chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ. Trong khi đánh giá, phê phán chương trình SGK Văn những năm 70, Đặng Thai Mai đồng thời cũng thể hiện quan điểm của mình về một trong những tiêu chí cơ bản để lựa chọn chương trình Văn ở phổ thông là: Tác phẩm được chọn dạy phải có chất văn. Ông viết: "Chương trình dạy văn của chúng ta chưa thật sự hợp lí (...) nhiều khi HS phổ thông của chúng ta phải đọc những bài văn không có "văn", phải "ngốn" nhiều thuật ngữ quá trừu tượng, nhiều bài thuyết lí khô khan và dài dòng" [120,tr1]. Chú ý nâng cao chất văn là vấn đề đang được sự quan tâm của lí luận dạy học văn hiện đại. Nhưng "chất văn" là gì thì cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Trên cơ sở quan điểm của các nhà khoa học, có thể hiểu chất văn là yếu tố đặc thù của TPVC, là vẻ đẹp toát lên từ sự "thấm nhập" hài hoà giữa nội dung và hình thức dệt bằng chất liệu ngôn từ, là yếu tố có khả năng khơi dậy mạnh mẽ các cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc. Như vậy, tuy không giảng giải cụ thể nhưng điều có thể khẳng định là: Quan niệm về chất "văn" của Đặng Thai Mai rất gần với quan niệm của chúng ta hôm nay. Bởi theo ông, 15 "một " một áng kiệt tác văn nghệ cũng là một hình tượng đẹp đẽ ... biểu hiện được một chân lí mĩ thuật, một thứ chân lí chủ quan thực hơn sự thực" mà mục đích của giảng văn là phải tìm ra "cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật" là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, nhằm bồi dưỡng cho người đọc, người nghe "những hứng thú văn chương dồi dào và đứng đắn" [112,tr 2]. Không coi nhẹ tiêu chí giáo dục đạo đức, ngược lại Đặng Thai Mai xem đó là một trong nhưng tiêu chỉ quan trọng bậc nhất mà ngay từ ở chương trình Văn cấp I, ông đã lưu ý: "Nội dung các bài tập đọc nên bao gồm nhiều đề tài và chú trọng đặc biệt đến những khía cạnh hàng ngày của đời sống: Vấn đề đạo đức và vấn dề ý thức chính trị" [120,tr 4]. Thế nhưng, trong quan niệm của ông, không tách rời với tiêu chí giáo dục tư tưởng là tiêu chí thẩm mĩ. Tư tưởng phải được biểu hiện một cách "thi vị" , "ý nhị" tế nhị" trong "tiếng nói văn học" (chữ dùng của Đặng Thai Mai). Nói cách khác, tác phẩm được chọn dạy trong nhà trường theo Đặng Thai Mai phải là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc vừa có khá năng bồi dưỡng choHS những tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống tích cực, đúng đắn, vừa phải có khả năng khêu gợi hứng thú thẩm mĩ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp, lành mạnh. Đầu những năm 70, quan điểm trên của Đăng Thai Mai là một cách đặt vấn đề thẳng thắn và tiến bộ. Nó thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một nhà văn chân chính, một nhà sư phạm xuất sắc. Phải đến năm 1986 ở THCS và 1990 ở PTTH, chương trình, SGK của chúng ra mới dần dần có những điều chỉnh, cải cách theo tinh thần mà Đặng Thai Mai từng đề xuất: Tăng cường chất văn, chú trọng hơn đến nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ, đến sự cân đối hài hoà giữa tính tư tưởng và tính thẩm mĩ của môn Văn, vv... 1.1.2. "Phải chú ý đến yêu cầu chung của chương trình và trình độ phát triển của lứa tuổi " [120,tr 2] Theo Đặng Thai Mai, "nhà trường của mỗi chế độ đều nhằm mục đích phục vụ cho chế độ đó" [120,tr 7]. Vì vậy ông thừa nhận sự phụ thuộc tất yếu của nội dung chương trình vào mục đích, yêu cầu chung của chế độ xã hội, của lịch sử, của thời đại: "Chương trình học, SGK, phương pháp dạy học cũng như cách thức bồi dưỡng giáo viên đều được sắp xếp theo mục đích ấy. Một mặt nữa yêu cầu của mỗi một học chế cũng đối khác tuy theo diễn tiến lịch sử của dân tộc, tuy theo tiến bộ của khoa học, tuỳ theo những biến cố lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi một thời đại" [120,tr 7]. Tuy nhiên, song song với mục đích phục vụ cho chế độ, không thể dạy văn mà không tính đến quy luật tiếp nhận, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS. Quan điểm của Đặng Thai Mai là: Tác phẩm được chọn dạy trong nhà trường vừa phải theo sát yêu cầu chung của chương trình, vừa phải phù hợp với "trình độ phát triển của lứa tuổi". Đây không phải là một yêu cầu hoàn toàn mới. Ngoại trừ 16 nhà trường phong kiến ép buộc HS vỡ lòng với "Tam tự kinh", còn bắt đầu từ nhà trường Pháp Việt chương trình Văn đã bước đắn chú ý đến đặc điểm nhận thức của HS ở từng cấp học. Tuy nhiên, "tính chất muốn như tiến bộ ở đây đã biến chất trong mục đích của giáo dục" là nhằm "đào tạo những con người cần thiết cho việc cai trị và khai thác thuộc địa, "những người môi giới" trung thành giữa người bản xứ với bọn cai trị" [120,tr11]. Sau cách mạng tháng Tám, nhà trường chúng ta đã từng bước có những thay đổi, điều chỉnh lại chương trình, SGK. Tuy nhiên, do yêu cầu của lịch sử dân tộc, do thành tựu còn hạn chế của khoa học PPDH Văn và các khoa học liên ngành như tâm lí học, giáo dục học ... nên chương trình Văn trước đây chưa thực sự phù hợp và gây được hứng thú mĩ cảm đối với lứa tuổi HS. Góp phần khắc phục tình trạng này, theo Đặng Thai Mai, việc lựa chọn chương trình cần "phải chú ý đến mọi cạnh khía của tâm lí các em thanh thiếu niên như là trí nhớ, tình cảm, hứng thú, khả năng tập trung tư tưởng, trí tưởng tượng, liên tưởng, khả năng phán đoán, khiếu thẩm mĩ ..."[ 120,tr 2]. Nghĩa là phải tính toán, cân nhắc kỷ lưỡng các năng lực nghệ thuật và tâm hồn nhận của HS ở từng lứa tuổi, từng cấp học. Đây cũng là một quan điểm khoa học liên ngành đúng đắn và tiến bộ. Quan điểm đó cũng là một giải pháp giúp chúng ta hạn chế tình trạng "o ép khả năng hấp thụ của HS" như thường thấy trong quá trình dạy học văn ở NTPT trước nay. 1.2. Quan niệm của Đặng Thai Mai về sự phối hợp khoa học liên ngành trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông: 1.2.1 Quan niệm của Đặng Thai Mai về tầm quan trọng của sự phối hợp khoa học liên ngành trong dạy học văn ở NTPT: Sức mạnh mới làm nên những thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại ngày nay là sự chuyên môn hoá ngày càng cao và sự thâm nhập ngày càng rõ rệt giữa các khoa học đa ngành, liên ngành, kế cận. Đổi mới phương pháp bằng cách hiện đại hoá lí thuyết dạy văn trên cơ sở khoa học liên ngành đang là một đòi hòi bức xúc của khoa học PPDH Văn hiện đại. Đó cũng là tư tưởng quán triệt trong toàn bộ phương pháp luận giảng văn, dạy văn của Đặng Thai Mai. Trong quan niệm của ông. TPVC có "liên quan chật chẽ với sự phát triển của các bộ môn nghệ thuật khác, với chính trị, với trình độ trí thức khoa học, với lịch sử..." [112,tr18|. Vì vậy, ông khẳng định một cách dứt khoát: "Không thể hiểu văn học nếu không nắm được lịch sử và triết học" [119,tr 382]. ông lưu ý ngay từ việc soạn thảo chương trình sao cho các môn học có thể hỗ trợ nhau, hỗ trợ cho việc dạy văn: "Tôi mong rằng các đồng chí giáo viên phổ thông sẽ góp ý nhiều hơn nữa vào việc sửa lại chương trình văn và các môn học hỗ trợ cho môn dạy văn" [120,tr1]. Đánh giá những mặt mạnh, yếu của 17 môn Văn trong nhà trường Pháp Việt, Đặng Thai Mai cũng đề cao đóng góp của nền giáo dục thuộc địa về việc "đã chú ý đến việc phối hợp giữa các giờ học làm văn, giảng văn, ngữ pháp, tu từ học, lịch sử văn học nghệ thuật, phương pháp suy luận cho đến luận lí học, triết học đều góp phần vào việc bổi dưỡng cho người HS tập viết văn" [120,tr 12-13]. Và cuối cùng, chính Đặng Thai Mai đã quán triệt một cách sâu sắc, nhất quán tinh thần trên trong suốt các công trình nghiên cứu phê bình, bài giảng của mình. Ông từng thổ lộ: "Có người nhận xét trong bài giảng về văn học của tôi khó tách rời được mối quan hệ giữa văn, triết, sử và đó chính là chỗ khác biệt giữa cách giảng của tôi với các giáo sư khác" [119,tr 382]. Đọc "GVCPN", người đọc thấy ở đó không chỉ có những kiến thức về triết, sử mà còn có cả một vốn liếng sâu rộng về thi pháp học, tâm lí học, tôn giáo, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, mĩ thuật ... Đông Tây kim cổ uyên thâm. Những kiến thức đó đã "góp sức cùng nhà giảng văn" hướng đến đáy sâu những cái hay, vẻ đẹp của tác phẩm. Đương thời, những năm 50, khi giảng văn cũ thường chỉ là "ngồi nhận định và dẫn chứng với HS về nghĩa đen của một chữ hay là về xuất xứ của một điển tích, của một hình tượng, một câu văn", hoặc chỉ là "nói lại mấy câu văn xuôi không xuôi tý nào" thì sự vận dụng sáng tạo thành tựu của các khoa học liên ngành, kế cận đã giúp cho bài giảng của Đặng Thai Mai có những giá trị khoa học và có sức thuyết phục lâu dài nhất định. Mãi những năm gần đây, chúng ta mới nói nhiều đến vấn đề về sự phân hoá và thâm nhập sâu sắc giữa các ngành khoa học. Điều đó gợi cho chúng ta những kết luận thú vị khi từ những năm 50, Đặng Thai Mai đã ý thức sâu sắc vai trò, tác dụng của khoa học liên ngành trong dạy học văn. Đặc biệt, cũng trong quan niệm về sự phối hợp khoa học liên ngành, Đặng Thai Mai đã đề cập đến một lĩnh vực còn rất mới mẻ với những kiến giải vô cùng bổ ích. Đó là vấn đề lí thuyết tiếp nhận văn học. 1.2.2 Đặng Thai Mai với vấn đế tiếp nhận văn học: 1.2.2.1 Về vai trò của tiếp nhận văn học trong quan niệm của Đặng Thai Mai. Tiếp nhận văn học là giai đoan hoàn tất vòng đời đích thực của một sáng tác văn học. Bàn về sản xuất và tiêu dùng. Mác nói: "Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm". Quan điểm đó cũng đúng với cả sáng tác và tiếp nhận văn học. Từ những năm 40, trong "Văn học khái luận", vấn đề tiếp nhận văn học đã được Đặng Thai Mai ý thức như "một yếu tố quan trọng vào loại hàng đầu" có tác động sâu sắc đến "nguồn cảm hứng", "thế giới quan" và tài năng sáng tạo của nhà nghệ sĩ. 18 Tất nhiên, chúng ta không thể tìm thấy ở Đặng Thai Mai một hệ thống lí thuyết đầy đủ cho một vấn đề khoa học còn rất mới mẻ đối với Việt Nam vào cuối những năm 90. Nhưng "trên đường học tập và nghiên cứu", Đặng Thai Mai đã rút ra được một số luận điểm khoa học quan trọng có ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề này. Đây cũng là những foiwj mở bổ ích đối với hoạt động DH TPVC ở NTPT với tư cách là một kiểu hình thức tiếp nhận văn học đặc biệt. 1.2.2.2 "Khả năng lĩnh hội của một độc giả đối với nghệ thuật cũng có những điều kiện chủ quan, khách quan" [122, tr9]. Theo chúng tôi, trong phát biểu trên, Đặng Thai Mai đã đề cập đến một trong những luận điểm cơ bản của lú thuyết tiếp cập hiện đại, rằng : Tiếp nhận là một hoạt động vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Theo ông, mỗi công chúng độc giả là một chủ thể tiếp nhận độc lập có "khẩu vị", " khiếu thẩm mĩ", khả năng "nhận thức" riêng [119,tr 336337]. Nói theo cách nói của chúng ta thì hứng thú và thị hiếu thẩm mĩ, khả năng nhận thức và đành giá nghệ thuật, "tầm đón nhận" (Erwartungshorizont) và động cơ, tâm thế tiếp nhận của độc giả là những nhân tố chủ quan tham gia quá trình tiếp nhận và quy định kết quả tiếp nhận. Vì vậy, ông cho rằng không thể có một cách hiểu hoàn toàn trùng khít về một tác phẩm ở mọi độc giả. Yếu tố chủ quan không chỉ làm phong phú sự tiếp nhận mà còn là cơ sở của sáng tạo trong tiếp nhận. Tuy nhiên, Đặng Thai Mai không cho rằng tiếp nhận là một hoạt động hoàn toàn chủ quan. TPVC tự mang trong bản thân nó những "giá trị chân thực và tương đối" do sự "thấm nhập hài hoà giữa nội dung và hình thức" [112,tr 18]. Vì vậy, thưởng thức văn chương "không chỉ là câu chuyện chủ quan" mà trước hết phải "theo dõi trong nếp (pli) áng văn", xuất phát từ văn bản tác phẩm để tìm ra "tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả". Phê bình mới cho rằng, tác phẩm chỉ là một "cái bình trống rỗng" để các thế hệ độc giả "thay thế nhau làm cho chúng chứa đầy nội dung mới, ý nghĩa mới" [70,tr 308]. Thừa nhận "khoảng cách thẩm mĩ" (aesthetic distance) là tất nhiên và có ý nghĩa, nhưng Đặng Thai Mai không đi đến cách quan niệm cực đoan như Phê bình mới. Theo ông, lịch sử tiếp nhận của "đại chúng" về tác phẩm cuối cùng sẽ gặp nhau ở "giá trị chân thật và tương đối" của tác phẩm và sẽ "khai phục" cho tác phẩm vị trí "xứng đáng" như nó vốn có. Ông viết: "Nói cho đúng thì lời phê bình của một thế hệ, một thời đại về các tác phẩm văn học không phải hoàn toàn là công bình: Nhiều người đồng thời đã hiểu lầm ý nghĩa một tác phẩm vĩ đại và chỉ khen hão! Lại còn những nhà văn, nhà nghệ sĩ lúc sinh thời đã bị thời đại bỏ rơi mà sau này thời gian mới khai phục lại cho tác phẩm của họ cái giá trị xứng đáng! Nhưng ta cũng không 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất