Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954 1968...

Tài liệu đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954 1968

.PDF
64
350
50

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ DƢƠNG ĐÌNH QUYỀN ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1954 – 1968 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là giảng viên Khoa Lịch sử, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, giúp đỡ để tôi hiểu hơn về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Nhờ có quá trình tích lũy đó mà tôi hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần Thị Vui, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin cảm ơn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ đã cung cấp cho tôi những tài liệu về vấn đề nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận. Do hạn chế về thời gian, nguồn tƣ liệu cũng nhƣ trình độ nghiên cứu nên khóa luận còn thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, tháng 4 năm 2016 Tác giả Dƣơng Đình Quyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp giai đoạn 1954-1968” không có sự trùng lặp với kết quả của các đề tài khác. Xuân Hòa, tháng 4 năm 2016 Tác giả Dƣơng Đình Quyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 NỘI DUNG .................................................................................................... 6 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1968 .......................... 6 1.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 6 1.2 Chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng hậu phƣơng miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc .. 14 1.3 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quán triệt chủ trƣơng của Đảng về xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 1954-1968 ............................. 20 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1968 ........................ 27 2.1 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo quá trình cải cách ruộng đất và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh (1954-1957) .......................................................... 27 2.2 Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế nông nghiệp (1958-1960) ................................................................................... 31 2.3. Tỉnh Phú Thọ thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm lần thứ nhất (19611965) ......................................................................................................... 34 2.4 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân phát triển nông nghiệp trong điều kiện có chiến tranh (1965-1968) ........................................................ 44 Chƣơng 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........ 49 3.1 Thành tựu .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.2 Hạn chế ............................................................................................... 50 3.3 Một số kinh nghiệm........................................................................... 515 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một thành phần kinh tế có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để phát triển công nghiệp, cung cấp lƣơng thực thực phẩm, góp phần đáng kể vào ngân sách Nhà nƣớc đồng thời nâng cao đời sống nhân dân. Nƣớc ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát thấp từ nền kinh tế nông nghiệp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nông nghiệp tốt, công nghiệp tốt, thì xây dựng tốt chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh cho sự nghiệp đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc nhà” [23,tr.136]. Đảng và Nhà nƣớc rất chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc (1954-1975) việc phát triển kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn.Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho tiền tuyến, đáp ứng nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bảo đảm nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Các địa phƣơng đều nỗ lực, hăng hái sản xuất, đáp ứng khẩu hiệu: “Tiền tuyến gọi địa phƣơng trả lời”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”. Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, địa chất để phát triển nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc đƣa miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời tăng gia sản xuất làm nghĩa vụ hậu phƣơng lớn chi viện cho miền Nam đánh giặc, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã rất quan tâm, chỉ đạo nhân dân phát triển nông nghiệp và 1 thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ miền Bắc và của cả nƣớc. Nhằm làm rõ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với nông nghiệp trong giai đoạn 1954-1968 và những thành quả đạt đƣợc, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1968” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp và nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, có thể kể đến một số công trình: Đinh Thu Cúc (5/1998), Nông dân và nông thôn hiện nay – những vấn đề cần quan tâm. Lê Doãn Diên (7/1990), Nông nghiệp và vấn đề phát triển nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Nguyễn Mạnh Hà, Tống Thị Nga (2014), Nhìn lại Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp hiện nay, giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Hồng Đức Nhuận, Nguyễn Quang Phát (2007), Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội… Đỗ Mai Thành (2011), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam: lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phƣơng đối với phát triển nông nghiệp đã có một số học giả tiến hành. Trên địa bàn tỉnh có một số tài liệu: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, chủ yếu liệt kê sự kiện lịch sử Đảng của tỉnh, đã phản ánh đƣợc một phần kinh 2 tế của tỉnh. Ngoài ra còn phải kể đến một số tác giả và công trình nghiên cứu sau đây: Tống Thị Nga (2013), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tống Thị Nga (2014), Đảng bộ huyện Phù Ninh (Phú Thọ) lãnh đạo phát triển làng nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tống Thị Nga (2014), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn. Tống Thị Nga (2014), Một số kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. Nhƣ vậy, các công trình ở trên đều nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thuộc giai đoạn từ sau khi tiến hành Đổi mới (1986 trở đi), còn các giai đoạn trƣớc đó chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm. Đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1954-1968” là một đề tài mới mẻ, hiện chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Dựng lại bức tranh tranh chân thực về nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ 1954-1968. Nghiên cứu, làm sáng rõ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn miền Bắc nói chung và quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện phát triển nông nghiệp Phú Thọ trong bối cảnh vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ vừa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam (1954-1968). Từ thực tiễn lãnh đạo nhân dân phát triển nông nghiệp, rút ra những kinh nghiệm cần thiết, đồng thời khắc phục những hạn chế và thiếu xót để 3 công tác lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng ngày càng trƣởng thành hơn. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu đƣợc sử dụng trong luận văn chủ yếu là các sách thông sử và chuyên khảo về lịch sử Đảng bộ; các thống kê, báo cáo kinh tế hàng năm ở địa phƣơng. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành, trong đó chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp thống kê so sánh, phƣơng pháp tổng hợp phân tích… để thực hiện khóa luận này. 5. Đóng góp mới của đề tài Luận giải, trình bày có hệ thống về những chủ trƣơng và sự chỉ đạo tập trung, có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển kinh tế nông nghiệp Phú Thọ giai đoạn 1954-1968. Qua đó, làm rõ sự sáng tạo của Đảng bộ trong thời điểm lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam. Tổng kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1965-1968, làm rõ ý nghĩa của những kinh nghiệm đó vận dụng vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục Khóa luận gồm 4 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó, nội dung của khóa luận gồm 3 chƣơng: 4 Chƣơng 1: Chủ trƣơng của Đảng bộ Phú Thọ về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 1954-1968. Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo việc xây dựng và phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 1954-1968. Chƣơng 3: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ VỀ PHÁTTRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONGGIAI ĐOẠN 1954-1968 1.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử 1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Phú Thọ là một tỉnh thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ, đƣợc coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dƣơng ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập mà tiền thân là tỉnh Hƣng Hóa (ban đầu gồm 5 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh). Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) đã ra quyết định tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Phú Thọ có vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông bắc giáp huyện Ba Vì-thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội (cách Hà Nội 80 km), là cầu nối giữa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. 6 Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, đồng thời là một trong năm trung tâm lớn của vùng miền nùi phía Bắc có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua nhƣ Quốc lộ 2 từ Hà Nội, Việt Trì đi Tuyên Quang, Hà Giang. Đặc biệt là tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai sang Vân Nam – Trung Quốc. Đây là tuyến nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Địa hình Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh.Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nƣớc biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nƣớc biển. Đặc điểm nổi bật là địa hình bị chia cắt tƣơng đối mạnh do nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn, căn cứ vào địa hình, tỉnh Phú Thọ gồm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng núi miền núi: gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và một phần của hai huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 182.475 ha. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 200 – 500 m, tuy gặp một số khó khăn về giao thông, trình độ dân trí còn lại nhiều dân tộc ít ngƣời nên việc khai thác tiềm năng nông lâm, khoáng sản…để phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế. Tiểu vùng trung du, đồng bằng: gồm: thành Phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Thanh Ba và một phần thuộc hai huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa. Diện tích tự nhiên khoảng 169.489 ha, có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 50 – 200 m. Đây là tiểu vùng có kinh tế-xã hội phát triển.Tiềm năng nông lâm - khoáng sản đƣợc khai thác tƣơng đối triệt để. Đây cũng là nơi sản 7 xuất nhiều nông sản hàng hóa xuất khẩu nhƣ chè, đậu tƣơng, lạc, sản xuất lƣơng thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông khô và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, số giờ nắng trong năm là 3000 - 3200 giờ, tổng lƣợng nhiệt hàng năm khoảng 8000 oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm; độ ẩm trung bình 85%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ phù hợp với việc sinh trƣởng, phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, chăn nuôi gia súc với khả năng cho chất lƣợng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ úng ngập vào mùa mƣa và hạn vào mùa khô, khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và xây dựng hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng hệ sinh thái. Sông ngòi, thủy văn Phú Thọ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì đƣợc gọi là sông Thao) với tổng chiều dài qua tỉnh là 96 km; sông Đà qua tỉnh dài 41,5 km;sông Lô qua tỉnh dài 76 km, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì, vì thế mà đây đƣợc đƣợc gọi là “Thành phố ngã ba sông”. Ngoài ra trên đại bàn tỉnh còn có 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn nhỏ với lƣợng nƣớc mặt lớn. Các đầm, hồ tập trung nhất ở khu vực Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông dọc theo lƣu vực sông Thao. Nhiều hồ, đầm lớn nhƣ: Hồ Đồng Phai, Hồ Hiền Lƣơng, Hồ Bến Thẩn, Hồ Láng Thƣợng, Hồ Chính Công…Đầm Chiêm, Đầm Cây Si, Đầm Ao Châu, Đầm Meo, Đầm Lang Trì… 8 Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú và đa dạng: Phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ, Hạ Hòa… Với nguồn nƣớc phong phú, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới đầy đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài các con sông, các đầm, hồ; nguồn nƣớc từ các kênh, mƣơng cũng góp phần tích cực vào phục vụ sản xuất điều tiết nguồn nƣớc vào mùa lũ cũng nhƣ mùa cạn. Tài nguyên đất Diện tích đất bằng và hơi bằng chiểm 44,4%, diện tích đất dốc chiếm chiếm 51,6%. Do diện tích đất dốc lớn đã đã gây cản trở cho việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông thủy lợi tốn kém, việc giao lƣu kinh tế trong và ngoài tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Phú Thọ có 351.858 ha đất tƣ nhiên, trong đó có 95.971 ha đất nông nghiệp (chiếm 28% diện tích đất tự nhiên), diên tích đất lâm nghiệp có rừng là 134.888 ha (39%), diện tích đất chuyên dùng là 21.090 ha (6%), diện tích đất chƣa sử dụng là 92.495 ha (27%). Trong đất nông nghiệp: diện tích đất trồng cây hàng năm là: 59.235 ha chiếm 61%; riêng đất lúa có 48.437 ha (81,7 % đất trồng cây hàng năm), gieo trồng 2 vụ. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 12.047 ha, chiếm 12, 57 %, diện tích đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 2.321 ha. Diện tích đất trống đồi trọc cần phủ xanh là 68.836 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 2438,1 ha. Do có sự tiếp giáp giữa hai khu vực đồi núi và đồng bằng nên đất đai khá đa dạng: đất phù sa, đất đồi núi, đất lầy thụt..thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây lƣơng thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. 9 Nhƣ vậy, với những thuận lợi về tự nhiên cho phép tỉnh có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa các loại giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, những thuận lợi về vị trí địa lí, địa hình, đất đai, giao thông thuận lợi, tỉnh Phú Thọ còn có điều kiện để phát triển công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại. Hiện nay, kinh tế của tỉnh đang phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 1.1.1.2 Truyền thống lịch sử * Truyền thống yêu nƣớc cách mạng Phú Thọ từ xa xƣa đã đƣợc đƣợc xem là vùng Đất Tổ linh thiêng của cả dân tộc, là vùng đất cổ sớm có ngƣời Việt định cƣ sinh sống và là kinh đô của vƣơng quốc cổ Văn Lang. Từ thời dựng nƣớc, khi quân Đông Hán tràn sang xâm lƣợc nƣớc ta, đƣợc tin Hai Bà Trƣng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân Phú Thọ đã hƣởng ứng mạnh mẽ. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến hai chị em tƣớng quân Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn đƣợc Bà Trƣng giao làm tƣớng tiên phong, hai vị đem quân đánh giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan- Lê Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Nửa cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nhân dân Phú Thọ cùng với nhân dân khắp nơi trên cả nƣớc vùng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Từ sau khi Đảng ra đời và trực tiếp lãnh đạo cách mạng, phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Thọ ngày càng sôi nổi và mạnh mẽ hơn. Tháng 3/1940, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập, đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân xây dựng và đấu tranh trên mảnh đất quê hƣơng giành lại chính quyền ở tỉnh và góp phần vào thắng lợi to lớn của tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 10 Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa, nhân dân Phú Thọ vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cƣờng và đã làm nên những chiến công vang dội nhƣ “chiến thắng Sông Lô” (Đoan Hùng) trong chiến dịch Việt Bắc, chiến thắng Tu Vũ (Thanh Thủy), Trạm Thản, Chân Mộng (Phù Ninh) trong chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 của ta. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), quân và dân Phú Thọ đã đoàn kết một lòng, vừa chiến đấu chống Mỹ bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc, vừa tích cực tham gia lao động sản xuất để chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Những đóng góp to lớn ấy đã góp phần đƣa cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của ta đến thắng lợi cuối cùng, miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc ta hoàn toàn thống nhất. * Truyền thống văn hiến Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm,còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Nhân dân Phú Thọ không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn sáng tạo trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế - văn hóa. Dù sống dƣới ách đô hộ nghìn năm của chế độ phong kiến phƣơng Bắc và hơn nửa thế kỷ dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật nhƣng nhân dân Phú Thọ vẫn bảo tồn, giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc: những làn hát xoan, hát ghẹo, hát ví, ca trù…đƣợc biểu diễn trong các dịp lễ, Tết. Phú Thọ còn là mảnh đất của rất nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội Đền Hùng (Thị xã Phú Thọ), Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Nghè (Hạ Hòa), Hội chọi trâu Phù Ninh, Lễ hội Gia Thanh… 11 Phú Thọ còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: các danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng Ao Giời, Suối Tiên, Đầm Ao Châu (Hạ Hòa), Thác Chín tầng (Tân Sơn)…; các địa điểm du lịch tâm linh: Đền Hùng (Thị xã Phú Thọ), đền mẫu chùa Bồng Lai, Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi… Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều làng nghề truyền thống: làng nghề đan nón lá Sai Nga (huyện Cẩm Khê), làng ủ ấm Sơn Vi (Lâm Thao), làng làm bún Hùng Lô (Việt Trì), nghề đan thúng Tùng Khê (Cẩm Khê ), nghề làm bánh cuốn Lâm Lợi (huyện Hạ Hòa). Đây còn là mảnh đất đã nảy sinh ra những nhân tài trên nhiều lĩnh vực: nhà thơ Phạm Tiến Duật, Bút Tre, Nguyễn Quang Bích, nhà chỉ huy quân sự Trần Trọng Khiêm… Những truyền thống lịch sử và văn hiến trên của nhân dân Phú Thọ đã và đang đƣợc các thế hệ kế thừa và phát huy hơn nữa, góp phần tô thắm thêm cho truyền thống của quê hƣơng đất nƣớc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó cũng chính là một động lực to lớn để các thế hệ tiếp tục xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc ngày càng giàu mạnh. 1.1.2 Phú Thọ trong xây dựng bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Dƣới những chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai, nhân dân ở khắp các huyện đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Truyền thống vẻ vang đó càng đƣợc phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nƣớc ta. Trƣớc khi các chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, ở Phú Thọ đã hình thành một tổ chức yêu nƣớc theo xu hƣớng cộng sản, đó là chi bộ Đảng Tân Việt ở Hƣng Hóa. 12 Năm 1939, thi hành chủ trƣơng chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc của Trung ƣơng Đảng từ tháng 8/1939 đến năm 1941, gần ba chục cán bộ của Đảng đã về Phú Thọ hoạt động và gây dựng cơ sở cách mạng và cơ sở Đảng. Nhờ vậy, cuối năm 1939 Phú Thọ đã xây dựng đƣợc cơ sở cách mạng, các tổ chức phản đế quần chúng hình thành 4 chi bộ Đảng đầu tiên. Sang tháng 3/1940 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập do đồng chí Đào Duy Kỳ làm bí thƣ đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại kể thù xâm lƣợc. Từ đây, các phong trào yêu nƣớc chống Pháp theo trào lƣu phong kiến và tƣ sản đã chuyển sang phong trào cách mạng vô sản do Đảng lãnh đạo mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Phú Thọ và đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng với chỉ hơn hai chục Đảng viên, Đảng bộ đã tập hợp rộng rãi đƣợc các tầng lớp nhân dân trong mặt trận , kịp thời phát động toàn dân nổi dậy làm nên thắng lợi của cách mạng Tháng Tám (1945) vĩ đại. Từ cuối năm 1946 đến năm 1954, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với đội ngũ 280 đảng viên, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành cuộc kháng chiến trƣờng kỳ theo phƣơng châm “toàn dân, toàn diện” của Đảng đã góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết đã vĩnh viễn chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên mảnh đất quê hƣơng. Bằng những chiến công vang dội trong trận Sông Lô, Tu Vũ, Trạm Thản, Chân Mộng đã in sâu vào trang sử hào hùng của quân đội nhân dân Việt Nam cũng nhƣ lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. 13 1.2 Chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng hậu phƣơng miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc 1.2.1 hủ trương của Đảng về lãnh đạo quá trình cải cách ruộng đất và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957) Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc ký kết , miền Bắc nƣớc ta đƣợc hoàn toàn giải phóng. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Đảng chủ trƣơng đƣa miền Bắc quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phƣơng để miền Nam tiếp tục chiến đấu chống đế quốc Mĩ và tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Đảng chủ trƣơng khôi phục kinh tế miền Bắc nhằm: “...hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và từng bƣớc, mở rộng việc giao lƣu kinh tế giữa thành thị và thôn quê” [11, tr.294]. Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp đƣợc Đảng nhấn mạnh “là vấn đề then chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân, phồn thịnh kinh tế, mở rộng giao lƣu hàng hóa” [11, tr.294-295], cải tạo và từng bƣớc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hoàn thành cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp, từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, thô sơ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 14 vạn ha ruộng đất hoang hóa, các công trình thủy lợi đều bị phá hoại, thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra, giao thông hƣ hại nặng… Đứng trƣớc tình hình đó, Hội nghị Bộ chính trị tháng 9/1954 đã chỉ rõ: công việc trƣớc mắt là ổn định đời sống nhân dân, chống chính sách cƣỡng ép di cƣ vào Nam của địch, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục hồi nền kinh tế quốc dân. Trong đó, phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề 14 trọng tâm.Đây là chủ trƣơng đúng đắn của Đảng có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền đề cho công nghiệp và xây dựng mô hình quản lý nông nghiệp phù hợp với tình hình đất nƣớc. Việc khôi phục kinh tế nông nghiệp có liên quan mật thiết với việc giải quyết vấn đề ruộng đất nhằm giải phóng lực lƣợng sản xuất của hàng triệ nông dân, thực hiện khẩu hiệu: “ngƣời cày có ruộng”. Chủ trƣơng trên đƣợc Đảng nêu rõ, bổ sung và hoàn chỉnh trong Hội nghị Trung ƣơng 6 (7 - 1954), Hội nghị Bộ Chính trị (9 - 1954), Hội nghị Trung ƣơng 8 (8 - 1955), Hội nghị Trung ƣơng 11 (12 - 1956), Hội nghị Trung ƣơng 12 (3-1957). Nghị quết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa II ( 5 1955) nêu rõ chủ trƣơng: để củng cố miền Bắc, trƣớc hết phải hoàn thành cải cách ruộng đất và coi đây là chính sách bất di bất dịch. Để đảm bảo cho công cuộc cải cách giành đƣợc thắng lợi, Đảng xác định rõ phƣơng pháp tiến hành là: “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt trẽ với trung nừng nông, liên hiệp với phú nông xóa bỏ chế độ chế độ chiếm hữu ruộng đất có từng bƣớc, có nông nghiệp, có lãnh đạo” [12, tr.425 - 426]. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng khẳng định: cải cách ruộng đất quan hệ đến củng cố miền Bắc, chẳng những đem lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân mà còn tạo điều kiện cho công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất, củng cố quốc phòng, củng cố cơ sở của Đảng và chính quyền ở nông thôn [13,tr 419]. Ở miền Bắc, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và yêu cầu quyền lợi về kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công-nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Đảng và Chính phủ quyết định: “đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”, “cải tạo quan hệ sản 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan