Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm truyện ngắn lê trâm...

Tài liệu Đặc điểm truyện ngắn lê trâm

.PDF
98
1
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG DIỆU ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG DIỆU ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ MINH HIỀN Đà Nẵng - Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM TRONG SỰ ĐỔI MỚI CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ......................................................... 8 1.1. Những đổi mới cơ bản của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại .................. 8 1.1.1. Đổi mới về quan niệm nghệ thuật........................................................ 8 1.1.2. Đa dạng trong phản ánh cuộc sống .................................................... 10 1.1.3. Dung hợp các kiểu diễn ngôn ............................................................ 12 1.2. Những bƣớc đi mới của truyện ngắn Quảng Nam trong sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại ..................................................................... 14 1.2.1. Từ sau 1986 đến 1996........................................................................ 14 1.2.2. Từ sau 1996 đến nay .......................................................................... 16 1.3. Lê Trâm - Cây bút truyện ngắn nổi bật của văn học Quảng Nam đương đại .. 19 1.3.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lê Trâm..................................... 19 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Lê Trâm .................................................. 20 1.3.3. Truyện ngắn Lê Trâm – một sắc màu nghệ thuật đậm “cá tính Quảng” . 24 Tiểu kết ..................................................................................................................... 26 CHƢƠNG 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM....27 2.1. Từ nơi đầu sóng ngọn gió Quảng Nam ...................................................... 27 2.1.1. Cuộc sống gian truân mà bình dị ....................................................... 27 2.1.2. Những cuộc dấn thân kiên cường, bạo liệt ........................................ 31 2.2. Đến những hành trình mƣu sinh mới ........................................................ 36 2.2.1. Hành trình thử thách và khát vọng chinh phục .................................. 36 2.2.2. Tin tưởng vào các giá trị tốt đẹp của cuộc đời .................................. 42 Tiểu kết ..................................................................................................................... 48 CHƢƠNG 3 . MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM ................................................................... 49 3.1. Nhân vật ........................................................................................................ 49 3.1.1. Đa dạng kiểu nhân vật ....................................................................... 49 3.1.2. Nhân vật khắc khoải, chiêm nghiệm về cuộc đời .............................. 52 v 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ........................................................... 56 3.2.1. Không gian thực tại đan xen hoài niệm ............................................. 56 3.2.2. Không gian văn hóa Quảng Nam....................................................... 60 3.2.3. Đan cài thời gian biến cố và thời gian tâm lý .................................... 65 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật............................................................ 69 3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, đậm phương ngữ Quảng Nam ............................. 69 3.3.2. Giọng thương cảm, trân trọng, giàu suy ngẫm .................................. 72 Tiểu kết ..................................................................................................................... 77 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hòa vào sự phát triển của nền văn học nước nhà, các nhà văn Quảng Nam - Đà Nẵng những năm 70 của thế kỉ XX đã nỗ lực sáng tạo nên những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Với nhiều góc nhìn đa dạng về cuộc sống và con người, các nhà văn Quảng Nam - Đà Nẵng đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời, góp phần làm đa dạng những thành tựu của văn học Việt Nam đương đại. 1.2. Lê Trâm được xem là một trong những cây bút nổi bật của văn học địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, truyện ngắn của Lê Trâm, với những tìm tòi, thể nghiệm khá mới mẻ đã tạo được dấu ấn đặc biệt cho văn xuôi của đất Quảng. Với những câu chuyện đời sống của những người dân miền Trung nói riêng, con người Việt Nam nói chung, gắn với những giai đoạn phát triển của đất nước, từ lúc chiến tranh đến thời kỳ đổi mới và trong đời sống kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới hôm nay, Lê Trâm đã thể hiện rất rõ những khao khát sáng tạo, khả năng tái hiện cuộc sống chân thực và tinh tế. Truyện ngắn Lê Trâm đã tái hiện một cách đa dạng cuộc sống, con người Quảng Nam – Đà Nẵng từ khi chiến tranh kết thúc đến nay. Truyện ngắn của Lê Trâm đã khắc họa nên một thế giới nhân vật đầy màu sắc, sinh động, đậm “chất Quảng Nam”. Điều này khiến truyện ngắn của Lê Trâm không chỉ được đánh giá cao trong Văn học Quảng Nam – Đà Nẵng mà còn tạo được thiện cảm với người đọc. 1.3. Chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Lê Trâm, chúng tôi mong muốn thông qua việc tìm hiểu những vấn đề về cuộc sống, con người được phản ánh trong truyện ngắn Lê Trâm mà phát hiện, làm sáng rõ những đặc điểm nội dung và nghệ thuật làm nên sự đặc sắc cho truyện ngắn của ông. Qua đó, khẳng định giá trị truyện ngắn của Lê Trâm, đồng thời khẳng định vị trí cũng như những đóng góp của nhà văn đối với văn học Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Các nhà nghiên cứu đã có một số bài viết nhận xét về truyện ngắn của Lê Trâm: Năm 2017, trên báo Văn nghệ, Phùng Tấn Đông đã chỉ ra nét đa dạng, độc đáo của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Trâm. Theo ông, đó là những 2 nhân vật nữ “với hành trang lạ lùng, vừa thông minh vừa đa cảm, vừa có thật mà cũng rất liêu trai… mang vẻ đẹp đầy tự trọng của tình yêu trong sáng, tận hiến, vô nhiễm và đầy “thiên tính nữ”” (...) dù có số phận “chìm nổi, bèo bọt” nhưng ở họ “đều có niềm tin hằng cửu vào tình yêu, vào lòng tốt” và “khôn nguôi hi vọng về một “tình yêu tìm thấy” ở ngày mai” [47]. Phùng Tấn Đông cũng nhận thấy các nhân vật nam trong trong truyện ngắn Lê Trâm là “những nhân vật của “ngổn ngang ký ức và thời gian” với bao hoài niệm đẹp đẽ” (....) “đầy cá tính, trung thực, tài hoa, lịch lãm”, “mang hồn cốt quê kiểng thơm” Đó là “những nhân vật xưng tôi (....) lúc nào cũng đau đáu phân thân giữa thực tại và tương lai, nội giới và ngoại cảnh, trẻ con và người lớn... khi thì là thằng tôi thất bại vừa thương yêu, chia sẻ với cộng đồng, vừa sống với huyền tích đầy ám ảnh của làng xóm vừa nổi điên … là những thân phận dở dang nhưng đầy ám ảnh với mộng, thực mờ nhoà” [47]. Qua quan sát về các tuyến nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Lê Trâm, Tây Bình nhận định: “Tuyến nhân vật trong tập truyện giăng mắc giữa xô bồ và bị xua đuổi, muốn đi tìm chính mình. Trong cuộc trốn chạy ấy, họ ngã vào thiên nhiên hòng mong sự giải thoát nhưng cuối cùng vẫn chấp chới ”. Ông cho rằng, Lê Trâm đã “không đẩy nhân vật của mình đến cạn cùng, quyết liệt mà cứ lưng lửng, chơi vơi”[42] và LêTrâm chọn “những bến sông, bãi biền, Lê Trâm đẩy nhân vật của mình ra không gian không giới hạn, để từ đó bật lên bản ngã trong cuộc tìm kiếm đục - trong, khát khao được sống đúng với mình…” [42]. Cũng nhận xét về các tuyến nhân vật trong truyện ngắn Lê Trâm, Nguyễn Tấn Ái trong bài viết Nhân vật và giọng điệu đã khẳng định: “những nhân vật chính diện chưa bao giờ có cơ hội làm nhân vật chính trong truyện của Lê Trâm (...).Nhân vật được nói đến, là những nhân vật chưa được phép có diễn ngôn dù họ là cái phần tốt đẹp mà chuỗi diễn ngôn của nhà văn hướng đến. Ấy là khi nhân vật chính bỏ cuộc để nhận ra nhân vật chính của cuộc đời lẽ ra không phải là họ. Như có một ẩn ức phi lý trong xử lý nhân vật của nhà văn. Ẩn ức phi lý ấy còn được dẫn dụ bởi hình tượng nhân vật chính lắm khi cứ như kẻ ngốc giữa cuộc đời, chao đảo ngả nghiêng bên lằn ranh thiện-ác” [41]. Nguyễn Hiệp đã phát hiện về con người trong truyện ngắn của Lê Trâm: “Số phận con người vốn đầy những ảo giác, ảo giác về tình yêu, ảo giác về bước đường hoàn lương, ảo giác về những ước mơ trở thành hiện thực. Không phải chỉ cuộc lạc rừng tuyệt vọng mà chính là cuộc lạc giữa xã hội người lúc ấy đã nhấn chìm nhân vật chính của truyện trở thành một thứ hiện thân của ảo giác, của thất 3 bại, của hư đốn và của những bước chân chậm trễ trong cuộc đời” [52]. Truyện ngắn Lê Trâm còn là “tập họp những lát cắt thật đến run rẩy, sâu đến mơ hồ, những rung động, những đớn đau chính là thứ ranh giới- không ranh giới trong các ngăn kí ức đời người. Và đó chính là đời, là con người, là hiện sinh, là cái tôi sống, yêu thương, giận hờn, nhẫn nhục, lầm lạc, vươn lên, chịu trách nhiệm… Hiểu biết về nhiều mặt của nhân tính chính là hiểu sâu về con người vậy” [52]. Trong bài viết Đất và người xứ Quảng trong truyện ngắn Lê Trâm, Phạm Phú Phong đã có những nhận xét về quan niệm nghệ thuật về con người của Lê Trâm: “Nhân vật của Lê Trâm là con người quá khứ, quan niệm nghệ thuật về con người của anh cũng dưới góc nhìn quá khứ - một quá khứ chiến tranh như một vết cắt của lịch sử mà nhiều lần anh đã lặp đi lặp lại” (…) “con người hiện tại để hồi ức về quá khứ, trước khi kể chuyện quá khứ đều bắt đầu bằng hiện tại” (…) “bao lo toan trong cuộc sống bộn bề thời bình với một cảm quan hiện thực hết sức chân thực về công cuộc mưu sinh, quan niệm về lối sống, về tình yêu, về trạng thái của con người hiện đại không cô đơn nhưng mà cô độc, hoặc những dấu vết văn hóa hư ảo khoác màu sắc tâm linh” [54]. Nhà văn Nguyễn Nhã Tiên với bài viết Mười năm một lối đi đã chỉ ra cái nhìn mới về con người và cuộc sống của Lê Trâm trong truyện ngắn: “Cảnh vật mười mươi hiện thực, ngoại trừ các nhân vật. Có thể nói, yếu tố huyền ảo làm nên sức sống thẩm mỹ trong truyện ngắn Lê Trâm, mà dấu vết của nó ẩn dụ rõ sự mong manh qua hình tượng nhân vật đối thoại. Con người gặp nhau trong biên giới thực và hư, vừa cụ thể vừa mơ hồ bất định, đó cũng là chiều kích ý niệm của truyện” [ 56]. Bài viết Truyện ngắn Lê Trâm và Những cuộc hội nhập, Phan Văn Minh đánh giá cách Lê Trâm đề cập đến con người trong truyện ngắn: “Dường như con người hiện tại chỉ là những cá thể mờ nhạt và bất lực trước hiện thực. Trong từng mẩu chuyện lại là những sự kiện, những số phận, những văn bản tư liệu, những liên tưởng chồng lấn, đồng hiện với nhau. Tất cả những điều trên hình như chỉ có một tương quan duy nhất là từng tồn tại, từng xảy ra bên một dòng sông mà nguồn gốc vốn không được chính danh. Ở đó có những ký ức không mấy êm đềm của tuổi thơ, có nỗi ám ảnh về con bò cái nước mắt ròng ròng, bốn chân bíu lấy đất không dám bước vào lò sát sinh” [51]. Trong bài viết Nhà văn Lê Trâm cô đơn vì phía gió biển không còn ai Lê Công Sơn đã đưa ra nhận xét về cách nhìn của Lê Trâm về cuộc sống: “Một số truyện còn lại bám theo dòng chảy của cuộc sống đương đại, cố gắng thoát khỏi sự mô tả để tìm những điều ẩn giấu đằng sau sự biểu hiện bên ngoài ấy nhìn 4 nhận ra bản chất của con người, từ đó ông chiêm nghiệm về sự sống, cái chết, hơn thua mất còn, giàu nghèo, sang hèn…” [ 55]. Lê Đức Thịnh khi tiếp cận những truyện ngắn của Lê Trâm đã nhận xét về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn: “Mỗi câu chuyện mang bóng dáng đời thường được tác giả nhặt ra từ dòng ký ức trải dài từ tuổi thơ theo đến tận kiếp người gắn với quê hương xứ Quảng với bao biến cố của tự nhiên và xã hội: lũ lụt - những dòng sông bên lở bên bồi, chiến tranh - trại định cư, con người - số phận” [59]. “Lê Trâm nhẩn nha trong từng câu chữ và sự kiện; không dồn nén nhưng cuốn hút người đọc từ chuyện đến truyện mà trong đó có trăn trở từ đời sống không cùng nhưng cứ tuần tự trôi vèo một kiếp người” [59]. Nhà nghiên cứu Phạm Phú Phong đã nhấn mạnh cách Lê Trâm chạm đến hiện thực cuộc sống con người trong truyện ngắn: “chất liệu hiện thực đã lui vào quá vãng, nhưng không chịu ngủ yên, mà đầy ắp, quẫy đạp, sinh sôi, đòi phải hiện hình ra trang giấy” [54]. Trong bài viết Hình bóng thời gian trong truyện ngắn Lê Trâm Lê Công Sơn cũng đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Trâm: “Cái ngưng đọng hay vèo trôi của thời gian trong truyện Lê Trâm thường gắn cụ thể với vùng đất Quảng quê anh. Những con người của đồng đất xóm bãi nghèo xơ bơ xấc bấc, tuổi nhỏ đi học thì hai mùa mưa nắng qua sông đều cực, lớn lên chiến tranh ly loạn, người tản cư, người bám làng chiến đấu, người còn người mất, rồi hết giặc về dựng lại mấy mái tranh, cày ruộng, vô hợp tác, rồi khoán, cũng qua một kiếp người và người đang nằm trên chõng tre chờ về với đất, trong ấm nồng tình làng nghĩa xóm” [55]. Phan Văn Minh nhận định cách vận dụng thủ pháp nghệ thuật của Lê Trâm: “tốc độ hành văn của anh “chảy” nhanh hơn, ít bị ngưng trệ bởi những phân tích, suy nghiệm vụn vặt thường thấy trong những truyện trước đây. Một điều đáng ngạc nhiên là tuy mới “hội nhập” vào “sân chơi” hậu hiện đại, nhưng tất cả những thủ pháp của anh đã khá liền mạch, ít bị lộ diện vết chắp vá vụng về như ở một số tác giả khác” [51], đồng thời Phan Văn Minh cũng đã nhận định người đọc sẽ nhận diện ở Lê Trâm “Một số truyện ngắn của Lê Trâm đã đánh dấu một gương mặt mới trong những cây bút văn xuôi trẻ nổi bật ở Quảng Nam - Đà Nẵng, độc giả sẽ say đắm trong chất trữ tình và sự tinh tế trong ngôn ngữ. Bên cạnh đó, trong một chừng mực, anh cũng tiếp nhận và thể nghiệm những xu hướng và thủ pháp mới của văn xuôi đương đại" [51]. 5 Trong bài viết Chữ bầu lên nhà văn Lê Trâm, Lê Đức Thịnh cũng đã đưa ra nhận xét về không gian nghệ thuật và kết cấu trong truyện ngắn Lê Trâm: “Nương theo những không gian mà tác giả đã dẫn dắt bạn đọc từ làng quê đến phố thị, từ đồng bãi đến núi đồi, từ “Ven đô” chộ rộ đến “Phía gió biển không còn ai”… để thấm thía với những câu chuyện giản dị, gần gũi; có khi là đời thường, có khi là chuyện của đời sống không cùng nhưng cứ tuần tự “trôi vèo một kiếp người”; có lãng mạn làm xao động mạch nhịp trái tim “vừa hồn nhiên vừa cuồng nhiệt”, có hiện thực cụ cựa ám chặn trong từng số phận hữu danh hay vô danh và đôi khi có không khí liêu trai ám ảnh hư thực ma mị trong “đêm của bướm” khiến người trong cuộc “lạnh buốt sống lưng” [60]. Bài viết cũng đã nêu “và đến khi kết truyện… thoáng có tí nuối tiếc; nhưng cũng có cái cảm giác mãn nguyện vì cái độ gợi mà tác giả mở ra cho bạn đọc trong tưởng tượng không cùng đầy nhân văn nhân tình nhân nghĩa” [60]. Nhà văn Nguyễn Nhã Tiên trong Mười năm chọn một lối đi đã chỉ ra cách tái hiện và bày biện không gian trong truyện ngắn của Lê Trâm: “ bày biện một không gian, một thế giới tưởng cụ thể đến từng thước tấc của núi, cụ thể đến từng tên đất tên người, cả những tên cỏ cây hoa lá... cảnh vật mười mươi hiện thực” [56]. Bài viết Chút hương cỏ xưa nơi xứ rượu hồng đào của Nguyễn Nhã Tiên đã chỉ ra nét đặc biệt trong văn phong truyện ngắn của Lê Trâm: “thế giới đó không còn là ngoại giới - một đối tượng để mô tả, mà là thế giới tự nội, từ đấy những nhân vật của nhà văn bước ra… Nếu hiểu bút pháp như là thứ của riêng mỗi nhà văn thì cái cách hành văn nhẹ nhàng mà đằm sâu, giản dị mà sáng sủa, tất cả đã tạo nên một phong cách Lê Trâm đĩnh đạc, điềm tĩnh, chừng như anh xa lạ với những phong cách phóng túng, cầu kỳ” [57]. Qua bài viết Nhân vật và giọng điệu, Nguyễn Tân Ái khẳng định: “…Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở một bút pháp giàu chất thơ, mà ở những vỉa ý nghĩa cũng mơ hồ thoáng qua, nó tự phá bỏ hình hài để nỗ lực đi tìm một đối thoại ngoài mình. Và như thế, phần lớn các truyện ngắn của Lê Trâm là những truyện chưa hoàn chỉnh, nó dành để một biên độ mở cho người đọc” [41]. Tóm lại, có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều bài viết quan tâm đến một số khía cạnh trong truyện ngắn của của Lê Trâm nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Lê Trâm một cách hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu Đặc điểm truyện ngắn Lê Trâm, nếu làm tốt sẽ có được cái nhìn hệ thống về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lê Trâm, đánh giá được những sáng tạo của Lê Trâm ở thể loại truyện 6 ngắn góp phần khẳng định những đóng góp của ông đối với văn học Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng, truyện ngắn Việt Nam nói chung. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tập truyện ngắn của Lê Trâm, gồm: Lai lịch một thành hoàng (1992), NXB Hội VHNT Quảng Nam - Đà Nẵng. Tìm lại thời gian (1999), NXB Đà Nẵng. Một giấc hồ điệp (2007), NXB Hà Nội. Phía gió biển không còn ai (2016), NXB Trẻ. Đêm nguyệt bạch (2018), NXB Trẻ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đặc điểm của truyện ngắn Lê Trâm được thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong đó có những vấn đề về cuộc sống và con người xứ Quảng, các phương diện nghệ thuật biểu hiện trong truyện ngắn Lê Trâm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Đặc điểm truyện ngắn Lê Trâm, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Cấu trúc truyện ngắn Lê Trâm thành một hệ thống để xem xét các yếu tố nổi bật được thể hiện trong nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lê Trâm theo hệ thống đã xác định. 4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Khảo sát từng phương diện nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, từ đó rút ra đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Lê Trâm. 4.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu Tiến hành so sánh đối chiếu truyện ngắn của Lê Trâm với một số truyện ngắn của các nhà văn: Quế Hương, Đà Linh, Nguyễn Hiệp, Lê Hoài Lương, … để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong sáng tác của Lê Trâm với các nhà văn này, qua đó có cái nhìn rõ hơn về những đóng góp của Lê Trâm trong tiến trình phát triển của văn xuôi miền Trung nói riêng và dòng chảy văn học đương đại nói chung. 4.4. Phương pháp nghiên cứu văn hoá học Vận dụng kiến thức ngành văn hóa học để giải thích ý nghĩa của biểu tượng văn hóa và qua đó nhận diện, khẳng định sự ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa đến cuộc sống và con người trong truyện ngắn Lê Trâm. 7 Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Lê Trâm trong sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2: Cuộc sống và con người trong truyện ngắn Lê Trâm Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lê Trâm. 8 CHƢƠNG 1 TRUYỆN NGẮN LÊ TRÂM TRONG SỰ ĐỔI MỚI CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Những đổi mới cơ bản của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Đổi mới về quan niệm nghệ thuật Đổi mới không chỉ là quá trình vận động nội tại, tự thân của văn học mà còn là quá trình lịch sử khách quan diễn ra dưới tác động của rất nhiều yếu tố có quan hệ biện chứng với nhau. Sau 1986, dưới tác động của quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế cùng những thay đổi hệ giá trị văn học và đạo đức thẩm mỹ, văn học Việt Nam đã có nhiều đổi mới về quan niệm nghệ thuật. Trong quan niệm của các nhà văn, đối tượng phản ánh, khám phá được mở rộng một cách toàn diện. Hiện thực không chỉ là các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là cuộc sống hàng ngày với các quan hệ thế sự đa đoan, phức tạp chằng chịt những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng, hạnh phúc và bi kịch. Quan niệm mới về hiện thực cùng cái nhìn cá thể, vốn tri thức phong phú của các nhà văn khiến truyện ngắn đương đại có được nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt”, cuộc sống con người với các mặt sáng tối đã được nhận diện, khám phá, khai thác một cách bản chất, từ chiều sâu nhân bản. Các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù Lao Tràm); Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng); Hồ Anh Thái (Trời vẫn sáng suốt đêm, Ngồi đường, Trong muốn ra ngoài muốn vào, Vốc nước trong lòng bàn tay)…; Y Ban (Bây giờ con mới hiểu, Bức thư gửi mẹ Âu cơ, Ai chọn dùm tôi, Biển và người đàn bà); Nguyễn Ngọc Tư (Ngọn đèn không tắt, Nắng nghịch mùa, Một mối tình, Cố định một đám mây, Ngày mai của những ngày mai, Cuối mùa nhan sắc, Không ai qua sông)... đã cho thấy những nỗ lực đổi mới quan niệm nghệ thuật của các nhà văn, đánh dấu sự đổi mới về tư duy văn học, sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực của nhà văn. Để bắt nhịp với những tiến bộ của văn học thế giới và nâng cao giá trị của văn học, các nhà văn Việt Nam từ sau 1986 rất chú ý đến việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Có thể thấy con người trong truyện ngắn đương đại đã được thể hiện một cách mới mẻ. Con người không còn được lí tưởng hóa, thần thánh hóa mà được nhìn nhận như nó vốn có. Các cây bút truyện ngắn đương đại quan tâm nhiều đến con người tự nhiên, từ nhiều góc độ, trong tính 9 toàn vẹn của nó, coi bản năng tự nhiên như một “lực sống” của con người (theo cách diễn đạt của Freud). Điều này khiến con người hiện ra trong truyện ngắn đầy đặn và sống động hơn. Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Những ngọn gió hua tát, Thương nhớ đồng quê, Sang sông); Võ Thị Hảo (Biển cứu rỗi, Người sót lại của Rừng Cười, Ngậm cười… Góa phụ đen, Hồn trinh nữ, nghịch tử…); Y Ban (Người đàn bà có ma lực, Chuyện nhỏ xóm nghèo, cõi thù hận, Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Cưới chợ…); Trần Thùy Mai (Đêm tái sinh, Biển đời người, Mưa đời sau, Thương nhớ Hoàng Lan, Trò chơi cấm ….) Các nhân vật trong truyện ngắn đương đại đa phần “thành công là sự xuất hiện những nhân vật tuy sống trong một bối cảnh khắc nghiệt, cam go, những số phận có thể là nạn nhân nhưng không đánh mất bản ngã, không phải để “tồn tại” mà để “sống” ... Những vết thương tinh thần không thấy rõ đối phương, con người trăn trở vật vã để vượt qua, trước hết để vượt qua mình. Con người không thuần nhất, đầy tâm trạng trong cuộc vận động mưu sinh, hoàn cảnh sống khắc nghiệt, cạm bẫy rình rập, đời sống của họ - một đồ thị hình sin cách quãng, chao đảo, phân ly, nhưng ánh sáng thiên lương vẫn không hề bị dập tắt, dẫu “trầy trật” trên mỗi bước đi, luôn“ tự vấn” hướng về chân lý và điều thiện ”[66], điều đó được thể hiện rõ qua các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thân, Chu Lai, Trần Thuỳ Mai, Ban, Võ Thị Xuân Hà, Sương Nguyệt Minh... Nhiều kiểu nhân vật, như nhân vật tha hóa, nhân vật bản năng, dị biệt, người điên hay kẻ lạc loài... xuất hiện, có tri thức, bình tĩnh, năng động, bản lĩnh và quyết đoán hơn, dám làm dám chịu, được đặt vào nhiều trạng huống phức tạp của đời sống bản năng cũng như đời sống tâm linh. Dạ Ngân (Con chó và vụ li hôn, Kẻ yêu chồng, Đừng nói điều ân nghĩa, vòng tròn im lặng, Bệnh nhân định kì.. ); Thùy Linh (Gió mưa gửi lại, giao thừa, Cổ tích cho đàn ông, Đừng rung cây mùa lá rụng, Niệm khúc thiên nga..);… Quá khứ, hiện tại, thực, mộng trộn lẫn, những triết lý nhân sinh xâu chuỗi chiết toả trong các thân phận, kiếp người... Trừ một số ít lạc lõng, đa phần những trang viết về nhục cảm, về cái “bản năng gốc” dục tính của con người khá đầy đặn, mềm mại khơi gợi sự đồng cảm thẩm mỹ, không thô thiển thuần tuý bản năng. Đa phần các tác giả thể hiện lối viết mới trong sự thể hiện tính cách nhân vật bằng sự phát triển các thủ pháp nghệ thuật truyền thống như pha tạp yếu tố ngôn ngữ đời thường dân dã; đi sâu 10 vào các tầng ký ức; thể hiện yếu tố nhục cảm lành mạnh; mở rộng tính kỳ ảo sang địa hạt tâm linh vô thức… Trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, có thể thấy, con người đời thường, phàm tục, không hoàn hảo, được khám phá ở nhiều tầng bậc, nhiều chiều trong mối quan hệ vốn có của nó, vừa như một sự đối thoại với quá khứ vừa là sự đề xuất hệ, giá trị nhân bản mới để đánh giá con người. Có thể thấy rất rõ điều này qua các nhân vật phụ nữ. trong các truyện ngắn của Dương Hướng (Người đàn bà trên bãi tắm), Y Ban ( Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Người đàn bà và những giấc mơ), Nguyễn Thị Thu Huệ (Thiếu phụ chưa chồng, Người đàn bà ám khói, Xin hãy tin em, Chị tôi, Của để dành,…); Đỗ Bích Thúy (Người đàn bà đẹp, Cuối mùa bạch yến, Sương khói mịt mờ…); … Một số truyện xuất hiện các nhân vật phản diện trong quá khứ, những kẻ ở thế giới đối lập, được thể hiện trong một cảm quan đầy tính nhân văn: là kẻ địch, kẻ xấu nhưng xấu trong cái bản thể “người” chứ không hoàn toàn thuộc thế giới “vô nhân tính”, với cộng đồng không đứt hẳn Nguyễn Trí Huân (Chim én bay). Sau 1986, văn chương nghệ thuật dần được coi là một “sân chơi” tự do của cá nhân, là trò chơi ngôn ngữ nghệ thuật, ở đó, các nhà văn có thể khám phá chiều sâu số phận con người, cả vô thức, tiềm thức và ý thức, cả niềm vui và nỗi đau, cả hy vọng và tuyệt vọng, cả anh hùng và bi kịch. Sự thay đổi quan niệm về văn chương nghệ thuật của các nhà văn được thể hiện qua hệ thống đề tài, cách miêu tả cuộc sống, cách xây dựng tình huống, cốt truyện, hình tượng nhân vật. Sự đa dạng của quan niệm nghệ thuật trong văn xuôi đương đại nói chung, truyện ngắn đương đại nói riêng đã không thuần nhất như trước mà trở nên, tạo nên những “sắc màu” khác nhau, trong tư duy mới, cách viết, góp phần tạo nên những thành tựu đa thanh, đa sắc cho truyện ngắn Việt Nam đương đại. Các truỵện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thúy, Bùi Anh Tấn, Trần Thùy Mai,…. không chỉ làm nên một hệ hình quan niệm nghệ thuật mới cho truyện ngắn mà còn góp phần đưa Văn xuôi Việt Nam thoát khỏi những lối mòn quen thuộc, có được những thành tựu mới trong quá trình vận động và phát triển. 1.1.2. Đa dạng trong phản ánh cuộc sống Từ sau 1986 đời sống văn học ở Việt Nam trở nên rất đa dạng, phong phú. Các nhà văn đã rất nhạy bén và linh hoạt trong cách tiếp cận, lý giải nhiều vấn đề của đời sống. Với sự năng động của thể loại và tầm nhìn mở rộng của người viết 11 về phạm vi, phương diện phản ánh, truyện ngắn đã tích cực đào xới và nghiền ngẫm cuộc sống bằng cái nhìn phản ánh chân thực và đa diện, gây ấn tượng với người đọc. Cuộc sống được phản ánh khai sáng ở nhiều góc cạnh bằng con mắt khách quan, đi sâu tìm hiểu, lý giải ở nhiều tầng bậc cùng sự hướng đến những số phận con người cụ thể. Nhiều tác phẩm truyện ngắn đương đại đã gây ấn tượng với người đọc bằng cách phản ánh chân thực cuộc sống bằng bản chất vốn có của nó, từ đó những giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống được bộ lộ, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ Phong Điệp (Kẻ dự phần, Phòng trọ, Vườn hoang); Phan Hồn Nhiên (Giờ xanh, Ván cờ, Té giếng, Những mưa ngày lạ, Khi tôi 64 ); Hồ Anh Thái (Trời vẫn nắng suốt đêm); Thùy Dương (Đường Trần)...; Nguyễn Ngọc Tư (Nước chảy mây trôi, Đau gì như thế, Biển người mênh mông, Ngổn ngang); Dương Hướng (Người đàn bà trên bãi tắm, Khoảng trời riêng). Cuộc sống trong truyện ngắn Việt Nam đương đại không chỉ hiện lên bằng những khuôn hình chân thực, nhiều màu sắc mà còn bằng những góc khuất, sự bí ẩn của đời sống và tâm hồn con người, mang chuyển các thông điệp về sự biến đổi lối sống đạo đức thực trạng bi hài của đời sống trong thời kinh tế thị trường sự xung đột giữa nhu cầu cá nhân với hoàn cảnh... ở cả thành thị lẫn nông thôn. Sự đa dạng trong phản ánh cuộc sống ở truyện ngắn Việt Nam đương đại thể hiện rõ ở việc các nhà văn đặc biệt quan tâm đến con người cá nhân. Bằng việc tái hiện những trạng thái đời sống, trạng thái nhân thế, các nhà văn đã phân tích lý giải và chiêm nghiệm hiện thực. Cảm hứng thế sự đời tư khiến các trăn trở về giới và tính dục, về không gian sống, vấn đề cá tính, tình yêu, hạnh phúc cùng sự đổ vỡ, chén cơm manh áo đời thường, sự ti tiện ích kỷ cá nhân, con người giành giựt nhau trong đời sống kinh tế, khát vọng chinh phục và khẳng định... của con người được bộ lộ rõ nét. Truyện ngắn đương đại phản ánh muôn mặt của đời sống xã hội, từ những vấn đề truyền thống, lịch sử của Nguyễn Ngọc Tư (Ngọn đèn không tắt), Nguyễn Thế Hùng (Người giữ cồn); Nguyễn Bình Phương (Thế giới của Kim); Hồ Anh Thái (Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng rổ) đến sự suy đồi đạo đức, sự tha hoá của con người trong cuộc sống nghiêng ngả của thời kinh tế thị trường Hồ Anh Thái (Cây hoàng lan hoá thành cây si); Nguyễn Quang Thân (Vũ điệu của cái bô…). Một số truyện ngắn đi vào đề tài triết lý, suy ngẫm Phan Thị Vàng Anh (Khi người ta trẻ, Hoa muộn, Hội chợ, Sau những hẹn hò, Si tình); Nguyễn Ngọc Tư (Sầu trên đỉnh Puvan…). Trong đề tài tình yêu, thường là sự đổ vỡ, kết 12 thúc trong bi kịch Tạ Duy Anh (Đêm hoá thạch); Phạm Hải Anh (Lạc…). Đồng thời truyện ngắn đương đại còn quan tâm đến những khao khát của con người về vật chất lẫn tinh thần.Y Ban (Đất ải…); Nguyễn Việt Hà (Vẫn chỉ là mây trắng…); Nguyễn Thế Hùng (Ngược sáng…). Các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm Tiết, Sống dễ lắm, Chảy đi sông ơi, Huyền thoại Mẹ, Kiếm sắc ), Nguyễn Ngọc Tư (Hành lý hư vô, Gáy người thì lạnh, Không ai qua sông, Xóm cũ, Cuối mùa nhan sắc), Đỗ Bích Thúy (Sau những mùa trăng, Ngải đắng ở trên núi, Đêm cá nổi), Phong Điệp (Ban mai lạnh, Ma mèo, Người phía bên kia đường, Giấc mơ bay qua cửa sổ, lạc chốn thị thành), Uông Triều (Đôi mắt Đông Hoàng, Bò Hoang Phố Cổ, Hà Nội Dấu Xưa, Phố Cũ, Hà Nội Quán Xá Phố Phường)… diễn tả thái độ, hành động, suy nghĩ của con người, của sự đen tối, của giá trị đồng tiền, với sự bao quát các vấn đề cuộc sống góp phần tạo nên sự cân bằng, sự hài hòa cho nhịp sống văn học đương đại và những đổi mới, cách tân nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động của truyện ngắn Việt Nam đương đại, thực sự lôi cuốn người đọc. Con người luôn ý thức sự hữu hạn của chính mình trong hành trình sống, từ tuổi thọ, khả năng chinh phục thế giới và bản thân, nỗi cô đơn, đến tình yêu, sự sáng tạo. Sự ý thức này khiến con người có thể nhận thức, cảm nhận để được vui sướng, tự hào, hoặc bất lực, bi đát, khôi hài, nhục nhã, cay đắng… qua đó họ thể hiện sự tồn tại những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng, nhân cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá nhân đó. Từ những góc nhìn mới, các nhà văn đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách đa dạng, nhiều chiều nhằm tìm kiếm các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống, đảm bảo sự tiến bộ của xã hội. Với sự đa dạng trong phản ánh cuộc sống, truyện ngắn Việt Nam đương đại đã có được những cái nhìn mới về thế giới bên trong con người, tạo nên sự bứt phá trong cách phản ánh và thực hành những thủ pháp nghệ thuật mới, tiếp cận và hội nhập được với văn học thế giới. 1.1.3. Dung hợp các kiểu diễn ngôn Diễn ngôn văn học là một hình thái nghệ thuật ngôn từ với sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng, nội dung và hình thức văn học, nơi phát sinh các tư tưởng, không gian con người, không gian xã hội, tâm lí và những sáng tạo mới trong đời sống. Sự thức tỉnh của cái tôi nhà văn, khát vọng vượt thoát cái cũ, tìm kiếm cái mới trong sáng tạo nghệ thuật về cuộc sống mới. Khi mà những chuẩn mực, chân lí chỉ là tương đối; lúc mọi giá trị đời sống biến thiên một cách mạnh mẽ, bản 13 thân người cầm bút cũng phải không ngừng đổi mới chính mình trong tư duy và lối viết. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật, đổi mới tư duy sáng tạo của các nhà văn Việt Nam đương đại còn được biểu hiện bằng ý thức sử dụng các kiểu diễn ngôn nhằm lột tả những vấn đề cấp thiết của cuộc sống. Diễn ngôn tính dục, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn nữ quyền…đã trở thành những khái niệm quen thuộc, được các nhà văn sử dụng thường xuyên trong truyện ngắn. Sự dung hợp các kiểu diễn ngôn trong truyện ngắn đã làm thay đổi khuôn diện của truyện ngắn truyền thống tạo những giá trị mới cho truyện ngắn đương đại. Trong các tác phẩm I am đàn bà của Y Ban, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Con chó và vụ li hôn của Dạ Ngân, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu... sự dung hợp của diễn ngôn tính dục và diễn ngôn nữ giới, đã bộc lộ tư tưởng, quan niệm, tình cảm của các nhà văn về bản năng của con người cũng như các giá trị đời sống đồng thời khẳng định dấu ấn riêng của họ trong truyện ngắn đương đại. Hay trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ( Tướng về hưu, Sang sông, Kiếm sắc, Muối của rừng, Sống dễ lắm), Nguyễn Ngọc Tư ( Cánh đồng bất tận, Cố định một đám mây, Mùa linh ái nở, Như nước mắt, Chỉ có gió trả lời câu hỏi, Mưa mây), Nguyễn Đình Tú (Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng, Đoản khúc Mùa Thu, Những bước nhảy trong đêm), Bùi Anh Tấn ( Cô đơn, Tình trai, Bướm đêm, Bụi đường, Biển cạn, Trái tim tội lỗi)… sự xuất hiện và kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn tôn giáo với diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tính dục, khiến tác phẩm mang tính thời đại và lôi cuốn độc giả. Chính sự dung hợp các kiểu diễn ngôn trong truyện ngắn Việt Nam đương đại đã giúp các nhà văn chạm được vào những khắc khoải ẩn ức, cô đơn, những hoài nghi, mơ hồ, trăn trở của con người để thể hiện cái nhìn nhân bản về con người cũng như làm giàu có hơn cho truyện ngắn đương đại. Sự dung hợp các kiểu diễn ngôn biểu hiện bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến của nhà văn về các vấn đề hôm qua và hôm nay. Từ đó, nhà văn có quyền bày tỏ công khai sự thức nhận của cá nhân trước những chân lí tưởng như bất di bất dịch, nghi ngờ những tín điều, giải thiêng các thần tượng, làm rõ những góc khuất, đề xuất những chuẩn mực mới…, lối tư duy, diễn đạt, không làm chữ, không làm màu, đi thẳng vào đối tượng của các nhà văn đương đại càng cho thấy rõ giá trị của diễn ngôn văn học đương đại. Sự dung hợp các kiểu diễn ngôn không chỉ cho thấy nhận thức của con người trong thời đại mới mà diễn ngôn còn cho thấy hiện thực mong manh của nhân tính, con đường cô đơn tột cùng, sự thăng hoa trong đau đớn của con người, họ luôn phải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất