Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn nhật kí đi tây của phạm phú thứ, pháp ...

Tài liệu đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn nhật kí đi tây của phạm phú thứ, pháp du hành trình nhật kí của phạm quỳnh và cô làm công của nguyễn công hoan

.PDF
60
231
121

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THÀNH ĐẶC TRƢNG CỦA NHẬT KÍ VĂN HỌC QUA BA CUỐN: NHẬT KÍ ĐI TÂY CỦA PHẠM PHÚ THỨ, PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH VÀ CÔ LÀM CÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên giảng viên khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ lý luận đã giúp đỡ tôi trong 4 năm học tại đây đặc biệt trong quá trình nghiên cứu lý luận này. Cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh Viên Nguyễn Thị Thành LỜI CAM ĐOAN Khóa luận “Đặc trƣng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của Giảng viên – Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên, tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính em thực hiện, hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở các nghiên cứu khác. Nếu có gì sai sót trong Luận văn em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh Viên Nguyễn Thị Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 4 3.1. Mục đích ............................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 4 Tìm hiểu về nhật kí văn học. ..................................................................... 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 4.1. Đối tƣợng ........................................................................................... 4 4.2. Phạm vi ............................................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận........................................................................ 5 7.Cấu trúc khóa luận ................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ ......................... 6 1.1. Tổng quan về thể kí văn học .............................................................. 6 1.2. Khái quát về nhật kí văn học .............................................................. 6 1.2.1. Quan niệm về nhật kí ...................................................................... 6 1.2.2. Đặc trƣng của nhật kí ...................................................................... 7 1.2.2.1 Ngƣời trần thuật trong nhật kí ...................................................... 7 1.2.2.2 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật kí ............................................. 8 1.2.2.3 Nhật kí là một thể loại mang tính chất cá nhân riêng tƣ ............. 10 1.2.2.4 Tính chất biên niên của nhật kí ................................................... 11 CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG CỦA NHẬT KÍ VĂN HỌC QUA BA CUỐN: NHẬT KÍ ĐI TÂY CỦA PHẠM PHÚ THỨ, PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH VÀ CÔ LÀM CÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN ....................................................................... 12 2.1 Hình tƣợng ngƣời trần thuật trong nhật kí biểu hiện qua ba cuốn .... 12 2.1.1 Ngƣời trần thuật ở ngôi thứ nhất .................................................... 12 2.1.2 Ngƣời trần thuật là ngƣời trải nghiệm ........................................... 19 2.1.3 Ngƣời trần thuật là ngƣời đánh giá ............................................... 21 2.1.4 Ngƣời trần thuật gắn với ngôn ngữ độc thoại ................................ 27 2.2 Đặc trƣng của nhật kí văn học biểu hiện qua ba cuốn ..................... 31 2.2.1 Tính chân thực ................................................................................ 31 2.2.2 Tính chất cá nhân .......................................................................... 40 2.2.3 Tính chất biên niên ......................................................................... 45 KẾT LUẬN ............................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà báo Marta Roja bình luận: Nhật kí Đặng Thùy Trâm là một cuốn sách vô cùng xúc động, tình cảm và rất con người. Có thể nói đây là một trong những cuốn sách ấn tượng nhất trong thể loại nhật kí được viết trong thế kỷ XX. Cuốn sách này chỉ có thể so sánh với cuốn Nhật kí Anne Frank, tuy nhiên khác với Nhật kí Anne Frank, trong câu chuyện của Đặng Thùy Trâm có cuộc đời của hai con người. Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã quen thuộc với bạn đọc trong nƣớc và quốc tế viết về ngƣời chiến sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nó trở thành tiếng vang lớn tiêu biểu cho ý chí nghị lực của bất kì ngƣời thanh niên nào, biết bao ngƣời đã có những lắng đọng cảm xúc, say mê, yêu mến với cuốn nhật kí. Đã có những cuốn nhật kí để lại trong lòng ngƣời đọc mãi không quên nhƣ thế, đã có những cuốn nhật kí đi theo chúng ta suốt cuộc đời, cho ta nhận thức ý nghĩa cuộc sống, biết bao điều hay, những nhận thức vô giá, những tri thức lịch sử, những bằng chứng thép không thể chối cãi của những con ngƣời thép trong lịch sử, bên cạnh đó còn là những góc cạnh tâm tƣ viết cho riêng mình để rồi nó đƣa ta đi theo năm tháng, đƣa ta đi qua những năm tháng khó khăn, nó giúp ta cất giữ mọi tâm tƣ tình cảm, mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Không chỉ riêng Nhật kí Đặng Thùy Trâm các cuốn nhật kí khác bản thân nó cũng tồn tại những giá trị bền vững nhƣ vậy. Mỗi cuốn nhật kí với nội dung khác nhau sẽ có những hấp dẫn lôi cuốn khác nhau, và nhật kí trƣớc năm 1945 có những cuốn nhật kí nhƣ vậy mà chúng ta cần phải nghiên cứu. Bên cạnh thể loại nhật kí còn chƣa đƣợc quan tâm nhiều với số lƣợng còn ít, chủ yếu là thơ và truyện ngắn mà hơn thế nữa nhật kí có tầm quan trọng đối với cuộc sống chúng ta đặc biệt khi cuộc sống càng văn minh. Xã hội càng hiện đại con ngƣời càng lao vào cuộc sống công nghiệp, con ngƣời 1 làm việc và nghỉ ngơi cũng theo lối gấp gáp của công nghiệp văn minh. Đến một ngày nào đó con ngƣời dừng lại bất chợt một phút giây, một phút trầm tƣ để suy nghĩ về mình và về cuộc đời, giây phút ấy thật đáng ý nghĩa, đáng trân trọng biết bao khi ta đƣợc sống là chính bản thân mình, ta sống với cái tôi thỏa sức bay bổng làm những gì ta muốn, suy nghĩ những gì ta thích. Xã hội ngày nay ít ai có thời gian để ngồi lại với chính mình và đƣợc sống là chính mình, do vậy chỉ có nhật kí mới có thể giúp con ngƣời cân bằng trạng thái tinh thần trong guồng quay của xã hội, con ngƣời thèm muốn đƣợc thƣ thái, đƣợc bình yên. Do đó nhật kí ngày càng đƣợc quan tâm đặc biệt là giới trẻ hiện nay, họ biết tìm đến những trang mạng xã hội nhƣ: Facebook, blog cá nhân, những trang điện tử, trở thành ngƣời bạn tri kỉ của mỗi chúng ta. Nhật kí điện tử giúp chúng ta chia sẻ mọi cung bậc cảm xúc, giảm bớt strees, tăng niềm vui hay lƣu giữ lại những sự việc mà bạn đã đang và sẽ xảy ra nếu nhƣ bạn không muốn đánh mất những kỉ niệm của riêng bạn, những ngƣời mà bạn yêu mến... cứ nhƣ vậy nhật kí ngày càng lên ngôi. Nhật kí ngày càng đƣợc quan tâm, chú trọng. Nghiên cứu giai đoạn trƣớc năm 1945 ngƣời ta ngày càng phát hiện ra những cuốn nhật kí hết sức mới lạ, độc đáo, sâu sắc không những là nhật kí cho riêng mình mà còn là nhật kí cho toàn thể dân tộc tiêu biểu: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ và Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan là ba cuốn nhật kí có quy mô nhƣ vậy. Qua ba tác phẩm này chúng ta phần nào khám phá đƣợc một cách chân thực nhất những góc khuất trong cuộc sống, thấy đƣợc thế giới bên ngoài rộng lớn. Cánh cửa nhật kí không chỉ bó hẹp trong phạm vi một đất nƣớc hay một khung cảnh chiến tranh ác liệt, những dòng nhật kí mùi mẫn, bùi ngùi, xúc động mà chúng ta đã biết đến qua một số tác giả nhƣ Chu Cẩm Phong, Đặng Thùy Trâm hay Nguyễn Huy Tƣởng, Nguyễn Ngọc Tấn mà nó còn mới lạ, mang đậm tính chất khám phá của những “chú dế mèn phiêu lƣu”, băng qua mọi khung cảnh tuyệt diệu để rồi 2 đƣa ta tiếp cận với những mảnh đất ngoại quốc tƣơi đẹp. Đó là thời kì Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám với những hiện thực đƣợc phơi bày nhƣ thế nào?, cuộc đời của những con ngƣời trong cái đói có thê thảm nhƣ những trang truyện ngắn mà chúng ta đã từng cảm thụ hay không? Và con ngƣời trƣớc cách mạng tháng Tám mang thế giới nội tâm ra sao?. Tất cả điều đó sẽ đƣợc giải đáp qua những cuốn nhật kí sau đây sẽ đi vào nghiên cứu. Đồng thời việc chọn và nghiên cứu đề tài trên, tôi nghĩ không chỉ có dịp đi sâu vào nghiên cứu những nét độc đáo của thể loại nhật kí qua ba tác phẩm mà chúng ta còn phát hiện đƣợc cái hay đặc biệt trong việc thể hiện cái “tôi”, cái “tôi” trong sự phiêu lƣu của cảm nghĩ rộng lớn và cái “tôi” không chỉ gắn liền với cá nhân nhỏ bé mà nó còn gắn với mục đích chính trị, nhiệm vụ cấp bách của một dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu Khi nghiên cứu về các khía cạnh của nhật kí thì ta đã thấy có một số công trình nghiên cứu về nhật kí nhƣ: Nghệ thuật trần thuật trong nhật kí Đặng Thùy Trâm [27] cũng đã tìm hiểu về ngôn ngữ, giọng điệu của nhật kí nhƣng chƣa đi sâu nghiên cứu tính chất cốt lõi nhƣ tính chân thực, tính biên niên, tính cá nhân của nhật kí. Cuốn thứ hai là Nhật kí từ điểm nhìn thể loại [25] nhƣng công trình này mới chỉ nghiên cứu chung nhất về nhật kí nhƣ: đặc trƣng của nhật kí, phân loại hay giá trị của nhật kí mà chƣa đi vào nghiên cứu từng tác phẩm cụ thể nào hay Bước đầu tìm hiểu nhật kí Nguyễn Huy Tưởng [1] tác giả cũng đã chỉ ra những nét khái quát về nhật kí nhƣ đặc trƣng, phân loại, kết cấu, ngôn ngữ và ngƣời trần thuật. Tuy nhiên mới chỉ ra điểm nhìn và ngôi kể mà chƣa đề cập đến ngƣời trần thuật là ngƣời trải nghiệm, là ngƣời đánh giá và gắn với ngôn ngữ độc thoại, chƣa đi vào nghiên cứu bản chất sự thật, tính biên niên, tính chất cá nhân của nhật kí nhƣ công trình Nghệ thuật trần thuật trong nhật kí Đặng Thùy Trâm [13]. Cuối cùng cuốn Nghệ thuật trần thuật trong nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn [23] cũng mới chỉ ra những khía 3 cạnh về nghệ thuật mà chƣa đi vào tính chất nội dung đặc trƣng của nhật kí nhƣ đã nói ở trên. Hay có công trình nghiên cứu về nhật kí nhƣng lại gắn với các cuốn nhật kí khác trong khi đó đặc biệt với ba cuốn nhật kí Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan thì hoàn toàn chƣa từng đƣợc nghiên cứu. Có thể thấy rằng ba tác phẩm nhật kí của ba tác giả trên hoàn toàn mới lạ với độc giả, hoàn toàn chƣa từng đƣợc nghiên cứu trên bất kì hình thức hay diễn đàn nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Tìm hiểu đặc trƣng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây, Pháp du hành trình nhật kí và Cô làm công nhƣ một thể loại nhật kí văn học trên việc nghiên cứu một số phƣơng diện cụ thể nhƣ: ngƣời trần thuật, tính chân thực, tính chất biên niên và tính chất cá nhân của nhật kí. Tìm ra sự khác biệt giữa ba cuốn nhật kí ra đời trong thời gian khác nhau và với phong cách từng nhà văn giúp bạn đọc thấy đƣợc cái hay, cái độc đáo của nhật kí để từ đó khảo sát quá trình phát triển của nhật kí nói chung trong nền văn học nƣớc nhà. Tạo ra nhận thức mới và quan trọng hơn cả là sự trân trọng của độc giả đối với nhật kí. 3.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu về nhật kí văn học. Nghiên cứu đặc trƣng của nhật kí văn học trên một số phƣơng diện qua ba cuốn nhật kí trên. Phân tích các giá trị mà ba cuốn nhật kí đem lại. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Trong khóa luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu tổng quan về nhật kí, 4 tìm hiểu nhật kí trên các phƣơng diện nhƣ: ngƣời trần thuật, tính chân thực, tính chất biên niên và tính chất cá nhân trong ba cuốn nhật kí. 4.2. Phạm vi Luận văn khảo sát qua 3 tác phẩm Nhật kí đi Tây Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan cùng một số cuốn nhật kí của các tác giả trong các giai đoạn khác nhau. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Phƣơng pháp phân tích, hệ thống 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài “Đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, “Pháp du hành trình nhật kí” của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan chúng tôi mong muốn làm rõ đặc trƣng của nhật kí qua ba cuốn trên. 7.Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì khóa luận đƣợc chia ra làm hai chƣơng đó là: Chƣơng 1: Tổng quan về thể loại nhật kí văn học Chƣơng 2: Đặc trƣng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ 1.1. Tổng quan về thể kí văn học Văn học là tấm gƣơng phản chiếu hiện thực đời sống dƣới nhiều góc độ khác nhau với mọi cung bậc cảm xúc của thế giới tâm hồn con ngƣời. Để có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, làm nên “bông hồng vàng” kết tinh những nét đặc sắc nhất của hiện thực đời sống, văn học nghệ thuật không chỉ mang đến cho ngƣời yêu văn chƣơng một cách nhìn mà còn phản ánh cuộc sống đa dạng với nhiều thể loại văn học phong phú nhƣ: thơ, tiểu thuyết, kịch…và nhật kí cũng là một loại hình thu hút lớn đối với nhà văn cũng nhƣ độc giả. “Kí gồm nhiều thể chủ yếu là văn xuôi tự sự nhƣ: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút do có tính chất trung gian mà ngƣời ta liệt kí vào cận văn học”. Kí là loại hình văn học trung gian có nhiều biến thể xuất hiện khá muộn so với các thể loại khác nhƣng nhật kí có những nét riêng không thể trộn lẫn, góp phần làm nên sự phong phú của văn chƣơng nghệ thuật. 1.2. Khái quát về nhật kí văn học 1.2.1. Quan niệm về nhật kí “Nhật là ngày. Kí là ghi chép. Nhật kí là ghi chép lại những sự việc diễn ra hàng ngày, tuy nhiên từ khi xuất hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhật kí, tiêu biểu ta chú ý đến các quan niệm sau: Quan niệm thứ nhất: nhật kí đích thực là một thể tài ngoài văn học. Với quan niệm này, nhật kí ở đây chỉ đƣợc xem là những ghi chép cá nhân đơn thuần đƣợc sử dụng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng, để kí thác những suy nghĩ khó giãi bày với ngƣời khác chứ không mang những nét đặc trƣng làm nên diện mạo riêng của một thể loại văn học. [25, tr 6] Quan niệm thứ hai: coi nhật kí là một thể loại văn học. Cuốn Từ điển 6 thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi là cuốn sách đầu tiên trong văn học Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật kí với tƣ cách là : “Một thể loại thuộc loại hình kí”. [25, tr 6]. Giáo sƣ Trần Đình Sử cũng đã đánh giá nhật kí là một tiểu loại của loại hình kí, Nhật kí là thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất [20, tr 379]. Cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX của Phan Cƣ Đệ cũng cho rằng nhật kí là một thể loại văn học: Nhật kí ghi chép những sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo ngày tháng. Nhật kí thiên về tâm tình hơn sự kiện. Một tập nhật kí có ý nghĩa văn học khi thể hiện được một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn. [4, tr 8] Chúng tôi qua việc khảo sát các tác phẩm nhật kí thấy rằng nhật kí là một thể loại văn học. Nghĩa là chúng tôi thừa nhận nhật kí mang trong nó những quy luật đặc thù của thể loại làm nên diện mạo riêng của nó. Vậy ta có thể thấy bản chất cốt lõi của nhật kí là sự thật, nhật kí mang tính chất biên niên, có tính chất cá nhân riêng tƣ hay ngƣời trần thuật trong nhật kí luôn mang những đặc trƣng riêng biệt của thể loại. 1.2.2. Đặc trưng của nhật kí 1.2.2.1 Người trần thuật trong nhật kí Trần thuật (narration) là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, miêu tả nhân vật theo một thứ tự nhất định, theo một cách nhìn nào đó. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của người trần thuật [6; tr 364]. Nhƣ vậy ngƣời trần thuật trong tác phẩm là một ngƣời hƣ cấu hoặc có thật thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận... những vấn đề đƣợc mô tả hoặc đƣợc kể trong tác phẩm gồm hai dạng chủ yếu: ngƣời trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất), ngƣời trần thuật dấu mặt (ngôi thứ ba). 7 Ở nhật kí chủ yếu ngƣời trần thuật đƣợc kể theo ngôi thứ nhất, ngƣời trần thuật luôn là tác giả hoặc nếu có gửi gắm ủy thác cho nhân vật của mình thì đó là nhân vật xƣng “tôi” kể lại cuộc đời của chính nhân vật chứ không phải nhân vật ở ngôi thứ ba nhƣ trong truyện hay tiểu thuyết. Nhật kí là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ta luôn thấy ngƣời trần thuật luôn giữ ngôi thứ nhất. Ngƣời trần thuật lộ diện, tôi tự kể chuyện của mình, kể những gì liên quan đến mình. Đây là kiểu ngƣời trần thuật tƣờng minh hay nói cách khác là ngƣời trần thuật xuất hiện, lộ diện trực tiếp. Ngƣời kể ngôi thứ nhất trong nhật kí có vai trò bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm, nhân vật “tôi” trong nhật kí vừa là nhân vật - nhân chứng cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn bạc, đánh giá về đối tượng phản ánh và bộc lộ lập trường, quan điểm cảm xúc của bản thân [25; tr 20]. Trần thuật theo ngôi thứ nhất giúp ngƣời viết có thể bộc lộ trực tiếp những lập trƣờng quan điểm tƣ tƣởng, cảm xúc riêng của bản thân đáng tin cậy chứ không phải thông qua đoạn trữ tình ngoại đề trong truyện. Chính vì thế, ngƣời viết có thể bộc lộ trực tiếp, thẳng thắn, rõ ràng lập trƣờng, thái độ của mình vì ở nhật kí luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của ngƣời viết với nhân chứng của hiện thực để quan sát, nhận xét, chứng kiến. Có hai lập trƣờng chủ yếu là lập trƣờng phê phán (thẳng thắn tố cáo, lên án tội ác của kẻ thù, mỉa mai những mặt trái của con ngƣời và xã hội) và lập trƣờng cộng đồng (ngợi ca những tấm gƣơng tốt, ngƣời tốt, việc tốt), điều này góp phần đảm bảo tính chính xác, chân thực trong nhật kí đồng thời tạo niềm tin nơi ngƣời đọc. 1.2.2.2 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật kí Bởi kí “cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”, “tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí” [21; tr 244] thì nhật kí cũng vậy tính xác thực của sự việc ghi chép đƣợc coi là đặc trƣng của nhật kí, nó đƣợc thể hiện ở chỗ: 8 Không chứa đựng yếu tố hƣ cấu, khác hoàn toàn với truyện và tiểu thuyết, yếu tố hƣ cấu là điều tối kị nhất trong nhật kí, ngƣời viết nhật kí không tự dƣng thêm vào các tình tiết câu chuyện không có thực trong đời sống. Nhật kí luôn đòi hỏi sự thành thực của ngƣời viết và tính xác thực đối với những thông tin đƣơc ghi chép lại. Nếu nhƣ truyện và tiểu thuyết viết ra nhằm đạt thông tin thẩm mỹ thì nhật kí nhằm hƣớng tới thông tin sự thật. Giáo sƣ Trần Đình Sử viết rằng: Nhật kí là thể loại ghi chép những sự việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính người viết giá trị quan trọng nhất của nhật kí là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra [21, tr 261]. Nhƣ vậy tính xác thực chính là yếu tố làm nên giá trị của nhật kí. Và sự thật trong nhật kí đó là: sự thật lịch sử nằm trong thế giới khách quan. Tất cả các thông tin đƣợc ghi chép lại phải xác thực về ngày tháng đối với sự kiện, số liệu đối với hiện tƣợng, địa chỉ đối với nhân vật. Tất cả đều phải nguyên vẹn nhƣ những gì diễn ra trong thế giới khách quan, còn trong cảm xúc là sự thành thực bộc lộ tâm trạng, tình cảm của bản thân. Chúng ta có thể nhận thấy điều này ở các trang nhật kí nhƣ Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Qúy đƣợc ghi chép trong chƣa đầy một năm chị hành quân vƣợt Trƣờng Sơn, hay nhật kí Đặng Thùy Trâm đã giúp những ai chƣa bao giờ biết đến chiến tranh, chƣa bao giờ sống trong khói lửa chiến tranh nhận ra nhiều sự thật mà trong cuộc sống thời bình không thể nào có đƣợc. Trong lời giới thiệu Nhật kí chiến tranh nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: Tất cả những gì ta đọc được ở đây đều là sự thật; cái sự thật thô tháp tươi ròng và sống động. Những con người thật; những địa chỉ thật; những sự việc thật; những tâm trạng thật [15, tr 18]. Vậy nên đọc Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong ta nhận thấy tất cả những sự kiện, sự việc, những con ngƣời, những hình ảnh đặc trƣng của từng mảnh đất đã trải qua quãng đời công tác đều đƣợc anh ghi chép trong cuốn nhật kí này. Với tất cả điều trên ta nhận thấy tính chất xác thực đã tạo ra sức hấp dẫn riêng cho thể loại đồng thời có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra giá trị 9 nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động, niềm tin đối với ngƣời đọc đồng thời là những cuốn tƣ liệu vô giá cho mọi thời đại đã qua đi. 1.2.2.3 Nhật kí là một thể loại mang tính chất cá nhân riêng tư Giáo sƣ Trần Đình Sử khẳng định trong giáo trình Lý luận văn học phần tác phẩm và thể loại: nhật kí là thể loại mang tính chất riêng tư đời thường nhiều nhất nếu mục đích của bài viết là đề giao lưu với người khác thì nhật kí trái lại chỉ đề giao lưu với chính mình, mình viết để cho mình, nói với mình. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật kí. [20; tr 379]. Nhật kí chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế có thể nói nhật kí chính là thể loại kí mang tính chất riêng tƣ, tính chân thực và rất đời thƣờng Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật kí người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật. [26, tr.11]. Nguyễn Văn Thạc viết nhật kí chỉ nhằm cho riêng mình và từng coi nhật kí là một kỉ vật thiêng liêng, một “người bạn đường nghiêm khắc và tốt bụng” [24, tr 227]. Chính bởi tính cá nhân riêng tƣ này mà nhật kí cá nhân thƣờng là những lời tâm sự, những suy ngẫm “sống để bụng, chết mang theo” của cá nhân ngƣời viết mà ngƣời khác cũng nhận ra điều này và không đƣợc xâm phạm đến. Tính chất cá nhân riêng tƣ của nhật kí không giống với thơ, truyện, kịch. Ở thơ, truyện, kịch khi viết tác giả luôn xác định mục đích sáng tác, đối tƣợng tiếp nhận và nghệ sĩ sau khi sáng tác thƣờng không giữ tác phẩm lại làm sản phẩm cho riêng mình mà luôn công bố trƣớc đông đảo bạn đọc trong khi đó nhật kí tác giả viết cho riêng mình với những điều bí mật nhất của bản thân nên hoàn toàn không có ý định công bố rộng rãi trƣớc công chúng, tất cả đều đƣợc giữ bí mật. Tính chất cá nhân của nhật kí còn đƣợc thể hiện ở phong cách của mỗi tác giả, mỗi ngƣời nghệ sĩ sẽ có đời sống nội tâm, cảm xúc cá nhân khác nhau. Mỗi trang nhật kí là những lời tâm sự riêng của cá nhân ngƣời viết với 10 chính bản thân mình, do vậy qua mỗi trang nhật kí bạn đọc có thể tìm thấy những cảm xúc khác nhau hết sức phong phú, ngoài ra ở mỗi nhật kí lại sử dụng những kí hiệu riêng mà nếu không lí giải thì ta không thể biết đƣợc cũng tạo nên tính chất cá nhân riêng tƣ của nhật kí. Tóm lại, tính chất cá nhân riêng tƣ làm nên nét riêng đồng thời tạo ra sức hấp dẫn của nhật kí. 1.2.2.4 Tính chất biên niên của nhật kí Một cuốn nhật kí luôn luôn viết theo kết cấu thời gian tuyến tính, theo trình tự về ngày tháng năm và bao giờ khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng cũng đƣợc ghi rõ: ngày tháng năm (bằng số). Ngƣời viết nhật kí bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc ghi chép. Sự việc hay hiện tƣợng đƣợc ghi lại trong nhật kí bao giờ cũng đƣợc sắp xếp theo đúng trình tự thời gian mà ngƣời viết lần lƣợt đƣợc chứng kiến hay tham gia. Theo giáo sƣ Trần Đình Sử: Nhật kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng [20, tr.379] tùy theo cảm hứng và thời gian công việc của ngƣời viết. Điều đó có nghĩa là thứ tự ngày tháng có thể theo đúng thứ tự liên tục nhƣ 1, 2, 3, 4 nhƣng cũng có thể ngắt quãng nhƣng vẫn phải theo thứ tự liên tục nhƣ 1, 2, 5, 6, 7. Ngoài ra trong nhiều cuốn nhật kí ngoài ghi ngày tháng năm ngƣời viết còn ghi cả nơi viết, giờ viết nhật kí. Tính chất biên niên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chân thật của nhật kí. Ngƣời viết nhật kí đã biết vận dụng yếu tố này của nhật kí để ghi chép, phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách của xã hội. Nhờ tính chất biên niên này mà nhật kí đƣợc coi là thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất. 11 CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG CỦA NHẬT KÍ VĂN HỌC QUA BA CUỐN: NHẬT KÍ ĐI TÂY CỦA PHẠM PHÚ THỨ, PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH VÀ CÔ LÀM CÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 2.1 Hình tƣợng ngƣời trần thuật trong nhật kí biểu hiện qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan 2.1.1 Người trần thuật ở ngôi thứ nhất Thể loại nhật kí chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi”, “mình”, “chúng tôi”. Hình tƣợng cái “tôi” trong nhật kí không có gì có thể phủ nhận đƣợc yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong nhật kí. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự trò chuyện của ngƣời viết với chính bản thân họ nên việc ai là đối tƣợng trực tiếp trong nhật kí không phải là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy sức hút của những cuốn nhật kí này phụ thuộc vào cái “tôi” với nhiều cảm xúc sâu sắc trƣớc những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày, tất nhiên điều đó phụ thuộc vào đạo đức và yếu tố thẩm mỹ của ngƣời viết nhật kí. Giá trị của nhật kí gắn bó chặt chẽ với đời sống nội tâm của ngƣời viết góp phần tạo nên chiều sâu nhân văn cho tác phẩm. Cái “tôi” trong nhật kí không ghi chép hoặc phản ánh một cách thụ động về hiện thực cuộc sống và con ngƣời mà phải tái tạo biểu đạt một cách chủ động, sáng tạo trƣớc những hiện thực đó. Do nhật kí là những trang viết kể về chính cuộc đời mình, kể lại những sự kiện xung quanh tác giả nên ngƣời kể trong nhật kí luôn đứng ở ngôi thứ nhất kể lại, hay chính là tác giả, tác giả là ngƣời trực tiếp trải nghiệm, là minh chứng cho từng trang nhật kí hoặc gửi gắm qua một nhân vật “tôi” kể lại cuộc đời mình. Đó chính là ngƣời trần thuật lộ diện. Trong Nhật kí đi Tây, ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất xƣng “tôi” là tác giả và ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất số nhiều xƣng “chúng tôi”, bởi trong 12 chuyến du hành cùng với tác giả còn có những ngƣời xứ bộ khác đi cùng. Quay trở lại với bối cảnh An Nam lúc bấy giờ, thời kì dân ta đang chịu sự thống trị của Pháp, Phạm Phú Thứ là một trong ba đại sứ An Nam sang Pháp, Tây Ban Nha năm 1863 – 1864 để học tập, tiếp cận, tìm hiểu văn minh phƣơng Tây để khi trở về ông tâu trình lên vua tất cả những gì đƣợc nghe, thấy, hỏi, trả lời nhằm thực hiện tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc. Trong lúc trên đƣờng đi tới hai nƣớc Phú Lãng Sa và Y - pha - nho. Tất cả những sự kiện xoay xung quanh nhân vật “tôi” và bạn bè đều đƣợc kể lại một cách chi tiết, cụ thể. Bắt đầu từ “ngày mồng sáu tháng năm năm Tự Đức thứ mười sáu, giờ thìn, chúng tôi vào Triều lạy và, sau khi nghe những lời dạy của Hoàng thượng, chúng tôi ra về” [46] đến khi lên thuyền bắt đầu chuyến đi xa “giờ mùi chúng tôi liền cùng với các quan và nhân viên tùy thuộc xuống thuyền từ bến Đông Gia ra cửa Thuận An”. Rồi đƣợc Lý - a - nha đƣa đến dinh soái phủ Lục - lăng nghỉ ngơi chờ tàu đến để lên đƣờng “đến cổng, chúng tôi xuống xe. Lục-lăng đưa chúng tôi đi qua khỏi dãy nhà thứ nhất, thì vị nguyên soái giở mũ, bước tới phía chúng tôi, bắt tay rồi dẫn vào phòng khách” [51], mỗi một nơi “tôi” và bạn bè đi tới đều đƣợc tâu trình rõ ràng với vua, đó là thành phố sƣ tử Singapo “Lý - a - nhi thuê xe ngựa mời chúng tôi lên bờ đi xem thành phố Tân Gia Ba” đến đây chúng tôi đi ngắm cảnh và “có đến thăm lãnh sự Phú - lãng - sa” đi qua đất nƣớc Inddonexia, rồi đến Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, Angieri với bao cảnh đẹp và những chuyến du ngoại kì thú. Cuối cùng “chúng tôi” đã đặt chân tới mảnh đất với bạt ngàn rừng nho và những chai rƣợu nho tuyệt vời, bắt đầu đƣợc nhận thức về công nghệ, kĩ thuật văn minh của Pháp, đó là kĩ thuật chụp hình “chúng tôi lần lượt mặc phẩm phục lên nhà lầu lợp kính trong quán để chụp ảnh”, sau đó “chúng tôi chuyển đi xem sở chế tạo đồng hồ và đồ đồng”, đi xem lầu chứa đồ kĩ xảo, coi ống máy làm băng, sở làm đồ pha lê. Đến nhà thờ, đi thăm các vị quan chức nơi đây. Đó là mảnh đất xứ sở của rƣợu nho, mảnh đất của văn minh, tiên tiến đều hơn 13 hẳn so với An Nam lạc hậu, truyền thống. Vậy đến Tây Ban Nha có điều gì lí thú, ta cùng đi với nhân vật “tôi” xem sao. Đến Tây Ban Nha “từ cửa biển đi vào là núi và sa mạc, nhưng khi đã vào nội địa là một sứ xở của lúa mạch và khoai, nho và lựu” hết sức thân thiện và hiếu khách “phái viên đón tiếp sứ bộ là A - sưng - gốt cùng với bốn nhân viên giúp việc và Ba - lãng - ca đến đón chúng tôi bên bờ. Trên bến, người ta bày binh khí và cử nhạc đưa chúng tôi đến quán” [234]. À ! Đây là xứ sở của lúa mạch và khoai, nơi tạo ra những thứ bánh quyến rũ ngƣời thƣởng thức một lần mà nhớ mãi. Con ngƣời ở đây cũng hết sức mến khách và trang trọng, điều này làm cho nhân vật “tôi” thích thú, ca ngợi tuy có khác với nƣớc Pháp nhƣng cũng thật giàu có và văn minh không kém. “Chúng tôi” đƣợc mời đi xem hát, thăm xƣởng thuốc lá rồi tiến kiến các đại sứ Tây Ban Nha. Nhƣ vậy chỉ với những trải nghiệm ban đầu Phạm Phú Thứ và các đại sứ An Nam đã kể lại tƣơng đối tỉ mỉ những sự kiện đã xảy ra. Hơn thế nữa không chỉ riêng tác giả nhìn thấy, nghe thấy, đặt chân tới mà các đại sứ Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản cũng là ngƣời trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, đặt chân tới do vậy cuốn nhật kí này làm tăng tính chân thực, chính xác của tác phẩm. Bởi lẽ tất cả các sự kiện không chỉ một mình tác giả nhìn nhận mà còn có hai đại sứ đi cùng chứng nhận điều tác giả kể trên đây là đúng. Ngoài ra còn sử dụng ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất số ít xƣng “tôi” nhƣng với tần xuất không nhiều, chỉ khi cá nhân một trong ba đại sứ trả lời hay lí do cá nhân mới xƣng tôi nhƣ : khi đến phủ soái Lục - lăng đƣợc quyền soái hỏi “đất Tây Ninh giáp với Cao Man, vậy biên giới lấy gì làm căn cứ?” Tôi, Phan Thanh Giản, nói: “muốn biết giới hạn rõ ràng, phải chờ xét kỹ, song nói chung, phàm đã trở thành thôn xóm thì là người Việt, còn ở rải rác trong rừng là người Man” [54] hay khi cần có thêm một ngƣời đi cùng trong chuyến đi đó thì “Tôi, Phan Thanh Giản, lại đem con là Phan Liêm theo để trông nom việc thuốc thang”, “Tối ngày mười lăm, bố chánh và án sát Tây mời cơm chúng tôi. Tôi, Phạm Phú Thứ, vì bị cảm, nên nằm ở quán 14 trọ” hay khi đến nƣớc Pháp các đại sứ An Nam nhận Quốc thƣ từ tham tri bộ Lễ của họ thì “Tôi, Phạm Phú Thứ, cung kính bưng Quốc thư đi trước một tí. Tôi, Phan Thanh Giản và những người khác đi tiếp theo”. Ngƣời trần thuật xƣng “tôi” và “chúng tôi” có sự chuyển đổi, phù hợp với từng điều kiện phát ngôn khiến ngƣời đọc không dập khuôn, nhàm chán và tạo nên sự độc đáo của Nhật kí đi Tây. Cuốn nhật kí thứ hai cũng thể hiện hết sức rõ đặc điểm này. Ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất xƣng “tôi” trong Pháp du hành trình nhật kí viết rằng: “Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến các đồng bào. Nhƣ vậy có nghĩa nhân vật “tôi” đã chú trọng việc theo dõi, ghi chép một cách cẩn thận để phục vụ cho đồng bào, kể lại cho họ nghe những gì mình trải qua. Phạm Quỳnh đƣợc cử sang Pháp tham dự cuộc đấu xảo thuộc địa năm 1922 cũng nhƣ Nhật kí đi Tây, tác giả Pháp du hành trình nhật kí kể lại chặng đƣờng kéo dài sáu tháng từ 3/1922 đến 9/1922 với những gì tác giả đã nghe thấy, nhìn thấy: “Tôi được quan Thống sứ Bắc kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt cho Hội Khai trí tiến đức để dự cuộc đấu xảo Marseille, lại được quan Toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 Tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta), xuống Hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp.” [1] Từ khi tàu nhổ neo cho đến đi sang các nƣớc láng giềng Singapo, Vịnh Peang (Malaixia), Colombo và cuối cùng là Pháp, nhân vật “tôi” dƣờng nhƣ đã cho ngƣời đọc đƣợc chứng kiến tận mắt nhƣ mình đã một lần đặt chân tới những mảnh đất thân yêu, giàu có đầy kì thú và quyến rũ ấy: “Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất