Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chữ tình trong tiểu thuyết hồ biểu chánh 30 năm đầu thế kỉ xx...

Tài liệu Chữ tình trong tiểu thuyết hồ biểu chánh 30 năm đầu thế kỉ xx

.PDF
79
56
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN ------ NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CHỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH 30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Sư phạm Văn CHỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH 30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX Người thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN MSSV: K38. 601. 085 Người hướng dẫn khoa học: ThS. LÊ VĂN LỰC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được khoá luận này, đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, vì đã luôn bên cạnh, yêu thương, động viên và tạo điều kiện cho em học tập, phát triển. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô, các cô chú cán bộ công nhân viên nhà trường, đặc biệt là quý thầy cô khoa Ngữ văn vì đã nhiệt tình, tận tâm dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học vừa qua, cung cấp cho chúng em chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, truyền cho chúng em tình yêu và nhiệt huyết với nghề và trò. Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Lê Văn Lực, người thầy đã hướng dẫn em từ những bước đi chập chững đầu tiên khi đến với con đường khoa học đầy khó khăn, thử thách và đưa ra những nhận xét, định hướng để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. 3 MỤC LỤC PHẦN DẪN NHẬP ............................................................................................................. 6 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI............................................................................................. 6 I. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................... 8 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 11 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 12 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 13 VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 13 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................ 14 CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 14 1.1 Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ .......................................................................................................... 14 1.1.1. Quan niệm đạo đức về cuộc sống, con người ............................................... 14 1.1.2. Ý hướng đạo đức, luân lí – giá trị cốt lõi trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh . 18 1.2 Hồ Biểu Chánh – Người gửi “đạo” trong văn .................................................. 20 1.3 Mảnh đất Nam Bộ – nơi vun đắp tình người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 24 1.3.1 Thiên nhiên Nam Bộ ..................................................................................... 24 1.3.2 Đời sống văn hoá Nam Bộ ............................................................................ 26 1.3.3 Đời sống con người Nam Bộ ........................................................................ 27 CHƯƠNG II: CHỮ “TÌNH” THỂ HIỆN QUA PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH ............................................................................. 29 2.1. Tình cảm gia đình ............................................................................................. 29 2.1.1. Tình phụ tử....................................................................................................... 29 2.1.2. Tình mẫu tử ....................................................................................................... 35 2.1.3. Tình cảm anh em .............................................................................................. 40 2.1.4. Tình cảm ông cháu............................................................................................ 41 2.1.5. Tình cảm vợ chồng ........................................................................................ 43 2.2. Tình người trong cuộc sống ................................................................................. 47 4 CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỮ “TÌNH” TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH ........................................................................................................ 52 3.1. Cốt truyện ......................................................................................................... 52 3.2. Nghệ thuật kết cấu ............................................................................................ 56 3.2.1. Kết cấu trần thuật .......................................................................................... 56 3.2.2. Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập ........................................................ 60 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 63 3.4. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 70 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 77 5 I. PHẦN DẪN NHẬP LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học hiện đại Việt Nam trong quá trình hình thành và vận động bằng chữ quốc ngữ đã có những biến chuyển mạnh mẽ vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong quá trình phát triển ấy, văn xuôi được chú ý và đón nhận là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc. Sở dĩ nói thế là vì trong văn xuôi người ta tìm thấy một thể loại mới mang những yếu tố, những khả năng có thể làm mới nền văn học thời bấy giờ cả về hình thức lẫn nội dung, hứa hẹn một sự đổi thay mang tính chất toàn diện, đó là tiểu thuyết. 1.1. Hình thành trong giai đoạn văn học mang tính chất giao thời từ 1900 đến 1930, tiểu thuyết dù chưa phải là chặng hoàn tất và đạt nhiều thành tựu nổi bật như giai đoạn sau (1930 -1945) nhưng nó đã mang đến một luồng gió mới khi cảm hứng đạo lí nổi lên thành một đặc điểm tiêu biểu về nội dung có sức ảnh hưởng đối với nền văn học nước nhà thời bấy giờ. Nội dung đạo lí xuất hiện khi bối cảnh văn hoá, xã hội của nước ta biến đổi. Quá trình đô thị hoá, tư sản hoá đã dần hình thành nên lối sống tư sản. Dù đã mang đến những đổi thay tích cực nhưng lối sống này lại bộc lộ nhiều mặt trái đáng phê phán. Văn hoá, xã hội bắt đầu biến thoái khi những giá trị văn hoá truyền thống dù đã tồn tại hàng nghìn năm trước cuộc “mưa Âu gió Mỹ” lại có nguy cơ lung lay. Lần đầu tiên, chúng ta cảm thấy mất niềm tin và khiếp sợ với chính mình, với cuộc sống và văn hoá xã hội khi mà nhiều giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn hoặc bị đo bằng thước đo phi đạo đức. Trong bối cảnh đó, cảm hứng đạo lí – nguồn cảm hứng đã có cơ sở vững chắc từ văn học trung đại vẫn tiếp tục dòng chảy của mình, phát huy mạnh mẽ trong việc vạch trần, phê phán đạo đức, lối sống tư sản. Thật vậy, tiểu thuyết từ khi xuất hiện với nội dung đạo lí đã tác động mạnh mẽ khi nó gắn với chức năng giáo dục, cảnh tỉnh của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng được hình thành chủ yếu từ bối cảnh văn hoá, xã hội. Nó là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống trong cơn lốc Âu hoá đang biến chất một cách ghê gớm, là nấc thang quan trọng đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt Nam. 1.2. Vào buổi bình minh của văn xuôi quốc ngữ, các tác giả Nam bộ đã có công đầu trong việc hiện đại hoá tiểu thuyết và tạo nên những bước đột phá mới khi thể loại 6 này còn khá mới mẻ, chưa hoà nhập vào sự vận động chung của nền văn học nước nhà. Trong đó, có thể kể đến là Hồ Biểu Chánh_cây bút sáng giá nhất của Nam Bộ. Trên con đường hiện đại hoá, ông đã có nhiều thử nghiệm khi mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam một diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Trên cái nền của truyền thống, kết hợp thêm chất xúc tác của văn học phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã đạt được những thành công đáng kể khi tập trung khai thác những vấn đề, quan niệm về cuộc sống và con người thông qua lăng kính đạo đức. Nổi bật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là cảm hứng đạo lí chi phối toàn bộ tác phẩm của ông từ nội dung, nghệ thuật đến những giá trị tinh thần mà nhà văn muốn hướng đến độc giả. Và hơn hết, thông qua các tiểu thuyết của ông, độc giả tìm thấy một nhà văn luôn tìm về và khát khao gìn giữ những giá trị truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, luôn phát hiện ra những nét đẹp chân chất, mộc mạc của con người Nam Bộ cũng như cái tình người, tình đời cao đẹp, chân thành luôn hiện hữu trong tâm hồn họ. Khi nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh, chúng ta không khỏi nể phục bởi sức sáng tạo vô tận của ông. Hồ Biểu Chánh đã dành trọn trái tim và khối óc cho văn chương, cho kho tiểu thuyết đồ sộ của mình – kho tiểu thuyết chất chứa tình người Nam Bộ. Tìm thấy cảm hứng sáng tác từ cuộc sống đầy biến động trong buổi giao thời, Hồ Biểu Chánh tập trung miêu tả, khắc hoạ những đổi thay của xã hội trên con đường tư sản hoá. Nhìn thấy những mặt trái mà cơn gió Âu hoá mang tới, ông đau xót nhận ra những biến dạng đầy méo mó, lệch lạc trong tâm hồn, nhân cách và đạo đức của con người. Trong khi các nhà văn khác tập trung đi vào vấn đề hiện thực hoá thì Hồ Biểu Chánh dù vẫn phản ánh sự suy hoá trong đạo đức, nhân cách của con người để người đọc khi đau xót khi rùng mình khiếp sợ nhưng điều mà nhà văn muốn hướng đến đó là những giá trị tốt đẹp trong tâm hồn của con người. Có thể thấy trong các tiểu thuyết của ông, bên cạnh những hiện thực đen tối, những hạng người bị cuộc sống tư sản tha hoá thì vẫn còn có những con người của đạo đức, vẫn còn cái tình luôn hiện hữu trong cuộc sống. 1.3. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã thẩm định vị trí, công lao cũng như các giá trị về tinh thần và văn hoá truyền thống mà các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh để lại cho nền văn xuôi Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn chỉ mới đánh 7 giá một cách khái quát chứ chưa đi sâu để làm rõ cảm hứng đạo lí thể hiện qua chữ tình trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh những năm đầu thế kỉ XX. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ba mươi năm đầu thế kỉ XX” để hiểu rõ hơn về cuộc đời và con người của Hồ Biểu Chánh. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ hơn những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật biểu hiện của chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong công trình nghiên cứu “Phê bình và cảo luận”, Thiếu Sơn là người đầu tiên đã đánh giá cao những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại khi nhận xét rằng: “Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn độc giả Việt Nam ham đọc truyện tàu trở về đọc truyện ta để nhớ tới thân phận con người Việt Nam đương sống trong xã hội Việt Nam và đương là nạn nhân của chế độ, một chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến mà bọn người được ưu đãi là những ông quận, những ông làng, những ông cử con quan và những ông nhà giàu địa chủ, đặc biệt là tác giả lại về phe những người nghèo hèn, yếu thế, những tá điền và nông dân” [46, 40] Trong quyển Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã giới thiệu sơ nét những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật qua một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa nặng, Vì nghĩa vì tình, Khóc thầm…Đồng thời Vũ Ngọc Phan còn đánh giá cao về giá trị, những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong quá trình phát triển của nền văn học nước nhà “Điều đáng quí là có lúc Hồ Biểu Chánh đã đề cao được tinh thần phản kháng của người lao động (…) Hồ Biểu Chánh đã tập trung mũi dùi đả kích vào bọn địa chủ, quan lại phong kiến” và “Dù sao, nếu đã đọc những tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận ra từ Hoàng Ngọc Phạc và Hồ Biểu Chánh tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đếm bước vững vàng để dần dần đi tới ngày nay là lúc có thể chia ra nhiều ngả, phân ra nhiều loại” [43, 336] Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã nghiên cứu khá toàn diện về tiểu thuyết Việt Nam và ông đã ghi nhận một điều mà trước đó giới nghiên cứu chưa lưu tâm chú ý về sự hình thành của tiểu thuyết miền Nam “Dù sao ta cũng phải công nhận là ở một phương diện nào, thể tiểu thuyết đã đi bước trước ở miền Nam” [41, 8 377]. Song song đó, Phạm Thế Ngũ cũng dành sự quan tâm của mình vào việc phân tích một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh những năm 30 của thế kỉ XX để chỉ ra những nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật cùng con người và vùng đất Nam Bộ. Ông xem đây là một yếu tố quan trọng hình thành nên tư tưởng, chủ đề đạo lí trong các sáng tác văn xuôi của Hồ Biểu Chánh. Công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ được nhìn nhận là sâu sắc hơn hẳn các công trình nghiên cứu trước đó của Vũ Ngọc Phan, Thiếu Sơn. Trong Bản lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhìn nhận Hồ Biểu Chánh là một nhà văn kì cựu nhất của làng văn Việt Nam và dành phần nhiều trang viết để làm nổi bật những giá trị về nội dung và nghệ thuật qua việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Bộ này. Thanh Lãng đã khẳng định vị thế và ý hướng văn chương của một nhà tiểu thuyết Nam bộ luôn kiên định với con đường mà mình đã lựa chọn “Nhưng Hồ Biểu Chánh không phải là con người của các trào lưu mà là của truyền thống. Mặc cho thiên hạ khen chê, ông cứ thẳng băng đường của ông, ông tiến” [35, 74]. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê. Bằng việc tập hợp, thống kê đầy đủ các sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê đã giúp người đọc hiểu được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam bộ này. Ngoài ra, Nguyễn Khuê còn chỉ ra ý hướng chủ yếu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là ý hướng luân lí và nhìn nhận giá trị tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng như địa vị tác giả trong văn học sử “Cái tên HỒ BIỂU CHÁNH rất quen thuộc đối với văn học. Quen thuộc vì ông là một tác giả lớn ở miền Nam đã có tác phẩm hành thế từ đầu thế kỉ nay và vẫn tiếp tục sáng tác đều đặn đến những ngày cuối cùng của đời ông” [30, 8]. Trong Bình minh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quyết Thắng đã khái quát sơ lược về cuộc đời của Hồ Biểu Chánh, thu thập, thống kê một số tiểu thuyết tiêu biểu của ông. Đánh giá những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Quyết Thắng còn so sánh, trích dẫn thêm những nhận xét của các nhà nghiên cứu phê bình văn học khác như Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan để mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về những đóng góp của Hồ Biểu Chánh cho nền văn 9 học nước nhà “Phần đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào nền học thuật Việt Nam quả thật vô cùng phong phú. Điều này không một nhà nghiên cứu nào có thể phủ nhận được. Phủ nhận chỉ làm cho văn học thêm nghèo hơn trong một nền văn học còn thiếu vắng nhiều khuôn mặt như Hồ Biểu Chánh” [33, 146]. Với công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ đã trình bày về những khuynh hướng tiểu thuyết trước 1930 và những mầm mống đầu tiên của một nền tiểu thuyết mới. Ông đã dành nhiều trang nhận xét những mặt tích cực và chỉ ra một số hạn chế của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Phan Cự Đệ khẳng định tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã ghi lại những nét khá điển hình của hiện thực Nam Bộ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và khuynh hướng đạo lý giúp cho Hồ Biểu Chánh giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp của tiểu thuyết Việt Nam cổ điển: giàu tính lý tưởng, giàu tinh thần dân chủ chống phong kiến. Tóm lại, khảo sát những tài liệu chúng tôi ghi nhận được, chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một đề tài mới mẻ, chưa từng có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống trong mối quan hệ biện chứng với quan niệm sáng tác của tác giả và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. - Có thể thấy các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đều nghiên cứu theo hướng đánh giá vị trí và sự đóng góp của ông trên văn đàn văn học dân tộc. Hồ Biểu Chánh được xem là người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. - Ngoài ra, một số các công trình nghiên cứu khác tập trung vào việc phân tích nội dung tư tưởng, khuynh hướng đạo lí, phản ánh hiện thực và đặc trưng ngôn ngữ trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh như khoá luận Đặc điểm khẩu ngữ Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Châu Minh Hiền, khoá luận Vị trí của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900 – 1930) của Huỳnh Thị Lành và công trinhg khảo cứu khảo cứu Hồ sơ về Lục châu học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới của Nguyễn Văn Trung. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự quan tâm đầy đủ và đúng mức về việc khẳng định chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, một đóng góp tích cực về ý thức sáng tạo trong việc định hướng ngòi bút của mình để gìn giữ, ca ngợi những giá trị văn hoá truyền thống của dân 10 tộc. Bên cạnh đó còn là một kênh hiệu quả để hiểu thêm về hiện thực đời sống văn hoá xã hội, tính cách con người của vùng đất mới trong các sáng tác của tác giả sau này. Như vậy, đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu trên, đi sâu vào tìm hiểu chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua một số tiểu thuyết trong 30 năm đầu thế kỉ XX. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Về khoa học cơ bản: Chúng tôi khảo sát, trích lọc và phân tích những yếu tố, cơ sở hình thành nên một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trong 30 năm đầu thế kỉ XX trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật cụ thể: hiện thực đời sống qua bức tranh thiên nhiên và xã hội Nam bộ, số phận con người, truyền thống đạo lí dân tộc, ngôn ngữ sinh hoạt mang nét đặc trưng vùng miền. 2. Về thực tiễn: Chúng tôi nhận thấy một số đoạn trích từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được lựa chọn giảng dạy trong chương trình phổ thông đề cao chữ tình của con người Nam bộ qua tiểu thuyết Con nhà nghèo, Cha con nghĩa nặng. Thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi có thêm kiến thức bao quát, kĩ lưỡng hơn về cuộc đời, quan niệm sáng tác của tác giả với hiện thực cuộc sống và con người Nam bộ. Từ đó, giảng dạy tốt hơn những tác phẩm của ông trong chương trình phổ thông các cấp. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng giúp chúng tôi hiểu biết thêm về vùng đất và con người nơi đây, thêm yêu và trân trọng những đạo lí truyền thống ngàn đời được gìn giữ của dân tộc. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tiểu thuyết của tác giả Hồ Biểu Chánh 2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ tập trung trích lọc và phân tích chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua 17 sáng tác trong 30 năm đầu thế kỉ XX: 1. Ai làm được sáng tác năm 1912, nhuận sắc năm 1922 2. Chúa tàu Kim Quy, 1922 3. Cay đắng mùi đời, 1923 4. Tỉnh mộng, 1923 11 5. Một chữ tình, 1923 6. Nam cực tinh huy, 1924 7. Nhơn tình ấm lạnh, 1925 8. Tiền bạc, bạc tiền, 1925 9. Thầy Thông ngôn, 1926 10. Ngọn cỏ gió đùa, 1926 11. Chút phận linh đinh, 1928 12. Kẻ làm người chịu, 1928 13. Vì nghĩa vì tình, 1929 14. Cha con nghĩa nặng, 1929 15. Khóc thầm, 1929 16. Nặng gánh cang thường, 1930 17. Con nhà nghèo, 1930 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết những vấn đề trên, trong khoá luận chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: a. Phương pháp nghiên cứu hệ thống (nghiên cứu văn học với tư cách là một chỉnh thể như một cấu trúc phức hợp những yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau và tác động lẫn nhau) như hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng nhân vật, tính cách nhân vật, các yếu tố ngôn ngữ,…trong một hoặc một số tác phẩm. Vận dụng phương pháp hệ thống chúng tôi trình bày, lí giải, khái quát, tổng hợp những vấn đề liên quan đến đề tài được thấu đáo, trọn vẹn hơn. b. Phương pháp phân tích đối chiếu: đây là phương pháp nhằm tìm hiểu, phát hiện những đặc điểm của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, qua đó tìm ra sự đóng góp tích cực của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong quá trình hình thành tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX và những tư tưởng, đạo lí truyền thống của dân tộc qua các thời kì lịch sử. c. Phương pháp thống kê – so sánh: phương pháp này nhằm khảo sát những yếu tố mà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh kế thừa tác phẩm tự sự truyền thống, những yếu tố cách tân để đánh giá vị trí, vai trò của ông trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế 12 kỉ XX. Đó là mối quan hệ tiếp thu – chuyển biến – sáng tạo giữa thi pháp trung đại và thi pháp hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Có cái nhìn tổng quát về vị trí của Hồ Biểu Chánh trong sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX - Chỉ ra được những tiếp biến văn học phương Tây trong tiểu thuyết Hồ Biểu - Góp phần khắc đậm những tính cách, đặc điểm của con người và vùng đất Chánh Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã được người đi trước đề cập - Sức hấp dẫn của Hồ Biểu Chánh đối với công chúng Nam bộ VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, nội dung của khoá luận gồm ba chương: Chương I: Những cơ sở của chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, gồm 3 nội dung chính. Thứ nhất, Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ. Thứ hai, Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm “đạo” trong văn. Thứ ba, mảnh đất Nam bộ – nơi vun đắp tình người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Chương 2: Chữ tình thể hiện qua phương diện nội dung trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với 2 vấn đề lớn: tình cảm gia đình và tình người trong cuộc sống. Chương 3: Chữ tình thể hiện qua phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, gồm 4 đặc điểm nổi bật: cốt truyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ 1.1.1. Quan niệm đạo đức về cuộc sống, con người Nhìn từ sự phát triển của văn học và văn hoá Nam Bộ đầu thế kỉ XX, Hồ Biểu Chánh được xem là một nhân vật hết sức đặc biệt trong số các tác gia có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc: nhà văn gắn bó với số phận và những thăng trầm của văn học quốc ngữ miền Nam. Khi đã mang cả cuộc đời mình gắn bó với vùng đất này, Hồ Biểu Chánh say mê sáng tác, khai thác, tìm tòi những giá trị văn hoá, tinh thần của vùng đất Nam bộ trong lịch sử văn học dân tộc. Đọc tiểu thuyết của ông, người đọc đôi lúc thấy nồng nhiệt, lúc thấy sục sôi bởi hiện thực cuộc sống mà ông phản ánh nhưng giá trị đặc sắc và có ý nghĩa mà tiểu thuyết của ông mang đến chính là cái cốt lõi của truyền thống dân tộc: quan niệm đạo đức về cuộc sống, con người. Trước hết, đó là sự kế thừa quan niệm của nhà Nho về con người chức năng phận vị. Với Hồ Biểu Chánh, ông quan niệm cái ta chung của một cộng đồng là sự tổng hoà của nhiều cái tôi cá nhân mà những cá thể ấy phải có mối quan hệ mật thiết, có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể và có một bổn phận nhất định. Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chưa thể tồn tại một cách độc lập, không thể tách khỏi gia đình, xã hội và càng không có tiếng nói cá nhân: “Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất”(Xuân Diệu). Kế thừa quan niệm của nhà Nho về con người chức năng phận vị nhưng Hồ Biểu Chánh lại có sự thay đổi khi đặt chức năng phận vị trong quan hệ với gia đình, xã hội mà không phải là quan hệ với vua, với nước như các nhà Nho xưa. Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là con người đời tư, con người của nhịp sống đời thường. Họ sống và ý thức cao độ về trách nhiệm, bổn phận của một thành viên trong gia đình, một cá nhân trong cộng đồng. Không chỉ thuộc tầng lớp trí thức, con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn có cả hàng ngũ người lao động, đặc biệt là mô típ các nhân vật độc thân. Thay đổi quan niệm về con người chức năng phận vị, Hồ Biểu 14 Chánh để cho các nhân vật độc thân của mình có những biểu hiện chán ghét hoặc cương quyết từ chối chuyện lập gia thất, muốn thoát khỏi chức năng phận vị trong gia đình: làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng,…nhưng lại tự gắn mình vào một bổn phận khác, bổn phận với đời, với xã hội. Chẳng ai tìm được lí do vì sao họ lại lựa chọn con đường ấy nhưng với họ làm tốt bổn phận của chính mình đã là một hạnh phúc to lớn, có ý nghĩa hơn cả hạnh phúc cá nhân. Đó là những con người có ý thức rất cao về bổn phận, trách nhiệm với gia đình, xã hội và có khi còn quên cả chính mình để làm tròn bổn phận với người, với đời và phong hoá của xã hội. Con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ chối ràng buộc với những ham muốn tầm thường, từ chối cả việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận ở một giới hạn nhỏ hẹp. Họ mong muốn vươn tới những giá trị to lớn, cao cả thông qua việc khẳng định ý thức bổn phận giữa xã hội rộng lớn. Qua hàng loạt các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, có thể thấy, con người theo quan niệm của Hồ Biểu Chánh ít nhiều mang nét tương đồng với quan niệm con người tự do trong văn học thời Lý Trần nhưng tuyệt nhiên không thể thoát ra khỏi chức năng phận vị dù là trong hoàn cảnh nào và tuyệt đối phải sống đúng với chức năng phận vị của mình. Xuyên suốt các tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh đã chỉ ra một thực tế: những ai không làm tốt hoặc cố thoát ra khỏi chức năng phận vị của mình đều sẽ gặp một kết cục thảm hại. Không như các nhà văn khác hướng ngòi bút vào việc phản ánh hiện thực để lên án hay tố cáo xã hội, Hồ Biểu Chánh lấy việc phản ánh hiện thực như là một công cụ, bàn đạp để nhà văn bóc trần những mặt trái trong đạo đức của con người được nảy sinh từ hiện thực xấu xa, tàn bạo đó. Hiện lên trong các sáng tác ấy là một Hồ Biểu Chánh đang xót xa, đau đớn trước sự băng hoại, méo mó trong nhân cách, đạo đức của con người. Thật vậy, dù là một nhà văn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây nhưng Hồ Biểu Chánh luôn tìm về với những phong hoá, những giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà trong mỗi tác phẩm của ông ta đều thấy được sự trân trọng, đề cao của nhà văn với những giá trị đạo đức. Với Hồ Biểu Chánh, sống theo đạo đức là bổn phận và chức năng của con người. Đạo đức ấy không chỉ phục vụ riêng cho mỗi con người mà còn cho phong hoá của xã hội. Không cần phải mang những lý tưởng hay phẩm chất cao đẹp, con người theo quan niệm cuả Hồ Biểu 15 Chánh là con người đạo đức, sống theo đạo đức và sống vì đạo đức. Với ông, đạo đức là thước đo nhân cách, phẩm giá của con người. Chỉ khi con người có thể dẹp bỏ tất cả những ham muốn và quyền lợi cá nhân để thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức thì con người ấy chính là con người lí tưởng. Quan niệm con người lí tưởng là con người làm tốt chức năng phận vị, sống theo những chuẩn mực đạo đức nhưng với Hồ Biểu Chánh con người lí tưởng còn phải mang vẻ đẹp tâm hồn. Đây là nguyên tắc tư duy kiểu nhà Nho khi thể hiện con người được Hồ Biểu Chánh vận dụng cho các nhân vật của mình. Là một nhà văn luôn đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt quan tâm đến việc tạo nên các giá trị tinh thần cho nhân vật trong tác phẩm của mình, nhất là các nhân vật chính diện, tiêu biểu cho loại người có đạo đức. Nhân vật mang vẻ đẹp của đạo đức trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những con người có vẻ đẹp ngoại hình vừa thanh khiết, tinh anh lại vừa gần gũi, giản dị. Nhưng nét đặc biệt để phân biệt Hồ Biểu Chánh với các nhà Nho khác là khi miêu tả nhân vật của mình ông không sử dụng yếu tố thiên nhiên để tô vẽ bức chân dung nhân vật chính diện. Hồ Biểu Chánh đã đưa các yếu tố cụ thể và chân thật của đời thường, những cái vốn có của con người để khắc hoạ hình dáng bên ngoài của nhân vật. Thế nên, những tình, những cảnh, những con người cùng bao nhiêu sự việc trong tiểu thuyết của ông thật gần gũi, quen thuộc với quần chúng. Tất cả hiện lên như một bức tranh sinh hoạt hiện thực sống động mà người đọc có thể mắt thấy tai nghe, có khi chính là bản thân của họ hoặc đã từng đóng một vai tham dự. Cả cuộc đời sống hết mình cho nghiệp văn và tấm lòng chỉ hướng về mảnh đất Nam bộ thương yêu, Hồ Biểu Chánh đã gửi vào những nhân vật của mình hơi thở của cuộc sống giản dị, của những khát khao hạnh phúc đời thường hoặc những ham muốn lầm lạc. Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ý thức được nỗi đau, hạnh phúc. Thế nhưng Hồ Biểu Chánh lại rất có ý thức về tính độc lập tự do của đạo đức. Xây dựng các hình tượng nhân vật biểu trưng cho cuộc sống đời thường đa dạng, phức tạp như thế nhưng ông cho rằng dù người ta có theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa nọ thì vẫn cần phải giữ cho được đạo đức truyền thống, tức đạo lí làm người của dân tộc. Do đó những ai dù mang khát vọng cá nhân mạnh mẽ đến dường nào đều sẽ bị đạo đức, luân lí kéo trở lại 16 với chức năng phận vị. Dù muốn hay không con người cũng cần phải sống có trách nhiệm, làm tròn bổn phận và tự ý thức về vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Con người đạo đức, luân lí theo quan niệm của Hồ Biểu Chánh đôi lúc phải chấp nhận hi sinh tất cả những gì của cá nhân, chấp nhận đau khổ riêng mình mà chăm lo, vun đắp hạnh phúc cho gia đình, cho những mối quan hệ cộng đồng thân thiết dù có phải nhận lấy sự thiệt thòi hay nỗi sầu não cả một đời. Kế thừa, tiếp thu truyền thống văn hoá về con người đạo lí của văn học trung đại, văn chương Việt Nam thực sự đã có những bước chuyển biến mới đầy hứa hẹn. Trong lớp các nhà văn mới đang trên đường tìm kiếm một mô hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Hồ Biểu Chánh có thể nói là người đã mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam khi sớm gặt hái được nhiều thành công. Sớm mang một tình yêu chân thành, nồng thắm với vùng đất, con người Nam bộ, Hồ Biểu Chánh đã lựa chọn thể loại truyện thơ để mang đến hơi thở sức sống mới cho tiểu thuyết hiện thực của mình. Và hơn hết có thể thấy chính những truyền thống đạo lí, tinh thần nghĩa hiệp của văn chương miền Nam được hun đúc nên từ tinh thần đạo nghĩa phương Đông và nó đã trở thành tiền đề cho quan niệm đạo đức của Hồ Biểu Chánh về cuộc sống, con người. Niềm tin và mong ước về một xã hội có luân lí, đạo đức tốt đẹp được Hồ Biểu Chánh thể hiện đậm nét trong các tác phẩm của mình với những người thanh niên trọng lễ nghĩa và trung trực, những con người từ tâm giàu lòng thương người, những người phụ nữ trọng đạo nghĩa và sự trung trinh, thuỷ chung, son sắt. Một phiên bản của những Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. Vì tin vào sức mạnh trường tồn của truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, Hồ Biểu Chánh tin vào sự hiền lương trong tâm tính của con người. Với cái nhìn chủ đích luân lí, ông tin vào chân lí “ác giả ác báo”, thiện bao giờ cũng thắng ác, người tốt, ngay thẳng dù bị vùi dập, phải trải qua bao nhiêu gian truân khổ ải cũng sẽ có ngày được đáp đền xứng đáng, người bị hàm oan được thoát tội còn kẻ gian ác phải bị trừng trị, sống nhục chết thảm không chốn dung thân. Đó là nét đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Trong thời kì hiện đại hóa văn học, đổi mới bao giờ cũng khởi phát từ cái nền của truyền thống. Từ những phân tích trên có thể thấy quan niệm về con người của Hồ Biểu 17 Chánh luôn có sự đan cài, kết nối giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, giữa cái nhìn cuộc sống và con người theo quan niệm chức năng phận vị và cái nhìn mới mẻ, phóng khoáng để làm nên giá trị phù hợp với thời đại. Dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền Hán học và Tây học nhưng quan niệm của Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện những biến đổi nghệ thuật về cuộc sống và con người trong giai đoạn văn học giao thời. Và khi có được cái nhìn mới mẻ, Hồ Biểu Chánh lại là người tỏ ra rất tình nghĩa với truyền thống. Với ông nếu con người biết sống theo bản ngã trong chừng mực nhất định và không quên chức năng phận vị thì đó là con người lý tưởng nhất. Hạnh phúc sẽ đến với ai biết dung hoà cái ta và cái tôi. Chính quan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có những nét riêng và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Đây cũng là nét đặc trưng dễ nhận ra trong văn học đầu thế kỉ XX. 1.1.2. Ý hướng đạo đức, luân lí_giá trị cốt lõi trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam, Hồ Biểu Chánh là cây bút tiên phong sáng giá nhất của giai đoạn 1913 – 1932 bởi lẽ ông đã đạt được nhiều tiến bộ về kĩ thuật dựng truyện, nội dung cũng như văn từ và sáng tác nhiều hơn hết so với các nhà văn cùng thời. Tuy nhiên, người đời sau nhớ về Hồ Biểu Chánh không chỉ ở vị trí là người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại mà ông còn là một nhà văn có khuynh hướng bảo thủ, nhà văn kiên trì dành cả cuộc đời của mình để tìm kiếm những giá trị đạo đức, luân lí trong nét đẹp cổ xưa của truyền thống văn hoá dân tộc. Đó là sứ mạng văn chương cao cả được Hồ Biểu Chánh suốt đời tôn sùng, đề cao và trân trọng. Người đời có thể tha hồ chỉ trích lập trường chính trị của ông quan Hồ Văn Trung nhưng không ai có thể phủ nhận được địa vị của nhà văn Hồ Biểu Chánh trong lòng người đọc cũng như trong lịch sử văn học Việt Nam thời cận hiện đại và cả mãi về sau: Hồ Biểu Chánh – cây cầu nối liền những giá trị cổ truyền với con người hiện đại. Như vậy, đạo lí trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Qua các tác phẩm của mình, dù trong Đời của tôi về văn nghệ ông đã từng thú nhận ngay từ lúc mới bắt đầu viết tiểu thuyết ông đã cố tâm viết loại tả chân về phong tục nhưng nếu xếp Hồ Biểu Chánh vào nhà văn có ý hướng 18 phong tục thì đó là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Khi phân tích, nghiên cứu ý hướng chủ đích trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ta cần phải cân nhắc, đánh giá xem khi ghi nhận các phong tục và mô tả hình ảnh xã hội đương thời thì Hồ Biểu Chánh đã có thái độ như thế nào. Và trong quyển “Chân dung Hồ Biểu Chánh”, Nguyễn Khuê viết: “Có thể nói, tính chất luân lí bao trùm mọi tiểu thuyết của ông, ông viết tiểu thuyết phong tục cũng chỉ nhằm đạt chủ đích luân lí. Thế nên, nếu cần phải xác định một ý hướng làm nền tảng cho sự sáng tác của Hồ Biểu Chánh thì đó chính là ý hướng luân lí và ông là một nhà đạo lí” [28, 260]. Nghĩa là thông qua việc ghi nhận và mô tả hình ảnh xã hội đương thời, Hồ Biểu Chánh phơi bày thực trạng gia đình và xã hội. Phơi bày nhưng không đả phá những cái cũ và hô hào cho những cái mới. Trong thời đại nền văn minh phương Tây phát triển ồ ạt và có những ảnh hưởng nhất định đến nền văn hoá nước ta, Hồ Biểu Chánh chủ trương cái cũ và cái mới đều có những hay dở riêng và việc của mỗi con người chúng ta là phải tỉnh táo lựa chọn và hành xử một cách đúng đắn nhất, phù hợp với đạo đức, luân lí tốt đẹp của dân tộc. Miêu tả phong tục, tập quán nhưng chủ đích lại muốn hướng con người vào một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, ngay thẳng. Hồ Biểu Chánh chủ trương nền văn hoá truyền thống của dân tộc chỉ có thể bền vững khi con người muốn duy trì và bồi đắp nền luân lí đạo đức cổ truyền. Đó chính là một vẻ đẹp bất biến trong nhân cách, tâm hồn của Hồ Biểu Chánh thông qua các tác phẩm của ông. Điều thứ hai cần phải cân nhắc và xem xét đó là dù các tiểu thuyết của ông chủ yếu mô tả phong tục nhưng thường nặng tính chất luân lí. Biểu hiện rõ rệt của ý hướng luân lí trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh thể hiện qua cốt truyện và cách trình bày nhân vật. Dù trong phạm vi gia đình hay xã hội, dù là vấn đề hôn nhân hay mê tín dị đoan,…đều có thể thấy khi xây dựng cốt truyện, công thức phổ biến là những nhân vật – nạn nhân của số phận bị xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, những con người bé nhỏ bị thực tại và cả chính những ham muốn, lầm lạc của mình xô đẩy và dẫn đến kết cục bi thảm. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một thế giới đa dạng và phong phú về các nhân vật và đặc biệt hơn khi họ lại là những nhân vật điển hình cho cuộc sống của hiện thực. Mỗi nhân vật của ông có một hoàn cảnh, số phận riêng nhưng họ gặp nhau ở một điểm chung: đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở, chật vật. Có người bị vùi dập và biến chất 19 nhưng cũng có những nhân vật vượt qua được nghịch cảnh ấy mà giữ được những khí tiết, phẩm chất cao đẹp. Nhưng ý hướng luân lí không chỉ dừng lại ở đó. Nó bộc lộ qua những kết cục có hậu theo sự tin tưởng của nhiều người rằng “ở hiền gặp lành” hay “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Để rồi hoá giải tất cả, cái bất biến trường tồn đến cuối cùng chính là lòng thương người, lòng trung trinh, sự hiếu hạnh, cải tà quy chánh, tu thân lập chí và những lời giảng giải luân lí của chính tác giả. Có thể thấy các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh vừa là sự tố cáo hiện thực xã hội lại vừa là giấc mơ, đạo lí sống được chính tác giả đề cao và trân trọng. Đồng thời, đó còn là một thứ cảm quan đặc trưng của những cư dân trên một miền đất mới mà những đạo đức, luân lí tốt đẹp ấy như một điểm tựa vững chắc của niềm tin giúp họ bảo tồn những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc khi phải thường trực đối diện với một thực tại không nhiều hứa hẹn. Tiếu thuyết là tác phẩm văn chương cũng là một công trình nghệ thuật và thông qua đó ít nhiều người đọc bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu. Một lần nữa có thể khẳng định ý hướng chủ yếu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là ý hướng luân lí, ý hướng phong tục chỉ là thứ yếu. Thông qua các tiểu thuyết luân lí của mình Hồ Biểu Chánh muốn tuyên truyền và bồi đắp thế đạo nhân tâm khi mạnh dạn lên án những tác nhân, những mầm mống gieo rắc tai hoạ, gây bao cảnh lầm than và cảm thông chia sẻ nỗi đau của những số phận, những con người trong xã hội. 1.2 Hồ Biểu Chánh – Người gửi “đạo” trong văn Có nhiều người hay nói đến việc đi tìm cảm hứng sáng tác. Dù là trong lao động nghệ thuật nói chung hay sáng tác văn chương nói riêng, dù là nhà văn hay nhà thơ đều cần phải có cảm hứng. Nhà thơ Nguyễn Khuyến thì nói: “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút…” hay như Tố Hữu cũng viết: “Tưởng đâu quên mất thơ rồi/ Tạm ngừng công việc lại ngồi với thơ…” Cảm hứng sáng tác tạo nên tác phẩm. Cảm hứng theo Bêlinxki là “trạng thái phấn hứng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả”, cảm hứng là “sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó” và “cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt” [24, 208 – 209]. Còn trong quyển Lý luận văn học thì cho rằng: “cảm hứng là một 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất