Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyên đề di truyền người

.DOC
10
913
52

Mô tả:

Chuyên đề di truyền người luyện thi quốc gia
Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người Phần 6: Di truyền người ĐẠI HỌC 2007- M209 Câu 14: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. Câu 15: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với m m m M M M M m m m m M xác suất 25%? A. X X x X Y. B. X X x X Y. C. X X x X Y. D. X X x X Y. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh? A. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu. B. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu. C. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng. D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. AA AO BB BO Câu 54: Ở người, kiểu gen I I , I I quy định nhóm máu A; kiểu gen I I , I I quy định nhóm máu AB OO B; kiểu gen I I quy định nhóm máu AB; kiểu gen I I quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào? A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB. B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O. C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A. D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A. ĐẠI HỌC 2008 - Mã 980 Câu 25: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. Câu 31: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ: Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là: A A A a a a A a A. X X , X X , X X và X X . B. aa, Aa, aa và Aa. A A A a a a A A C. Aa, aa, Aa và Aa. D. X X , X X , X X và X X . CAO ĐẲNG 2008 - Mã 943 Câu 6: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn? A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp nghiên cứu tế bào. 1 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 15: Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là M m M M m M M M M M m M A. ddX X x DdX Y. B. DdX X x DdX Y. C. DdX X x DdX Y. D. DdX X x ddX Y. Câu 30: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Tơcnơ. ĐẠI HỌC 2009 - Mã 827 Câu 2: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông. Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là: A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (3), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6). Câu 3: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là A. 0,0125%. B. 0,25%. C. 0,025%. D. 0,0025%. Câu 42: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là A. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. D. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. Câu 46: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. Câu 53: Cho sơ đồ phả hệ sau: Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là A. 6,25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 25%. CAO ĐẲNG 2009 - Mã 918 Câu 13: Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn (a, b) nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào sau đây là đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên? A. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục. 2 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người B. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục. C. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông. D. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông. Câu 17: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể? A. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ. B. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao. C. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao. D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu. Câu 49: Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá A. sự di truyền khả năng trí tuệ của con người. B. sự trưởng thành của con người. C. số lượng nơron trong não bộ của con người. D. chất lượng não bộ của con người. Câu 57: Phêninkêto niệu (PKU) là một bệnh di truyền do thiếu enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin. Sơ đồ phả hệ của một gia đình sau đây bị bệnh này: Phả hệ trên cho thấy bệnh Phêninkêto niệu (PKU) được quy định bởi A. gen trội trên nhiễm sắc thể thường. B. gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. C. gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X. D. gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. ĐẠI HỌC 2010 - Mã 958 Câu 4: Cho sơ đồ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là A. 1/6 B. 1 / 8 C. 1 / 4 . D. 1 / 3 Câu 15: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? A. XAXaY, XaY. B. XAXAY, XaXaY. C. XAXAY, XaY. D. XaY, XAY. Câu 49: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là A. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành. B. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành. C. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh. D. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh. Câu 55: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người? (1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau. (3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông. 3 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 (6) Bệnh ung thư máu. Phương án đúng là: A. (3), (4), (7). Phần 6: Di truyền người (7) Bệnh tâm thần phân liệt. B. (1), (2), (6). C. (2), (6), (7). D. (1), (3), (5). CAO ĐẲNG 2010 - Mã 864 Câu 13: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là b b B B B b B b B B b b A. X X × X Y. B. X X × X Y. C. X X × X Y. D. X X × X Y. Câu 45: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại. B. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính. C. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính. D. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. Câu 46: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên? B b B b b B B B b B b B A. AAX X × aaX Y. B. AAX X × AaX Y. C. AAX X × AaX Y. D. AaX X × AaX Y. Câu 52: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit A. trong vùng kết thúc của gen. B. trong vùng điều hòa của gen. C. trong các đoạn êxôn của gen. D. trên ADN không chứa mã di truyền. ĐẠI HỌC 2011 - Mã 852 Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là A. 8 và 13. B. 17 và 20. C. 1 và 4. D. 15 và 16. Câu 50: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. B. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ. C. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu. D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao. Câu 58: Khi nói về chỉ số ADN, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chỉ số ADN có ưu thế hơn hẳn các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hoá thường dùng để xác định sự khác nhau giữa các cá thể. B. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài. 4 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người C. Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án. D. Chỉ số ADN là phương pháp chính xác để xác định cá thể, mối quan hệ huyết thống, để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền. CAO ĐẲNG 2011 - Mã 953 Câu 46: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người: (1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Hội chứng Đao. (3) Hội chứng Tơcnơ. (4) Bệnh máu khó đông. Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (1) và (4). Câu 57: Cho các tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Tật dính ngón tay 2 và 3. (2) Hội chứng Đao. (3) Hội chứng Claiphentơ. (4) Hội chứng Etuôt. Các tật và hội chứng di truyền do đột biến xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính là A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (3) và (4). ĐẠI HỌC 2012 - Mã 957 Câu 15: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là A. 1/18. B. 1/32. C. ¼. D. 1/9. Câu 44: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn. B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. C. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. D. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh. Câu 55: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là A. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành. B. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh. C. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh. D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh. CAO ĐẲNG 2012 Mã 972 Câu 24: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là 5 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người Câu 43: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai. B. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể. C. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không. D. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh con. Câu 51: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường? A. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt. D. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ. ĐẠI HỌC 2013 - Mã 196 Câu 1: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là A. 4/9. B. 1/8. C. 1/3. D. 1/6. Câu 36: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là A. 1/3. B. 1/9. C. 8/9. D. 3/4. ? 6 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người Câu 50: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là A.gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. B.gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. C.gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. D.gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. 7 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người CAO ĐẲNG 2013 - Mã 279 Câu 30: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh này của cặp vợ chồng III13 – III14 là A. 1/6. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/9. Câu 47: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21. B. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ. C. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường. D. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp. ĐẠI HỌC 2014 - Mã 397 Câu 49: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một Quy ước: gen quy định. I 1 2 3 4 Nữ không bị bệnh II 5 III 6 7 8 9 10 11 6 12 13 14 15 Nữ bị bệnh Nam không bị bệnh Nam bị bệnh 16 ? Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là A. 7/15. B. 3/5. C. 29/30. D. 4/9. CAO ĐẲNG 2014 - Mã 425 Câu 10: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào? A. Bệnh ung thư. B. Hội chứng Đao. C. Bệnh hồng cầu hình liềm. D. Hội chứng Tớcnơ. Câu 27: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của II.5 và III.8 lần lượt là A. X BA X ba và X BaY . B. X bA X BA và X bAY . C. X bA X Ba và X bAY . D. X bA X Ba và X BaY 8 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người Câu 18: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 20: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi -hemôglôbin mất một axit amin. D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính. Câu 42: Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115. (2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252. (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. (4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Hùng Hương Hà Hoa Thành Hiền Huyền Thắng Thủy Thương ? 9 Phân loại câu hỏi đề thi ĐH, CĐ 2007 - 2014 Phần 6: Di truyền người Người số 10 và 11 đều có thể có kiểu gen nên đều cho tỉ lệ giao tử nên đời con của (10 ) và (11) không mang alen lặn là 2 1 1 2 2 2 4 A: a AA : Aa Ax A  3 3 3 3 3 3 9 X BY 31 A 1 2 42 AA : Aa 11 3 3 a 42 7 A 10 3 a 10 ĐÁP ÁN PHẦN 6. DI TRUYỀN NGƯỜI ĐH 2008 25 31 Mã 980 A C CĐ 2008 6 15 30 Mã 943 A D A ĐH 2009 2 3 42 46 53 Mã 827 A D A A A CĐ 2009 13 17 49 57 Mã 918 A B A D ĐH 2010 4 15 49 55 Mã 958 A A B B CĐ 2010 13 45 46 52 57 Mã 864 D D D D C ĐH 2011 40 50 58 Mã 852 B C B CĐ 2011 46 57 Mã 953 D C ĐH 2012 15 44 55 Mã 957 A C C CĐ 2012 24 43 51 Mã 972 C D C ĐH 2013 1 36 50 Mã 957 C C B CĐ 2013 Mã 279 ĐH 2014 49 Mã 397 A CĐ 2014 10 27 Mã 425 A D 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan