Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quá trình hội nhập châu á thái bình dương thời...

Tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quá trình hội nhập châu á thái bình dương thời kỳ đổi mới (1986 2002)

.PDF
72
39
97

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài .................................................... 2 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3 5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 3 6. Bố cục ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC- CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG ............. 4 1.1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ....................................................... 4 1.1.1. Khái quát khu vực Châu Á- Thái bình Dương ..................................... 4 1.1.2. Vị trí và vai trò của khu vực Châu Á- Thái bình Dương với cộng đồng quốc tế ................................................................................................... 6 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 .............. 8 1.2.1. Với Trung Quốc ................................................................................... 8 1.2.2. Với Hoa Kỳ .......................................................................................... 9 1.2.3. Với Nhật Bản...................................................................................... 10 1.2.4. Với các nước Đông Nam Á ................................................................ 12 1.2.5. Với Ôxtrâylia...................................................................................... 15 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 16 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ... 17 2.1. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ..... 17 2.1.1. Bối cảnh lịch sử và xu thế toàn cầu hóa .............................................. 17 2.1.2. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (có với khu vực Châu Á- Thái bình Dương) .................................................................... 18 2.2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG ....................................................................................................... 25 2.2.1. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc .......................................... 25 2.2.2. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ................................................. 29 2.2.3. Khai thông, mở rộng quan hệ Việt Nam –Nhật Bản............................ 35 2.2.4. Hội nhập ASEAN ............................................................................... 39 2.2.5. Thiết lập quan hệ Việt Nam - APEC ................................................... 44 2.3. Thành tựu, thách thức và kinh nghiệm ................................................... 48 2.2.1. Thành tựu ........................................................................................... 48 2.3.2. Thách thức .......................................................................................... 50 2.3.3. Kinh nghiệm ....................................................................................... 53 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 57 KẾT LUẬN ................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 60 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương thời kỳ đổi mới (1986 2002)”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Khuất Thị Hoa - Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên. Hà Nội, Tháng 5 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Ngân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan với đề tài: “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương thời kỳ đổi mới (1986 - 2002)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dựa trên những kiến thức đã được học trong chuyên ngành Lịch sử Đảng và các tài liệu tham khảo, đặc biệt dưới sự giúp đỡ của Tiến sĩ Khuất Thị Hoa. Kết quả này không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, Tháng 5 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Ngân THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NAFTA : Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ ANZERTA : Hiệp định mậu dịch tự do Ôxtrâylia – Niu Dilân (ANZERTA) APEC : Tổ chức hợp tác thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN DCND : Dân Chủ Nhân Dân DCCH : Dân Chủ Cộng Hòa ĐH : Đại hội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân G7 : Các nước công nghiệp phát triển HNBCHTW : Hội nghị Ban Chấp Hành trung ương IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NQTW : Nghị quyết trung ương NIC : Nước công nghiệp mới OSS : Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ SEATO : Hiệp ước quân sự Đông Nam Á POW/MIA : Tù binh chiến tranh và người mất tích trong chiến tranh EU : Liên minh Châu Âu WTO : Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào cuối thế kỷ XX, trước sự biến động to lớn và toàn diện của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại, sáng suốt đề ra đường lối, chủ trương phù hợp với tình hình, phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, tham gia tích cực đời sống quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá cao hoạt động đối ngoại thời kỳ đổi mới là đã “phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Một thành công lớn của hoạt động đối ngoại thời kỳ này là quá trình hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc bình thường hóa và thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, tham gia tổ chức ASEAN (7/1995), trở thành thành viên của tổ chức APEC ( tháng 11/1998), góp phần tạo môi trường khu vực hòa bình, thuận lợi và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, hiện đại hóa đất nước. Thành công của quá trình hội nhập khu vực đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng được đề ra từ đại hội Đảng lần thứ VI, đồng thời là những kinh nghiệm quý báu, cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong thời gian tới. Việc nghiên cứu quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng theo đường lối đổi mới của Đảng là rất cần thiết, vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang phấn đấu để tiếp tục hội nhập nền kinh tế quốc tế. Đồng thời, từ thực tiễn quá trình đó, rút ra một vài kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho công tác đối ngoại 1 trong thời gian tới. Đề tài còn là nguồn tư liệu quý , bổ ích trong quá trình giảng dạy, học tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề : “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương thời kỳ đổi mới(1986 - 2002)”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến vấn đề nghiên cứu có một số công trình như sau: Nguyễn Hữu Cát, "Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước lướn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạp chí Cộng Sản, 1977, tr.56 - 59 Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp: “Cục diện mới ở Châu Á - Thái Bình Dương và sự lựa chọn - điều chỉnh chính sách kinh tế của một số nước lớn trong khu vực hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 5, tháng 3/1995, tr. 16 - 22. Võ Hùng Dũng, "Ngoại thương Việt Nam từ 1991 - 2000 những thành tựu và suy nghĩ", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tháng 10/2002 Lê Thu Hằng “APEC: một số vấn đề cơ bản”, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 3, tháng 9/1998, tr. 55 - 61. Vũ Khoan: Châu Á Thái Bình Dương - một hướng lớn trong chính sách đối ngoại của nhà nước ta”, tạp chí Cộng sản, tháng 7/1993, tr. 35 - 37… Lê Văn Sang, "Việt Nam gia nhập APEC: Những lợi ích có thể dành được và những khó khăn phải vượt qua", tạp chí kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 3, tháng 9/1998, tr.3 - 12. Chủ yếu các tác giả trên đề cập đến vấn đề kinh tế, việc hội nhập và phát triển trong quan hệ các nước châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn hiện nay và một số định hướng trong việc đề ra quan hệ với các nước thuộc khu vực .Các tác giả trên đề cập đến việc Việt Nam gia nhập Châu Á - Thái 2 Bình Dương một cách chung chung, chưa có đề tài nào đề cập đến Việt Nam gia nhập Châu Á - Thái Bình Dương theo đường lối của Đảng. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu trong đề tài: Làm sáng rõ quá trình hội nhập châu Á- Thái Bình Dương theo đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2002), từ đó rút ra một vài kinh nghiệm. Xác định nhiệm vụ của đề tài: Trình bày có hệ thống quan điểm, quá trình lãnh đạo và hiệu quả chiến lược trên lĩnh vực đối ngoại với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Đảng giai đoạn 1986-2002, đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986-2002 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu Nguồn tư liệu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận bao gồm: - Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết Hội nghị BCH TƯ, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng. - Các văn kiện của Nhà nước như Hiến Pháp, Pháp lệnh, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của chính phủ. Các tài liệu về tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương có đề cập tới Việt Nam gia nhập tổ chức. Những văn kiện của Đảng về chính sách, đường lối hội nhập khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Một số sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước đã xuất bản. - Các công trình khoa học nghiên cứu về châu Á - Thái Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng phương pháp luận sử học của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp 3 phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp khác như : so sánh, đối chiếu, thống kê, tổng hợp, phân tích.. 5. Đóng góp của khóa luận Làm sáng rõ quá trình hội nhập châu Á- Thái Bình Dương theo đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2002), từ đó rút ra một vài kinh nghiệm. Qua đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của Đảng khi lãnh đạo Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nó góp phần đưa Việt Nam hòa nhập vào nề kinh tế thế giới, sánh ngang với các nước trên trường quốc tế. 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia làm 2 chương: Chương 1 ; Mối quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Chương 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương (1986-2002) 4 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 1.1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ 1.1.1. Khái quát về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Thuật ngữ Châu Á - Thái Bình Dương mới được sử dụng rộng rãi từ chiến tranh thế giới thứ hai, để chỉ một khu vực bao gồm các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương. Trên thực tế, khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương gắn liền với những biến động về kinh tế, chính trị, nên có phạm vi rộng, hẹp khác nhau tùy theo góc độ xem xét trên lĩnh vực địa - tự nhiên, địa - kinh tế hay địa - chính trị. Theo đó chúng ta có thể hiểu khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc vùng vành đai và vùng lòng chảo Thái Bình Dương là hợp lý. Với cách hiểu như vậy, có thể xác định khu vực này bao gồm một số quốc gia và vùng lãnh thổ như : Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa 5 Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Xingapo, Oxtraylia, Liên Bang Nga, Niu Dilan, Indonexia.. Về địa lý: Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn với Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về khoáng sản và hải sản, đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt; có trên một nghìn loài cá, có các ngư trường nước nóng (chiếm một nửa ngư trường nước nóng thế giới). Đây là khu vực đa dạng về địa lý, diện tích dân số và các điều kiện tự nhiên khác. Về văn hóa: Châu Á - Thái Bình Dương có một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á nằm trong vành đai Thái Bình Dương, thời cổ đại chịu sâu sắc của các nền văn minh lớn như: Trung Hoa, Ấn Độ…Nơi đây sớm có các tôn giáo lớn : Đạo Phật, Đạo Ấn Độ sau đó là đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa và các tôn giáo đó đã trở thành quốc giáo ở một số nước như: Thái Lan(đạo Phật); Brulay (đạo Hồi); Philippin (đạo Thiên Chúa). Sự tác động của các tôn giáo đã ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống dân cư , góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hóa khu vực. Về lịch sử: vào thời cận đại, phần lớn các quốc gia trong khu vực bị tư bản các nước Châu Âu xâm lược. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và nhiều quốc gia độc lập ra đời. Về thể chế chính trị: Trong khu vực có nhóm nước xã hội chủ nghĩa như: Việt Nam, Trung Quốc và nhóm nước tư bản chủ nghĩa như: Mỹ, Canada, Ôxtrâylia và nhóm các quốc gia độc lập… Về kinh tế : trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương hết sức đa dạng. Có những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada; các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo; những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như: Indonexia, Malaixia, Thái 6 Lan, Philippin, Trung Quốc và những nước có trình độ phát triển thấp hơn như ba nước ở Đông Dương, Mianma..bởi vậy GDP( tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người của các quốc gia là khác nhau. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ những mâu thuẫn lớn của thế giới, là khu vực nóng bỏng và xung đột vũ trang kéo dài. Bước vào thập niên 80 của thế kỷ XX, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đi dần vào trạng thái hòa bình, ổn định, được dư luận thế giới coi là khu vực yên tĩnh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xu thế hợp tác trong khu vực ngày càng phát triển. Trên cơ sở đó vai trò, vị trí của khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Sự đa dạng về địa lý, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, sự khác nhau về lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở để các nước hoạch định chính sách đối ngoại thích hợp nhằm bảo đảm hiệu quả cho tiến trình hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội khu vực. 1.1.2. Vị trí và vai trò của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với cộng đồng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương là một thực thể đa dạng, bao gồm những nước phát triển; các nước trong khối NIC (nước công nghiệp mới) như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; có 2 trung tâm kinh tế thế giới. Có các nền kinh tế ở Đông Á, Đông Nam Á phát triển năng động nhất thế giới. Có Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với tiềm lực kinh tế lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao trong nhiều năm. Ngoài ra có ba cơ chế thương mại khu vực và tiểu khu vực là: hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định mậu dịch tự do Ôxtrâylia - Niu Dilân (ANZERTA) 7 Tổ chức APEC (tổ chức hợp tác thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương) chiếm 56% GDP và hơn 46% kim ngạch buôn bán hàng hóa thế giới. Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh) tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước APEC năm 2000 trên 5,5 %. Theo một số dự báo, đến năm 2020 các nước APEC sẽ chiếm khoảng 2/3 sản xuất thế giới…Trong APEC có ba nguồn đầu tư quan trọng nhất thế giới là Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Lượng dự trữ đầu tư nước ngoài hướng nội của APEC năm 1980 là 193 tỷ USD, đến năm 1992 tăng lên 892 tỷ USD, chiếm khoảng 38% và 4,5 % lượng dự trữ toàn cầu. Lượng dực trữ đầu tư trực tiếp nước ngoài của APEC vào các nước năm 1980 là 283,3 tỷ USD, tăng lên 911 tỷ USD năm 1992. Hoa Kỳ là nước đầu tư nhiều nhất trong khối APEC và cũng là nước đầu tư lớn nhất trên thế giới. Một số thành viên của APEC như Hoa Kỳ, Nhật, ASEAN..là những chủ đầu tư và là bạn hàng quan trọng của liên minh Châu Âu (EU) - một trung tâm thương mại lớn của thế giới. Trong khu vực có một số nước giữ vai trò trụ cột ở các tổ chức kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF ( Mỹ chiếm 18,38% cổ phiếu, sau đó đến Nhật; 5.7 %, do đó tiếng nói của Hoa Kỳ coi trọng lượng nhất). Bốn trong số tám thành viên của tổ chức các nước công nghiệp phát triển G7, ba trong số năm nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tiềm lực quốc phòng và lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới. Theo các nhà nghiên cứu thì sáu trong bảy cường quốc vũ trang lớn nhất ở khu vực là nước thuộc APEC như : Mỹ, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc; “Nhật Bản là một trong những nước có ngân sách quốc 8 phòng lớn nhất thế giới, với gần 1% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) khổng lồ được chi cho quốc phòng. Vì những lý do trên mà ngay từ đầu thế kỷ XX đã có nhiều ý kiến dự báo cho rằng “Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm thế giới”. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Reagan trong lời phát biểu ngày 8/2/1985 nói: “Châu Á - Thái Bình Dương là tương lai của thế giới”. Như vậy, có thể thấy rằng trong bối cảnh quốc tế còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn như tranh chấp, xung đột sắc tộc, tôn giáo và chiến tranh cục bộ, thì khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự to lớn của mình đã và đang có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và an ninh thế giới. 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 1.2.1. Với Trung Quốc Trung Quốc là nước láng giềng lâu đời của Việt Nam, có vai trò là một nước lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng về kinh tế chính trị, văn hoá xã hội rất lớn. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay và là chủ đề nóng bỏng trong mấy nghìn năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Ngày 1/10/1949, Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa DCND (Dân Chủ Nhân Dân) Trung Hoa ra đời. Việc Chính phủ Cộng hòa DCND Trung Hoa và Việt Nam DCCH (Dân Chủ Cộng Hòa) tuyên bố công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nhau là sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn 9 đối với cách mạng hai nước. Kể từ đó cách mạng Việt Nam phá được thế bị bao vây và tiếp nhận sự giúp đỡ to lớn của cách mạng Trung quốc đặc biệt là trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước (1945-1975). Mặc dù với quan điểm tiến bộ, các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định phía Trung Quốc không coi viện trợ là việc giúp đỡ của một bên, mà là viện trợ lẫn nhau. Chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói: Nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng đế quốc Mỹ. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng từng nói: Nhân dân Việt Nam kháng chiến, đổ máu hy sinh trên tuyến đầu chống Mỹ, đó là sự chi viện mạnh mẽ biết bao đối với nhân dân Trung Quốc đang tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa…nhưng trên thực tế, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có những biến động phức tạp, lúc thăng lúc trầm làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là từ cuối 1975 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện đại, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường cải thiện. 1.2.2. Với Hoa Kỳ Nhận thức sâu sắc Hoa Kỳ là một cường quốc rộng lớn với tiềm lực kinh tế lớn nhất thế giới và là nước đồng minh chống chủ nghĩa phát xít, ngay trong chiến tranh thế giới thứ II, Hồ Chí Minh đã cố gắng đặt quan hệ với Hoa Kỳ và đã có những hiệu quả đáng kể. Sự giúp đỡ của OSS (Cơ quan tình báo chiến lược) với cách mạng Việt Nam là một ví dụ. Ngay sau khi Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, với chủ trương thực hiện đường lối ngoại giao thêm bạn bớt thù nhằm giảm bớt khó khăn cho đất nước, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần liên hệ với phía chính phủ Hoa Kỳ để bày tỏ quan điểm, lập trường và thiện chí hữu nghị của nhân dân Việt Nam với Hoa Kỳ và hy vọng nhận được sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn 10 hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Nhưng với bản chất chống cộng quyết liệt, chính phủ Hoa Kỳ không những không đáp ứng mà còn ủng hộ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, họ tăng cường viện trợ cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và từng bước thế chân xâm lược từ 1954 đến 1975 đối với Việt Nam để cuối cùng chuốc lấy thảm bại. Tuy thất bại trong chiến tranh xâm lược và phải điều chỉnh chiến lược, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách thù địch chống phá công cuộc tái thiết đất nước của nhân dân Việt Nam: phong tỏa tài sản của Việt Nam ở nước ngoài (sau 30/4/1975); tuyên bố cấm vận thương mại (ngày 15/5/1975); ba lần phủ quyết Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc…Xuất phát từ yêu cầu khách quan và lợi ích của hai nước, từ năm 1977, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hoạt động bước đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ. Nhưng rất đáng tiếc, do bản chất chống cộng quyết liệt của Hoa Kỳ nên mọi cố gắng của nhân dân Việt Nam đều bị từ chối. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô và quan hệ Trung Quốc - Việt Nam ngày càng căng thẳng, Hoa Kỳ huỷ bỏ ý định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mà quay sang cấu kết với một số nước trong khu vực, tập hợp lực lượng bao vây, cấm vận Việt Nam. Theo đó, suốt từ cuối thập niên 70 đến hết thập niên 80 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cùng với các nước phương Tây và một số nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cô lập Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng trở trở nên căng thẳng. Quan hệ đó đã chi phối tiêu cực quan điểm của nhiều nước đối với Việt Nam, đặc biệt là các nước đồng minh của Hoa Kỳ, thân Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương. 1.2.3. Với Nhật Bản Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đều nằm trong vùng “ khí hậu gió mùa” có lịch sử phát triển hàng nghìn năm và cùng thuộc trong vùng nông 11 nghiệp trồng lúa nước của châu Á, có nhiều điểm tương đồng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng dòng văn hoá phương Đông, đặc biệt là văn hoá Trung Hoa. Vào nửa cuối thế kỷ XIII, cả hai dân tộc Việt - Nhật đều đã ghi vào lịch sử nhân loại dấu son chói lọi với những chiến thắng lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông. Người Nhật cũng đã đến buôn bán ở Việt Nam từ thế kỷ XIV và cửa biển Hội An của Quảng Nam đã trở thành thương cảng và phố Nhật (Nihon Machi) lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á khi đó. Chiến tranh thế giới thứ II, phát xít Nhật xâm lược Việt Nam và nhiều nước châu Á khác trong thế chiến thứ hai. Đây là thời kỳ “đen tối ” nhất trong quan hệ bang giao hai nước. Sau khi Việt Nam DCCH ra đời, thực hiện hai nguyên tắc đối ngoại: thêm bạn, bớt thù và biểu dương lực lượng, sãn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên cở sở tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền quốc gia hai bên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sãn sàng buôn bán với Nhật Bản cũng như các nước khác, trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi”. Thực tiễn, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong những năm 1945 - 1988 trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biến động chính trị xã hội của hai nước và quốc tế, nhất là thái độ của Nhật trong thời kỳ nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau chiến thắng mùa xuân 1975, để khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam cần sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Đại hội đại biểu lần thứ IV (12-1976); lần thứ V (3-1982)của Đảng đã chủ trương “thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác” [13, tr.50] , trong đó chú trọng hơn nữa việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản. 12 Về phía Nhật Bản sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế và việc mở rộng quan hệ đối ngoại với bên ngoài đã tạo thêm thế và lực mới cho nước này. Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là địa bàn mà người Nhật khá quan tâm trong chiến lược đối ngoại của họ. Ngày 18/8/1977, tại Manila, thủ tướng Nhật Fukuda đã đọc bài diễn văn về chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối Đông Nam Á mà về sau gọi là học thuyết Fukuda. Theo học thuyết đó, một trong ba nguyên tắc quan trọng được đề cập là “Nhật sẽ theo đuổi mối quan hệ có tính chất xây dựng với các nước Đông Dương đặc biệt là Việt Nam, đồng thời Nhật chủ trương thúc đẩy chung sống hòa bình giữa ASEAN và các nước Đông Dương...” để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ để tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình và coi đó là yếu tố làm hạn chế ảnh hưởng của sức mạnh Xô Viết [1, tr.153]. Như vậy, sau năm 1975, Việt Nam và Nhật Bản đều tìm thấy lợi ích của mình trong quan hệ giữa hai nước. Do đó, quan hệ Việt - Nhật ngày càng được nâng cao. Nhưng nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1986 chịu sự chi phối sâu sắc của chiến tranh lạnh, đặc biệt là của Mỹ đối với Nhật Bản. Vì vậy, quan hệ giữa hai nước còn nhiều hạn chế. 1.2.4. Với các nước Đông Nam Á Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam DCCH đã quan tâm đến quan hệ bang giao với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Năm 1947, trong các bức điện gửi cho các nhà lãnh đạo một số nước khu vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm ngoại giao của Việt Nam: “ Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước hết với các dân tộc anh em ở Á Đông và Việt Nam chỉ giữ gìn chủ quyền, độc lập của mình, chứ không hề xâm phạm đến ai” [12, tr.5,22]. 13 Do tác động của hoàn cảnh lịch sử thời kỳ này nên quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á diễn biến phức tạp. Nhìn tổng thể quan hệ nước ta với các nước Đông Nam Á giai đoạn 1945 - 1967 ở trong tình trạng lạnh nhạt, đối đầu, thậm chí thù địch, đặc biệt ở một số nước ủng hộ Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam Năm 1967, tổ chức hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời . Từ đây quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và tổ chức ASEAN trở thành mối quan tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á. Tổ chức ASEAN thành lập vào thời gian cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam đang diễn ra căng thẳng. Thái Lan và Philippin - hai thành viên của ASEAN tham gia SEATO (hiệp ước quân sự Đông Nam Á) trực tiếp ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam . Vì vậy, ở thời kỳ đầu, Việt Nam có những nghi ngại nhất định trong quan hệ với các nước ASEAN. Do biến đổi tình hình thế giới và khu vực vào đầu thập niên 1970, đặc biệt là sự thất bại nặng nề của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã khá rõ ràng, các nước ASEAN đã điều chỉnh lại chiến lược của mình. Tuyên bố ZOPFAN tháng 11/1971 thể hiện sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước ASEAN. Trong quan hệ với Việt Nam, tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực bước đầu của các nước ASEAN đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Từ năm 1972, Philippin, Malaixia và Xingapo bắt đầu quan hệ với Việt Nam về kinh tế, thương mại và ngoại giao. Tháng 3/1973, Philippin và Thái Lan rút hết quân khỏi Việt Nam. Từ sau Hiệp định Pari (27/1/1973), đặc biệt là từ tháng 4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc. Việt Nam tích cực triển khai chính sách khu vực, tăng cường quan hệ với các nước thành viên ASEAN bằng một loạt các hoạt động ngoại giao: thiết lập 14 quan hệ ngoại giao với Malaixia (tháng 3/1973). Với Xingapo (1/8/1973), xúc tiến đàm phán lập quan hệ ngoại giao với Philippin. Trên cơ sở, hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất khẳng định chính sách của mình là cùng tồn tại hòa bình với các nước Đông Dương ngày 23/2/1976, tháng 7/1976, Việt Nam công bố “chính sách bốn điểm của Việt Nam đối với khu vực”, nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tuyên bố này được một số các quốc gia trong khu vực, tuyên bố hoan nghênh và ủng hộ. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Idonexia từ năm 1964, đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các thành viên ASEAN. Đây là thời kỳ quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN có chiều hướng phát triển tốt trên các lĩnh vực. Tuy vây, giữa Việt Nam với ASEAN vẫn chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về nhau và vẫn còn những cản trở bởi sự ăn cách về chế độ chính trị giữa hai bên. Do đó, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có quan hệ trực tiếp với tổ chức ASEAN. Từ năm 1979, xuất hiện vấn đề Campuchia, Quan hệ Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung với các nước ASEAN giảm xuống mức thấp nhất. Song vì lợi ích của khu vực và thế giới. Đảng và nhà nước ta vẫn chủ động kêu gọi các nước ASEAN “hãy cùng các nước Đông Dương tiến hành đối thoại và thương lượng để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nhóm nước, tiến tới thực hiện một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác” [15, tr.1 - 53] Tháng 1/1980 đến tháng 8/1986, tại các hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Dương, Việt Nam đã đưa ra nhiều đề nghị phía ASEAN đối thoại để giải quyết vấn đề khu vực. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất