Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm ...

Tài liệu đảng bộ huyện khoái châu () lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014

.PDF
135
345
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ THỊ NHUNG ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU (HƢNG YÊN) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ THỊ NHUNG ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU (HƢNG YÊN) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH LÊ Hà Nội - 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ……………………………………………………..….1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………….……….2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………….6 3.1. Mục tiêu ………………………………………………….......………..6 3.2. Nhiệm vụ …………………………………………………………...….6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ……………………………..……….6 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ……………………………..………….……….6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………..………….…………6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu …………………...….......7 5.1. Nguồn tƣ liệu………………...………...……………..........…………..7 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………...………...7 6. Đóng góp của luận văn ……………………………...……..…..………..7 7. Cấu trúc của khóa luận ………………………………….……………..7 NỘI DUNG.................................................................................................... 9 Chƣơng 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU TRƢỚC NĂM 2008 ……………...……………………..…………………9 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của huyện Khoái Châu ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.................................. 9 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ……………………………...…………………...9 1.1.2 Tình hình kinh tế …………………………...………………………11 1.1.3. Điều kiện văn hoá- xã hội ………………………………...……….15 1.2. Đảng bộ huyện Khoái Châu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới (2000- 2008) ………………….............................................................19 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ………………………………………....19 1.2.2. Đảng bộ huyện Khoái Châu lãnh đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (2000- 2008) ……………………..26 Tiểu kết………………………………………………………….…...……36 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014 ……..…38 2.1. Quan điểm của Đảng và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới………………..………..................… 38 2.1.1.Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới …...….……….38 2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Khoái Châu về xây dựng nông thôn mới …..................................................................................................42 2.2. Đảng bộ huyện Khoái Châu chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới ………..................................................................................................48 2.3. Kết quả bƣớc đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu …….........................................................................................53 Tiểu kết…………………………………………...............…….…………67 Chƣơng 3: THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KHOÁI CHÂU………………………………………………………………….......70 3.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu …….....70 3.1.1. Thành tựu ………………...…………………….........…………….70 3.1.2.Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu ……………………………………….………..91 3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu……………………………………………………………… 97 Tiểu kết ………………...........................………………………………..107 KẾT LUẬN ………………………………………………………….….108 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN KHOÁI CHÂU (HƢNG YÊN) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CN- TTCN : Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp HTX : Hợp tác xã NTM : Nông thôn mới UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Phụ lục 2: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2011- 2015 huyện Khoái Châu. Phụ lục 3: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi 2016- 2020 huyện Khoái Châu. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Nông nghiệp, nông thôn và nông dân của nước ta là một vấn đề có tính chiến lược, có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhiều chương trình về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được tiến hành, nhờ vậy vấn đề “tam nông” ở nước ta đã được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (năm 2008) nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề “tam nông” ở nước ta. Để tiến hành triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, 11 xã trên phạm vi toàn quốc đã được Trung ương chọn để xây dựng thí điểm. Sau 2 năm thực hiện xây dựng thí điểm, kết quả bước đầu rất khả quan, đã định hình được hình thái nông thôn mới của thời kỳ CNH, HĐH. Trên cơ sở kết quả đó, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được nhân rộng ra quy mô cả nước và cũng đã thu được nhiều thành tựu, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Khoái Châu là một huyện ở phía tây của tỉnh Hưng Yên, huyện gồm 24 xã, 1 thị trấn. Vì đây là một địa bàn có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho các hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệpvà người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp nên đời sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất, hạ tầng còn kém. Vì vậy, giải quyết vấn 1 đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Khoái Châu lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được những khó khăn trên của nông thôn Khoái Châu, Đảng bộ huyện Khoái Châu đã tập trung lãnh đạo và đề ra nhiều chủ trương, chính sách biện pháp để giải quyết vấn đề này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tập trung xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình tiến hành xây dựng nông thôn mới, huyện Khoái Châu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, diện mạo nông nghiệp, nông thôn của huyện đã có những bước chuyển biến lớn. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành xây dựng nông thôn mới, huyện Khoái Châu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Bởi vì chỉ có thông qua phân tích, đánh giá khách quan đặc điểm, tình hình những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu mới có cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn để bước đầu xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới ở Khoái Châu hiện tại và trong tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề đó tôi đã chọn: “Đảng bộ huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 ” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chủ trương mới của Chính phủ, nhưng ngay từ khi mới được ban hành nó đã thu hút được sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, 2 luận văn được đăng trên các báo, tạp chí viết về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chẳng hạn như: Bài viết “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” của tác giả Lê Hữu Nghĩa đăng trên tạp chí Lý luận chính trị, 2008, số 11. Tác giả đã nêu lên được một số nội dung cơ bản nhất của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam như: nội dung, tiêu chí, quá trình thực hiện và những kết quả bước đầu. Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong thời gian tới. Bài viết “Giải pháp xây dựng nông thôn mới đến năm 2010”, Lã Văn Lý, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2007, số 135. Trong bài viết của mình, phần đầu tác giả cũng giới thiệu khái quát về Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Trong phần trọng tâm của bài, tác giả đã đưa ra và phân tích kĩ những giải pháp để thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2010. Bài nghiên cứu “Kết quả bước đầu và vấn đề đặt ra qua xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới” của tác giả Tăng Minh Lộc đăng trên Tạp chí cộng sản, số 57. Tác giả đã nêu ra những kết quả bước đầu của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 11 xã điểm trên cả nước. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra những hạn chế, khó khăn, những tiêu chí khó thực hiện mà các xã gặp phải trong quá trình thực hiện chương trình. Bài viết cũng nêu ra một số giải pháp, kinh nghiệm cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong những năm tiếp theo. Bài “Xây dựng nông thôn mới: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đỗ Hùng- Phạm Hạnh, Tạp chí cộng sản, số 57. Trong bài viết này, hai tác giả đã nêu lên được nội dung, chức năng của nông thôn mới cũng như những giải pháp để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước trong thời gian tới. Xuyên suốt bài viết, tác giả đã khẳng định vai trò quan 3 trọng của Đảng, của các Đảng viên trong việc tổ chức triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Bài viết “ Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta”, Hồ Xuân Hùng, Tạp chí cộng sản, số 819. Tác giả đã nêu ra chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và một số nội dung cơ bản của chương trình. Thông qua những lý luận, dẫn chứng, tác giả khẳng định rằng chương trình xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài, vì vậy Đảng và nhân dân phải chung tay góp sức xây dựng thành công chương trình này. Bài viết “Xây dựng nông thôn mới” của tác giả Nhật Tân, Tạp chí Cộng sản số 23, năm 2007. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng chiêm trũng. Luận văn thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010” của tác giả Vũ Thị Mười- học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả đã nêu những chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện cũng như những kết quả, kinh nghiệm lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội” của nghiên cứu sinh Nguyễn Mậu Thái- Học viện nông nghiệp Việt Nam. Luận án đã nêu những chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới , tình hình phát triển kinh tế- xã hội; lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới; phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội; phân tích các tác nhân tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình 4 xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030… Đề cập đến vấn đề nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái Châu có một số cuốn sách, công trình như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập 3 (1975 - 2005)” xuất bản năm 2009. Cuốn “Hưng Yên - Thế và lực trong thế kỷ XXI” do Chu Viết Luân chủ biên, xuất bản năm 2005. Luận văn Thạc sỹ: “Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 - 2003” của Đào Thị Vân, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2004. Luận văn Thạc sỹ: “ Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013” của học viên Đoàn Văn Trường, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội. Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ huyện Khoái Châu” tập 2 (1975- 2010), xuất bản năm 2010... Những bài viết trên đây mới chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ chủ trương, nội dung, quá trình thực hiện, kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới chung trên cả nước chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu ở một địa phương nào cụ thể. Quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) đã diễn ra được một thời gian khá dài nhưng đến nay cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Với đề tài “Đảng bộ huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014” tôi hy vọng sẽ góp phần tìm hiểu nhiều hơn về quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu 5 Trên cơ sở lý luận về chương trình xây dựng nông thôn mới, áp dụng vào thực tế đánh giá khách quan quá trình tổ chức lãnh đạo, những thành tựu và hạn chế, nêu nên những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu. 3.2. Nhiệm vụ - Luận văn trình bày hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới và vận dụng thực hiện của Đảng bộ huyện Khoái Châu. -Làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Khoái Châu từ năm 2008 đến 2014. - Trình bày những kết quả bước đầu và một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu giai đoạn 20082014. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình Đảng bộ huyện Khoái Châu chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở địa phương của Đảng bộ huyện Khoái Châu. Thời gian: Quá trình Đảng bô ̣ huyện Khoái Châu lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014. Tôi chọn mốc thời gian nghiên cứu là từ năm 2008 vì đây là năm Đảng và Nhà nước quyết định đưa Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành chương trình mục tiêu quốc gia. Không gian: Tại địa bàn huyện Khoái Châu. 6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, văn kiện các Đại hội Đảng bộ huyện Khoái Châu, các nghị quyết, chương trình hành động, thông báo của Đảng bộ huyện Khoái Châu về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của huyện. Ngoài ra còn có các sách chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn, cũng như các chỉ thị, báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Khoái Châu, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên qua từng năm, từng giai đoạn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của hai phương pháp này. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp: điền dã khảo sát thực địa, thống kê, phân tích, tổng hợp… 6. Đóng góp của luận văn - Khái quát chủ trương, chính sách, quá trình thực hiện, kết quả bước đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Khoái Châu từ năm 2008 đến năm 2014. -Nêu một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chương: 7 Chương 1: Tình hình kinh tế- xã hội huyện Khoái Châu trước năm 2008. Chương 2: Đảng bộ huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014. Chương 3: Thành tựu và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Khoái Châu. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU TRƢỚC NĂM 2008 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của huyện Khoái Châu ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Khoái Châu là một vùng đất được hình thành từ lâu đời. Huyện Khoái Châu nằm ở toạ độ 20ᵒ45‟45”- 20ᵒ54‟05” vĩ tuyến bắc 105ᵒ55‟30”- 106ᵒ 02‟15” kinh độ đông, phía Bắc giáp huyện Văn Giang; phía Nam giáp huyện Kim Động; phía Đông giáp huyện Yên Mỹ và Ân Thi; phía Tây giáp tỉnh Hà Tây ngăn cách bởi sông Hồng. Diện tích chung của toàn huyện là 13.086 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.779 ha, còn lại là đất thổ cư, đường sá, sông ngòi, công trình công cộng, đình chùa, nhà thờ,… Khoái Châu nằm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình + 3,5 - +4,5, nơi cao nhất +7 - + 8, nơi thấp nhất dưới +2. Đồng đất Khoái Châu thích hợp với cấy lúa, trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Riêng về cây đay (thời kỳ bao cấp) Khoái Châu là huyện đứng đầu cả về diện tích, năng suất, sản lượng của tỉnh Hưng Yên và đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu Khoái Châu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào. Mùa nước to từ tháng 5 đến tháng 10. Gió có 2 mùa rõ rệt là gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo rét, mưa phùn; từ tháng 6 đến tháng 10 thường có gió bão, mưa to. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23- 24ᵒC. Mùa hè nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 lên tới 37- 38ᵒC. Tháng 7-8 nhiệt độ xuống còn 2728ᵒC. Mùa đông cá tháng 10- 11 nhiệt độ xuống còn 15- 20ᵒC, có năm tháng 9 12 và tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống thấp 9- 10ᵒC. Số giờ nắng trong năm bình quân là 1.730 giờ. Lượng mưa hàng năm từ 1800mm đến 2500mm, phân bố cho một số tháng như sau: tháng 5 mưa từ 90- 150 mm, tháng 6,7 mưa khoảng 300 mm, tháng 8 mưa từ 280- 330 mm. Đặc điểm khí hậu trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội thuận lợi và góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH. Khoái Châu nằm trên trục đường Thăng Long – Phố Hiến nổi tiếng phồn hoa cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nằ m bên tả ngạn sông Hồng là đường giao thông thuỷ quan trọng từ biển Đông qua cửa Ba Lạt để tới Thăng Long, Vĩnh phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Huyện có 21,4 km đê sông Hồng (đường 195) từ xã Bình Minh qua xã Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Nhuế Dương. Dọc tuyến đê có các bến đò Vườn Chuối (Nhuế Dương), Ninh Tập (Đại Tập), Đông Ninh (Đông Ninh), Tân Châu (Tân Châu), Phương Trù (Tứ Dân),… Sông Cửu Yên (Cửu An) đào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), khởi nguồn từ cống Nghi Xuyên (xã Chí Tân) chảy qua xã Thuần Hưng, Thành Công, xã Lương Bằng (Kim Đô ṇ g), Ân Thi, Phù Cừ sang huyện Ninh Giang (Hải Dương). Sông tiêu Từ Hồ- Sài Thị từ Yên Mỹ chảy qua Tân Dân , Ông Điǹ h, An Vĩ, thị trấn Khoái Châu, Phùng Hưng, Đại Hưng, Thuần Hưng, Thành Công, Nhuế Dương đến Kim Đô ̣ ng; sông Kim Ngưu chảy qua các xã Dân Tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Việt Hoà; sông Tây Tân Hưng từ Liên Khê qua Bình Kiều, Phùng Hưng, Việt Hoà- Dân Tiến nối với sông Kim Ngưu; sông Điện Biên nối với sông Kim Ngưu từ Dân Tiến chảy qua Đồng Tiến, Hồng Tiến, Việt Hoà; sông Mười chảy từ Hàm Tử qua Tứ Dân, Đông Kết, 10 Liên Khê- Bình Kiều nối với sông Tây Tân Hưng. Ngoài ra, huyện Khoái Châu còn có các sông Cấp Tiến- Tân Dân nối với sông Từ Hồ- Sài Thị, sông Đồng Quê chảy qua xã Đông Tảo,… Để chủ động trong việc chống úng, hạn, tưới tiêu cho ba tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Chính Phủ quyết định xây dựng công trình đại thuỷ nông Bắc- Hưng- Hải. Trạm bơm điện hầu như xã nào cũng có, riêng xã Phùng Hưng có tới 7 trạm, mỗi trạm đặt nhiều máy, bình quân mỗi máy có công suất 1.000 mᶾ/h. Khoái Châu có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, phía Đông có đường 39A chạy qua 4 xã Dân Tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Việt Hoà; đường 199 làm năm 1892, nên dân còn gọi là đường Tây từ xã Bình Minh qua Đông Tảo, qua Yên Mỹ ra đường 39A; đường 205 từ Văn Giang qua Đông Tảo, Dạ Trạch, Tân Dân , Ông Đì nh, An Vĩ, thị trấn Khoái Châu, Phùng Hưng, Đại Hưng, Thuần Hưng, Thành Công đến Kim Động; một nhánh của đường 205 (205C) từ Ông Đình, qua Dạ Trạch, Hàm Tử, đến đê sông Hồng; đường 208 nối với đường 205 từ Thuần Hưng qua Thành Công, Nhuế Dương, đến Kim Động; đường 206 từ Dân Tiến (39A) qua Tân Dân đến Yên Mỹ; đường 209 từ Tân Dân (39A), An Vĩ, thị trấn Khoái Châu, Bình Kiều, Đông Kết, Tân Châu, Đông Ninh ra bến đò Đông Ninh; đường 209 B nối với đường 209 ở ngã ba quán Táo ( Tân Châu), ra bến đò Tân Châu; đường 204 từ Hồng Tiến (giáp Ân Thi) qua Việt Hoà, Dân Tiến, Phùng Hưng, Bình Kiều, Liên Khê, Đại Tập đến bến đò Đại Tập; đường 199B từ đường 199 (Bình Minh) giao với đuờng 195 (đê sông Hồng) qua đền Chử Đồng Tử- Tiên Dung đến đê sông Hồng; đường 209C từ Đông Kết qua Hàm Tử lên đê sông Hồng [40, tr. 5-9]. 1.1.2 Tình hình kinh tế 11 Sau nhiều năm đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện tuy đã có sự chuyển dịch và có bước phát triển nhất định, bộ mặt nông thôn thay đổ i trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, đời sống văn hoá, xã hội. Nhưng thực trạng kinh tế cho thấy Khoái Châu vẫn là một huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Sản xuất nông nghiệp có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế và có tác động lớn đến các mặt đời sống nhân dân nhất là địa bàn nông thôn trên toàn huyện. Tính đến hết năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt khá và liên tục, nhịp độ phát triển bình quân trong 2 năm là 7,41%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng- dịch vụ, thương nghiệp chuyển dịch từ 71,1%- 9,8%- 19,1% năm 1996, năm 2000 đạt 57,6%- 14,6%27,8%; nâng thu nhập bình quân theo đầu người lên 3,3 triệu đồng năm 1999 và 3,9 triệu đồng vào năm 2000 [40, tr. 210]. - Nông nghiệp có sự chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá và liên tục được mùa với nhiều loại cây. Việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản xuất nhất là việc đổi mới khâu giống là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất đối với các loại cây trồng, nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất như: Lúa lai 2 dòng, lúa BM 98- 20, DT 122; Bắc thơm số 7; Lạc L02; Đậu tương ĐT 84; Bạc hà SK3,… Các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật về gieo trồng đang hình thành những tập quán mới ở nông thôn. Giá trị thu trên 1 ha canh tác năm 1996 đạt 28 triệu đồng đến năm 2000 đạt 32 triệu đồng. Năng suất lúa năm 1996 đạt 10,2 tấn/ ha, đến năm 2000 đạt 12 tấn/ ha. Tỷ trọng giá trị cây có giá trị kinh tế cao trong ngành trồng trọt đến năm 2000 đạt 34,9%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan