Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đ và n là hai luật sư thuộc văn phòng luật sư t thành phố h. hai người có tư tưở...

Tài liệu đ và n là hai luật sư thuộc văn phòng luật sư t thành phố h. hai người có tư tưởng chống chính quyền nên đã thực hiện nhiều hành vi phản động như viết

.DOC
11
122
144

Mô tả:

Luật hình sự Việt Nam module 2 ĐỀ BÀI Bài 5: Đ và N là hai luật sư thuộc văn phòng luật sư T thành phố H. Hai người có tư tưởng chống chính quyền nên đã thực hiện nhiều hành vi phản động như: viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hỏi: 1. Hành vi của Đ và N cấu thành tội phạm nào được quy định trong BLHS Việt Nam? (2 điểm) 2. Nếu hành vi của Đ và N được thực hiện theo sự chỉ đạo của một tổ chức phản động nước ngoài thì tội danh của Đ và N có thay đổi không? Tại sao? (1 điểm) 3. Nếu Đ và N thực hiện các hoạt động chống đối của mình nhờ mối liên hệ mật thiết và sự tài trợ (tiền, phương tiện kĩ thuật) của một tổ chức phản động quốc tế, sau đó đã lập ra một tổ chức nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì tội danh của Đ và N có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm) 4. Nếu ngoài hành vi phát tán tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Đ và N còn tổ chức một số vụ đặt mìn tại nhà ở của một số vị lãnh đạo thành phố với ý định giết hoặc làm bị thương những người này để gây ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền thành phố thì hai người này có phải chịu TNHS thêm về tội phạm khác không? Tại sao? (2 điểm) Bài tập nhóm số 1 Page 1 Luật hình sự Việt Nam module 2 BÀI LÀM Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt, để phân biệt những hành vi là tội phạm hay không phải dựa vào các dấu hiệu trên. Để trả lời các câu hỏi trong đề bài, cần phải nghiên cứu tình huống và bám chắc các nguyên tắc và BLHS. Với đề bài trên, có thể nhận thấy ngay dấu hiệu tội phạm thuộc về loại “các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia”, hay những hành vi đặc biệt nghuy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Từ đó, chúng ta có thể phân tích tình huống chặt chẽ dựa vào những đặc trưng của loại tội phạm này. Câu 1: Hành vi của Đ và N cấu thành tội phạm nào được quy định trong BLHS Việt Nam? Hành vi của Đ và N cấu thành tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 88 BLHS. - Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định theo quy định tại Điều 12, 13 BLHS. Trong tình huống trên, Đ và N là hai luật sư của một văn phòng, tức là những người hoàn toàn bình thường về thể lực, trí lực, có công việc mang tính học thức ổn định, yếu tố này đã chứng tỏ khả năng chủ thể đối với tội phạm của Đ và N. - Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội qua đó tội phạm đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ XHCN. Bài tập nhóm số 1 Page 2 Luật hình sự Việt Nam module 2 - Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm có thể thực hiện bằng lời nói hay việc làm cụ thể, thể hiện ở một trong những hành vi: + Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân. + Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý gây hoang mang cho nhân dân. + Làm, tàng trữ, lưu hành các loại sách báo, tranh, ảnh có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các hành vi nêu trên có khi được thực hiện công khai, có khi bí mật. Những hành vi viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đ và N thực hiện đều là những dấu hiệu của mặt khách quan đối với tội phạm quy định ở Điều 88 BLHS. - Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, làm giảm uy tín của chế độ XHCN. Đ và N là luật sư, là những người có học thức và địa vị trong xã hội. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, Đ và N chắc chắn biết rõ hành vi của bản thân là trái pháp luật, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.  Từ những phân tích trên chứng tỏ hành vi của Đ và N đã cấu thành tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Điều 88 BLHS. Câu 2: Nếu hành vi của Đ và N được thực hiện theo sự chỉ đạo của một tổ chức phản động nước ngoài thì tội danh của Đ và N có thay đổi không? Tại sao? Bài tập nhóm số 1 Page 3 Luật hình sự Việt Nam module 2 Nếu hành vi của Đ và N được thực hiện theo sự chỉ đạo của một tổ chức phản động nước ngoài thì tội danh của Đ và N sẽ thay đổi. Lúc này hành vi của Đ và N sẽ thỏa mãn cấu thành tội gián điệp được quy định tại Điều 80 BLHSVN: “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự ” (Điều 80 BLHSVN). Phân tích: Hành vi của Đ và N đã thỏa mãn dấu hiệu pháp lí của tội gián điệp được quy định tại Điều 80 BLHSVN. Cụ thể Đ và N đã thực hiện nhiều hành vi phản động như: “viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng” theo sự chỉ đạo của tổ chức phản động nước ngoài nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điểm b Bài tập nhóm số 1 Page 4 Luật hình sự Việt Nam module 2 Khoản 1 Điều 80 BLHSVN “b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;”. Loại hành vi này do người Việt Nam (ở đây là Đ và N) thực hiện có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của nước ngoài. Gây cơ sở để hoạt động tình bào, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, là hành vi của người Việt Nam được nước ngoài giao nhiệm vụ gây cơ sở để thu thập tin tức tình báo hoặc để tiến hành hoạt động phá hoại. Tội gián điệp là tội phạm có cấu thành hình thức, cho nên tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội nhận làm gián điệp, tức là nhận thực hiện một trong các hành vi nêu trên hoặc kể từ khi xâm nhập lãnh thổ Việt Nam (đối với người nước ngoài), mặc dù chưa có hành động gì. Chú ý, vì Tội gián điệp và tội phản bội Tổ quốc có điểm giống nhau ở chỗ cả hai tội đều có dấu hiệu quan hệ với người nước ngoài nhưng khác nhau ở chỗ trong tội phản bội Tổ quốc, sự quan hệ có tính chất qua lại chặt chẽ, biểu hiện của sự câu kết. Trong tội gián điệp, sự quan hệ ít chặt chẽ hơn, thể hiện ở hành vi làm theo “sự chỉ đạo của nước ngoài”. Tội phản bội Tổ quốc nhằm mục đích thay đổi chế độ kinh tế - xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân. Tội gián điệp chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Nếu công dân Việt Nam hoạt động gián điệp nhưng đã câu kết với người nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền thì sẽ bị coi là tội phản bội Tổ quốc. Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận với hành vi phản động như: viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện theo sự chỉ đạo của một tổ chức Bài tập nhóm số 1 Page 5 Luật hình sự Việt Nam module 2 phản động nước ngoài, thì Đ và N sẽ thỏa mãn cấu thành tội gián điệp được quy định tại Điều 80 BLHSVN Câu 3: Nếu Đ và N thực hiện các hoạt động chống đối của mình nhờ mối liên hệ mật thiết và sự tài trợ (tiền, phương tiện kỹ thuật) của một tổ chức phản động quốc tế, sau đó đã lập ra một tổ chức nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì tội danh của Đ và N có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm) Nếu Đ và N thực hiện các hoạt động chống đối của mình nhờ mối liên hệ mật thiết và sự tài trợ (tiền, phương tiện kĩ thuật) của một tổ chức phản động quốc tế, sau đó đã lập ra một tổ chức nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì tội danh của Đ và N có thay đổi. Lý do là vì: hành vi của Đ và N thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội phản bội Tổ quốc (điểu 78 BLHS): 1. Công dân Việt Nam nào cấu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” Theo phân tích tại Câu 1: hành vi của Đ và N là thực hiện các hành vi phản động như: viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhưng không có yếu tố “nước ngoài”. Ta hiểu rằng khái niệm nước ngoài dùng để chỉ nước khác Việt Nam. Vì vậy, Đ và N đã cấu thành tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Bài tập nhóm số 1 Page 6 Luật hình sự Việt Nam module 2 xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hành vi của Đ và N thực hiện có sự liên hệ với nước ngoài hay nhờ mối liên hệ và sự tài trợ của nước ngoài là tiền và phương tiện kỹ thuật của một tổ chức phản động quốc tế, sau đó lập ra một tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, như vậy thì tội danh của Đ và N có sự thay đổi, cụ thể là những hành vi của Đ và N đã cấu thành “tội phản bội Tổ quốc” được quy định tại điều 80 BLHS. Đối với loại tội phạm này: - Khách thể là: quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, đó là các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thông nhất toàn vẹn lãnh thổ”. Trong trường hợp này, những hành vi của Đ và N đã có tính chất xâm phạm đến độc lập, chủ quyền của của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. - Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi “người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài”. Thuật ngữ “nước ngoài” được hiểu là tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hay cá nhân nước ngoài; câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Với tình huống này, Đ và N đã thực hiện các hoạt động chống đối của mình nhờ mối liên hệ mật thiết và tài trợ (tiền, phương tiện kỹ thuật) của một tổ chức phản động quốc tế để phục vụ cho các hoạt động gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Chủ thể: là công dân Việt Nam – tức là người mà theo Luật quốc tịch họ mang quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người mang quốc tịch với nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Trong trường hợp này, Đ và N đều thỏa mãn các điều kiện của chủ thể phản bội Tổ quốc. - Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp : Đ và N đã nhận thức rõ hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, Bài tập nhóm số 1 Page 7 Luật hình sự Việt Nam module 2 chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích của phạm tội của Đ và N nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước dưới sự tài trợ của tổ chức quốc tế. Từ những phân tích trên, kết luận : hành vi của Đ và N thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội phản bội Tổ quốc (điều 78 BLHS) nghĩa là trong trường hợp nếu Đ và N thực hiện các hoạt động chống đối của mình nhờ mối liên hệ mật thiết và sự tài trợ (tiền, phương tiện kĩ thuật) của một tổ chức phản động quốc tế, sau đó đã lập ra một tổ chức nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì tội danh của Đ và N có thay đổi. Câu 4: Nếu ngoài hành vi phát tán tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Đ và N còn tổ chức một số vụ đặt mìn tại nhà ở của một số vị lãnh đạo thành phố với ý định giết hoặc làm bị thương những người này để gây ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền thành phố thì hai người này có phải chịu TNHS thêm về tội phạm khác không? Tại sao? (2 điểm) Hành vi đặt mìn tại nhà ở của một số vị lãnh đạo thành phố với ý định giết hoặc làm bị thương những người này để gây ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền thành phố của Đ và N sẽ phải chịu thêm TNHS về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 84 BLHS. Phân tích: - Khách thể: với tình huống trên đã xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân qua việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người. Cụ thể, thông qua hành vi của mình Đ và N đã xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của cán bộ, công chức nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Bài tập nhóm số 1 Page 8 Luật hình sự Việt Nam module 2 - Mặt khách quan: là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động của tội phạm này thường là những cán bộ cốt cán, những thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội, những công dân có đóng góp nhiều trong các hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Trong tình huống trên, hành vi đặt mình tại nhà ở của một số vị lãnh đạo thành phố với ý định giết hoặc làm bị thương những người này để gây ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền thành phố của Đ và N đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được mô tả tại Điều 84 BLHS, đó là: xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cán bộ, công chức nhằm chống chính quyền nhân dân. - Mặt chủ quan: đây là lỗi cố ý trực tiếp có mục đích là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm đó là làm suy yếu chính quyền nhân dân. Với lỗi này, chủ thể đã thể hiện lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm đó là làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đ và N nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. - Chủ thể: là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hay người không quốc tịch đầy đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Đ và N là hai luật sư thuộc văn phòng luật sư Thành phố H, chứng tỏ Đ và N đều là người có đầy đủ năng lực TNHS và đạt đổ tuổi luật định. Như vậy, Đ và N đã đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 84 BLHS Bài tập nhóm số 1 Page 9 Luật hình sự Việt Nam module 2 Tóm lại, Đ và N sẽ phải chịu thêm TNHS về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 84 BLHS với hành vi đặt mìn tại nhà ở của một số vị lãnh đạo thành phố với ý định giết hoặc làm bị thương những người này để gây ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền thành phố của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bình luận khoa học BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, N xb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2010, tr12 – tr14. Bài tập nhóm số 1 Page 10 Luật hình sự Việt Nam module 2 2. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb. Lao động – xã hội. 3. Giáo trình luật hình sự Việt NamTrường đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2010. 4. Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự phần các tội phạm – Đinh Văn Quế - Thạc sĩ Luật học – Tòa án nhân dân tối cao. Bài tập nhóm số 1 Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan