Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ( bài được 8,5)...

Tài liệu Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ( bài được 8,5)

.DOC
11
173
125

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng, tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ( bàn tay hữu hình ) được hiểu là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng. Cơ chế này tuy có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc đó nhưng đồng thời cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước sau này. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, sau đây nhóm A2 xin đc đi sâu vào phân tích đề tài : “ Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp”. NỘI DUNG I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Bối cảnh thế giới Từ năm 1960 đến 1986 tình hình trên thế giới diễn ra vô cùng phức tạp: - Tiêu biểu là việc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới với hai cực đối đầu Liên Xô và Mĩ làm cho tình hình thế giới luôn trong trạng thái căng thẳng. - Tuy nhiên, trong thời gian này, hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh đã giành được độc lập ( năm 1960 Châu Phi được ví như “lục địa bùng cháy” ). Hơn nữa, chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ, CNXH đã vượt qua phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới, bản đồ chính trị thế giới thay đổi, các quốc gia từng bước khôi phục, phát triển nền kinh tế. - Theo xu thế đó, nửa sau thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai trên thế giới bùng nổ đạt được nhiều thành tựu trong hầu hết các lĩnh vực, thế giới có nhiều chuyển biến tích cực mạnh mẽ với sự vươn lên của các cường quốc như: Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô,… Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế mới, đặt ra yêu cầu các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp sự tiến bộ của toàn cầu. 2. Bối cảnh trong nước 1960-1986 - Tháng 9/1960, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tại Hà Nội. Đảng đã đề ra hai nhiệm vụ song song và cần thiết của hai miển Nam - Bắc: miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam; còn miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh độc lập dân tộc nhằm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Do đó, miền Bắc vừa tiến hành thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) và công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) đạt được những thành tựu nhất định làm thay đổi bộ mặt xã hội miền bắc; vừa tiến hành chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất(1964-1968), lần thứ hai (1972-1973) của Mĩ, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam ruột thịt nơi chiến trường. - Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) với chiến thắng lịch sử - cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Một kỷ nguyên mới đã được mở ra : kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH là một nhiệm vụ hết sức khó khăn lại phải tiến hành trong điều kiện nhân dân miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa làm nhiệm vụ của hậu phương lớn vừa phải trực tiếp chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên "quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm". Vì thế, kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế. Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bất cập của nó. Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng. Còn đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng... và bước đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN. Về mặt xã hội, ở miền Bắc, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây tổn thất lớn cho lực lượng lao động, để lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài. Hiện đất nước vừa trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên nên càng nặng nề và gian nan hơn. Còn ở miền Nam những di hại do chế độ thực dân mới của Mỹ để lại cũng rất nặng nề như tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm...; số người thất nghiệp, đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư. Có thể thấy tình hình đất nước sau Đại thắng mùa Xuân 1975 có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Để khắc phục những khó khăn đó từ 1975 đến 1986, nước ta liên tục thực hiện các kế hoạch 5 năm (1976- 1980) và (1981-1985)¸đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Bởi vậy nhu cầu đổi mới đất nước, xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành một cơ chế kinh tế mới phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước và thế giới đã trở thành một vấn đề cấp bách và bức thiết của cả nước. II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG BAO CẤP Tại đại hội III của Đảng (9-1960) tại Hà Nội, Đảng ta đã chủ trương xác định nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc là thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam, tiến hành công cuộc xây dựng CNXH. Thực hiện chủ trương đó của Đảng, miền bắc đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung dần hình thành và biểu hiện rõ rệt qua chủ trương của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực trong cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế - văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh trong những năm 1954-1960 đặc biệt rõ nhất là vào những năm 1958-1960 khắp nơi sôi nổi phong trào thi đua xây dựng hợp tác xã. Tuy nhiên đến năm 1960 miền Bắc mới bắt đầu áp dụng chính thức cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vào việc quản lí kinh tế trong kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1962-1965). Đến năm 1975 sau khi cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam kết thúc thắng lợi công cuộc thống thất đất nước được hoàn thành. Cả nước tiến hành xây dựng CNXH. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung tiếp tục được Đảng ta chủ trương xây dựng và thực hiện đồng bộ trên cả nước với mục tiêu “tiến xa, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”. Cơ chế này được Đảng ta cụ thể hóa trong 2 kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) và (1981-1985) đạt được rất nhiều thành tựu tiến bộ đáng kế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. III. BIỂU HIỆN CỦA CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG BAO CẤP 1. Về kinh tế a) Mặt tích cực Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì c ơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. b) Mặt tiêu cực - Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. - Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất. - Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. - Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu. c) Về hình thức : Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau + Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. + Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. + Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin - cho”. 2. Về văn hóa a) Mặt tích cực : Biểu hiện rõ nhất của cơ chế này là tuy các văn nghệ sĩ được tập hợp trong các hội sáng tác, nhưng cơ cấu và cách làm việc của các hội này chủ yếu vẫn giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để sáng tác. Điều này có những mặt tốt, đã từng phát huy được hiệu quả. b) Mặt tiêu cực - Thứ nhất, quy luật sàng lọc tài năng không phát huy tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân, đồng thời cũng quá tải so với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước. - Thứ hai, do bị “viên chức hóa”, văn nghệ sĩ không sống chủ yếu bằng sáng tác. Một số người trở thành quan chức đầu ngành, ngoài các quyền lợi của những viên chức cấp cao, nếu vẫn sáng tác, họ còn được mặc nhiên hưởng đặc quyền của lối “khen chê theo chức vụ”, và khả năng quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân lại nhiều hơn các đồng nghiệp khác. Một số khác, dần dà tỏ rõ không có tài năng đặc biệt, nhưng không bị luật sàng lọc gạt bỏ để chuyển nghề, cho nên rất dễ tìm đến các đề tài nhất thời, cục bộ, dễ chạy theo minh họa cho các chủ trương vốn chỉ có ý nghĩa nhất thời ngắn ngủi, tạo ra một số lượng quá lớn những tác phẩm xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt, hạ thấp tr ình độ chung của văn nghệ. 3. Về xã hội a) Mặt tích cực: Cơ chế này ra đời trong thời kì đất nước vừa bước qua những năm tháng đau thương của chiến tranh. Tình hình xã hội còn rất nhiều rối ren, phức tạp. Vì vậy, cơ chế đã góp phần ồn định đời sống xã hội, duy trì trật tự xã hội. b) Mặt tiêu cực: Sản xuất công - nông nghiệp đình đốn. Lưu thông, phân phối ách tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ 10 - 15 ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gai đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan rộng. Lòng dân không yên. Có những câu ca dao vui như thế này: “Cái này thì của “vua quan” Cái này thì của “trung gian nịnh thần” Thứ rồi mới đến “thương nhân” Cuối cùng là của “nhân dân anh hùng”. IV. Ý NGHĨA CỦA CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG BAO CẤP - Thứ nhất, với việc thực hiện cơ chế này đã tạo ra được một niềm tin, hi vọng về một xã hội mới tốt đẹp hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội để tất cả nhằm mục tiêu đánh thắng giặc Mĩ xâm lược; đồng thời nó còn tạo thêm lòng tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. - Thứ hai, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì lí do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc. Bởi vậy, việc thực hiện kế hoạch hóa tập trung bao cấp sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó. Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp. - Thứ ba, trong thời kì kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp có tác dụng nhất định. Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu. - Thứ tư, bên cạnh ý nghĩa tích cực, cơ chế này còn có vài ý nghĩa tiêu cực, hạn chế như: thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế , lao động sáng tạo đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Không chỉ vậy, nó còn hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí,… Hơn nữa, khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế này càng bộc lộ rõ hơn những khuyết điểm của nó, làm cho nền kinh tế của các nước XHCN, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Thứ nhất đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng: Đảng ta đã rất linh hoạt khi đề ra các chủ trương, sách lược phù hợp với từng thời kì cách mạng, tình hình đất nước. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta, cũng là cơ sở tạo nên thành công lớn của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kì hòa bình, đổi mới. - Thứ hai là bài học về sự cần thiết của đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. - Thứ ba là bài học về việc đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Có như vậy mới tạo nên sự phát triển trong mọi mặt của đời sống xã hội. KẾT BÀI Cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã có những tác dụng nhất định trong bối cảnh đất nước ta thời đó. Tuy nhiên cơ chế này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, các vấn đề tiêu cực nảy sinh...Tại đại hội VI (tháng12/1986) của đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế bao cấp tràn lan và tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chủ trương hết sức quan trọng của giai đoạn này là phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Và thực tế đã chứng minh, đây là quyết định đúng đắn của Đảng và nhà nước, hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đang trên đà phát triển và đạt được những thành quả đáng tự hào. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO —****– 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009. 2. Ts. Bùi Kim Đỉnh - Hỏi đáp môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia - 2010. 3. Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội -2004. 4. “Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10/9/1960”, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 21 (tr. 913 - 945), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002 5. Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 12 của BCH trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới ngày 27/12/1965, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 26, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003, tr. 622 - 651. Và một số website: - http://www.cpv.org.vn - http://www.hlu.edu.vn - http://www.tapchicongsan.org.vn - http://www.ncseif.gov.vn PHỤ LỤC Một số hình ảnh về cuộc sống thời bao cấp Phiếu mua thịt cơ động. Số lượng mua nhiều nhất là 1kg. Trong thời kì bao cấp, thịt chỉ là thứ yếu, gạo và rau mới là 2 thứ quan trọng nhất, nên người ta mới có câu vè: "Nhất gạo nhì rau, tam dầu tứ muối. Thịt thì đuôi đuối, cá biển mất mùa. Đậu phụ chua chua, nước chấm nhạt thếch...". Cảnh xếp hàng chờ đến lượt mua chất đốt. Một cửa hàng bơm mực bút bi. Thời bao cấp, những chiếc bút bi được tái sử dụng nhiều lần bằng cách bơm mực vào ruột bút. Nhiều gia đình sống nhờ nghề bơm mực bút bi. Khác với cảnh những quán bia hơi đông kín người hiện nay, bia hơi thời bao cấp là một thứ hàng hóa xa xỉ mà không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức. Sau gần 30 năm, đất nước Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này.Đây là sổ mua lương thực (sổ gạo), hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất tiền.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan