Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Công pháp so sánh điểm giống và khác nhau giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ qu...

Tài liệu Công pháp so sánh điểm giống và khác nhau giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia

.DOCX
5
206
142

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU Trong thực tiễn cuộc sống phát sinh rất nhiều tranh chấp cần được giải quyết. Một trong các biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả mà các chủ thể luật quốc tế cũng như luật quốc gia sử dụng chính là thông qua các cơ quan tài phán. Tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý. 1 Để rõ hơn về nội dung này, em xin lựa chọn đề bài: “So sánh điểm giống và khác nhau giữa cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia”. B. NỘI DUNG I. Điểm giống nhau giữa cơ qua tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia Cơ quan tài phán quốc tế và quốc gia đều là một trong các phương pháp giải quyết tranh chấp. Theo phương thức pháp lý, cơ quan tài phán tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Toà án và Trọng tài. Các cơ quan tài phán quốc tế và quốc gia đều sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài quốc gia hay quốc tế đều là cơ sở pháp lí quan trọng nhất để xác định thẩm quyền của trọng tài. Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 định nghĩa : “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Định nghĩa như vậy hoàn toàn phù hợp với cách hiểu phổ biến hiện nay trên thế giới. Về hình thức, pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế mà các quốc gia đã kí kết gia nhập đều có quy định rằng thỏa thuận trọng tài phải được lập thanh văn bản. II. Phân biệt cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia 1. Cơ sơ pháp lí Hiến chương liên hợp quốc 1945, quy chế Tòa án công lí quốc tế được thông qua năm 1946 và nội quy của Tòa thông qua ngày 06/5/1946 chính là cơ sở pháp lí để tòa án công lí quốc tế của Liên hợp quốc hoạt động với vai trò là một cơ quan tài phán quốc tế. Tòa án Liên minh châu Âu được thành lập trên cơ sở Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu, kí ngày 7/2/1992 tại Mastricht. Công ước Lahaye năm 1907 định nghĩa trọng tài quốc tế là “một phương thức giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia qua các thẩm phán do các quốc gia tự lựa chọn”. 1 http://vi.wi.i.pdi..wrg /i.i./%C3%C0i.pphC3%C01Đ 1 Cơ sở pháp lí của cơ quan tài phán quốc gia là những quy phạm pháp luật quốc gia. Ví dụ: Điều 126 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định nhiệm vụ của tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QHXII ra đời đã thay thế Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. 2. Cơ sở hình thành Cơ quan tài phán quốc tế được hình thành bởi sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Cơ quan tài phán quốc gia là cơ quan do quốc gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự, thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy định. 3. Chức năng thẩm quyền Cơ quan tài phán quốc tế có chức năng chủ yếu là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế. Tuy nhiên, thẩm quyền này không phải là đương nhiên mà nó được xác lập trên cơ sở sự thừa nhận của các chủ thể tranh chấp. Nó được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa được viện dẫn đến. Ngoài ra, một số thiết chế tài phán còn có chức năng giải thích pháp luật, tư vấn, giải quyết khiếu nại. Ví dụ: Trong thực tiễn hoạt động, Tòa án quốc tế đã đưa ra một số kết luận tư vấn điển hình như kết luận tư vấn ngày 04/5/1948 về yêu cầu của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với vấn đề điều kiện kết nạp thành viên mới; kết luận tư vấn ngày 20/7/1962 về yêu cầu của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với vấn đề chi tiêu cho các hoạt động của Liên hợp quốc tại Công gô.2 Ở quốc gia, Tòa án có chức năng chính là xét xử. Điều 127 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự, điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án. Trọng tài có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh do luật quốc gia điều chỉnh. Hiện nay theo pháp luật các nước cũng như ở Việt Nam, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực thương mại. 4. Cơ cấu tổ chức 2 %Sw N uyễễĐ %hị %huậĐ, “Luật quốốc tễố - NhữĐ đ.ễều cầềĐ b.ễốt”, NXB 3ốĐ .Đ ĐhầĐ iầĐ, 2i1iw 2 Tòa án quốc tế, cơ cấu tổ chức của nó bao gồm: thẩm phán, bộ phận hành chính (Ban thư kí) và bộ phận khác. Nhưng đối với thiết chế tòa án Quốc gia, cơ cấu tổ chức của nó có sự khác biệt. Thiết chế tài phán quốc gia có cơ cấu, tổ chức theo luật quốc gia quy định. Theo Luật tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002, Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký toà án. Đối với thiết chế trọng tài, cơ cấu tổ chức của thiết chế trọng tài Quốc tế bao gồm: Hội đồng trọng tài và các trọng tài viên. Đứng đầu hội đồng trọng tài là chủ tịch Hội đồng trọng tài (chủ tịch Hội đồng trọng tài phải là công dân nước thứ ba không liên quan đến tranh chấp). Cơ cấu trọng tài của Quốc gia do Luật quốc gia quy định. 5. Thủ tục tố tụng Các cơ quan tài phán quốc tế sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế gồm trình tự các bên đệ trình yêu cầu lên Tòa và trình tự xét xử về mặt nội dung vụ việc, với thủ tục nói và viết. Tòa án trọng tài quốc tế cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận về việc áp dụng thủ tục tại tòa. Nếu không thỏa thuận được, các bên sẽ phải tuân thủ công ước Lahaye 1899 và 1907. Khi giải quyết các tranh chấp bằng tòa án quốc gia, các chủ thể tranh chấp phải tuân theo một thủ tục luật định. Ở Việt Nam, tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định3. Trình tự trọng tài hiện nay ở Việt Nam được thực hiện qua các giai đoạn: Đơn kiện gửi đến trọng tài, thành lập Hội đồng trọng tài, phiên xét xử của trọng tài, phán quyết của trọng tài. 6. Giá trị pháp lí của phán quyết Giá trị pháp lí của một phán quyết tại Tòa án quốc tế hoặc các thiết chế tài phán quốc tế khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế do các cơ quan tài phán quốc tế đã giải quyết tranh chấp thực hiện. Vì vậy, hình thức thực hiện các bản án của cơ quan tài phán quốc tế gần với cơ chế thực thi, tuân thủ luật quốc tế và không có tính chất của việc thực hiện một bản án được đưa ra bởi một cơ quan tài % %hdr Đ.ễều 11 Luật tổ chức tò. áĐ ĐhầĐ iầĐ Đăm 2ii2 % phán quốc gia. Đối với phán quyết của trọng tài quốc tế, muốn thi hành một quyết định trọng tài ở nước khác thì phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó ra quyết định công nhận và thi hành. Giá trị pháp lí của một phán quyết tại cơ quan tài phán quốc gia mang tính bắt buộc đối với các chủ thể tranh chấp. Tuy nhiên, các chủ thể đó có quyền kháng cáo khi không đồng ý với phán quyết đó. Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà các phán quyết sẽ bắt buộc thi hành ở giai đoạn nào. Đối với phán quyết trọng tài quốc gia, ở Việt Nam không phải đăng ký phán quyết trọng tài mà có thể được yêu cầu cho thi hành luôn, ở một số nước thì phải đăng kí ở cơ quan nhà nước. 7. Hệ thống cơ quan tài phán Các cơ quan tài phán quốc tế mang tính chất độc lập, có cơ cấu tổ chức khác nhau và có mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc vào nhau. Đối với hệ thống cơ quan tài phán quốc gia, các cơ quan có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, đặc biệt ở mô hình tòa án. Các thiết chế tòa án quốc gia có sự phân cấp rõ rệt. Hệ thống Tòa án thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau, cơ quan cấp trên giám sát, kiểm tra cơ quan cấp dưới. Hệ thống tòa án tại Việt Nam được tổ chức gồm các tòa án sau: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh (hoặc Thành phố trực thuộc Trung ương), Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự. C. KẾT LUẬN Cùng là phương pháp giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục tư pháp, các cơ quan tài phán quốc tế và quốc gia có rất nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên xuất phát từ cơ sở liên kết hợp tác giữa các chủ thể quốc tế, trong thiết chế tài phán quốc tế, sự thỏa thuận là yếu tố quan trọng để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, mỗi quốc gia lại cần những thiết chế tài phán quốc tế đủ quyền năng để luôn đảm bảo dung hòa giữa lợi ích các chủ thể tranh chấp và lợi ích quốc gia. Từ việc so sánh cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia, chúng ta có thể hiểu rõ hơn bản chất của các cơ quan này. 4 DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Hiến pháp Việt Nam 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 3. Bộ luật tố tung dân sự năm 2004 4. Luật trọng tài thương mại năm 2010 5. Luật tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002 6. Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2004 7. Luật quốc tế - Những điều cần biết”, TS Nguyễn Thị Thuận, NXB Công an nhân dân, 2010. 8. Nguồn từ Internet - http://ec.europa.eu/justice/glossary/international-jurisdiction_en.htm - http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_ph%C3%A1n - http://www.iccwbo.org/About-ICC/Policy-Commissions/Arbitration - http://financial-dictionary.thefreedictionary.com/Arbitration+Board - http://www.slideshare.net/mrtrangluvmaths/c-quan-ti-phn-quc-t-v-quc-gia 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan