Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Chứng minh cộng đồng asean là một liên kết khu vực mở...

Tài liệu Chứng minh cộng đồng asean là một liên kết khu vực mở

.DOC
5
84
92

Mô tả:

ASEAN được thành lập vào ngày 08/08/19967 với mục đích ban đầu nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh, và các lợi ích chính trị cho các quốc gia. Song ngày nay, khu vực liên kết này ngày càng trở nên lớn mạnh, chỉ trong gần một thập kỷ qua, ASEAN đã thiết lập một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hợp tác giữa ASEAN với các đối tác lớn khác như Hoa Kỳ, Nga, EU, Canada và các thành viên Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh cũng đi vào chiều sâu. Những kết quả, thành tựu đạt được của ASEAN trong suốt thời gian qua đã minh chứng cho tính “mở” của một liên kết khu vực phát triển năng động. Nội dung dưới đây sẽ chứng minh “cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực mở” I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Cộng đồng ASEAN là các liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống thiết chế pháp lí bao gồm ba trụ cột: cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa – xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung. Cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực “mở”. Tính chất “mở” của cộng đồng ASEAN được hiểu là trong khu vực này không chỉ có sự tăng cường, thúc đẩy, nâng cao hợp tác về mọi mặt giữa các nước trong khu vực với các nước bên ngoài mà còn mở rộng hợp tác ngoại khối, có nghĩa là mở rộng sự tham gia của các thực thể bên ngoài vào tiến trình và các hoạt động của Cộng đồng ASEAN. Quá trình phát triển của ASEAN cũng đã chứng minh tính chất “mở” và vai trò của nó thông qua các khuôn khổ hợp tác với bên ngoài như ASEAN+1 (quan hệ đối tác ASEAN với từng quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ASEAN+3 (quan hệ hợp tác ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á), Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)... chính các khuôn khổ hợp tác ngoại khối của ASEAN là một trong các yếu tố quan trọng nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng và vị thế trên trường quốc tế nói chung. Tính chất “mở” trong tiến trình liên kết và hội nhập giữa các quốc gia thành viên và giữa ASEAN với vác quốc gia khác được thể hiện qua cơ chế, biện pháp cũng như những chương trình hoạt động cụ thể của từng trụ cột trong từng linh vực: chính trị - an ninh, kinh tế thương mại và văn hóa – xã hội. II. CỘNG ĐỒNG ASEAN LÀ MỘT LIÊN KẾT KHU VỰC “MỞ” 1. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh Cộng đồng chính trị an- ninh (APSC) là liên kết chính trị - an ninh của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, hoà bình và an ninh toàn diện. Có thể nhận thấy an ninh, hòa bình toàn diện trong bối cảnh hiện tại luôn là mục tiêu chính của các quốc gia ASEAN trong hợp tác an ninhchính trị. Bởi vậy, bên cạnh hợp tác toàn diện trong khối, mỗi thành viên ASEAN vẫn không ngừng tăng cường quan hệ với các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo hòa bình an ninh cho mỗi quốc gia nói riêng và toàn khu vực nói chung. Minh chứng rõ nhất là gần đây Nhật Bản và Philippines gần đây đã thực hiện các sáng kiến chung trong hợp tác an ninh giúp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Bảy thập niên kể sau khi Nhật xâm lược Philippines, Tokyo đã tuyên bố tặng 10 tàu tuần tra mới cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines – một sáng kiến chưa từng có tiền lệ cho thấy sự khởi sắc trong quan hệ song 1 phương giữa Nhật Bản và Philippines. Hay gần đây quan hệ hợp tác trongười lĩnh vực này giữa Mianmar và Trung quốc cũng được tăng cường. Ngày 19/01/2013 vừa qua , phái đoàn quân sự Trung Quốc do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Thích Kiến Quốc dẫn đầu đã đến Myanmar để tham dự cuộc tham vấn an ninh chiến lược lần đầu tiên giữa hai nước. Với mục tiêu đảm bảo cho người dân các quốc gia thành viên được sống trong hòa bình, hữu nghị, bên cạnh hợp tác nội khối, ASEAN đã không ngừng duy trì, tăng cường những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị cùng với các thực thể bên ngoài Hiệp hội, đồng thời thể hiện vai trò then chốt trong khu vực và các diễn đàn quốc tế. Với vai trò trung tâm, ASEAN sẽ tổ khỏi xướng, tăng cường các hoạt động và cuộc họp của Chủ tịch, Phó chỉ tịch ASEAN với các bên đối thoại và thực thể khác trong khuôn khổ ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và ARF, tăng cường hợp tác đa phương, thực hiện các hoạt động cụ thể ghi nhận trong các văn kiện hợp tác ghi nhận trong các văn kiện hợp tác với quốc gia ngoại khối. Hợp tác ngoại khối của ASEAN trong lĩnh vực an ninh - chính trị được thiết lập thông qua cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Quan hệ giữa các bên được điều chỉnh bởi chủ yếu các Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân năm 1995, tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (tuyên bố DOC), các văn kiện, các tuyên bố khu vực ASEAN (ARF). Nội dung chủ yếu được quan tâm để thúc đẩy rất đa dạng như những vấn đề an ninh truyền thống như các vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, đăng kiểm vũ khí, giải quyết tranh chấp lãnh thổ đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như: hợp tác chống khủng bố quốc tế và tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia… 2. Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là liên kết kinh tế đặc thù của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa nền kinh tế của các nước thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu như vậy, trước một nền kinh tế hội nhập và phát triển như vũ bão, ASEAN đã và đang không ngừng đẩy mạnh công tác liên với các nước bên ngoài. Xu thế bùng nổ các hiệp định tự do hóa thương mại đã dẫn đến hàng loạt các các thỏa thuận tự do song phương và khu vực giữa các nước ASEAN. Mỗi nước ASEAN thành viên đều tham gia kí kết các thỏa thuận về tự do hóa thương mại với bên ngoài, tiêu biểu, hiện nay, tính cả đã ký kết và chuẩn bị ký kết, Singapore có FTA (khu vực tiwjvới 20 quốc gia, Hiệp định thương mại tự do Thái Lan - Trung Quốc cũng diễn ra trong khuôn khổ tiến bộ đạt được từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, Malaisia đã FTA với 3 đối tác thương mại chính gồm Mỹ, Nhật và EU. Như vậy, tính chất “mở” được thể hiện rõ ràng qua xu hướng liên kết giữa các quốc gia trong ASEAN với các quốc gia bên ngoài khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để các doanh nghiệp ASEAN có khả năng cạnh tranh trở thành một khu vực năng động và mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường ASEAN thu hút được nhiều nhà đầu tư bên ngoài, AEC được xây dựng thành một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác ngoại khối trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. ASEAN hợp tác thiết lập các quan hệ đối tác toàn diện, hoặc các 2 khu vực thương mại tự do. Bên cạnh đó, hợp tác tài chính – tiền tệ cũng được ASEAN chú trọng phát triển nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Tuyên bố Bali II nêu rõ, để hình thành AEC, ASEAN phải tiếp tục tăng cường “mở rộng nối kết với nền kinh tế thế giới” và trở thành “một mắt xích năng động, mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu. Biểu hiện là ASEAN đã và đang tham gia tích cực vào hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, hợp tác kinh tế Đông Á và châu Á Thái Bình Dương trong khuôn khổ APEC, hợp tác với các bên đối ngoại thông qua các FTA. Song trong nền kinh tế thị trường, ASEAN và mỗi nước thành viên vẫn phải đảm bảo tự cường để khỏi lệ thuộc vào những biến động bên ngoài. 3. Trong các lĩnh vực khác Cùng với hai lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại và an ninh – chính trị, các lĩnh vực khác cũng được ASEAN quan tâm triên khai, duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác bên ngoài. Nội dung hợp tác trong lĩnh vực của ASEAN rất đa dạng như: khoa học – công nghệ, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, phát triển xã hội, … Hiện nay, hợp tác của khối ASEAN cũng như của các nước thành viên ASEAN với các đối tác bên ngoài ngày càng được mở rộng, nâng cao với chất lượng cao. Quá trình hợp tác có tác động rất tích cực đến việc nâng cao năng lực các nước thành viên ASEAN. Tính chất hợp tác cũng ngày được thay đổi, chuyển dần từ quan hệ cho và nhận trước kia sang quan hệ hợp tác trên cơ sở cùng chia sẻ, cùng đóng góp tài chính. Trong bối cảnh toàn cầu thì một liên kết văn hóa- xã hội “mở”cũng là điều hết sức cần thiết. vì vậy, ASEAN luôn chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa khu vực. Tiêu biểu là tinh thần hợp tác, mở rộng quan hệ văn hóa- xã hội với các quốc gia trên thế giới ở hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm tại Băng Cốc, hội nghị bộ trưởng văn hóa nghệ thuật trong khối ASEAN và ASEAN+3 tại Kuala Lumpur năm 2003.... hướng tới xây dựng một nền văn hóa đa dạng, phong phú nhưng vẫn mang bản sắc riêng. Song giao lưu văn hóa toàn cầu luôn là con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp các dân tộc xích lại gần nhau nhưng mặt khác nó có thể “đồng nhất hóa các hệ thống giá trị, làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa”. Do vậy, xây dựng nền văn hóa vững mạnh, phát triển con người, đảm bảo phúc lợi, quyền và công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách xã hội vẫn là mục tiêu mà ASEAN đã và đang thực hiện. Sau những chứng minh cho cộng đồng ASEAN là một liên kết khu vực “mở” như trên, cần phải khẳng định rằng nội dung liên kết mở bao trùm lên tất cả các lĩnh vực an ninh- chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa- xã hội song trọng tâm hợp tác hiện nay vẫn là hợp tác kinh tế - thương mại. Xu hướng này là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới đang diễn ra. III. KẾT LUẬN Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hơn bao giờ hết, tính chất “mở” cộng đồng kinh tế ASEAN được thể hiện một cách rõ nét. Và trong cả ba trụ cột, ASEAN vẫn chú trọng hội nhập một cách sâu rộng để mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, mở rộng vào năm 2015 sẽ đạt được. 3 MỤC LỤC I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................................................1 II. CỘNG ĐỒNG ASEAN LÀ MỘT LIÊN KẾT KHU VỰC “MỞ”..................................1 1. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh........................................................................................................... 1 2. Trong lĩnh vực kinh tế thương mại........................................................................................................ 2 3. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội............................................................................................................. 3 III. KẾT LUẬN.....................................................................................................................3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “pháp luật cộng đồng ASEAN”, nxb.công an nhân dân, 2012 4 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Lê Minh Tiến (chủ nhiệm đề tài), Tự do hoá thương mại trong ASEAN, APEC, WTO và thực tiễn hội nhập của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2009 3. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - nội dung và lộ trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 4. Tầm nhìn ASEAN năm 2020, 1997. 5. Hiệp định của ASEAN về thương mại hàng hoá năm 2009. 6. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2007. 7. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng an ninh-chính trị ASEAN năm 2009. 8. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN năm 2009. 9. FTA song phương của các nước ASEAN và tác động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan