Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ qua...

Tài liệu Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn ubnd huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​

.PDF
93
89
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HUYỀN TRANG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC: TỪ THỰC TIỄN UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HUYỀN TRANG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC: TỪ THỰC TIỄN UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS PHAN TRUNG LÝ HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Huyền Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .................. 5 1.1. Khái niệm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc.................... 5 1.1.1. Công khai .............................................................................................. 5 1.1.2. Minh bạch ............................................................................................. 6 1.1.3. Trách nhiệm giải trình .......................................................................... 7 1.1.4. Khái niệm công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ........................................................................................... 7 1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền.............................................. 8 1.3. Chủ thể, nguyên tắc, nội dung, hình thức công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ................................................................................ 10 1.3.1. Chủ thể thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ...................................... 10 1.3.2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền ....................................................... 11 1.4. Trách nhiệm giải trình ..................................................................... 15 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 20 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TẠI UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................ 21 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .................. 21 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 21 2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện................................... 24 2.2. Thực trạng trách nhiệm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 24 2.2.1. Công khai, minh bạch ......................................................................... 24 2.2.2. Trách nhiệm giải trình ........................................................................ 47 2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra với việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc tại huyện Đồng Hỷ .......... 55 2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................. 55 2.3.2. Hạn chế và những vấn đề cần khắc phục............................................ 57 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 58 2.3.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 58 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ......................................................61 3.1. Phƣơng hƣớng đảm bảo tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc ......................................................... 61 3.1.1. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền ..................................................... 61 3.1.2. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp ứng theo yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân ........... 62 3.1.3. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình theo yêu cầu phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính ................ 65 3.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc ........................................................................ 70 3.2.1. Đẩy mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyên, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp xã đối với việc triển khai thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình ..................................................................................................... 70 3.2.2. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước gắn với việc củng cố, hoàn thiện các quy định của pháp luật ....... 71 3.2.3. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ................................................ 74 3.2.4. Quan tâm đầu tư điều kiện vật chất cho chính quyền đề làm tốt các vấn đề phải công khai theo quy định ............................................ 75 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CKMB: Công khai minh bạch HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận tổ quốc PCTN: Phòng chống tham nhũng TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng như Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020... Để triển khai các văn bản trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Là một huyện trung du miền núi, trong những năm qua, Đồng Hỷ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tổ chức thực hiện tốt phòng, chống tham nhũng, đặc biệt thông qua việc công khai, minh bạch và giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thuộc huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những hạn chế như chưa khoa học, chưa phù hợp với thực tế; hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước còn có sự đan sen, phức tạp, chưa thống nhất còn nhiều kẽ hở nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả việc công khai, minh bạch, giải trình tại UBND huyện Đồng Hỷ. Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ của nhà nước Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng. Thực hiện Công ước này và xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng của nước ta, ngày 07 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban 1 hành Quyết định số 445/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân về pháp luật phòng, chống tham nhũng, Công ước và thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Với thực trạng đó và những đòi hỏi của tình hình mới, để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề này, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước: Từ thực tiễn UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” để làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác này tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời, tham mưu, góp ý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện những văn bản pháp luật công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước hiện hành. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tổng quát trên nêu trên, luận văn đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: 2 - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; - Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu của việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quy định của hệ thống pháp luật về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. - Thực tiễn thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp 3 nghiên cứu truyền thống là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ tính phổ quát và tính đặc thù của việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam nói chung và UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương, vì vậy, nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách về việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong những năm tới, cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1.1. Khái niệm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc 1.1.1. Công khai Tổng Bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng dẫn câu nói của Lê - nin: “tính công khai như thanh bảo kiếm, nó phanh phui cắt bỏ những ung nhọt, đồng thời làm lành vết thương của chúng ta” [60] từ đó khẳng định tác dụng và sức mạnh của tính công khai trong công cuộc phòng, chống tham nhũng nói riêng và tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nói chung. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ, đồng thời giúp thu hồi được tài sản trong các vụ án tham nhũng. Để hiểu hết được ý nghĩa và vai trò của công khai, minh bạch cần nắm bắt được cốt lõi của hai khái niệm này. Cụ thể, theo sách đại từ điển tiếng Việt, công khai là "không giấu giếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết" [56]. Hay theo từ điển tiếng Việt thì công khai là việc “không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết” [5]. Luật Phòng, chống tham nhũng Luật PCTN 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012) quy định: “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định”. 5 Như vậy, công khai có thể được hiểu là: Các hoạt động, thông tin của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được được thông báo, cung cấp một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các phương tiện khác mà mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị có thể tiếp cận và tham gia một cách dễ dàng. 1.1.2. Minh bạch Minh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch của một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra khái niệm minh bạch là một khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin. Ẩn chứa trong khái niệm “minh bạch” là sự khoáng đạt, tự do thông tin và trách nhiệm giải trình. Một tổ chức có thể được mô tả là “minh bạch” nếu quản lý chủ trương truyền đạt thông tin chuẩn xác về tổ chức của họ cho công chúng [57]. Thuật ngữ minh bạch (tiếng Anh là Transparency) được hiểu là cởi mở, thẳng thắn, trung thực trong tất cả giao tiếp, giao dịch và hoạt động. Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm minh bạch là “rõ ràng, rành mạch” [5]. Luật PCTN 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) quy định: “Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận”. Như vậy có thể hiểu minh bạch là đòi hỏi mọi hoạt động phải rõ ràng, tường minh, các quy định phải cụ thể công khai, không che đậy, giấu giếm để người thực hiện cũng như người dân có thể thực hiện và kiểm tra được. Với khái niệm đều thể hiện sự rõ ràng, trong sáng, không giấu giếm, thể hiện qua việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về một vấn đề nào đó, công khai, minh bạch thường được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để phòng, chống các hành vi tiêu cực trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng. 6 1.1.3. Trách nhiệm giải trình Về khái niệm “trách nhiệm giải trình” (Accountability), từ điển Merriam Webster định nghĩa đó là “sự bắt buộc hoặc sự sẵn sàng nhận trách nhiệm và trả lời cho hành động của mình”. Như vậy, trọng tâm của khái niệm này đó là “trách nhiệm” và “khả năng giải thích/chứng minh” [66]. Luật PCTN 2018 quy định: “Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao”. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm giải trình là nghĩa vụ cung cấp thông tin, giải thích, trả lời một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng, rành mạch, không giấu giếm gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm và chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân người có chức vụ quyền hạn. 1.1.4. Khái niệm công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền Luật PCTN năm 2018 quy định: “Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vụ”. Như vậy, trong hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai nghĩa là mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng; minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận thông tin. Trên tinh thần đó có thể hiểu công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước là việc làm cho mọi người dân có thể biết và hiểu cơ quan hành chính nhà nước có 7 chức năng, nhiệm vụ gì, hoạt động như thế nào trong khuôn khổ phù hợp với thực tiễn và các hoạt động của pháp luật. Có nhiều văn bản đề cập đến vấn đề công khai, minh bạch trong tổ chức, nhất là trong hoạt động của cơ quan nhà nước, như: Luật PCTN 2018 (quy định tại khoản 3 Điều 4); Luật Đất đai 2013 (Điều 43 quy định: cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Luật Đầu tư công 2014 và 2019 (quy định tại Điều 14: Công khai, minh bạch trong đầu tư công); Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 (quy định tại Điều 11: tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản có trách nhiệm công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh. Thông tin về bất động sản có thể được công khai tại sàn giao dịch bất động sản hoặc trên các phương tiên thông tin đại chúng, nội dung thông tin về bất động sản); Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (quy định tại điều 6: Công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh) Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương: Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân (Khoản 2 Điều 5)... Tuy nhiên, khái niệm theo Luật PCTN là đầy đủ, bao quát hơn cả. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, luận văn sử dụng khái niệm nêu tại Luật PCTN 2018: “Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị”. 1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền Công khai, minh bạch có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống 8 xã hội cũng như trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các cơ quan, đơn vị. Với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, một trong những chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ hành chính (dịch vụ công) cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoạt động này mang tính chất phục vụ nhân dân nhiều hơn, hiệu quả của hoạt động hành chính xét dưới góc độ cung cấp dịch vụ công được đánh giá bằng mức độ hài lòng của người dân và chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, khi chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính được nâng cao thì mức độ hài lòng của nhân dân cũng tăng lên, điều đó phụ thuộc vào mức độ công khai, minh bạch trong hoạt động hành chính. Ngược lại, khi sự công khai, minh bạch không được đề cao, quá trình xây dựng thể chế sẽ có chỗ cho hiện tượng “mua, bán chính sách”, thủ tục hành chính không rõ ràng là cơ hội để cán bộ công quyền nhũng nhiều, hạch sách người dân, là môi trường để những hành vi tham nhũng, tiêu cực nảy sinh. Việc được tiếp cận với các thông tin cho phép công dân chất vấn, chỉ trích và phản đối hành động của chính quyền mà họ không đồng tình cũng như cho phép họ tìm cách phản ánh các hành vi sai trái của các quan chức. Công khai gắn liền với minh bạch phải có trách nhiệm tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận được với các văn bản và thông tin của chính quyền [68]. Ở Việt Nam, quản lý hành chính nhà nước là một quá trình được xác định từ khâu ra quyết định quản lý nhà nước (xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật), chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đến khâu thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Trong hoạt động hành chính vẫn mang tính chất xin-cho; đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Điều này gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mỗi khi có công việc cần giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà nước. Sự quan liêu cùng 9 với những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo chính là những kẽ hở để một số cán bộ, công chức lợi dụng nhằm mưu lợi ích riêng. Dưới góc độ phòng chống tham nhũng, công khai, minh bạch đóng vai trò là công cụ tích cực góp phần phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thông qua việc hạn chế các cơ hội dẫn tới tham nhũng. Việc các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của mình, đề cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” giúp cho cơ hội phát sinh tham nhũng giảm đi kết hợp với các chế tài xử lý tham nhũng nghiêm khắc hơn góp phần hạn chế hành vi tham nhũng phát sinh. 1.3. Chủ thể, nguyên tắc, nội dung, hình thức công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của chính quyền 1.3.1. Chủ thể thực hiện CKMB, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của chính quyền Chủ thể thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Về tổ chức, chủ thể thực hiện công khai, minh bạch bao gồm: (1) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước: bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. (2) Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước. Về cá nhân, chủ thể thực hiện công khai, minh bạch là người đứng đầu cơ quan, tổ chức; người chịu trách nhiệm về công việc mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch và phải giải trình. 10 1.3.2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức CKMB trong tổ chức, hoạt động của chính quyền 1.3.2.1. Nguyên tắc CKMB trong tổ chức, hoạt động của chính quyền Luật PCTN 2018 quy định rõ nguyên tắc công khai, minh bạch như sau: - Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật. - Việc công khai, minh bạch phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật. 1.3.2.2. Nội dung CKMB trong tổ chức, hoạt động của chính quyền Tăng cường công khai, minh bạch hoạt động hành chính là nội dung và mục tiêu quan trọng của cả công tác phòng, chống tham nhũng và cải cách hành chính. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường công khai, minh bạch đối với khu vực hành chính, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tác động kép, đó là phòng, chống tham nhũng và cải cách hành chính. Trên cơ sở xác định công khai, minh bạch là đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật về vấn đề này. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 dành 23 điều, từ điều 11 đến điều 33 quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong đó, trừ quy định về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp và kiểm toán nhà nước, tất cả các điều còn lại đều có mục tiêu trực tiếp là bảo đảm và nâng cao công khai, minh bạch trong các lĩnh vực khác nhau của bộ máy hành chính nhà nước. Ðiều 11 của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: "Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được 11 công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ". Như vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng đã đưa vấn đề công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ðây vừa là nguyên tắc hàng đầu, nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừa bảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có thể không công khai những nội dung được coi là bí mật nhà nước và không được viện lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình, nhằm tránh sự giám sát của người dân và xã hội. Trong số các hình thức công khai được quy định tại Ðiều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, hình thức "cung cấp thông tin theo yêu cầu" là quan trọng nhất và là một nghĩa vụ bắt buộc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị công, vì điều 31 và 32 quy định nghĩa vụ phải cung cấp thông tin khi được yêu cầu. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể về công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực mà thực tế cho thấy xảy ra nhiều hành vi tham nhũng, gây thất thoát lớn về tiền, tài sản của Nhà nước cũng như tồn tại nhiều sự phiền hà, sách nhiễu, đòi hối lộ từ phía công chức nhà nước. Trong đó, các lĩnh vực thuộc khu vực hành chính phải công khai, minh bạch bao gồm: mua sắm công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ, quản lý và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất, nhà ở, y tế, giáo dục, khoa học-công nghệ, thể dục thể thao, thanh tra, hoạt động giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, tư pháp, công tác cán bộ. Với những quy định trong Luật, tất cả các bộ, cơ quan T.Ư và UBND cấp tỉnh phải ban hành mới Danh mục bí mật Nhà nước, nhằm bảo đảm các danh mục này không mâu thuẫn với luật. Ðây cũng là chỉ đạo trong Nghị quyết T.Ư 3. 12 Nghị định số 120/2006/NÐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng đã dành toàn bộ Chương II với chín điều, từ Ðiều 4 đến Ðiều 12, quy định cụ thể, chi tiết về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong đó, Nghị định đặc biệt chú trọng tới cơ chế thực hiện quyền cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm việc yêu cầu cung cấp thông tin và việc cung cấp thông tin thật sự nhằm công khai, minh bạch hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và phòng, chống tham nhũng, tránh các hành vi lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối, làm trái. Theo quy định tại Điều 11 Luật PCTN 2005 (sửa đổi, bổ sung 2007, 2012), nội dung CKMB bao gồm hai nhóm: (1) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. (2) Hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ). Theo Điều 10 Luật PCTN 2018, nội dung công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị, gồm hai nhóm, như sau: Nhóm thứ nhất, bao gồm các nội dung: (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân. (2) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. (3) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. (4) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp trên mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch. Nhóm thứ hai, bao gồm tất cả các thủ tục hành chính do các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền và có trách nhiệm thực hiện. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan