Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn văn Chuyên đề luyện thi đại học môn ngữ văn...

Tài liệu Chuyên đề luyện thi đại học môn ngữ văn

.PDF
48
905
87

Mô tả:

Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn NHÂN TIỆN TẶNG TÀI LIỆU, CHO PHÉP THẦY ĐƯỢC GIỚI THIỆU KHOÁ HỌC ONLINE TRÊN TRANG HTTP://THAYHIEU.NET LIÊN TỤC CẬP NHẬT DẠNG ĐỀ MỚI NHẤT CỦA BỘ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG BẰNG VIDEO TRỰC QUAN, SINH ĐỘNG, TÀI LIỆU KÈM THEO, HS CÓ THỂ TẢI VỀ VÀ HỌC TẬP CÙNG VI DEO BÀI GIẢNG  CAM KẾT NẾU BÁM SÁT KHOÁ HỌC 1. Học sinh yếu Văn có thể đạt 6 điểm 2. Trung bình có thể đạt 7 điểm 3. Khá có thể đạt từ 8 điểm trở lên 4. Giỏi đạt từ 8.5 đến trên 9    HỌC PHÍ Mua toàn khoá: (4 chuyên đề) học phí 800.000 đồng (Sau tháng 10 – 11 là trên 1.500.000) Có thể mua lẻ từng chuyên đề nhé! Nhưng giá cao.  CÁCH ĐÓNG HỌC PHÍ KHOÁ HỌC 1. Đăng ký học cả khóa: 800.000 đồng – Chỉ áp dụng cho thanh toán bằng chuyển khoản Quy trình đăng ký như sau:  Bước 1: Đăng ký tài khoản tại trang web ThayHieu.Net (Nếu đã có tài khoản rồi bỏ qua bước này)  Bước 2: Chuyển khoản theo thông tin tài khoản sau: Số Tài khoản: 050035691747 – Ngân hàng Sacombank, Phòng giao dịch thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. Chủ tài khoản: Phan Danh Hiếu Ghi rõ: địa chỉ mail đăng ký khoá học, tên em. Ví dụ: [email protected] – Phan Danh Hiếu 2. Nạp thẻ điện thoại (thuận lợi cho việc mua lẻ từng chuyên đề nhưng học phí cao hơn) – Đăng ký thành viên tại website Thayhieu.net – Bấm vào chuyên đề muốn mua và đặt hàng – Bấm thanh toán và nạp thẻ cào điện thoại Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 1 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn BỐN CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1: Chuyên đề thơ lớp 12 – Tháng 10 + Tuần 2: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu) + Tuần 3. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh) + Tuần 4. Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo) + Các dạng đề thi Quốc Gia 2017 với xác suất cao nhất.     Dạy theo bố cục tác phẩm, từng phần nhỏ trong bài, phân tích kỹ từng câu. Tác phẩm thơ sẽ chia thành các đề nhỏ để học sinh nắm sâu được bài học. Sau khi học xong các đề nhỏ lẻ sẽ học sang dạng đề khó như: bình luận ý kiến bàn về văn học, so sánh… Ví dụ đề bình luận ý kiến văn học: “Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, nét đau, nhưng đau thương mà không hề bi luỵ , ngược lại rất bi tráng”. Chứng minh nhận xét trên. Hoặc: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 nhận xét: “Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc phân tích bài thơ Việt Bắc. Ví dụ đề so sánh: Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh ra trận trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) và Tây Tiến (Quang Dũng) Chuyên đề 2: Chuyên đề văn xuôi 12 – Phân tích hệ thống các nhân vật – Phân tích các giá trị tác phẩm: hiện thực – nhân đạo – tình huống truyện – Phân tích các vấn đề trong đoạn văn (trích tác phẩm) Đây là dạng khó nhất, dễ ra nhất. – So sánh nhân vật, so sánh các giá trị, so sánh hai đoạn văn trong hai tác phẩm khác nhau. – Bình luận các ý kiến về tác phẩm. Chuyên đề 3: Nghị luận xã hội – Có cấu trúc viết đoạn văn bảo đảm điểm tối đa. – Bày cho các em lập luận – Bày cho việc lấy dẫn chứng thế nào cho hay – Bày cách lấy lòng người chấm – Biết viết bài văn đủ bố cục, viết hay – Cam kết nghị luận xã hội sẽ đạt từ 2-2.5/3 điểm Chuyên đề 4: Đọc hiểu – cảm kết đạt điểm tuyệt đối – Lý thuyết phần đọc hiểu: + Nắm lý thuyết thông qua bài thực hành + Cách làm bài để đạt điểm tối đa + Hệ thống bài tập bám sát chủ đề của năm Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 2 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT: KỸ NĂNG LÀM BÀI HAY NHẤT CHO VĂN NGHỊ LUẬN (CÂU NÀY 5.0 ĐIỂM NHÉ) ĐÃ CÓ TRÊN 200 BẠN MUA – ĐÃ CÓ 4 NHÓM VIP ĐƯỢC THẦY TƯ VẤN HÀNG NGÀY ĐỂ HỌC TẬP HIỆU QUẢ TÀI LIỆU TẶNG CÁC EM ĐỀ THI MINH HOẠ CỦA BỘ CÓ CÂU 5 ĐIỂM RẤT KHÓ, ĐÂY LÀ BÀI MẪU CỦA THẦY LÀM CHO CÁC EM THAM KHẢO. Đề : Phân tích vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến (Tây Tiến – Quang Dũng) BÀI LÀM Trong vườn hoa thơ ca viết về người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều bông hoa lạ mà đẹp. “Tây Tiến” là một trong những bông hoa viết về người lính mang một vẻ đẹp khác với vẻ đẹp của người lính các bài thơ cùng thời. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến kiên dũng mà tình tứ, cháy bỏng khát vọng lập công của một thời anh hùng rực lửa mà lại rất lãng mạn hào hùng, hào hoa. Tây Tiến ra đời vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp khi mà những chàng trai “mang chí nam nhi thời loạn,” “xếp bút nghiên ra xa trường”. Họ coi gian nan là “nợ anh hùng phải vay” nên sẵn sàng dấn thân đương đầu với mọi gian nan thử thách trong hàng binh trận mạc. Họ ra đi bỏ lại sau lưng mình “gian nhà không mặc kệ gió lung lay” , bỏ lại sau lưng “luống cày đất đỏ, tiếng mõ đêm trường”, họ ra đi “lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm/ Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Họ là nam nhi thời loạn với vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam “trượng phu có chí anh hùng”. Nhưng họ cũng là những con người mà khi “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” nên bản thân họ chứa đựng hai vẻ đẹp hào hùng và hào hoa. Hào hùng là vẻ đẹp mang phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí. Hào hoa là thuộc về tình cảm lãng mạn. Hai nét hào hùng và hào hoa dường như đối lập nhau, hào hùng là ý chí là sức mạnh là hào khí của một lớp thanh niên mang tinh thần thời đại “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hào hoa lại là một tâm hồn mềm mại lãng mạn “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, “Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”. Viết về người lính trong chiến tranh văn học nói chung, thơ ca nói riêng chủ yếu chỉ đề cập đến vẻ đẹp dũng cảm anh hùng mà ít khi bộc lộ vẻ đẹp lãng mạn tình tứ trong tâm hồn người lính, thực ra đây chính là một điểm thành công của Tây Tiến, chính nhờ có điểm thành công này mà vẻ đẹp của người lính Tây Tiến mang sắc thái vừa riêng biệt vừa cùng với vẻ đẹp của người lính trong các bài thơ khác. Đồng chí của Chính Hữu, Cá nước của Tố Hữu... đã hoàn chỉnh về vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hiện lên qua cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ. Một cuộc vạn lý trường chinh Tây Tiến đầy gian nan thử thách. Núi cao, dốc đứng, thác ghềnh,vực sâu... Có lúc như chìm vào thung lũng sương mù hay đỉnh Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 3 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn núi cao chọc trời Tây Bắc “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Có lúc đoàn quân rơi vào trận địa của núi non trùng điệp: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Thiên nhiên cứ cố tình giăng ra biết bao thử thách bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng bẻ gẫy ý chí của con người. Người lính Tây Tiến cứ thầm lặng dấn thân, cứ dần vượt qua hiểm trở của lộ trình oai linh của rừng thiêng núi độc. Sự rình mò của thú dữ, sự dãi dầu của thân xác. Rồi cái chết hiện ra, người lính Tây Tiến phải đối mặt với tất cả: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Hào hùng nhất mà cũng lãng mạn nhất có lẽ là lúc Quang Dũng khắc họa chân dung người lính: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Chân dung ấy được khắc họa bởi hai nét vẽ chủ đạo: Bi và Tráng. Bi là bi thương. Tráng là hào hùng. “Bi tráng” vừa đối lập mà cũng vừa thống nhất hài hòa, nghĩa là vừa đau thương vừa hào hùng hay càng đau thương càng hào hùng. Bi thương ấy hiện lên qua ngoại hình người lính ốm đau, tiều tụy, đầu trọc “không mọc tóc” , da dẻ xanh xao, héo úa “quân xanh màu lá”. Ma thiêng nước độc của Tây Bắc thật khủng khiếp. Lam sơn chướng khí núi rừng và hậu quả của sốt rét rừng ác tính, của đói rét, gian khổ đã bào mòn đi sức trẻ của những người lính. Sốt rét là một thực tế khắc nghiệt. Thơ ca kháng chiến chống Pháp không ít những lần nhắc đến như thế: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi (Chính Hữu) Sốt rét đến “Má anh vàng nghệ” (Tố Hữu), đến “Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật/ Đâu còn tươi nữa những ngày xanh” (Thôi Hữu)… Còn lính Tây Tiến sốt rét đến rụng hết tóc trông đến kỳ dị. Đối lập với “bi” là “Tráng”. Nghệ thuật tương phản giữa cái bên trong trong (tinh thần) và cái bên ngoài (ngoại hình) đã tạo nên vẻ đẹp của Tây Tiến. Đoàn quân ốm mà không yếu, bi mà vẫn hùng vì: Hình ảnh “không mọc tóc” gợi cái ngang tàng, ngạo nghễ, coi thường gian khổ của chất lính trẻ luôn hóm hỉnh đùa vui. Từ “đoàn binh” mang nghĩa rộng hơn “đoàn quân” để chỉ sự đông đảo, hùng mạnh. Ba từ “dữ oai hùm” là phi thường hóa người lính. Đó là những con người đang làm chủ tình thế, áp đảo kẻ thù. Vì thế cái hùng lấn át cái bi, sức mạnh chiến đấu lấn át hoàn cảnh tạo nên một tập thể có sức mạnh “thôn Ngưu đẩu”. Hai câu thơ tiếp, người lính hiện lên bởi vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa trong mộng trong mơ: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 4 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Vẻ đẹp Lãng mạn là vẻ đẹp tâm hồn vượt qua hiện thực gian khổ hướng tới niềm lạc quan. Ở đây, trong gian khổ thiếu thốn nhưng người lính vẫn mộng mơ. “Mắt trừng” là đôi mắt vừa có chí vừa có tình: “Chí” trong ý chí đánh giặc. Đôi mắt ấy đang gửi về bên kia biên giới giấc mộng đánh giặc, mộng lập công, mộng hòa bình, mộng trở về. “Tình” trong tình yêu quê hương, con người. Đôi mắt ấy gửi vào giấc mơ về Hà Nội “Đêm mơ Hà Nội”. Hà Nội là quê hương của người lính cũng là thủ đô yêu dấu. Hà Nội của cả nước, của biết bao vần thơ trong nỗi nhớ. Một Nguyễn Đình Thi xao xuyến với mùi hương cốm mới, một làn hơi may rất mỏng, lá vàng rơi… “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc” với “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Lính Tây Tiến ra đi thì mãi nhớ về một Hà Nội với “dáng kiều thơm”. Kiều thơm là chỉ bóng dáng những người bạn gái đẹp, thanh lịch, dịu dàng. Còn là hình bóng trong mộng của Quang Dũng (Theo lời kể của nhà thơ Vân Long thì người người yêu Quang Dũng dạo ấy có tên chữ lót là Kiều). Từng một thời bài thơ Tây Tiến bị xem là “có vấn đề” cũng vì chất mộng mơ trong hai câu thơ này. Nhưng thời gian đã chứng minh cho sự bất tử của nó, chất lãng mạn chính là liều thuốc tinh thần cho người lính vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt thời bấy giờ. Đó là lãng mạn cách mạng chứ không phải là cái lãng mạn kiểu “mộng hão”, “mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản như Hoài Thanh và một số nhà phê bình từng nhận xét. Giữa những ngày gian khổ các chiến sĩ Tây Tiến vẫn vui vẫn sống vẫn giữ nguyên cốt cách hào hoa của mình, họ tổ chức những đêm lửa trại tưng bừng náo nhiệt Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ. Cái dữ dội khốc liệt của chiến tranh biến mất chỉ còn lại không gian tràn ngập ánh sáng chập chờn hội đuốc hoa và tâm hồn người lính như bốc men say trong hội vui thắm thiết của tình quân dân. Câu thơ “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” bộc lộ tất cả cái ngỡ ngàng vui sướng cái đắm say của tâm hồn lại có cái hóm hỉnh, tinh nghịch của lính. Có thể hình dung những tâm hồn hào hoa ấy đang đắm chìm trong vẻ đẹp của những bóng hồng Tây Bắc. Người lính như được chắp cánh bởi vẻ đẹp con người và cảnh vật vùng Tây Bắc, như đang bay lên trong tiếng nhạc điệu khèn. Phải có một cái gì đó thật lãng mạn đắm say trong tâm hồn Quang Dũng nên ông mới viết được những câu thơ hay đến thế. Những chữ “xiêm áo”, “man điệu”, “khèn lên,” “nhạc về” gợi lên vẻ đẹp hư ảo, một vẻ đẹp vừa gần vừa xa của một khung cảnh nơi xứ lạ phương xa, làm lòng người như đắm say, xốn xang hơn. Đi suốt bài thơ ta gặp cái chất bốc tếu, cái ngang tàng kiêu bạc của người lính Tây Tiến rất rõ. Vừa treo mình cùng hơi thở nặng nhọc trên các dốc núi cheo leo ta gặp ngay cụm từ “súng ngửi trời” rất dí dỏm, rất lính. Thiên nhiên miền Tây dữ dội với núi cao, Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 5 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn vực thẳm, thác gầm lùi lại phía sau người lính. Vẻ đẹp tâm hồn lạc quan của người lính được nhân lên sánh ngang thiên nhiên hùng vĩ. Đi suốt toàn bài thơ cái chất hào hùng của người lính hiện lên qua hiện thực gian khổ thiếu thốn tột cùng “sương lấp,” “đoàn quân mỏi,” “dãi dầu”, “không bước nữa,” “bỏ quên đời” với ý chí dấn thân thái độ kiên định sắt đá “chẳng tiếc đời xanh,” “không hẹn ước,” “chẳng về xuôi.” Đến cái chết cũng thật Hào hùng hào hoa ! Nói đến người lính, nói đến chiến tranh không thể tránh khỏi cái chết. Cái chết vẫn là một mối đe doạ, một sự thật đáng ngại và rất bi thảm, nhưng qua ngòi bút Quang Dũng ta lại thấy dược ý chí dấn thân của người lính Tây Tiến, có thể nói ngay cái chết cũng rất đỗi hào hùng người lính Tây Tiến dù có chết cũng “không rời vũ khí, không xa đội ngũ”. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Rồi những cái chết nơi rừng hoang biên giới “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nhưng câu thơ thứ hai lại vang lên như một lời thề “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, đúng là giọng điệu của bậc trượng phu “Coi cái chết nhẹ như lông hồng” sáng ngời chí trai cường: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Hai câu thơ: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành đã đẩy vẻ kiêu dũng lên cực điểm, hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ để tái tạo ở đây vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn , gợi được hào khí của chí trai thời loạn. Chữ “về” nói thái độ ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết. Phong Lan trong “Bài thơ Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh” đã nói về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến qua cái chết như sau: “Lý tưởng cách mạng đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất anh hùng ngang tàng và chất men say lãng mạn ngay cả khi họ chết cũng như phảng phất nét nghệ sĩ tài tử”. Ngày nay đọc lại “Tây Tiến” của Quang Dũng, bỗng thấy nhớ đến nao lòng một thời kỳ lịch sử bi tráng của dân tộc, một thời đại “Một đi không trở lại”. Các anh đã ngã xuống cho “lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm”, cho tượng đài tự do được tôn cao. Lịch sử sẽ mãi nhớ tên các anh những người anh hùng bất tử. “Tây Tiến” của Quang Dũng là bài thơ về một thế hệ thanh niên với lý tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – họ là những con người đã nguyện dâng hiến máu xương mình cho tổ quốc. Thời gian đã đi qua, gió bụi thời gian có thể phù mờ bao huyền thoại nhưng tượng đài về người chiến binh Tây Tiến năm xưa thì mãi mãi bất tử cùng thời gian. Càng trân trọng và yêu quý thế hệ cha anh ngày ấy đã ngã xuống vì hòa bình, thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay phải quyết tâm sống sao cho thật xứng đáng. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 6 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn THÔNG BÁO KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC ONLINE NGỮ VĂN LIÊN TỤC CẬP NHẬT DẠNG ĐỀ MỚI NHẤT CỦA BỘ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG BẰNG VIDEO TRỰC QUAN, SINH ĐỘNG, TÀI LIỆU KÈM THEO, HS CÓ THỂ TẢI VỀ VÀ HỌC TẬP CÙNG VI DEO BÀI GIẢNG Video không giới hạn lượt xem  CAM KẾT NẾU BÁM SÁT KHOÁ HỌC 1. 2. 3. 4. Học sinh yếu Văn có thể đạt 6 điểm Trung bình có thể đạt 7 điểm Khá có thể đạt từ 8 điểm trở lên Giỏi đạt từ 8.5 đến trên 9  HỌC PHÍ Mua toàn khoá: (4 chuyên đề) học phí 800.000 đồng Mua lẻ từng chuyên đề bằng cách nạp thẻ điện thoại, tiện lợi, dễ nạp: (Đọc trong http://thayhieu.net để biết thêm thông tin)   VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI  LƯU Ý – TUYỆT ĐỐI LƯU Ý ∆ Một là viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Nên viết theo đoạn diễn dịch, sau đó triển khai các ý theo kiểu tổng – phân – hợp. Câu chủ đề phải viết đúng vào yêu cầu của đề bài. Phải có từ khóa của đề trong câu mở đoạn. Các câu sau đó phải tuyệt đối đúng – trúng vào nội dung. Phải giải thích được vấn đề. Bình luận sắc sảo. Dẫn chứng hợp lý. ∆ Hai là kết lại đoạn văn bằng 2-3 câu bày tỏ cái tôi của mình hoặc rút ra bài học. ∆ Ba là bài yêu cầu 200 từ thì có thể viết lên 250 từ (cũng không sao). Không ai ngồi đếm bài mình có bao nhiêu từ cả. 1. Xưng hô trong bài làm (Đừng coi thường vấn đề này nhé) - Trong bài làm nghị luận xã hội, vì các em đại diện cho một cá nhân để bàn luận nên xưng Tôi là đúng. Nhưng bài làm của các em là do Giáo viên chấm nên xưng Tôi thì hơi quá nên có thể xưng Em. - Khi mà những vấn đề xã hội hoặc tư tưởng mà cần nhắn nhủ số đông thì xưng: Ta, chúng ta. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 7 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn - Cũng cần hiểu rằng, tuỳ theo từng dạng đề mà có cách xưng hô trong bài làm cho phù hợp. 2. Tâm lý giáo viên chấm thi - Hãy mở đoạn cho đúng – trúng vấn đề. Nếu có chất văn thì mở cho sắc sảo. Giáo viên rất ghét kiểu mở bài lạc hướng. - Chữ đã xấu mà lại còn viết lan man thì dứt khoát “Trảm”. - Không thích bài viết quá ngắn, cụt ý… - Chém gió kinh điển, dùng từ ngữ mang tính đại ngôn, lộng ngôn: khen chê quá lời sẽ bị đánh giá là bài làm không tốt. 3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Để đoạn văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác được đặt ra ở đây là; Mặt trái của vấn đề ít ai biết đến là; …. Khi viết, phải đưa một số câu nói nổi tiếng vào để bài viết thêm sinh động. 4. Rút ra bài học Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì vậy bản thân em sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học. Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống… Ví dụ, bàn về đọc sách. Ta có đoạn văn hoàn chỉnh như sau: “Chỉ cần nhìn vào cung cách đọc sách của một người cũng đủ biết trình độ văn minh của toàn bộ xã hội mà người đó đang sống.” Thưở xưa các bậc hiền nhân quân tử coi đọc sách là một nghi lễ thiêng liêng. Trước khi đọc sách họ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo, đầu tóc chỉnh tề, tinh thần phải sảng khoái minh mẫn. Không gian đọc sách phải thoáng đãng, tĩnh lặng, không được nhem nhuốc bừa bộn. Tư thế đọc cũng phải thanh thoát ung dung, có thế mới ngộ được những lý lẽ huyền vi mà sách mang tới. Có thái độ kính cẩn với sách như vậy là bởi vì sách phần lớn do các bậc thánh hiền viết ra cả. Mà đã gọi là sách thánh hiền thì mọi sự đều đúng, đều cặn kẽ chín chắn. Một chữ của bậc thánh nhân viết ra là một chữ tạc vào đá. Khi soạn xong Lã Thị Xuân Thu, Lã Bất Vi đã hứa thưởng vạn lạng vàng cho ai sửa đúng một chữ. Rốt cuộc chẳng ai sửa được, không phải họ sợ cái uy của Lã Bất Vi mà vì quả thực không có một chữ thừa, một chữ sai trong bộ sách đó. Bởi đã được viết ra kỹ càng như thế cho nên Lã Thị Xuân Thu tồn tại cho tới hàng nghìn năm sau và có biết bao ý tưởng, bao nhiêu những cảm hứng nảy sinh từ cuốn sách quý báu đó. Người xưa quan niệm một tuần viết được một câu, ba năm viết được một bài và bài đó sâu sắc đến nỗi ngẫm ngợi cả đời không hết. Người viết sách đã kỹ càng như thế thì người đọc sách phải kỹ càng tương ứng thì cuốn sách mới có giá Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 8 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn trị thực sự. Đọc sách phải đọc kỹ từng câu, từng chữ, ngẫm nghĩ cho kỳ hết sau đó mới chuyển sang câu tiếp theo. Còn nếu câu nào, đoạn nào chưa hiểu được ngay thì ghi nhớ lại, để suy nghĩ nghiền ngẫm sau. Bởi đọc kỹ mà ngày xưa tuy ít sách nhưng các bậc nho sĩ có một trình độ kiến thức sâu rộng. Bởi vì họ vừa đọc vừa nghĩ, một câu trong sách nảy sinh ra nhiều nhận thức. Một người đọc sách, vấp phải một chữ không hiểu, mất ăn mất ngủ người cứ gầy rộc đi. Các thành viên trong gia đình ca cẩm như thế là điên. Một chữ không hiểu thì đã chết ai. Người này không nghe, quyết tâm phải tìm hiểu cho bằng được cái chữ ấy, nhưng khi ngộ được thì có cảm giác cả thế gian thu lại trong tay mình. Thế là công sức bỏ ra không uổng phí, đời người sống không uổng phí. Cái ích lợi của việc đọc nó là thế. Một nhà văn lớn của châu Âu nói rằng thực ra người ta sống ở đời chỉ nên đọc vài cuốn sách thôi, nhưng đọc cho thật kỹ là đủ. Thời nay nhiều người khoe đọc tới vài trăm cuốn sách, nhưng hỏi sâu vào các vấn đề thì lúng ta lúng túng như gà mắc phải tóc. Ấy là vì kẻ đó đọc không kỹ, chỉ lướt qua cho gọi là có đọc. Không ít người khoe rằng mình luyện được kỹ năng đọc chéo rút thời gian đọc xuống còn một phần ba. Như vậy thì để làm gì nhỉ? Thà không đọc hẳn nó đi một nhẽ, đã đọc phải đọc cho nó cẩn trọng, kỹ lưỡng bỡi lẽ đọc là ấm vào thân, đọc là nhu cầu tự phát, không phải sự cưỡng bức. Nói hình ảnh thì đọc tức là chăm bón cái cây trí tụê cho nó phát triển ngày một tốt tươi. Cái cây trí tụê càng lớn thì giá trị con người càng cao. Vì thế đọc sách cũng là một dạng lao động. Con người lao động cả đời cho nên đọc sách cũng phải đều đặn, cần mẫn, bền bỉ cho đến khi nào không còn khả năng mới chịu dừng lại. Người xưa nói rằng trong bụng không có vạn cuốn sách thì không nên cầm bút viết văn. Nói thế là hàm ý sách mang tới sự hiểu biết rộng mênh mông cho anh. Sách mang lại cả kinh nghiệm lẫn sự ngạc nhiên cho người đọc. (Trích Hạt giống tâm hồn) Thầy Phan Danh Hiếu SAU ĐÂY LÀ BỘ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THAM KHẢO Vấn đề 1: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG  Vấn đề này người ta có thể ra trực tiếp là: Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về vấn nạn “Bạo lực học đường” đang diễn ra trong môi trường học đường hiện nay. Đề 2: Hoặc ra một bản tin về Bạo lực học đường. Ví dụ: Ngày 10/5, trên mạng xã hội facebook xuất hiện đoạn video clip ghi lại cảnh một nữ sinh THCS bị bạn bắt quỳ xin lỗi và có hành động đánh, tát đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người. Chỉ trong vòng gần 1 ngày xuất hiện, đoạn video clip trên đã thu hút được hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ. Trong đó đa phần, mọi người lên án hành động nói trên. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 9 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Theo điều tra của PV, nữ sinh bị bắt quỳ xin lỗi và bị đánh hiện đang học lớp 9 tại trường THCS Nhất Hòa (xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Còn nữ sinh có hành động đánh và bắt bạn quỳ xin lỗi hiện đang học tại trường THCS nội trú huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Liên quan đến sự việc trên, sáng nay (ngày 11/5), trao đổi với PV, một vị lãnh đạo Công an xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn cho biết, hiện ban Công an xã Nhất Hòa đã nắm được thông tin vụ việc và đang tiến hành điều tra, làm rõ. HƯỚNG DẪN ĐỀ 1 I. MỞ BÀI Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là vấn nạn “Bạo lực học đường”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. II. THÂN BÀI 1. Trước hết ta cần hiểu “Bạo lực học đường” là gì? Bạo lực học đường là những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, bao gồm hai hành vi: bạo lực bằng vũ lực lên cơ thể của nạn nhân và bạo lực bằng lời nói xúc phạm nhân phẩm người khác. Hai hành vi đó gọi là bạo lực học đường. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) kết quả google tìm kiếm là trên 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. 2. Bàn luận 2.1. Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng khó lường: Nói sao cho hết những nỗi đau mà Bạo lực học đường để lại. Nó không chỉ để lại nỗi đau cho nạn nhân mà còn là nỗi đau của phụ huynh, của gia đình và xã hội. Trước hết đối với nạn nhân của bạo lực học đường. Bạo lực làm cho nạn nhân tổn thương về tinh thần và thể xác để lại những hậu quả nghiêm trọng. Về mặt thể xác: nạn nhân nếu bị nhẹ thì xây xát, nặng thì gãy tay gãy chân, nặng hơn nữa là chấn thương sọ não hoặc dẫn đến cái chết. Nhắc đến hậu quả nghiêm trọng này chắc chúng ta còn nhớ cách đây mấy năm về trước tại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, học sinh trường THPT Hồng Bàng là La Đức Hiến đã dùng dao đâm chết bạn học là Lưu Thanh Tú. Giết bạn chỉ vì một xích mích nhỏ, Tú từ giã tuổi học trò của mình khi mới chỉ là cậu học sinh lớp 10, còn Hiến phải vào con đường tù tội. Nỗi đau để lại không chỉ cho hai cậu học trò mới lớn mà còn là của gia đình, nhà trường và xã hội. Về mặt tinh thần: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim, chụp ảnh tung lên mạng xã hội sẽ dễ bị chấn thương tâm lí nặng nề. Bị đau đớn về thể xác, nhân phẩm bị chà đạp, lăng nhục sinh ra trầm cảm, ức chế. Dẫn đến nhiều học sinh phải bỏ học để điều trị tâm lí. Nhiều học sinh phải gián đoạn việc học tạm thời hoặc bỏ học vĩnh viễn. Về phía người gây ra bạo lực học đường: phải đối mặt với toà án lương tâm khi chúng ta gây ra nỗi đau cho người khác. Nặng hơn là bị cảnh cáo, bị buộc thôi học, bị tù tội. Cũng như thế thì việc học cũng dở dang. Cả nạn nhân và phạm nhân đều đánh rơi tuổi trẻ và tương lai của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 10 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. 2.2. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là ở những nguyên nhân sau: nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa" "nhìn đểu"... Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể còn do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt dẫn đến việc các em có lối cư xử hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè. 2.3. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Toàn xã hội cần phải củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình người lớn phải làm gương giao tiếp ứng xử đúng mực mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. 3. Từ việc phân tích ở trên chúng ta cần rút ra bài học cho bản thân: Trước hết phải lấy tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Bản thân cần nghiêm túc kiểm điểm, biết kiềm chế để không nổi nóng biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Rèn luyện nhân cách, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Hãy tiên phong trong phong trào chống lại Bạo lực học đường. III. KẾT BÀI Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". VẤN ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất sóng thần núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. THAM KHẢO Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 11 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất sóng thần núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”. Vậy thế nào là biến đổi khí hậu và thiên tai? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đột ngột của khí hậu: nhiệt độ, thời tiết… những biến đổi ấy gây nên thiên tai cho con người. Thiên tai là những mất mát do thiên nhiên gây ra như động đất, núi lửa, hạn hán, lũ lụt… làm thiệt hại người và của. Có thể nói, biến đổi khí hậu gây nên những thiệt hại khủng khiếp cho nhân loại. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005 sóng thần đã cuốn trồi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008 động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Và mới đây nhất tháng 3.2011 động đất và sóng thần đã làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết. Hơn hai mươi ngàn người chết, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến cố về động đất sóng thần ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở Bắc cực lụt lội ở Thái Lan Việt Nam (2010). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo động cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người. Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái sử dụng hóa chất như thuốc sâu thuốc cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng Ô Zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng đục khoét trái đất xây hầm khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù tham vọng bá chủ thế giới không ngừng chạy đua vũ trang sản xuất vũ khí hóa học bom đạn gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Nhân loại phải hành động như thế nào ? Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi trường làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu mỡ hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải xác động vật thực vật vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011) vụ nổ lò hạt nhân Checmobưn ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người. Vì tương lai của trái đất của nhân loại bạn và tôi hãy chung tay bảo vệ môi trường! Đề 2: Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung và một số nơi như kênh Nhiêu Lộc (Tp Hồ Chí Minh), sông Bưởi ở Thanh Hoá… Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi trường. DÀN Ý Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 12 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn I. MỞ BÀI Môi trường hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức: vụ thải chất độc ra biển của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, ba nhà máy thải chất độc hại ra sông Bưởi ở Thanh Hoá, chất thải đô thị tại các thành phố lớn; sự biến đổi thất thường của khí hậu… Hậu quả là đã để lại nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới đời sống con người và các loài khác. II. THÂN BÀI 1. Giải thích vấn đề: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống bị thay đổi từ chất lượng tốt sang xấu. Là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. 2. Bàn luận 2.1. Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng: - Gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của con người: gây nên những căn bệnh hiếm gặp; gây nên sự giảm sút về sức khoẻ; bệnh ung thư, bệnh hô hấp…Tuổi thọ con người ngày càng thấp… - Ô nhiễm môi trường đang gây nên tâm lý hoang mang cho con người: sợ ăn thực phẩm bẩn, sợ hãi về vấn đề sức khoẻ xuống cấp trầm trọng… - Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế: mất nguồn lợi từ thuỷ hản sản + Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên. Dẫn chứng: Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn. Cá chết trên Sông Bưởi (Thanh Hoá) và trên kênh Nhiêu Lộc (Tp Hồ Chí Minh) lên đến hàng chục tấn. + Kinh tế về du lịch biển, sông ngòi đang có dấu hiệu suy giảm. 2.2. Nguyên nhân – Do ý thức của con người đối với môi trường còn kém – Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí rác thải công nghiệp. 2.3. Giải pháp – Nâng cao ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường sống. – Tăng cường sự quản lí của nhà nước: nhà nước cần có chế tài phạt nặng đối với các nhà máy không theo quy trình xả thải khoa học. – Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải. III. KẾT BÀI Vì cuộc sống của mỗi chúng ta : “HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 13 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Đề 3: Liên quan đến việc tôm cá chết hàng loạt ở miền Trung vừa qua, trong quá trình điều tra nguyên nhân, ông Chu Xuân Phàm - một lãnh đạo của nhà máy thép Formosa tại Vũng Áng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đã có phát biểu gây sốc: “Chọn nhà máy hay chọn tôm cá”. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về phát biểu trên. HƯỚNG DẪN I. MỞ BÀI - Nêu vấn đề về ô nhiễm môi trường/ dẫn câu nói của ông Chu Xuân Phàm. II. THÂN BÀI 1. Giải thích - Phát ngôn của ông Phàm: chọn nhà máy hay chọn tôm cá ? + Chọn nhà máy là chọn vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng cho kinh tế Việt Nam. + Chọn tôm cá: là chọn kinh tế, chọn môi trường, chọn mạng sống con người. + Hai vấn đề đều quan trọng. Nhưng vấn đề mà người dân Việt Nam đặt ra ở đây là cần kết hợp việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như vậy, phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm là chưa đúng mực. 2. Bàn luận 2.1. Phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm là phát ngôn dưới dạng một câu hỏi. Xin được trả lời là : chọn cá tôm. Vì: - Chọn cá tôm là chọn môi trường, chọn sức khoẻ cho chính chúng ta. Nếu môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, con người không đảm bảo sức khoẻ thì lấy đâu ra nhân công cho nhà máy. - Chọn cá tôm vì sinh vật cũng như con người. Chúng cần sống, cần được bảo vệ. - Chọn cá tôm vì nguồn lợi kinh tế dồi dào mà biển cả quê hương mang lại. - Sẽ ra sao nếu hàng ngày, hàng giờ cá tôm bị chết, môi sinh bị huỷ hoại. Ngư dân Việt Nam bị thiệt hại về kinh tế ? 2.2. Không chọn nhà máy . Vì: - Nhà máy chưa tôn trọng môi trường sống. Chưa có quy trình xả thải chất độc hại đúng chuẩn. - Vì phát ngôn thiếu tôn trọng người dân, thiếu tôn trọng môi trường. 2.3. Chỉ có thể chọn cả hai nhà máy và tôm cá, khi và chỉ khi: - Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sống. - Tôn trọng vấn đề môi trường. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức: phát ngôn trên thiếu chuẩn mực, chưa đúng đắn. Người nói còn mang tính bảo thủ. - Hành động: cần chung tay bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường sống. Lên án những hành động tiếp tay cho việc phá hoại môi trường. III. KẾT BÀI Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 14 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn - Đánh giá lại vấn đề Đề 4: Bản tin Vietbao.vn ngày 29.4.2016 đưa tin. Lo ngại thực phẩm bẩn đầu độc trẻ thơ Liên tiếp những vụ thực phẩm bẩn, độc hại bị phát hiện khiến người dân ngày càng lo lắng. Song song đó, tình trạng thực phẩm bẩn tràn vào các trường mẫu giáo, tiểu học dấy lên thêm nguy cơ trẻ thơ vô tội bị đầu độc khiến nhiều bậc cha mẹ lo ngại. Giò chả thối tẩm hoá chất bán vào trường mẫu giáo Thông tin hai cơ sở làm giò chả tại TX La Gi (Bình Thuận) mua thịt heo hư thối về xay làm giò chả, trộn với borax thì sẽ mất mùi thối, giúp giò chả dai và bảo quản được lâu rồi đem đi tiêu thụ hầu hết các cửa hàng, điểm du lịch và “tuồn” vào các trường mẫu giáo trên địa bàn khiến dư luận hoang mang, căm phẫn. Theo nghiên cứu, chất borax tác dụng lên trẻ một thời gian sẽ gây ra những tổn thương ở vỏ não, khiến trẻ chậm phát triển, đồng thời gây thêm nhiều di chứng khác cho sức khoẻ và trí não trẻ. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề thực phẩm bẩn nêu ở trên. HƯỚNG DẪN I. MỞ BÀI - Dẫn dắt vấn đề thực phẩm bẩn và thông tin của bài báo trên. II. THÂN BÀI 1. Tóm tắt bản tin và giải thích thực phẩm bẩn là gì? - Tóm tắt bản tin: bản tin trên nói về vấn đề thực phẩm bẩn tràn vào một trường mẫu giáo ở Bình Thuận. Nạn nhân là các trẻ thơ vô tội. - Giải thích thực phẩm bẩn là gì? + Là thực phẩm rau củ quả, thịt, cá, nước uống, giải khát không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm bị thối rữa, thực phẩm, nước giải khát bị nhiễm độc từ các loại hoá chất… + Thực trạng chung: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra khoảng 40 triêụ vu ̣ ngô ̣ đô ̣c. Một nửa số ca tử vong trên thế giới có liên quan tới lương thực, thực phẩ m. Riêng khu vực châu Á - Thái Biǹ h Dương chiế m tới 50%. Đến nay, thực phẩm bẩn không chỉ là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là vấn nạn của toàn thế giới, vừa gây tổn hại về sức khỏe vừa tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. 2. Bàn luận 2.1. Tác hại của thực phẩm bẩn - Gây bệnh tật, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ con người, nhất là những chứng bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hoá. + Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng. + Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi. + Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, rối loạn tim mạch. - Ở thông tin mà bản tin cung cấp, ta thấy vì hám lợi, chủ cửa hàng đã trộn giò chả với chất borax làm mất mùi thối, giúp giò chả dai và bảo quản được lâu rồi đem đi tiêu thụ Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 15 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn hầu hết các cửa hàng. Theo nghiên cứu, chất borax tác dụng lên trẻ một thời gian sẽ gây ra những tổn thương ở vỏ não, khiến trẻ chậm phát triển, đồng thời gây thêm nhiều di chứng khác cho sức khoẻ và trí não trẻ. - Thực phẩm bẩn gây thiệt hại kinh tế rất nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến các thực phẩm sạch. Thực phẩm sạch bán chậm do tâm lý nghi ngại của người tiêu dùng. - Hậu quả nữa là người tiêu dùng hoang mang, lo lắng trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2. Nguyên nhân - Tâm lý hám lợi, coi trọng đồng tiền. - Người Việt thiếu đạo đức kinh doanh. - Tâm lý người tiêu dùng ưa hàng rẻ mà bất chấp vấn đề sức khoẻ. 2.3. Giải pháp - Cần coi trọng đạo đức kinh doanh. - Nhà nước cần có chế tài xử phạt nặng hoặc cấm vĩnh viễn các hộ hoặc đơn vị kinh doanh. - Mỗi người dân cần cảnh giác trước các loại hàng hoá, nhất là hàng hoá đến từ Trung Quốc. 3. Bài học - Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội - Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình III. KẾT BÀI – Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân. – Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”  VẤN ĐỀ 3 HAI CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRẦN LẬP VÀ Ý CHÍ NGHỊ LỰC SỐNG CỦA CON NGƯỜI Đề 1. Trong bài hát “Tâm hồn của đá” cố nhạc sĩ Trần Lập có câu: “Đừng sống giống như hòn đá…Sống không một tình yêu/ Sống chỉ biết thân mình. Tâm hồn luôn luôn bang giá, đừng hoá thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng”. Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong ca từ đó. THAM KHẢO Một triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói: “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng”. Ý nghĩa của ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống này. Với cùng tâm niệm chân thành này, nhạc sĩ Trần Lập – tác giả đã sáng tác rất nhiều tuyệt phẩm đã ra đời trước đây, trong đó có bài hát “Tâm hồn của đá”. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 16 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Nó chứa đựng nhiều những ca từ và giai điệu lắng đọng về tình yêu, tâm hồn của con người : “Đừng sống giống như hòn đá,…sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng.” Trước tiên, ta phải tìm hiểu ý nghĩa của lời hát trong bài mà tác giả muốn truyền tải đó là gì. “Hòn đá” có ý nghĩa như thế nào trong câu hát “Đừng sống giống như hòn đá”? Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri vô giác nằm chỏng chơ bên vệ đường. Đá sống một cuộc đời vô danh, cách xa mọi người, không một ai để ý đến mỗi lần đi ngang qua đá. Ở đây, hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá không bao giờ có thể trở lại như lúc đầu được. Như vậy, cả lời ca mang ý nghĩa như một lời khuyên chân thành : hãy biết sống đồng cảm với mọi người, biết mở rộng tấm lòng để hòa vào biển lớn yêu thương của nhân loại, đừng bao giờ chỉ sống cho riêng mình mà quên đi những người khác. Vậy tại sao ta lại phải “Đừng sống như hòn đá”? Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Hoàn cảnh như vậy lại càng làm họ lún sâu hơn vào cái hố đen của sự tuyệt vọng nếu như chính họ không tự mình vực dậy, đem lòng mình ra mà yêu thương, sẻ chia. Bởi vì : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương.” (M.Go-rơ-ki) Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Ngay từ đầu, tác giả Trần Lập đã thêm vào động từ “Đừng” để tăng tính khuyên nhủ mạnh mẽ cho câu hát, nhắc nhở ta về thái độ sống với cuộc đời này. Cần phải tăng cường hành động hành động yêu thương nều như chính ta muốn được yêu thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn). Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi. Tâm hồn ta giống như một mảnh đất, và ta là người quyết định nó sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ phù sa hoặc trở thành vùng đất cằn cỗi nứt nẻ. Nếu như sống với một tâm hồn rộng mở, biết yêu thương sẻ chia thì mảnh đất ấy chắc chắn sẽ được bồi đắp dinh dưỡng khiến trở nên xanh tốt, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc đua nhau đến mà sinh sôi nảy nở, còn hoa trái thì ngọt lành nở rộ. Thế nhưng ngược lại, khi ta khép cánh cửa tâm hồn mình vào, mảnh đất ấy cũng bị cô lập và thu hẹp nhỏ hơn. Qua thời gian, mảnh đất sẽ mất đi dần sức sống của nó, hóa khô cằn và thô ráp, không có bất cứ thứ gì có thể tồn tại được nữa. Lúc đó, trên mảnh đất chỉ trơ trọi lại sỏi và đá, ta chỉ còn có thể sống “như một hòn đá.” Đã có người từng nói : “Cuộc đời bạn như một viên đá, chính bạn là người quyết định viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng.” Đừng chỉ sống cho mình mà hãy biết thả mình vào đại dương tình yêu của nhân loại. Cá nhân không bao giờ có thể tách rời tập thể được. Chính tác giả chứ không ai khác, Trần Lập đã sống đúng nghĩa như một cuộc sống không phải là một hòn đá. Tiền anh kiếm được từ các buổi biểu diễn anh chỉ nhận một phần rất nhỏ trong đó, còn lại đều đem đi từ thiện cho người khác. Giọng hát của anh là nguồn sống của biết bao con người Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 17 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn vẫn đang còn khốn khổ trong cuộc đời này. Để giờ đây, khi anh ra đi, tấm chân tình ấy vẫn mãi là viên ngọc sáng mãi cho người đời sau noi theo. Từ việc phân tích trên, ta rút ra bài học cho bản thân mình. Về nhận thức, ca từ bài hát đã bàn đến vấn đề về lối sống vô cảm của con người con người và khuyên ta sống phải biết đến yêu thương, biết cho đi tình thương của mình. Về mặt hành động, ta phải học cách yêu thương bằng việc tăng cường thêm những hành động ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, yêu thương để được yêu thương. Tình yêu thương luôn luôn không bao giờ là đủ, hãy biết mở tấm lòng mình ra để đón nhận và cho đi như một thứ quà tặng của cuộc sống. Xin mượn mấy vần thơ thay cho lời kết : “Xin gửi lại bạn đường yêu quý nhất Còn mấy vần thơ một nắm tro Thơ gửi bạn đường, tro bón đất Sống là cho, chết cũng là cho.” Đề 2: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. (Trích Đường đến ngày vinh quang –cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập) Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên Hướng dẫn (Sưu tầm) I. MỞ BÀI – Đường đời của mỗi con người thường là một lối đi riêng mà không người nào giống người nào, những hạnh phúc có được trong cuộc sống đều là thành quả của việc bước qua những khó khăn – Vượt qua những giông tố cuộc đời, dù vất vả hay nhọc nhằn niềm vui và thành công đến với con người mới mang ý nghĩa đích thực và vẹn toàn. – Chân lí này đã được đề cập sâu sắc trong lời bài hát của ca sĩ Trần Lập:”Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. II. THÂN BÀI 1. Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả – “ Hoa hồng” là loại hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, một loại hoa đẹp luôn là biểu tượng cao nhất của tình yêu trong cuộc sống con người. Ở đây hoa hồng là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. – “ Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời” Qua cơn mưa trời lại sáng” =>Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “ chịu đau’ khi gặp những” mũi gai” và “ đi qua muôn ngàn sóng gió”. 2. Bàn luận Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 18 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn – Hạnh phúc, vui sướng… luôn là ước mơ cũng là mục tiêu của mọi con người. Nhưng nghịch lí cuộc đời vẫn để khó khăn vất vả chiếm đa phần trong đời mỗi chúng ta. Phải đi qua, thoát ra khỏi đau khổ, con người mới có thành công. Dẫn chứng: Cuộc đời ca sĩ Trần Lập cũng là cuộc đời thành công của một người luôn biết vươn lên, đẩy lùi bóng tối và kéo ánh sáng lại gần mình. Sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em, Trần Lập phải chịu vất vả từ nhỏ. Bố mẹ đi làm để kiếm kế sinh nhai khóa cửa Trần Lập một mình. Vì vậy, để xua đi nỗi cô đơn của bản thân anh mở chiếc đài cũ kĩ của Liên Xô để tự “ thỏa chí” đam mê âm nhạc. Chính việc đó đã giúp anh trở thành một nhạc sĩ sáng tác và hát Rock thành công trong suốt 20 năm làm nghề. Ở tuổi ngoài 40, khi bị mắc bệnh ung thư trực tràng anh vẫn say mê hát và cống hiến. Có lẽ, không ít người đã phải rơi nước mắt cảm phục khi nhìn thấy hình ảnh vị nhạc sĩ quá cố mũi đeo ống thở ô-xi, tay chằng chịt những dây dẫn nước; nằm điều trị tại bệnh viện mà anh vẫn nở một nụ cười thật tươi, giơ tay chào khán giả. Định mệnh cuộc đời đã không cho con người nghị lực ấy có cơ hội vượt qua cửa tử thần một lần nữa. Nhưng những gì anh để lại cho đời vẫn vững chãi như “ Bức Tường” anh đã đặt tên. – Mọi sự thành công đều bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang. Dẫn chứng: Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới. – Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan ở đời. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn. Dẫn chứng: Người thương binh Nguyễn Xuân Năng với tinh thần” Thương binh tàn mà không phế” đã có nhiều thành tích cao trong việc thi đấu bóng bàn ở trong nước và Quốc tế. - Phê phán – Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc. – Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn. 3. Bài học nhận thức và hành động – Lời bài hát là lời của chân lí sống, cách sống và nghị lực sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm sống quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập- một người tài hoa nhưng bạc mệnh. – Tuy không còn tồn tại nhưng những đúc kết cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc của thành viên trụ cột của ban nhạc “ Bức Tường” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc.  VẤN ĐỀ 4 SỰ KIỆN GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 19 Thayhieu.net Thạc sĩ - Phan Danh Hiếu – Chuyên luyện thi QG môn Ngữ văn Đề ra: Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988. HƯỚNG DẪN I. MỞ BÀI Việt Nam là một quốc gia có truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm, đất nước ta sinh tồn cùng lịch sử vĩ đại của quá trình dựng nước và giữ nước. Sự hi sinh dũng cảm của 64 chiến sĩ ở Gạc Ma 1988 không những giữ vững chủ quyền quốc gia mà còn để lại bài học sâu sắc về lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại khi Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm chiếm Trường Sa- Hoàng Sa thì có lẽ trận chiến Gạc Ma vẫn còn nguyên giá trị thời sự nóng bỏng. II. THÂN BÀI 1. Giải thích Trận chiến Gạc Ma 1988 là trận thủy chiến nhằm bảo vệ đảo đá Cô Lin, đá Len Đao và đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm. 64 chiến sĩ đã ngã xuống và bất tử trong lòng nhiều thế hệ kể từ năm 1988. Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương thể hiện ở sự hiểu biết về đất nước và quyền lợi của đất nước mình; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh; tích cực học tập, tu dưỡng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Lòng yêu đất nước còn thể hiện ở sự tự tôn dân tộc, trở thành một biểu tượng cao đẹp của thế hệ cha ông Việt Nam nhiều đời nay. 2. Bàn luận 2.1. Sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trong trận chiến Gạc Ma để lại tượng đài bất tử và nhiều bài học sâu sắc: - Họ đã xây nên tượng đài bất tử “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Đất nước mình được độc lập tự do là bởi vì có những người con ưu tú luôn xả thân vì đất nước. Sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm. - Bài học về lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất, hiên ngang trước kẻ thù. - Bài học về lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương. Bài học về trách nhiệm của thế hệ trẻ phải có lòng biết ơn sâu nặng với thế hệ cha anh đã ngã xuống vì tổ quốc. 2.2. Phê phán: Nhiều cá nhân sống vô trách nhiệm, thờ ơ với vận mệnh biển đảo và đất nước. Có một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, không có ước mơ hoài bão và nghị lực đấu tranh, không màng tu dưỡng để cống hiến cho đất nước. Họ sống tạm, sống hèn nhát trở thành ghánh nặng cho gia đình và xã hội. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Về nhận thức: hiểu được giá trị to lớn của tinh thần hi sinh bi tráng của những chiến sĩ hải quân Việt Nam đã ngã xuống vì biển đảo và độc lập dân tộc. - Về hành động: tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh; có ý chí; có lòng yêu quê hương đất nước và biết ơn thế hệ cha anh đã ngã xuống. Sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi tên mình. III. KẾT BÀI - Khẳng định lại vấn đề. Tài liệu Luyện thi Ngữ văn Quốc Gia. Chuyên đề - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88