Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03...

Tài liệu Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật việt nam 03

.PDF
118
7
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUANG ANH CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUANG ANH CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH Hà Nội – 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN QUANG ANH 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự DTBLTTDS : Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao LSĐBSBLTTDS : Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự Nghị quyết số : Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 04/2012/NQ-HĐTP 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự PLTTGQCVADS : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế PLTTGQCTCLĐ : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTDS : Tố tụng dân sự VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao 4 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 14 CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ và 14 mối liên hệ giữa chứng cứ với chứng minh trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự 14 1.1.2 . Các thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự 20 1.1.3. Mối liên hệ giữa chứng cứ với chứng minh trong tố tụng 26 dân sự 1.2. Ý nghĩa của chứng cứ và cơ sở pháp luật tố tụng dân sự 28 quy định về chứng cứ 1.2.1. Ý nghĩa của chứng cứ trong tố tụng dân sự 28 1.2.2. Cơ sở pháp luật tố tụng dân sự quy định về chứng cứ 30 1.3. Nguồn chứng cứ; phân loại chứng cứ; xác định chứng 31 cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ trong tố tụng dân sự 1.3.1. Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự 31 1.3.2. Phân loại chứng cứ trong tố tụng dân sự 35 1.3.3. Xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ 41 trong tố tụng dân sự Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG 45 DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ 2.1. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triểncác quy định của pháp 45 luâ ̣t tố tụng dân sự Viêṭ Nam về chứng cứ 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 45 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 49 5 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 53 2.1..4. Giai đoạn từ năm 2005 đến đến nay 55 2.2. Thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự 58 Việt Nam hiện hành về chứng cứ 2.2.1. Các quy định về định nghĩa chứng cứ và nguồn chứng cứ 58 2.2.2. Các quy định về xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự 62 2.2.3. Các quy định về bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ 73 trong tố tụng dân sự Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA 77 PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng 77 dân sự Việt Nam về chứng cứ 3.1.1. Những kế t quả đạt được trong việc thực hiện các quy định 77 của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ 3.1.2. Những hạn chế , bấ t cập trong việc thực hiện các quy định 80 của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy 99 định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ 3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng 99 dân sự Việt Nam về chứng cứ 3.2.2. Kiến nghị về thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng 104 dân sự Việt Nam về chứng cứ KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ở xã hội ta mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm kỷ cương xã hội, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp làm cho hệ thống pháp luậtnước ta ngày một hoàn thiện và các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân. Trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp dân sự, các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự cũng không ngừng được hoàn thiện. Ngày 15/6/2004, Quốc hội khóa XI thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đánh dấu sự phát triển mới của pháp luật TTDS Việt Nam. BLTTDS đã quy định khá đầy đủ và cụ thể các vấn đề của tố tụng dân sự như những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cho thấy khá nhiều vấn đề BLTTDS quy định vẫn còn bất cập, chưa thực sự phù hợp với tình hình mới, bối cảnh mới - bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế và việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thực tiễn thi 7 hành BLTTDS cho thấy nhiều quy định chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xét xử, nhiều trường hợp việc giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án bị bế tắc chỉ vì các quy định của BLTTDS còn chưa được đầy đủ, thiếu chặt chẽ và rõ ràng. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác xét xử, ngày 15 tháng 11 năm 2011, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (LSĐBSBLTTDS). Nhiều quy định của BLTTDS như quy định về nguyên tắc trong TTDS, thẩm quyền của Tòa án, chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (TTDS), quyền và nghĩa vụ của đương sự, trình tự hòa giải vụ án dân sự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, thủ tục xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao v.v…đã được Luật này sửa đổi. Từ đó, các vấn đề về chứng minh và chứng cứ trong TTDS được quy định rõ ràng, đầy đủ và khoa học hơn. Theo các quy định của BLTTDS, LSĐBSBLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các vụ, việc dân sự những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ án bị hủy, bị sửa và qua nhiều cấp xét xử vẫn còn khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này một phần cơ bản xuất phát từ việc chưa có sự nhận thức thống nhất, đúng đắn về vấn đề chứng cứ, chứng minh như chưa xác định đúng chứng cứ, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể chứng minh v.v… Những thiếu sót này được đề cập đến khá nhiều trong hầu hết các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của ngành Tòa án. Thực trạng này là một vấn đề gây nhiều trăn trở không chỉ đối với các nhà hoạt động thực tiễn mà cả đối với nhưng nhà lập pháp và những nhà nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục để hoạt động xét xử của Tòa án đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội và cải cách tư pháp ở Việt Nam.Với những lý do đó, học viên đã chọn đề tài: “Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam”nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học. 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chứng cứ là một vấn đề cớ bản của TTDS. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau. Về đề tài khoa học, có “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự”, đề tài khoa học cấp Bộ của Toà án nhân dân tối cao, năm 1996; “Những quan điểm cơ bản về BLTTDS Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nhà nước và pháp luật, năm 2002; “Thu thập và đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thực trạng và giải pháp”, đề tài cấp cơ sở của Viện khoa học xét xử của Toàán nhân dân tối cao, năm 2002; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân sự ở Việt Nam hiện nay”, đề tài cấp Bộ của Viện Nhà nước và pháp luật thực hiện năm 2010; “Những vấn đề lý luận về chứng minh và chứng cứ trong TTDS”, đề tài cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012; v.v... Về luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, cóluận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Hằng “Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam”bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007; luận văn thạc sỹcủa Tăng Hoàng My “Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Vĩnh Thành“Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Liên “Hoạt độngthu thập chứng cứ của Tòa án từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án cấp huyện thành phố Hải Phòng” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014; luận văn thạc sĩ của Ngũ Thị Như Hoa “Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự” bảo vệ tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Lượng “Thu thập, nghiên cứu và đánh chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm” bảo vệ tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015v.v...Về giáo trình, sách tham khảo có “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Trường Đại học 9 Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 1998; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự” của Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp năm 2015; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản năm 2014; sách tham khảo “Tiến tới xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự của thời kỳ đổi mới”của tác giả Phan Hữu Thư do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004; sách tham khảo “Luật tố tụng dân sự Việt Nam nghiên cứu và so sánh” của tác giả Tống Công Cường do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007; sách tham khảo “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi”, chủ biên TS Nguyễn Văn Cường, TS Trần Anh Tuấn và ThS Đặng Thanh Nga do Nhà xuất Lao động – Xã hội xuất bản năm 2012 v.v…Về các bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý, có bài “Đánh giá toàn bộ chứng cứ mới tìm ra bản chất sự việc” của tác giả Duy Kiên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2000; bài “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” củatác giả Hoàng Ngọc Thỉnh, Tạp chí Luật học, số đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, tháng 4/2004); bài “Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Tưởng Duy Lượng, Đặc san Nghề luật, số 10 tháng 01/2005; bài “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự - Những kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Cường đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 2/2010; “Một số bất cập và vướng mắc của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa được hướng dân thi hành” của tác giả Trần Văn Trung đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2011; bài “Bàn về Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự về định giá tài sản” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2012 v.v... Ở những khía cạnh khác nhau, những công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một số vấn đề về chứng cứ trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu 10 đó mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung và tiếp cận dưới góc độchứng minh trong tố tụng dân sự là chủ yếu. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và có tính hệ thống các vấn đề về chứng cứ trong tố tụng dân sự theo pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong TTDS; nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này tại các Tòa án Việt Nam. Từ đó, phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong các quy định về chứng cứcủa pháp luật tố tụng dân sự Việt Namhiện hành cũng như thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án và đề xuất các giải pháp để khắc phục. Để đạt được các mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ như khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, ý nghĩa của chứng cứ, cơ sở quy định chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,các nguồn chứng cứ, xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ trong TTDS; - Khảo sát thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ trong TTDS tại các Tòa án Việt Nam; - Nhận diện những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ trong TTDS và thực tiễn thực hiện và tìm ra các giải pháp để khắc phục. 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứuđề tài là những vấn đề lý luận về chứng cứ trong TTDS; các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ trong TTDS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án Việt nam. Nếu theo tên gọi, thì đề tài có nội dung nghiên cứu rất rộng, bao gồm cả chứng cứ trong tố tụng dân sự, chứng cứ trong tố tụng hình sự và chứng cứ trong tố tụng hành chính. Tuy vậy, trong khuôn khổ của đề tài thuộc chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự và trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về chứng cứ trong TTDS như khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, ý nghĩa của chứng cứ, cơ sở pháp luật quy định chứng cứ, nguồn chứng cứ, phân loại chứng cứ, xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ trong TTDS.Đối với những vấn đề khác, kể cả những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến chứng cứ như cung cấp, thu thập và nghiên cứu chứng cứ thuộc về chứng minh trong TTDS tác giả cũng không nghiên cứu ở đây mà sẽ nghiên cứu sau ở đề tài khác khi có điều kiện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ngoài ra, việc nghiên cứu còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thăm dò thực tiễn v.v…để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc nội dung của đề tài cần nghiên cứu. 12 6. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, chuyên sâu vàcó tính hệ thống vấn đề về chứng cứ trong TTDS, có những điểm mới và ý nghĩa cơ bản sau đây: - Làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luậncơ bản về chứng cứ như hoàn thiện định nghĩa chứng cứ,làm rõ các thuộc tính và ý nghĩa của chứng cứ, cơ sở của việc pháp luật TTDS quy định chứng cứ, nguồn chứng cứ, phân loại chứng cứ, xác định chứng cứ, bảo quản, bảo vệ và sử dụng chứng cứ trong TTDS. - Đánh giá đúng được thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ trong TTDS và thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguồn chứng cứ trong TTDS; - Phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về chứng cứ trong TTDS và thực tiễn thực hiện và tìm ra được các giải pháp để khắc phục thiết thực. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận án được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong tố tụng dân sự. Chương 2: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ. Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ và kiến nghị. 13 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHỨNG CỨ VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHỨNG CỨ VỚI CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có nhiều tình tiết, sự kiện khác khác nhau liên quan đến vụ việc dân sự đòi hỏi Tòa án phải nhận thức và đánh giá. Ở mỗi tình tiết, sự kiện lại có những đặc tính khác nhau, có những đặc tính có thể nhận biết một cách nhanh chóng, rõ ràng bằng các giác quan nhưng cũng có những đặc tính không thể nhận biết ngay được bằng các giác quan mà phải trải qua một quá trình tư duy logic phân tích,tổng hợp, móc nối các tình tiết, sự kiện liên quan đến chúng v.v… sau đó mới có thể đi đến kết luận cuối cùng về chúng.Quá trình xác định, nhận thức các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự trong khoa học pháp lý được gọi là chứng minh. Nhờ quá trình chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự mà Tòa án có thể nhận thức đúng vụ việc dân sự và giải quyết đúng vụ việc dân sự. Để thực hiện được chứng minh trong TTDS thì cần phải có chứng cứ. Vì vậy, khi giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể bên cạnh việc xem xét, xác định những vấn đề về chứng minh như đối tượng chứng minh, chủ thể chứng minh, quyền và nghĩa vụ chứng minh v.v…thì không thể không xem xét, xác định những vấn đề về chứng cứ. Cơ sở hình thành hệ thống lý luận về chứng cứ là lý luận nhận thức.Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Trong mối liên hệ phổ biến giữa các sự kiện, hiện tượng, thì các sự kiện, hiện tượng đều có quan hệ qua lại, ảnh hưởng đối với nhau. Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thế 14 giới khách quan đều kéo theo sự thay đổi của thế giới xung quanh, không một sự kiện nào xảy ra lại không để lại dấu vết. Những sự kiện mà trong đó có sự tham gia của con người và những sự kiện con người không trực tiếp thực hiện nhưng biết rõ về nó và được ghi trong trí nhớ. Tin tức về những sự kiện ấy có khi được ghi chép cụ thể và cuối cùng những dấu vết của sự kiện cụ thể có thể để lại trên các đồ vật. Như vậy, mặc dù xảy ra trong quá khứ nhưng dấu vết của các sự kiện vẫn được ghi lại trong trí nhớ của con người và ghi lại trong những vật của thế giới khách quan nhờ vậy mà người ta có được các thông tin về sự kiện ấy và xác định được nó có tồn tại trên thực tế hay không. Thoe nguyên lý này, quá trình chứng minh trong giải quyết các vụ việc ở Tòa án nhờ đó cũng được thực hiện.Tuy vậy, theo học giả Bentham thì hệ thống lý luận về chứng cứ có bề dày phát triển qua các thời ký lịch sử. Khi trình tự tố tụng đơn giản theo kiểu tố cáo, lý luận tố tụng chưa phát triển thì chứng cứ tốt nhất là lời thú nhận, lời thề thốt hoặc quyết đấu, phân xử theo ý trời như vứt xuống nước không chìm, nung sắt đỏ dí vào lưng không cháy v.v…Khi trình tự tố tụng xét hỏi ra đời (khoảng năm 30 TCN), lý luận chứng cứ hình thức cũng ra đời và phát triển nhất ở Thế kỷ XVII – XVIII với những đặc trưng: Ý nghĩa và hiệu lực chứng cứ được quy định trước trong luật; có sự phân biệt giữa các chứng cứ hoàn thiện và chưa hoàn thiện (lời thú nhận của bị đơn, lời khai thống nhất của 2 người làm chứng là chứng cứ hoàn thiện; chứng cứ gián tiếp, lời khai của một người làm chứng là chứng cứ chưa hoàn thiện) và Thẩm phán không được tự do đánh giá chứng cứ mà phải coi những sự kiện pháp luật đã định là chứng cứ dù tin hay không. Lý luận chứng cứ hình thức có những tiến bộ nhất định vì đã hạn chế được sự độc đoán của quan tòa, bắt họ phải phục tùng các quy tắc pháp luật và được ứng dụng nhiều nước, nhất ở Châu âu & đến Thế kỷ XIX thì hoàn toàn sụp đổ (mà tiền đề là Cách mạng Tư sản Pháp 1789). Vào Thế kỷ XI, ở Anh thực hiện trình tự tố tụng tranh tụng & chế độ xét xử bồi thẩm đoàn, từ đó lý luận chứng cứ Anh ra đời:Lý luận chứng cứ Anh trao cho quan tòa những nguyên tắc pháp lý & sự tự do nhất định trong đánh giá sự việc;không quy định trước hiệu lực, tính chất và ý nghĩa của mỗi loại chứng cứ mà chỉ nhằm mục đích chỉ ra:Những việc nào 15 có thể chứng minh; những phương tiện nào có thể dùng để chứng minh và ai sẽ xuất trình chứng cứ và phải chịu trách nhiệm chứng minh. Vào nửa đầu Thế kỷ XIX, trình tự tố tụng hỗn hợp kết hợp giữa tranh tụng và xét hỏi ra đời và cùng với nó lý luận chứng cứ Thẩm phán tự do đánh giá chứng cứ căn cứ vào niềm tin nội tâm của mình đã ra đời. Theo đó, Thẩm phán tự do đánh giá chứng cứ căn cứ vào niềm tin nội tâm của mình chỉ rõ trong xét xử của mình Thẩm phán có quyền tự do đánh giá chứng cứ theo sự chỉ dẫn của lương tâm, ý thức pháp luật và niềm tin của mình. Ý thức pháp luật bảo đảm cho Thẩm phán xác định được phương hướng tố tụng, đánh giá chứng cứ được sáng suốt và chính xác nhất là trong những tình huống phức tạp. Niềm tin nội tâm của Thẩm phán được hình thành trên cơ sở Thẩm phán xem xét các tình tiết, sự kiện của vụ việc với lương tâm của mình bảo đảm cho Thẩm phán xét xử độc lập và phù hợp với thực tế khách quan của vụ việc.[53] Trong khoa học pháp lí, có nhiều quan niệm về chứng cứ. Theo Bentham thì “chứng cứ là một sự kiện giả định là có thật, sự kiện ấy được coi là sự kiện đương nhiên làm lý do để tin tưởng có hay không có một sự kiện khác.”[53]Theo đó, chứng cứ được xác định phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng, không phụ thuộc vào tính khách quan của sự kiện, tình tiết được coi là chứng cứ. Theo Vơlađiamiaôp thì “chứng cứ là tất cả những gì trong thế giới vật chất, thế giới tinh thần mà con người có thể lĩnh hội được.[53]Quan niệm này đã mở rộng nội hàm khái niệm chứng cứ nhưng không làm rõ được bản chất của chúng làm cho việc xác định khó khăn và tuỳ tiện trong sử dụng.Trong Black’s Law dictionnarythì định nghĩa: “Chứng cứ là cái để chứng minh sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện liên quan đến vụ án.”[89, tr. 212]Quan niệm này phần nào đã chỉ rõ được bản chất và mục đích của việc sử dụng chứng cứ.Trong Từ điển pháp luật của P.H.Collin thì định nghĩa: “Chứng cứ là những gì chứa đựng sự thật nhằm chứng minh một luận điểm nào đó.”[53]Đây là định nghĩa chứng cứ đơn giản, nhưng đã khái quát được những vấn đề thuộc về bản chất của chứng cứ. 16 Ở Việt Nam, trước khi BLTTDS được ban hành cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý được công bố trong đó có đưa ra các định nghĩa về chứng cứ. Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 1998 thì định nghĩa: “Chứng cứ là những gì có thật mà dựa vào đó theo một trình tự do luật định, Tòa án xác định là có hay không có những tình tiết làm cơ sở cho các yêu cầu của đương sự, viện kiểm sát, tổ chức xã hội và những tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết vụ án.”[76, tr.84].Trong Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học của của Trường Đại học Luật Hà Nội do nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 1999 cũng định nghĩa: “Chứng cứ là cái có thật, được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo trình tự do pháp luật quy định Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.” [74, tr.162].Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Khoa luật Trường Khoa học xã hội và nhân văn do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản năm 1998 cũng định nghĩa về chứng cứ tương tự. Đặc biệt, từ sau BLTTDS được ban hành thì càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố định nghĩa về chứng cứ. Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản năm 2014 thì định nghĩa: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.”[27, tr.157] Định nghĩa này ngắn gọn nhưng chưa phản ánh đươc đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ. Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2012 định nghĩa: “Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.”[77, tr.171] Định nghĩa này cô đọng nhưng bao quát được các vấn đề liên quan đến chứng cứ và chỉ rõ mục đích của việc sử dụng chứng cứ. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của TS Nguyễn Công Bình chủ biên do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011 thì định nghĩa: “Chứng 17 cứ là những thông tin, sự kiện, tình tiết có thật, liên quan đến vụ việc dân sự theo một trình tự do luật định Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.”[2, tr.101] Định nghĩa này cô đọng nhưng bao quát được các vấn đề liên quan đến chứng cứ, chỉ rõ mục đích của việc sử dụng chứng cứ và những cái có thể trở thành chứng cứ. Trong cuốn Luật tố tụng dân sự Việt Nam nghiên cứu và so sánh thì ThS.Tống Công Cường lại định nghĩa: “Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những gì chứa đựng sự thật nhằm chứng minh một luận điểm nào đó của đương sự trong vụ việc dân sự.”[6,tr.251] Định nghĩa này không thể hiện đầy đủ và rõ ràng mục đích sử dụng chứng cứ và các thuộc tính của chứng cứ. Chứng cứ có vai trò quan trọng làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự nên được coi là “linh hồn” của tố tụng. Vì vậy, trong pháp luật tố tụng dân sự của các nước, ở cả hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Án lệ (Common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law) đều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định định nghĩa về chứng cứ. Theo quy định tại Điều 401 Luật chứng cứ liên bang Mỹ, thì chứng cứ được định nghĩa là những gì mà hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự thực nào mà bản thân sự hàm chứa đó có ảnh hưởng tới việc xác định được một hành động hơn hoặc kém hơn.Theo Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự của Nhật Bản thì chứng cứ phải xác định những tình tiết cần chứng minh.Theo Điều 55 của Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga thì chứng cứ trong vụ án dân sự là những gì được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Tòa án căn cứ vào đó để xác định có hay không có các tình tiết làm cơ sở cho những yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của các bên cũng như các tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án. Như vậy, dù cách tiếp cận chứng cứ có khác nhau nhưng theo quy định của pháp luật các nước thì chứng cứ đều được định nghĩa là căn cứ, cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự. Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trước khi BLTTDS được ban hành các quy định về chứng cứ nói chung còn khá sơ sài và chưa khoa 18 học. Trong các pháp lệnh tố tụng được ban hành như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) đều không có các quy định định nghĩa về chứng cứ. Việc thiếu vắng các quy định của pháp luật định nghĩa về chứng cứ đã dẫn đến hậu quả trong giải quyết nhiều vụ việc không đúng với bản chất của nó vì không xác định, nhận thức đúng chứng cứ của vụ việc dân sự. Trong quá trình xây dựng BLTTDS, trên cơ sở tham khảo, tiếp thu có chọn lọc các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới và các thanh tựu nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, các Nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng quy định định nghĩa về chứng cứ tại Điều 81 BLTTDS. Theo đó, “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”Về cơ bản, nội dung Điều 81 BLTTDS cũng định nghĩa về chứng cứ tương đồng với quy định của pháp nước đặc biệt là quy định về chứng cứ của Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga. Tuy vậy, theo các nhà khoa học định nghĩa này vẫn còn một số hạn chế là chưa làm rõ được tất cả các vấn đề về bản chất của chứng cứ như tính khách quan của chứng cứ, các chủ thể tham gia thu thập, đánh giá chứng cứ v.v… Qua nghiên cứ cho thấy, chứng cứ phải bao gồm những thông tin, sự kiện, tình tiết có thật và liên quan đến vụ việc dân sự do Tòa án giải quyết. Những thông tin, sự kiện, tình tiết này được đương sự hay người khác cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập. Mục đích của việc sử dụng những thông tin, sự kiện, tình tiết này là để xác định yêu cầu của đương sự và những người khác đưa ra trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có cơ sở không. Yêu cầu của quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và 19 sử dụng thông tin, sự kiện, tình tiết phải tuân theo các quy định của BLTTDS. Từ những vấn đề đã trình bày, phân tích ở trên có thể rút ra kết luận: “Chứng cứ là những thông tin, sự kiện, tình tiết có thật, theo một trình tự do pháp luật quy định các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thu thập giao nộp cho Tòa ánhoặc do Tòa án thu thậpdùng làm căn cứ để xác định cơ sở yêu cầu hay sự phản đối của đương sự và những người khác là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.” 1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự Thuộc tính là đặc tính vốn có của sự vật, hiện tượng.[40, tr.101]Nhờ thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà người ta nhận biết được sự vật, hiện tượng. Với tư cách là cơ sở để xác định làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, chững cứ phải có đầy các thuộc tính sau đây: Thứ nhất, chứng cứ có tính khách quan. Nhận thức là quá trình phản ánh sự kiện, hiện tượng từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng.“Theo lý luận về nhận thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự vật, sự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan. Những cái có được là do sự tưởng tượng, hư cấu không bao giờ nói lên được bản chất sự vật, sự việc và không thể làm cơ sở của nhận thức.”[77, tr.157] Quá trình nhận thức vụ việc dân sự thông qua chứng cứ hay nói cách khác chứng cứ là cơ sở để Tòa án nhận thức vụ việc dân sự nên chứng cứ phải có tính khách quan. Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là những thông tin, sự kiện, tình tiết có thật, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. “Tính khách quan của chứng cứ là thuộc tính đầu tiên của chứng cứ yêu cầu rằng chứng cứ phải là những gì có thật, tồn tại một cách độc lập với ý chí của con người , mặc dù có thể phản ánh qua nhận thức của con người.Điều đó có nghĩa rằng chứng cứ không thể là sản phẩm chủ quan 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan