Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014...

Tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014

.PDF
115
356
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––– ĐẶNG XUÂN QUỲNH ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN –––––––––––––––––– ĐẶNG XUÂN QUỲNH ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên, xuất phát từ thực tế địa phƣơng để hình thành hƣớng đề tài nghiên cứu. Các số liệu thu thập đƣợc trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giá luận văn Đặng Xuân Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 5 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7 Chƣơng 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở PHÚ THỌ .......................................... 8 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội tỉnh Phú Thọ ................ 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8 1.1.2. Kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 2008 ..................... 11 1.2. Nông thôn Phú Thọ trƣớc khi xây dựng nông thôn mới .................... 17 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất khu vực nông thôn.................................. 17 1.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn .................................................................... 22 1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội ở nông thôn Phú Thọ trước khi xây dựng nông thôn mới.................................................................................................. 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 27 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 - 2014) ............................................................... 29 2.1. Chủ trƣơng của Đảng về xây dựng nông thôn mới............................. 29 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới (2008 – 2014) .................................................................................................. 37 2.2.1. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ..................................................... 37 2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới ........... 38 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ .................... 43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 70 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO CHỦ YẾU................................................................................................................. 72 3.1. Nhận xét chung ....................................................................................... 72 3.1.1. Về thành tựu .......................................................................................... 72 3.1.2. Về hạn chế ............................................................................................. 77 3.2. Một số kinh nghiệm chỉ đạo .................................................................. 79 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp của Phú Thọ (2005 – 2007) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMTQG : Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia GTSX : Giá trị sản xuất KHKT : Khoa học kĩ thuật H : Huyện HTX : Hợp tác xã NTM : Nông thôn mới TP : Thành phố THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam nông dân, nông thôn là chủ thể của quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Hơn hai mƣơi năm đổi mới vừa qua, nông dân, nông thôn và nông nghiệp lại tiếp tục đi trƣớc mở đƣờng, tạo nền tảng vững chắc để đất nƣớc vƣơn mình đi lên. Nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, ổn định chính trị, và đảm bảo cho sự phát triển của đất nƣớc trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp tạo cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực cho quốc gia, thu nhập cao cho nông thôn, và là thị trƣờng lớn cho kinh tế cả nƣớc. Kinh tế nông thôn phát triển tạo ra việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cƣ, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng để phát triển kinh tế. Nông dân có việc làm và thu nhập là nền tảng để đảm bảo xóa đói giảm nghèo, công bằng và ổn định cho toàn xã hội. Khu vực nông thôn vốn là nơi duy trì và phát triển môi trƣờng sống, là nơi bảo tồn và phát triển môi trƣờng văn hóa lành mạnh, trong sạch cho đất nƣớc. Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn tăng tốc, tiến đến đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong giai đoạn này, nền kinh tế của đất nƣớc cần đƣợc chú trọng một cách toàn diện. Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới của đất nƣớc vẫn luôn luôn đƣợc xác định là có vị trí chiến lƣợc. Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế phát triển, chính trị dân chủ, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trƣờng sinh thái cân bằng và giữ vững bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nƣớc đã tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nông thôn khắp cả nƣớc. Phú Thọ - một tỉnh thuộc miền núi trung du phía Bắc, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; cơ sở vật chất, hạ tầng còn thấp 1 kém. Nơi đây, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi: thƣờng gặp thiên tai, mƣa lũ, sạt lở gây trở ngại cho đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nhận thức đƣợc những thuận lợi và khó khăn của nông thôn Phú Thọ, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tập trung đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách, các biện pháp để giải quyết vấn đề này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cùng với cả nƣớc nói chung, đó là tập trung xây dựng nông thôn mới. Việc phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Bởi chỉ có phân tích, đánh giá khách quan những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ mới có cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn để xác định nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu, nhằm thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay và trong tƣơng lai. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề đó, tôi quyết định chọn: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nông nghiệp, nông thôn là vấn đề quan trọng trong suốt quá trình phát triển đất nƣớc, bởi vậy đã có không ít công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề này. Liên quan đến đề tài có một số công trình sau: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của tác giả PGS.TS Chu Hữu Quý, PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001. Trong công trình khoa học của mình, tác giả đã làm rõ: Một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu rút ngắn; 2 nghiên cứu thực trạng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; đƣa ra con đƣờng, bƣớc đi và các giải pháp chiến lƣợc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Công trình “Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam – 20 năm đổi mới và phát triển” do tác giả Đặng Kim Sơn biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2007. Và cuốn “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau” cũng do tác giả Đặng Kim Sơn biên soạn. Các công trình đã đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trƣớc khi đổi mới, nghiên cứu quá trình đổi mới thể chế, đổi mới chính sách, quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn; nêu lên những thành tựu đạt đƣợc, những khó khăn còn tồn tại và đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong tƣơng lai. Cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng về xây dựng nông thôn mới nhƣ “Xây dựng nông thôn mới vùng chiêm trũng” của tác giả Nhật Tân, trên Tạp chí Cộng sản số 23, năm 2007. Bài viết đề cập đến những khó khăn, thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng chiêm trũng. Bài viết của Hồ Xuân Hùng trên Tạp chí cộng sản, số 819 “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta”. Tác giả đã trình bày chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng và nội dung của chƣơng trình. Qua phân tích cụ thể tác giả khẳng định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cần sự chung tay góp sức của Đảng và nhân dân. Khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ cũng có nhiều công trình lấy vấn đề xây dựng nông thôn mới làm đề tài nghiên cứu nhƣ: Khóa luận cử nhân lịch sử “Xây dựng nông thôn mới ở xã Trung Nghĩa (Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) từ năm 2004 đến năm 2011” của Phạm Thị Mai Ly, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2012. Tác giả nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở xã Trung Nghĩa, Hƣng Yên khi 3 chƣơng trình mới bắt đầu đƣợc triển khai thực hiện. Công trình “Đảng bộ huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm 2010 – 2011” của Hạ Thị Anh, khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, công trình “Đảng bộ huyện Tiên Lãng (Thành phố Hải Phòng) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2013” của Đoàn Thị Duyên, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2014. Luận văn “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010” của Vũ Thị Mƣời, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2012, luận văn: “Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2013” của Trần Thị Phƣơng Oanh, Khoa Báo chí học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2013. Có thể thấy vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh với mục đích, phƣơng pháp khác nhau. Qua đó, chúng ta có thể hiểu đƣợc một cách sâu sắc chủ trƣơng của Đảng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn đất nƣớc, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đang đƣợc thực hiện trên quy mô cả nƣớc, vì là chƣơng trình mới nên vẫn còn nhiều những bất cập, khó khan, những thành công ở một số xã thí điểm xây dựng nông thôn mới trên cả nƣớc mới chỉ là bƣớc đầu của quá trình, do vậy vấn đề này chƣa có cơ hội đƣợc quan tâm nhiều. Dƣới góc độ lịch sử Đảng, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng còn ít công trình nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống, đặc biệt chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về quá trình Phú Thọ xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến hiện tại. Vì vậy, luận văn hi vọng đóng góp một phần cái nhìn đối với thực tiễn thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu chủ trƣơng về nông nghiệp, nông thôn của Đảng, và thực tiễn xây dựng nông thôn mới của đất nƣớc, luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 nhằm xác định giải pháp xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Trình bày hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về yêu cầu xây dựng nông thôn mới và vận dụng thực hiện ở Phú Thọ. - Trình bày chủ trƣơng của Đảng bộ Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới những năm 2008 đến năm 2014. - Khẳng định những thành tựu bƣớc đầu, và một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 – 2014. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những điều kiện để Phú Thọ xây dựng nông thôn mới, chủ trƣơng của Đảng bộ Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới qua đó nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện, kết quả và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2014. - Không gian: Luận văn nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian từ năm 2008 là năm bắt đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới của Trung ƣơng. Năm 2014 là năm tổng kết 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ. 5 Để làm nổi bật quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2014, tác giả có đề cập đến thời gian trƣớc năm 2008 ở mức độ cần thiết. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện các Đại hội, hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, các cấp bộ đảng, chính quyền và các ban ngành trong tỉnh; các sách đã xuất bản, các công trình khoa học, tạp chí, sách báo nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. - Tài liệu lƣu trữ tại: Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, UBND các xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành: phƣơng pháp luận lịch sử, phƣơng pháp logic, tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát, so sánh, khái quát hóa. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ những chủ trƣơng của Đảng đối với việc xây dựng nông thôn mới; cũng góp phần làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối xây dựng và phát triển nông thôn mới của Đảng trong thời gian tới. Luận văn góp phần làm cơ sở vận dụng, đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ nói riêng và đất nƣớc nói chung. Luận văn góp phần cung cấp thêm tƣ liệu cho công tác nghiên cứu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng, và công tác giảng dạy lịch sử ở địa phƣơng. 6 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Những điều kiện để thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Phú Thọ Chƣơng 2: Quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2014 Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chỉ đạo 7 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở PHÚ THỌ 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội tỉnh Phú Thọ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở vị trí giữa 20055’- 21043’ vĩ độ Bắc và 1050 kinh độ Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, phiá Tây giáp với tỉnh Sơn La. Tỉnh Phú Thọ tái lập ( 1/1/1997) có diện tích tự nhiên 3.465 km2 dân số 1.261.900 ngƣời, mật độ trung bình 373 ngƣời/km2 [2, tr.21]. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh), hơn 270 xã, phƣờng, thị trấn. Bao gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, nhƣ dân tộc Mƣờng, dân tộc Dao, ngƣời Cao Lan, ngƣời Kinh (chiếm đa số với hơn 1,1 triệu ngƣời).v.v.. Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, là cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô, với vị trí “ngã ba sông” (nằm ở nơi hợp lƣu của ba sông: sông Lô, sông Thao và sông Đà), và là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, bởi vậy Phú Thọ là cầu nối của các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, đồng thời là một trong năm trung tâm lớn của vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạy qua nhƣ Quốc lộ số 2 (chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang – Hà Giang), đặc biệt là tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, với hệ thống đƣờng sông, đƣờng sắt các tỉnh phía Tây Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tỉnh Phú Thọ giao lƣu, hợp tác kinh tế với bên ngoài. 8 Địa hình Phú Thọ có địa hình rất đặc biệt: Là một tỉnh miền núi, nhƣng địa hình vừa có tính chất miền núi, trung du, lại vừa có tính chất đồng bằng. Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (sông Thao) đã chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng có những đặc điểm khác nhau và hình thành nên địa hình mang ba tính chất trên. Tiểu vùng miền núi: chiếm tới hai phần ba diện tích toàn tỉnh, gồm đất đai các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông, Sông Thao và một phần huyện Hạ Hòa. Vùng chủ yếu là đồi núi nên rất có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng trung du đồng bằng: bao gồm các huyện Đoan Hùng, một phần đất huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, thành phố Việt Trì, và thị xã Phú Thọ. Địa hình có nhiều gò đồi nối tiếp nhau, bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô. Nhờ nằm ven sông Hồng, sông Lô nên miền này hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp, đất tốt rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với nhiều cánh đồng lớn, vựa lúa lớn của tỉnh nhƣ để trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi Khí hậu Phú Thọ nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình khoảng 1600 – 1800 mm/năm. Độ ẩm trung bình khoảng 85% - 87%. Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ thuận lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, các loại cây ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc, có khả năng cho năng suất và chất lƣợng cao. Hạn chế nổi bật của khí hậu Phú Thọ là vùng dễ bị ngập úng vào mùa mƣa và hạn vào mùa khô. Để khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt về thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái, cần phải tìm ra biện pháp 9 hữu hiệu về vấn đề thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến xây dựng nông thôn vì nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn gắn liền với nhau, tác động lẫn nhau cùng phát triển. Hệ thống sông ngòi Ngoài tác động của khí hậu, địa hình, tỉnh Phú Thọ với một hệ thống sông ngòi, đầm hồ phong phú cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp trong tỉnh phát triển. Các đoạn sông lớn chảy qua tỉnh nhƣ sông Hồng (sông Thao), sông Lô hay sông Đà đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông, đồng thời tạo điều kiện giao lƣu đƣờng thủy giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn. Phú Thọ có gần 70 con ngòi lớn nhỏ, nằm rải rác khắp các huyện, điển hình có ngòi Lao (Hạ Hòa), ngòi Me (Sông Thao), ngòi Lát (Thanh Thủy).v.v.. Ngoài ra, còn có nhiều đầm hồ thiên tạo nhƣ: đầm Ao Châu, đầm Chú, đầm Lãi, đầm Năng (Hạ Hòa), đầm Chính Công (Thanh Ba), đầm Dị Nậu, Liên Từ (Cẩm Khê).v.v.. Các đầm hồ này vừa có tác dụng tích nƣớc phục vụ cho thủy lợi, lại vừa có tác dụng điều hòa khí hậu. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch, và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi và góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tài nguyên đất Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, về những đặc điểm tự nhiên riêng có, Phú Thọ còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, điển hình là nguồn tài nguyên đất. Hiện nay, tỉnh mới sử dụng đƣợc khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp, đất chƣa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha. Theo tài liệu thổ nhƣỡng trƣớc đây và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây, Phú Thọ có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất: Đất phù sa, đất lầy, đát xám, đất đỏ vàng, đất mùn, đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá. 10 Diện tích tự nhiên của khu vực nông thôn ở tỉnh là 342.591,52 ha, chiếm 96,98% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (bao gồm cả xã Tân Đức). Trong đó: chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm 77,79% tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp chiếm 13,57% tổng diện tích tự nhiên và đất chƣa sử dụng chiếm 8,67% tổng diện tích tự nhiên [70, tr.51]. Cơ cấu sử dụng đất chung của vùng đã có sự chuyển dịch theo hƣớng hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng trong những năm qua. Diện tích đất chƣa sử dụng giảm dần, tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất tăng là những nhân tố tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Sau hơn mƣời năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói chung và cơ cấu sử dụng đất nói riêng, thu nhập của ngƣời dân đƣợc tăng lên đáng kể, an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển khá, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc. 1.1.2. Kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 2008 Sau khi tái lập tỉnh (1/1/1997), theo chủ trƣơng đổi mới toàn diện của Đảng, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc, Phú Thọ đã ra sức phấn đấu, kiên trì vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức để nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đƣa Phú Thọ phát triển sánh cùng với các tỉnh bạn trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế Tổng GDP của tỉnh năm 2007 (theo giá năm 2000) đạt 5.469 tỷ đồng, tăng 10,84% so với thực hiện năm 2006 (cả nƣớc tăng 8,5%). Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,3%, Công nghiệp- xây dựng tăng 13,7% và Dịch vụ tăng 12,4% [69, tr.21]. Trong những năm qua kinh tế của tỉnh có sự phát triển. Tổng GDP đều tăng qua các năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời cũng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế còn khá chậm. GDP bình quân đầu ngƣời tăng chƣa đáng kể. Điều đó phản ánh kinh tế của Phú Thọ phát triển với tốc độ trung bình. Riêng ngành nông, lâm thủy sản cần đƣợc đầu tƣ để trở thành “bệ đỡ” cho nền kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. 11 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhìn chung, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm. Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tƣ và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm chi phí sản xuất tăng, dẫn đến tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2007: tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 26,1%, ngành công nghiệp – xây dựng đạt 38,8%, và ngành dịch vụ đạt 35,1% [69, tr.22]. Sản xuất công nghiệp Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Phú Thọ (2005 – 2007) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 6.258 7.054 8.174 1.Quốc doanh ” 3091 3298 3.139 - Trung ƣơng ” 2714 2936 2.874 - Địa phƣơng ” 378 363 265 2.Ngoài quốc doanh ” 1458 1.812 2.734 3. Có vốn ĐTNN ” 1709 1.944 2.302 (Nguồn:Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Phú Thọ giai đoạn 2011- 2015 – UBND tỉnh Phú Thọ ) Năm 2007, ngành công nghiệp tỉnh có tổng giá trị sản xuất hơn 8.174 tỷ đồng, tăng lên 15,6% so với năm 2006 (bảng 1.1). Tốc độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đạt khá, cao hơn so với một số tỉnh lân cận nhƣ Yên Bái, Sơn La… Từ năm 2001 đến năm 2007, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh. Các thành phần kinh tế đã có những đóng góp quan trọng về giá trị sản xuất và tăng trƣởng kinh tế, góp phần làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH. Điều đó có gây ảnh hƣởng ít nhiều tới khu vực và ngành kinh tế khác, trong đó có kinh tế nông nghiệp và khu vực nông thôn. 12 Ngành dịch vụ Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 2.792 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2006 (2.529 tỷ đồng), đặc biệt ngành xuất, nhập khẩu đã có bƣớc đột phá (tăng mạnh từ 132,3 triệu USD lên 220,7 triệu USD năm 2006 – 2007) [69, tr.25]. Phú Thọ có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế với các khu vực lân cận. Đây là động lực để tỉnh mạnh dạn xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh nhƣ: chè khô, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ.v.v.. góp phần tăng trƣởng kinh tế của tỉnh nói chung và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực Phú Thọ có nguồn lao động dồi dào, 817,3 nghìn lao động với tổng dân số 1.350.565 ngƣời (chiếm 60,51% dân số toàn tỉnh năm 2007). Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm đa số (với 795,8 nghìn ngƣời năm 2007) [13, tr.44]. Số ngƣời đang làm việc trong các ngành kinh tế là 661,2 nghìn ngƣời (năm 2005, tăng lên 679,7 nghìn ngƣời năm 2007). Năm 2008, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên 690 nghìn lao động, cao hơn so với một số tỉnh lân cận nhƣ: Vĩnh Phúc (597,4 nghìn lao động), Yên Bái (390,5 nghìn lao động), Sơn La (583,0 nghìn lao động)... Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 69%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 16%; ngành dịch vụ chiếm 15% cơ cấu lao động (năm 2007)[69, tr.21]. Trình độ học vấn của dân cƣ Phú Thọ hiện nay vào loại khá. Số ngƣời trong tuổi có khả năng lao động và đang đi học có xu hƣớng tăng lên (từ 80 nghìn lên 86,7 nghìn ngƣời năm 2005-2007) [13, tr.44]. Bởi vậy, chất lƣợng lao động khá tốt. Bản tính ngƣời lao động lại rất cần cù, chịu khó, thông minh và dễ thích với nghề nghiệp. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan