Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam bộ (1945 1975) ...

Tài liệu đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam bộ (1945 1975)

.PDF
586
3
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH --------------------------- LÂM THỊ THIÊN LAN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 – 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP HỒ CHÍ MINH – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH --------------------------- LÂM THỊ THIÊN LAN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 – 1975) CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI 2. TS. LÊ NGỌC THÚY TP HỒ CHÍ MINH – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những nội dung được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lâm Thị Thiên Lan MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 10 2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............ 23 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 25 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 28 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 28 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 29 7. Kết cấu luận án ............................................................................................. 31 Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 - 1975) NHÌN TỪ CHỦ THỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT .............................. 33 1.1. Những nguồn ảnh hưởng đến sự hình thành hình thức chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ......................................... 33 1.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống (trên dẫn liệu truyện kể bình dân Nam Bộ) ................................................................................................... 33 1.1.2. Ảnh hưởng của tình hình lịch sử xã hội và sự giao lưu văn hóa 37 1.1.3. Sự chi phối của đặc trưng thể loại (tự sự cỡ nhỏ) ....................... 41 1.2. Các hình thức chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ........................................................................................................... 43 1.2.1. Chủ thể trần thuật và vai trò của chủ thể trần thuật .................... 43 1.2.2. Các dạng thức chủ thể trần thuật................................................. 71 1.3. Điểm nhìn trần thuật và các dạng thức phổ biến của điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ......................................... 91 1.3.1. Điểm nhìn theo xu hướng cá thể hóa .......................................... 92 1.3.2. Điểm nhìn theo xu hướng đối thoại, chia sẻ quan niệm, chia sẻ quyền phát ngôn .............................................................................................. 97 1.3.3. Kĩ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật và hiệu quả của nó trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975)................................................................ 98 1.3.3.1. Từ điểm nhìn khách quan sang điểm nhìn nội quan hóa ......... 98 1.3.3.2. Di chuyển điểm nhìn và sự thay đổi các thái độ, bình diện phản ánh, nhận thức trong truyện ngắn .................................................................. 100 Tiểu kết ............................................................................................................ 104 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 – 1975) NHÌN TỪ THỜI GIAN TRẦN THUẬT ....................................................... 106 2.1. Những nguồn ảnh hưởng đến sự lựa chọn thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) .......................................................... 106 2.1.1. Ảnh hưởng yếu tố truyền thống, yếu tố bản địa đối với sự vận động phát triển của thời gian trần thuật ........................................................ 107 2.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố phi bản địa đối với sự vận động của thời gian trần thuật ................................................................................................ 112 2.1.3. Sự chi phối của đặc trưng thể loại trong quá trình vận động phát triển nghệ thuật trần thuật ............................................................................. 116 2.2 Đặc điểm cấu trúc thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ......................................................................................................... 118 2.2.1. Cấu trúc trần thuật theo thời gian đơn tuyến............................. 119 2.2.2. Cấu trúc trần thuật theo thời gian đa tuyến ............................... 129 2.2.3. Một số kĩ thuật xử lí thời gian trần thuật .................................. 140 2.3. Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của việc xử lí thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) .......................................................... 152 2.3.1. Hiệu quả trong việc thể hiện sự nối kết giữa cảm thức thời gian và cảm thức số phận đời người ..................................................................... 152 2.3.2. Ý nghĩa hiện đại hóa, đa dạng hóa quan niệm thời gian nghệ thuật ....................................................................................................................... 156 Tiểu kết ............................................................................................................ 161 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM BỘ (1945 - 1975) NHÌN TỪ CHẤT LIỆU VÀ CẤU TRÚC DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT . 163 3.1. Những nguồn ảnh hưởng đến sự định hình diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) .......................................................... 163 3.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh đối với sự hình thành và phát triển của diễn ngôn trần thuật ........................................................................ 164 3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố phi bản địa đối với sự biến đổi diễn ngôn trần thuật............................................................................................... 174 3.1.3. Sự chi phối của đặc trưng thể loại............................................. 178 3.2. Diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), nhìn từ chất liệu .................................................................................................... 181 3.2.1. Dấu ấn và hiệu quả của việc vận dụng phương ngữ trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) ......................................................................... 181 3.2.2. Hiện tượng thâm nhập hòa phối các chất liệu ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975).............................................................. 185 3.3. Diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975), nhìn từ cấu trúc .................................................................................................... 187 3.3.1. Cấu trúc diễn ngôn của người kể chuyện .................................. 188 3.3.2. Cấu trúc diễn ngôn của nhân vật ............................................... 210 3.3.3. Sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật ................................................................................................... 218 Tiểu kết ............................................................................................................ 221 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 223 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 227 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 229 DANH MỤC CÁC LUẬN VĂN, LUẬN ÁN ................................................ 244 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về nguồn gốc của tên gọi “Nam Bộ”, năm 1884 (đời vua Minh Mạng), nó được gọi là “Nam Kỳ”, theo nghĩa “Kỳ” là một cõi đất; “Nam Kỳ” là cõi đất phương Nam. Đến tháng 5 năm 1945, tên gọi “Nam Bộ” thay cho “Nam Kỳ”, theo nghĩa “Bộ là một phần”; “Nam Bộ” là “một phần đất nước ở phía Nam” [32, tr.11-14]. Ngoài ra, danh xưng Nam Bộ theo lý giải của tác giả Nguyễn Văn Sâm trong cuốn Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945–1950: “Dùng danh từ Nam Bộ chúng tôi muốn gắn liền tên gọi với thời đại. Tiếng Nam Bộ được sử dụng chánh thức trong dụ số 108 của Quốc trưởng Bảo Đại xung chức Khâm Sai Nam Bộ cho Nguyễn Văn Sâm vào tháng 8/1945” (Dẫn theo Thụy Khuê) [188]. Đây là vùng đất mà bao thế hệ dân tộc Việt Nam đổ mồ hôi, xương máu khai phá. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, nó vẫn trường tồn và phát triển, trở thành vùng đất thiêng liêng không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Người Nam Bộ trên bước đường khẩn hoang có sự cộng cư của ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer, dẫn đến sự giao lưu sinh hoạt văn hóa với nhiều đặc tính khác nhau. Thế hệ ngày sau kế thừa văn hóa đó nên tinh thần văn nghệ rất phong phú và đa dạng. Mặt khác, điều kiện thiên nhiên ở đây tạo cho con người tính cách phóng khoáng, trung hậu, cương trực, không cố chấp, bảo thủ. Tất cả những dấu ấn đó thể hiện rõ trong sáng tác văn học từ buổi khai hoang đến khi có chữ quốc ngữ. Vì lẽ đó nên trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam, không thể thiếu văn học Nam Bộ. Đây là một mảng văn học ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội rất đặc biệt, là kết tinh của tâm hồn, nếp sống, tư duy của người Nam Bộ với những nét bản sắc đặc thù. Xét về thời gian, văn học quốc ngữ Nam Bộ hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX và phát triển không ngừng trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sau đó, nó tiến tới hội nhập vào văn học cả nước và trở thành một bộ phận của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn trong nhà trường. Việc nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ cho đến nay, đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề cần nghiên cứu bổ sung hoặc nghiên cứu sâu hơn, nhất là khi việc dạy văn học địa phương Nam Bộ trong trường phổ thông hiện nay, chương trình đã ban hành, song, tài liệu dạy học ở nhiều địa phương lại chưa có. Trong bối cảnh ấy, với chúng tôi, việc nghiên cứu trở nên thiết thực hơn. 1.2. Truyện ngắn trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1975, cùng với tiểu thuyết, là một trong hai thể loại có đóng góp quan trọng, đã được chú ý nghiên cứu nhiều, nhưng các bài viết, công trình nghiên cứu chưa chú ý đến phương diện thi pháp thể loại, nhất là chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật trần thuật. Nghệ thuật viết tiểu thuyết, truyện ngắn, suy cho cùng là nghệ thuật kể chuyện (hay nghệ thuật trần thuật). Bản sắc riêng của mỗi tác giả, giai đoạn, thời kì, mỗi vùng miền – khu vực văn học, bộc lộ rất rõ trên phương diện này. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít công trình tập trung nghiên cứu kĩ truyện ngắn (hay tiểu thuyết) quốc ngữ Nam Bộ một cách hệ thống, để chỉ ra những đặc điểm riêng (sắc thái bản địa/thời đại,…) trong nghệ thuật trần thuật của hai thể loại văn học này. Đó là lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) để thực hiện luận án tiến sĩ của mình. Tuy nhiên, tiểu thuyết và truyện ngắn quốc ngữ Nam Bộ (1945 – 1975) là hai thể loại quan trọng, có khối lượng tác phẩm rất lớn (nhất là khối lượng tiểu thuyết Nam Bộ trong khoảng thời gian gần nửa thế kỷ), khó có thể bao quát trong một đề tài trên dưới vài trăm trang, vì vậy công trình này chỉ nghiên cứu truyện ngắn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết tự sự học ở Việt Nam Tự sự học (Narratology) “là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng” [115, tr.7]. Trên thế giới, lĩnh vực nghiên cứu này không còn mới. Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, vấn đề lý thuyết tự sự đã được quan tâm, trong đó vấn đề diễn ngôn, lời kể, người kể, điểm nhìn, phương thức kể đã được hình thành một cách hệ thống, mặc dù nội hàm các khái niệm vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Ở Việt Nam, từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, xuất hiện những bản dịch khá công phu của nhiều nhà nghiên cứu, dịch giả liên quan đến tự sự, tiêu biểu là cuốn Logic học và các thể loại văn học của Kate Hamburger do Vũ Hoàng Địch và Trần Ngọc Vương dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, xuất bản năm 1986, trong đó có đề cập đến diễn ngôn, thời gian trần thuật và ngôi kể; Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki của Mikhain Mikhailôvích Bakhtin do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch từ nguyên bản tiếng Nga, xuất bản năm 1993. Cuốn sách đem đến một cách nhìn mới, xem xét sáng tác của nhà văn Đôxtôiepxki dưới góc độ thi pháp; Dẫn luận nghiên cứu văn học của G.N.Pôxpêlôp do Trần Đình Sử dịch từ tiếng Nga, xuất bản năm 1998, trong đó có bài viết liên quan đến tự sự: “Quan hệ của người trần thuật đối với nhân vật”, “Ngôi kể trong văn tự sự”; Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Ju. M. Lotman, do Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Dĩnh, Nguyễn Thị Thủy dịch từ nguyên bản tiếng Nga năm 2004, trong đó có giới thiệu vấn đề nghĩa trong văn bản, nguyên tắc kết cấu, điểm nhìn văn bản,... Gần đây có bản dịch từ tiếng Pháp Thi pháp văn xuôi của Tzvetan Todorov do Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, xuất bản năm 2008, trong đó nổi bật là giới thiệu về “Truyện kể nguyên sơ Odyssee”, “Ngữ pháp của truyện: Truyện mười ngày”, “Những biến đổi của tự sự”,…; Bài giới thiệu cuốn “Diễn ngôn tự sự của Gerard Genette” của Nguyễn Thị Ngọc Minh, giới thiệu thời gian trần thuật, góc nhìn trần thuật và người trần thuật (qua các thuật ngữ thời, thức và giọng). Đặc biệt, công trình rất công phu do Lộc Phương Thủy chủ biên Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, xuất bản năm 2007, tổng hợp giữa việc nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật của nhà nghiên cứu, dịch giả Việt Nam, về một số cách tiếp cận như: chủ nghĩa hình thức Nga, Phê bình mác xít, Phê bình mới, Chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học, Chủ nghĩa hậu cấu trúc, Chủ nghĩa hậu hiện đại, Phê bình phân tâm học, Hiện tượng học của nhiều nhà phê bình nổi tiếng ở nước ngoài (E.Husserl, M.Heidegger, M.Bakhtin, R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette, R.Jakobson, Ju.M Lotman,…). Chính những công trình trên cho thấy sự quan tâm, hưởng ứng của giới nghiên cứu Việt Nam đối với tự sự học. Đặc biệt, ở các trường đại học, GS.Trần Đình Sử là người khởi xướng tự sự học bằng hai cuộc hội thảo quốc gia tại Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, và cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử xuất bản từ hai hội thảo này (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, phần 1 năm 2003; phần 2 năm 2009). Đây là công trình đầu tiên tập hợp 79 bài giới thiệu lý thuyết, ứng dụng tự sự học ở Việt Nam, trong đó, giới thiệu lý thuyết tự sự học có 26 bài; và 53 bài là nghiên cứu ứng dụng tự sự học vào thực tiễn tác phẩm, cụ thể: nghiên cứu văn học dân gian: 09 bài, văn học trung đại: 06 bài, văn học hiện đại: 22 bài, văn học nước ngoài: 14 bài, văn học từ truyền thống dân gian đến hiện đại: 02 bài. Đối với những bài nghiên cứu lý thuyết tự sự, mặc dù mới là khởi đầu phác họa những nét cơ bản về lý thuyết, nhưng các tác giả trình bày khá chi tiết và chuyên sâu giúp người quan tâm tới tự sự học có thể hình dung về quá trình vận động, phát triển, mục đích, ý nghĩa của bộ môn này. Từ đó, có thể xác định văn học như là đối tượng nghiên cứu cơ bản, tiêu biểu có các bài: Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng (Trần Đình Sử), Trường phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự (Huỳnh Như Phương), Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện (Nguyễn Thái Hòa), Bút kí tự sự học (Phương Lựu), Việc mở ra môn trần thuật trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam (Lại Nguyên Ân), Dẫn luận về Tự sự học (Lê Lưu Oanh và Nguyễn Đức Nga) Tự sự học: tên gọi, lược sử và lý thuyết (Lê Thời Tân), Giới thiệu lý thuyết tự sự của Mieke Bal (Nguyễn Thị Ngọc Minh), Giới thiệu lý thuyết tự sự của Hayden White (Trần Ngọc Hiếu), Cấu trúc tự sự theo quan điểm của R.Barthes (Lê Trà My),... Các công trình giới thiệu và dịch thuật tự sự học, xác định thuật ngữ, các khái niệm chọn dùng đã bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản góp phần quan trọng vào sự phát triển của bộ môn nghiên cứu văn học. Từ đó, lý thuyết tự sự học cung cấp một hệ thống khái niệm công cụ nhằm phân tích cấu trúc tự sự bên trong, sự vận động có tính quy luật của các yếu tố, mở ra một cách đọc mới cho tác phẩm tự sự. Nó không chỉ giúp người đọc phát hiện mới về người trần thuật, vai trò của người trần thuật, phân biệt tác giả với người trần thuật và mức độ bộc lộ của người trần thuật,... mà còn phát hiện về hàng loạt vấn đề khác như các tầng bậc trần thuật, sự biến dạng thời gian, góc nhìn, điểm nhìn, tiêu cự trần thuật, hành vi ngôn ngữ,... Đối với những bài viết ứng dụng tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam từ quá khứ tới hiện đại, tiêu biểu: nghiên cứu văn học dân gian: Hệ thống cấu trúc và sự vận hành cấu trúc sử thi Êđê (Phan Đăng Nhật), Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đam San (Đỗ Hồng Kỳ),…; nghiên cứu văn học trung đại: Về mô hình tự sự Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Thiền uyển tập anh – tác phẩm mở đầu loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Nguyễn Hữu Sơn),…; nghiên cứu văn học hiện đại: Nghệ thuật trần thuật trong một số tự truyện tiêu biểu 1930 – 1945 (Trần Mạnh Tiến), Những đổi mới về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lãng mạn 1930 – 1945 (Lê Dục Tú), Mẫu gốc như là thành phần tạo nghĩa (quan sát mẫu gốc lửa và nước trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) (Đào Vũ Hoà An),...; nghiên cứu văn học nước ngoài như: Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerrite – Duras (Trần Huyền Sâm), Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Nguyễn Thị Tịnh Thy),… Nghiên cứu văn học từ truyền thống dân gian đến hiện đại: Vài nét về tư duy tự sự của người Việt (Vương Trí Nhàn),…Trong các bài viết này, các tác giả chọn một đặc điểm làm điểm nhấn trong nghệ thuật trần thuật: có khi là người kể chuyện, có khi là điểm nhìn, kết cấu,… để ứng dụng tìm hiểu một tác phẩm cụ thể hay một chặng đường sáng tác. Ngoài công trình trên, trong một số sách lý luận có nhiều bài viết liên quan đến tự sự học, chẳng hạn: Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học (Trịnh Bá Dĩnh); Lý luận và văn học (Lê Ngọc Trà), trong bài viết Một số vấn đề về thi pháp học đề cập đến “người kể chuyện”; Những vấn đề về thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa); Phong cách học tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc); 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân), Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm (Nguyễn Văn Tùng) có đoạn “Người kể chuyện”; Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (Diệp Quang Ban); “Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả” (Cao Kim Lan); Từ Điển Văn học bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên), trong đó các các bài viết liên quan tự sự học của Lê Tiến Dũng: “Ngôn ngữ người kể chuyện”; Lê Ngọc Trà: “Người kể chuyện”; Lại Nguyên Ân “Trần thuật”, “Tự sự”; … cung cấp những khái niệm, kiến thức cơ bản liên quan đến nghệ thuật tự sự, về vai trò, chức năng của người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật,… Liên quan đến việc ứng dụng lý thuyết tự sự học, gồm có: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995) (Lê Thị Tuyết Hạnh); “Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại” trong Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật (Phùng Văn Tửu); Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honero de Balzac (Lê Nguyên Cẩn); Diễn ngôn tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (Trần Văn Toàn); Tiểu thuyết trần thuật ngôi thứ nhất ở Nam Bộ từ 1887 đến 1932 (Phan Mạnh Hùng); Vấn đề người đọc – Tiếp nhận lí luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay (Nguyễn Ngọc Thiện); Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ (Trần Thiện Khanh); Hình tượng người kể chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”(Nguyễn Ngọc Bảo Trâm); Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh (Lê Ngọc Phương) và hàng loạt bài nghiên cứu trên các trang điện tử. Bên cạnh đó, có 71 luận văn, luận án ứng dụng tự sự học khoảng thời gian từ năm 1997 – 2012 (Danh mục luận văn, luận án), trong đó: Trường Đại học Sư phạm Huế có 13 luận văn thạc sĩ; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 09 luận văn, luận án; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có 09 luận văn, luận án; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 40 luận văn, luận án. Có thể chúng tôi chưa bao quát hết các công trình nghiên cứu, tiếp cận ở góc độ tự sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, với số lượng công trình nêu trên, phần nào cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, dịch giả, học viên, nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn đối với tự sự học, cũng như việc vận dụng lý thuyết tự sự học giải mã bí ẩn trong cấu trúc tự sự nhằm tìm một cách đọc mới cho văn bản nghệ thuật. Từ những công trình đó, chúng tôi nhận thấy rằng: - Vấn đề lý thuyết tự sự học ở Việt Nam từ đầu thế kỷ đến thời điểm hiện nay mặc dù không còn mới (những công trình nghiên cứu ứng dụng nêu trên đã minh chứng), nhưng tài liệu lý thuyết tự sự học vẫn rải rác ở nhiều nơi, một số tài liệu dịch từ các nhà lý luận phương Tây, một số được các nhà nghiên cứu ở ta tập hợp, đánh giá và trình bày theo quan điểm cá nhân khi tiếp cận ý kiến của một hoặc một số nhà lý luận nước ngoài. Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu lý thuyết, dịch thuật hoặc trình bày một cách hệ thống, cụ thể và cặn kẽ các tư tưởng tự sự học nước ngoài để làm thành Giáo trình Tự sự học cho học sinh, sinh viên và những người quan tâm nghiên cứu. - Việc ứng dụng tự sự học trong nghiên cứu văn xuôi Nam Bộ nói chung, truyện ngắn nói riêng trong từng chặng đường phát triển thì còn là khoảng trống, ngay cả việc ứng dụng lý thuyết tự sự học nghiên cứu tác phẩm của một tác giả cũng đặc biệt hiếm hoi (trừ bài nghiên cứu của Phan Mạnh Hùng, Tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ nhất ở Nam Bộ từ 1887 đến 1932, luận văn thạc sĩ Nhân vật xưng Tôi trong tiểu thuyết tự thuật ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thị Mỹ Thẩm, luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Ngọc Bích về Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam qua “Hương rừng Cà Mau”, bài viết của Nguyễn Thanh Tú Bi kịch hóa trần thuật - Một phương thức tự sự dựa trên cứ liệu "Cánh đồng bất tận", Nguyễn Ngọc Tư). Điều đó chứng tỏ, chưa có sự quan tâm đúng mức đối với mảng văn học Nam Bộ. Thực tế, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đang quan tâm sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học Nam Bộ theo từng chặng đường phát triển. Ngoài công trình sưu tầm, nghiên cứu chặng đường đầu của văn học quốc ngữ Nam Bộ của Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh); công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Nam Bộ trên báo An Hà Cần Thơ trong ba thập kỉ đầu thế kỉ XX của Lê Ngọc Thúy (Trường Đại học Cần Thơ); Văn học Việt Nam thế kỉ XX, phần Văn chương chính luận ở Nam Bộ của ba tác giả Cao Xuân Mỹ, Phạm Đình Hảo, Lê Ngọc Thúy; Tiểu thuyết Nam Bộ của Nguyễn Kim Anh; Một trăm câu hỏi về văn học quốc ngữ Nam Bộ của Võ Văn Nhơn, Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỉ XX của Mai Quốc Liên, Cao Xuân Mỹ; Truyện ngắn đầu tiên và các truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX của Cao Xuân Mỹ. Gần đây, có hai công trình tiêu biểu, một của Đoàn Lê Giang là Khảo sát, Đánh giá, Bảo tồn Văn học Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, công trình nền cho bộ Tổng tập văn học Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – 1945; sau đó, Võ Văn Nhơn tiếp tục công trình Sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học Nam Bộ 1945 – 1954. Bên cạnh đó, các luận án tiến sĩ nghiên cứu về nhiều phương diện, nhiều thể loại của văn học quốc ngữ Nam Bộ đã bảo vệ thành công như Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932 của Tôn Thất Dụng; Đóng góp của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Lê Ngọc Thúy; Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Cao Xuân Mỹ; Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Võ Văn Nhơn,… Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu tiếp cận tiểu sử tác giả, niên đại, bối cảnh lịch sử, nội dung phản ánh, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo,… Trong khi đó, việc nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết tự sự học, như Trần Đình Sử khẳng định: “không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho thấy cả truyền thống văn hóa đằng sau nó, và từ đó cho thấy ưu điểm và chỗ yếu của truyền thống văn học, để từ đó, cho ta nhìn lại các vấn đề văn học sử dân tộc một cách tỉnh táo và sâu sắc” [115, tr.20]. Vì vậy, để đặt văn học Nam Bộ ở vị trí xứng đáng, “hiểu lịch sử văn học với tư cách là lịch sử nghệ thuật ngôn từ và lịch sử văn hóa, văn học của chính dân tộc” [115, tr.21], cần đặt vấn đề tìm hiểu văn học Nam Bộ theo nhiều hướng tiếp cận chuyên ngành, trong đó có tiếp cận theo góc nhìn tự sự học. Việc phối hợp các hướng tiếp cận như thế sẽ giúp cho việc tìm hiểu cặn kẽ lịch sử văn học, lịch sử văn hóa, sắc thái văn hóa ở một vùng đất có một quá trình khai phá và hoàn cảnh phát triển đặc biệt như Nam Bộ. 2.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng tự sự học trong văn xuôi Nam Bộ, đặc biệt là truyện ngắn Nam Bộ (1945 – 1975) Từ tình hình nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết tự sự học ở Việt Nam như đã nêu trên cho thấy: việc tiếp cận văn xuôi Nam Bộ từ góc nhìn này vẫn còn là khoảng trống. Tuy nhiên, từ những công trình nghiên cứu về văn học 1945 – 1975 nói chung, văn xuôi Nam Bộ 1945 – 1975, đặc biệt là truyện ngắn với nhiều hướng tiếp cận, chúng tôi tìm và tập hợp các ý kiến đánh giá liên quan đến vấn đề người kể chuyện, ngôi kể, vai kể, điểm nhìn, cách tổ chức trần thuật, thời gian trần thuật, kết cấu trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật,… xem đây là những ý kiến gợi dẫn để chúng tôi tiếp tục khai thác vấn đề. * Những công trình đánh giá về văn xuôi Nam Bộ (1945 – 1975) Trên cơ sở các tài liệu có được, chúng tôi phân loại các ý kiến đánh giá liên quan đến văn xuôi Nam Bộ như sau: Thứ nhất là ý kiến đánh giá chung về Văn học Việt Nam 1945 – 1975, trong đó có văn xuôi Nam Bộ, gồm các công trình tiếp cận ở góc độ thi pháp thể loại, nổi bật là Truyện ngắn Việt Nam hiện đại, lịch sử phát triển của các khuynh hướng và loại hình truyện ngắn, trích Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử – Thi pháp – Chân dung (Phan Cự Đệ); Diện mạo văn học Việt Nam 1945– 1975 (Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại) (Lã Nguyên); Văn học Việt Nam trong thời đại mới (Nguyễn Văn Long); Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Lê Tiến Dũng),…; Các công trình tiếp cận ở nhiều góc độ khác (liên quan đến lịch sử, xã hội, văn hóa, thi pháp, vấn đề tư tưởng,...), tiêu biểu có Tiểu thuyết Việt Nam 1945–1975 (Phạm Ngọc Hiền); Văn học Việt Nam 1945–1975 (Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá); bài viết “Về một nền văn xuôi cách mạng ba mươi năm qua 1945–1975”, trích Nhà văn Việt Nam (Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức); Văn học Việt Nam 1945–1954 (Mã Giang Lân); Văn học Việt Nam 1954–1964 (Mã Giang Lân, Lê Đắc Đô); Văn học Việt Nam 1965–1975 (Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng); Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học thế kỉ XX (Trần Đình Sử); Truyện ngắn giai đoạn 1945–1975 (Bùi Việt Thắng), Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám – Một nền sử thi hiện đại (Lại Nguyên Ân); Đặc điểm cơ bản của sự phát triển văn học trong điều kiện chiến tranh 1945–1975 (Phan Trọng Thưởng); Đề tài chiến tranh trong sự vận động của thể truyện ngắn (Tôn Phương Lan),... Đối với công trình tiếp cận ở góc độ thi pháp thể loại, có vài ý kiến đánh giá liên quan đến nghệ thuật trần thuật, chẳng hạn: Lã Nguyên trong Diện mạo văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại) khẳng định tính chất văn học 1945–1975: vì mục đích chính phục vụ chính trị của thời đại nên “khuynh hướng sử thi hóa loại hình nội dung văn học” và hiển nhiên nghệ thuật biểu hiện tập trung thể hiện khái niệm cộng đồng, “giai đoạn văn học diễn ra những thay đổi sâu sắc tư thế chứng nhân của tác giả, tư thế trần thuật của nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm tự sự” [93]. Phan Cự Đệ trong Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử – Thi pháp – Chân dung đánh giá những đổi mới thể loại ở góc độ thi pháp. Chính phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa chi phối nghệ thuật thể hiện, đặc biệt là việc xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm của văn học với nguyên tắc miêu tả nhân vật trong quá trình phát triển cách mạng. Cốt truyện “thường có tình huống căng thẳng, giàu kịch tính và khi nhân vật vượt qua những tình huống này không có điểm lùi này, họ sẽ trở thành anh hùng ngời sáng” [22, tr.361]. Với các công trình nghiên cứu thi pháp thể loại, các nhà nghiên cứu thống nhất về sự tương tác thể loại trong văn học (1945 – 1975), Lã Nguyên dùng từ “cộng sinh”, Phan Cự Đệ cho là “sự xâm nhập lẫn nhau”, Bùi Việt Thắng cho là có “tính tương đồng”,… Đối với các công trình nghiên cứu tiếp cận ở góc độ khác, chủ yếu đánh giá tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, một số công trình chia nhỏ và trình bày khá chi tiết từng chặng đường 1945 – 1954, 1954 – 1965, 1965 – 1975. Vấn đề trọng tâm được đề cập: bối cảnh lịch sử xã hội; yêu cầu cấp bách đặt ra đối với văn học; sự phân hóa các khuynh hướng; nội dung phản ánh như đề tài, chủ đề, cảm hứng tư tưởng; nghệ thuật biểu hiện và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu. Nhìn chung, các công trình chủ yếu tập trung khai thác chiều sâu của nội dung phản ánh và điểm qua vài nét về đặc điểm nghệ thuật. Trong các vấn đề được nêu ra về nghệ thuật, liên quan đến nghệ thuật trần thuật, chúng tôi thấy nổi bật các nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu; một số bài viết dừng lại giới thiệu các nhà văn tiêu biểu của giai đoạn 1945 –1975, trong đó có nhà văn viết truyện ngắn Nam Bộ tiêu biểu. Bên cạnh đó còn có tác giả đặt văn học miền Bắc trong cái nhìn tham chiếu với văn học đô thị miền Nam. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng xuất phát từ yêu cầu thời đại nên văn học, nghệ thuật trở thành một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ xung phong trên mặt trận đó. Vì vậy, trọng trách đối với nhà văn là tìm tòi, sáng tạo một hình thức nghệ thuật tương ứng nhằm: một mặt chuyển tải thông tin đến người đọc về hiện thực thời đại; mặt khác, tuyên truyền, giáo dục, động viên tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc. Cho nên, hàng loạt sáng tác về đề tài chiến tranh, yêu nước và cách mạng góp phần tạo nên diện mạo và đặc trưng cho nền văn học kháng chiến. Sự khát khao độc lập của nhân dân tạo nên không khí văn chương sôi động. Cảm hứng yêu nước là cảm hứng chủ đạo chi phối cả hệ thống nghệ thuật biểu hiện từ nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ,… vì “hình thức mang tính nội dung”, phản ánh tư duy của thời đại. Từ đó cho thấy, sáng tác văn học vừa chịu sự tác động của qui luật khách quan, vừa là hành vi đầy ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Thứ hai là ý kiến đánh giá riêng mảng văn xuôi Nam Bộ (1945 – 1975), trong đó có truyện ngắn, tiêu biểu có các công trình, bài viết sau: Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỉ XX (1900–1954) (Nhiều tác giả); Nhìn lại một chặng đường văn học (Trần Hữu Tá); Văn học giải phóng miền Nam 1954–1970 (Phạm Văn Sỹ); Văn học miền Nam (Huỳnh Ái Tông); Truyện ngắn miền Nam trên đà phát triển của cách mạng (Hà Minh Đức); Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954–1975 (Nguyễn Thị Thu Trang); Văn học miền Nam tự do 1954–1975 (Nguyễn Vy Khanh); Văn học miền Nam; Văn học miền Nam 1954–1975 theo cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay (Thụy Khuê), Tinh thần tự do trong văn giới miền Nam (Nguyễn Văn Lục); Tổng quan văn học miền Nam (Võ Phiến), Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam (Nguyễn Đức Tùng); Sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học Nam Bộ 1945 – 1954 (Võ Văn Nhơn); Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 (Phạm Thanh Hùng),… Các công trình nghiên cứu văn học Nam Bộ ở nhiều góc độ, tựu trung đều ghi nhận đóng góp của nhà văn trong việc phản ánh sâu sắc hiện thực thời đại. Nam Bộ là vùng đất chịu nhiều đau thương nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Dấu ấn của những biến động lịch sử in đậm trên từng trang viết. Vì vậy, sự phân hóa nhiều khuynh hướng phức tạp của mảng văn học Nam Bộ là không tránh khỏi. Bên cạnh văn học cách mạng vùng giải phóng còn có văn học trong lòng các đô thị miền Nam. Việc nghiên cứu văn học thường tách riêng văn học cách mạng vùng giải phóng và văn học đô thị miền Nam. Văn học các đô thị miền Nam phân chia hai dòng văn học, một là văn học cách mạng (bí mật hoặc bán công khai); hai là dòng văn học khác khá phức tạp, không theo dòng chảy sử thi mà chủ yếu khai thác vấn đề đạo đức, thế sự, đời tư. Tuy nhiên, “trong dòng đục cũng có dòng trong”, có những sáng tác đề cập vấn đề đạo đức thế sự như miêu tả phong tục, quan niệm nhân sinh, cách sống có giá trị,... phản ánh hiện thực cuộc sống. Vì vậy, khi nhìn nhận lại văn học trong lòng đô thị miền Nam, Trần Hữu Tá cho rằng “Không định kiến hẹp hòi, không bị chi phối bởi quan điểm xã hội học dung tục; những gì có thể góp phần làm giàu cho sinh hoạt tinh thần, nâng cao tri thức văn hóa của người đọc hôm nay, chúng ta đều nên chắt chiu lưu giữ” [198]. Liên quan đến nghệ thuật văn xuôi Nam Bộ (1945 – 1975) nói chung, truyện ngắn nói riêng, trong đó có nghệ thuật trần thuật, từ những công trình đã giới thiệu trên, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần nhấn mạnh: - Các nhà nghiên cứu lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác chi phối nghệ thuật thể hiện, một cách thể hiện độc đáo: cách nói bóng gió, tượng trưng vừa với dụng ý nghệ thuật, vừa vượt qua vòng kiểm duyệt khắt khe để thông điệp được chuyển tải đến người đọc trọn vẹn, tùy theo trình độ nhận thức cũng như tầm đón đợi của công chúng. Trần Hữu Tá (Nhìn lại một chặng đường văn học) đánh giá cách viết của Lý Văn Sâm, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Trang Thế Hy,... uyển chuyển, kín đáo, phát huy ưu thế của biện pháp ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng hai mặt: “Truyện ngắn với cách biểu hiện riêng của nó, đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật cụ thể hơn, góp phần tích cực vào tiếng nói tố cáo mạnh mẽ chung” [121, tr.53]. - Các nghiên cứu còn chú ý sắc thái địa phương thể hiện trong trang viết của các nhà văn Nam Bộ, đặc sắc nhất là ở cách xây dựng tính cách Nam Bộ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất