Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Chủ thể đặc biệt trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Chủ thể đặc biệt trong luật hình sự việt nam

.PDF
90
8
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIÊN CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIÊN CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hùng HÀ NỘI - 2015 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Hiªn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC 8 BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Chủ thể của tội phạm 8 1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm 8 1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm 11 1.2. 20 Chủ thể đặc biệt của tội phạm 1.2.1. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm 20 1.2.2. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt 21 Chương 2: CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT 25 HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TỪ NĂM 2010 ĐÉN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY. 2.1. Các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình 25 sự Việt Nam 1999 2.1.1. Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn 25 2.1.2. Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và 34 nạn nhân 2.1.3. Những đặc điểm về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 40 2.2. 42 Các trường hợp liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm 2.2.1. Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể 42 2.2.2. Trường hợp thay đổi tội danh của chủ thể 43 2.2.3. Trường hợp dấu hiệu riêng là dấu hiệu định tội trong cấu 44 thành tội phạm 2.2.4. Nhân thân người phạm tội 44 2.3 47 Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay 2.3.1. Thực trạng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt 47 2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể 52 đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay. 2.4 Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về 62 chủ thể đặc biệt của tội phạm 2.4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật 62 hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm 2.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của 64 luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành từ năm 1985, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và công dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trải qua 30 năm thi hành, Bộ luật hình sự có nhiều lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997, 1999 và 2009). Việc liên tục sửa đổi, bổ sung nhằm giúp Bộ luật hình sự ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh trong đời sống xã hội cần được các quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự điều chỉnh, nhiều quan hệ xã hội có sự biến đổi đòi hỏi luật phải điều chỉnh cho phù hợp. Một trong những nội dung quan trọng của luật hình sự đó là vấn đề cấu thành tội phạm, việc xem xét cấu thành tội phạm giúp xác định một hành vi do một chủ thể nào đó thực hiện có xâm hại khách thể được luật hình sự bảo vệ hay không, quan hệ xã hội đó có chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hình sự hay không, chủ thể thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không… Việc xác định chính xác các yếu tố cấu thành tội phạm giúp cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội. Trong các yếu tố cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm là yếu tố có vai trò quan trọng, tuy không phải là yếu tố đầu tiên được xem xét trong cấu thành tội phạm nhưng lại là yếu tố có tính chất xuất phát điểm của các yếu tố khác. Không có con người với tư cách là chủ thể của hành vi, chủ thể của hoạt động thì không có 1 hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải xem xét đến các yếu tố của mặt chủ quan, không có khách thể nào bị hành vi nguy hiểm cho xã hội tác động đến. Không có chủ thể của tội phạm thì cũng không diễn ra các hoạt động tố tụng có liên quan. Chủ thể của tội phạm có những đặc điểm, dấu hiệu chung trên cơ sở những quy định có tính bắt buộc của luật hình sự. Luật hình sự quy định cụ thể những đặc điểm, dấu hiệu này mà chỉ khi thỏa mãn các dấu hiệu đó thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự, những chủ thể tội phạm thỏa mãn những dấu hiệu chung này được gọi là chủ thể thường. Trong yếu tố chủ thể của tội phạm, một nội dung quan trọng được Bộ luật hình sự quy định đó là chủ thể đặc biệt của tội phạm. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa sâu, nhiều quan hệ xã hội cũ ngày một biến đổi không ngừng. Theo đó, các quan hệ xã hội do ngành luật hình sự điều chỉnh cũng liên tục thay đổi, tính chất các loại quan hệ được điều chỉnh cũng theo chiều hướng đa dạng, có nhiều quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt mà chỉ có một số chủ thể nhất định có dấu hiệu riêng, dấu hiệu đặc biệt mới có thể xâm hại được các loại quan hệ xã hội này, loại chủ thể đó được gọi là chủ thể đặc biệt. Như vậy, chủ thể đặc biệt ngoài việc thỏa mãn những dấu hiệu của chủ thể thường thì còn phải có các dấu hiệu riêng, đặc biệt khác. Bộ luật hình sự hiện hành đã thể hiện có nhiều quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm, phần lớn các quy định nằm trong các điều luật ở phần các tội phạm, các quy định có thể trực tiếp đưa ra các dấu hiệu riêng trong cấu thành cơ bản của tội phạm, hoặc có thể gián tiếp thể hiện qua việc mô tả tính chất của loại tội phạm. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt còn chưa thống nhất, chưa cụ thể và rõ ràng, chặt chẽ, nhiều quy định còn tạo ra cách hiểu khác nhau hoặc có những hướng dẫn 2 mang tính suy diễn. Điều này gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc dẫn đến việc giải thích, áp dụng pháp luật không thống nhất, đồng bộ. Khó khăn trong việc xác định chủ thể tội phạm gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, xử lý đúng người, đúng tội. Thực tiễn cho thấy, những vụ án có liên quan đến chủ thể đặc biệt của tội phạm diễn ra ngày càng nhiều, tính chất của hành vi phạm tội ngày càng phức tạp và nguy hiểm, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng như các tội phạm về chức vụ, tội phạm hiếp dâm… Những quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt là căn cứ để giải quyết các vụ án có liên quan, điều này đòi hỏi những quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm phải ngày càng đầy đủ, thống nhất, cụ thể, rõ ràng, việc nắm vững các quy định này giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tránh được những vi phạm đáng tiếc xảy ra, giải quyết vụ án nhanh gọn, chính xác, xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Xuất phát từ những lý do trên, việc tác giả chọn đề tài "Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ là vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một nội dung trong vấn đề chủ thể của tội phạm trong luật hình sự, đây cũng là nội dung có chiều hướng ngày càng phát triển theo sự phát triển của các quan hệ xã hội được Luật hình sự điều chỉnh. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp nghiên cứu nội dung này mà nó chỉ được đề cập đến là một phần trong những nghiên cứu về vấn đề chủ thể của tội phạm, một số nghiên cứu lại đề cập đến những nội dung có liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt. Ở cấp độ chung có Giáo trình Luật hình sự do PGS.TSKH.Lê Cảm chủ biên, Ở cấp độ luận văn 3 có luận văn thạc sĩ "Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam" của Lê Đăng Doanh; các công trình nghiên cứu ở phạm vi nhỏ xem xét từng mặt, khía cạnh của vấn đề như: "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, "Bàn về chủ thể của tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999" của Trương Thị Hằng. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Công an nhân dân, Trật tự an toàn xã hội, Tòa án nhân dân, Dân chủ và pháp luật, Kiểm sát như: "Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam" của Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, năm 2011, tr. 9-14; "Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nước ta với pháp luật hình sự một số nước thuộc hệ thống châu Âu lục địa" của Hồ Sĩ Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2008, tr. 68-72; "Pháp nhân có là chủ thể của tội phạm hay không" của Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, năm 1999, tr. 14-19; "Phạm vi chủ thể của tội phạm Bộ luật hình sự 1999 và một số vấn đề trong công tác điều tra hình sự" của Bùi Kiên Điện, Tạp chí Luật học, số 4, năm 2000, tr. 7-11; "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, Tạp chí Kiểm sát, số 4, năm 2013, tr. 13-15,23 cũng đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến góc độ lý luận chung về yếu tố chủ thể của tội phạm, nội dung chủ thể đặc biệt của tội phạm mới chỉ được đề cập đến là một phần, một nội dung nhỏ, ở nhiều bài viết, nhiều công trình phần chủ thể đặc biệt còn mang tính tham khảo, phần nghiên cứu cũng chưa giải quyết được những hạn chế của Luật về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm, các quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm còn nằm rải rác ở các quy định của luật, nhiều chỗ còn thể hiện gián tiếp, chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu, tổng hợp, có tính hệ thống về chủ thể đặc biệt của tội phạm. 4 Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề "Chủ thể đặc biệt trong luật hình sự Việt Nam" cần tiếp tục được nghiên cứu, để có những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của luật hình sự về tội chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999 và việc áp dụng trên thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này trên thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề: Khái niệm, đặc điểm của chủ thể đặc biệt của tội phạm, các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm, các nhóm chủ thể đặc biệt của tội phạm, các tội và nhóm tội có chủ thể đặc biệt, những vấn đề có liên quan đến chủ thể đặc biệt của tội phạm; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó; - Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm cũng như nâng cao khả năng áp dụng trên thực tế. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng trong thực tiễn xét xử 5 của Tòa án và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thực tiễn, phương pháp thống kê. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm của chủ thể đặc biệt của tội phạm; các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt và các nhóm chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự, các vấn đề có liên quan đến dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm, xem xét mối quan hệ với chủ thể của tội phạm nói chung; - Xem xét có hệ thống các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm; - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm; những tồn tại, hạn chế về lý luận và thực tiễn áp dụng. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trên thực tiễn. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM 1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm Tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ thể của tội phạm là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có một số dấu hiệu đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) Xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, mục đích của các biện pháp trách nhiệm hình sự là giáo dục, cải tạo những cá nhân cụ thể đã thực hiện tội phạm, Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong pháp nhân đã điều hành hoặc lợi dụng địa vị pháp lý của pháp nhân gây thiệt hại cho xã hội thì trách nhiệm hình sự đặt ra với những cá nhân đó chứ không phải cho pháp nhân. Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đều đã công nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm và quy định những vấn đề pháp lý đối với vấn đề chủ thể của tội phạm là pháp nhân, ví dụ như Hoa Kỳ, Điều 2.07 Bộ luật hình sự mẫu 1962 xác định: Các tập đoàn (công ty), các hiệp hội đều có thể là những chủ thể của tội phạm (trừ các tập đoàn và các hiệp hội được sáng lập với tính chất là các cơ quan nhà nước hay được nhà nước sáng lập để thực hiện những chương trình của nhà nước). Các tập đoàn và các hiệp hội đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thực 8 hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện. Trách nhiệm hình sự mà các tập đoàn và hiệp hội phải gánh chịu là vì ban lãnh đạo hoặc người đại diện của tập đoàn và hiệp hội do sơ suất trong hành vi của mình (thay mặt cho tập đoàn hoặc hiệp hội) mà đi đến chỗ phạm tội [61]. Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 1994 tại Điều 121.2 có quy định trừ Nhà nước, các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp quy định trong luật về các tội phạm được thực hiện vì lợi ích của họ bởi các cơ quan, đại diện của họ. Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây, pháp luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự mới nhất được thông qua tháng 3 năm 1997 đã có các quy định pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm. So với một số quốc gia khác mà ở đó pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế. Báo cáo của ngành quản lí thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các quy định về quảng cáo v.v... đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù vậy, việc xử lí về hình sự các hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Qua nghiên cứu tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta, cho thấy rằng đã đến lúc trong pháp luật hình sự của nước ta phải có các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây, chúng 9 ta không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết vì số các vi phạm pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội phạm còn ít, chưa đáng kể, nhưng trong xu hướng phát triển gần đây, việc quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm là cần thiết. Động vật được con người sử dụng để gây thiệt hại cho xã hội thì người quản lý hoặc sử dụng chúng phải chịu trách nhiệm, chủ thể của tội phạm không thể là con vật. Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đang sống. Người đã chết không thể là chủ thể của tội phạm. Nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự với người đã chết mặc dù trước đó người này đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Một người sẽ trở thành chủ thể của tội phạm nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà luật hình sự quy định. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện để chủ thể có lỗi. Năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện ở năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi mà người đó thực hiện và năng lực điều khiển hành vi của mình theo những đòi hỏi và chuẩn mực xã hội. Một người nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì mới có khả năng tiếp thu được những biện pháp tác động mang tính giáo dục của xã hội, và nhà nước mới đặt vấn đề giáo dục, cải tạo họ. Năng lực nhận thức điều khiển hành vi của con người không thể có ngay từ khi họ mới sinh ra, nó được hình thành từng bước theo thời gian trong quá trình sống và hoạt động của chủ thể, khi chủ thể đạt tới độ tuổi nhất định. Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai điều kiện của chủ thể tội phạm, hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm. Tuy nhiên, ngoài hai dấu hiệu bắt buộc và phổ biến này của chủ thể, một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu bắt buộc khác, trường hợp này được gọi là chủ thể đặc biệt. 10 Trong luật hình sự, cùng với khái niệm chủ thể của tội phạm còn có khái niệm nhân thân người phạm tội. Đây là hai khái niệm gần gũi nhau nhưng nội dung không đồng nhất. Chủ thể của tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà thiếu chúng thì không cấu thành tội phạm. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về chủ thể tội phạm như sau: Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, là tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. 1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm 1.1.2.1. Năng lực trách nhiệm hình sự a) Năng lực trách nhiệm hình sự Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Cùng với sự phát triển thể chất, trí tuệ, sự giáo dục và tích lũy kinh nghiệm sống, khi đạt đến độ tuổi nhất định, người ta mới nhận thức được đầy đủ các đòi hỏi của chuẩn mực xã hội và điều khiển được hành vi của mình theo các chuẩn mực đó. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhà nước chính thức thừa nhận một người khi đạt đến độ tuổi ấy mới có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của một người có thể bị giảm sút hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của cơ quan thần kinh trung ương bị rối loạn do nguyên nhân bệnh tật. Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà quy định tình trạng đối lập là không có năng lực 11 trách nhiệm hình sự. Một người coi là có năng lực trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đạt tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự và không thuộc những trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Quy định độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để xác định trách nhiệm hình sự, là sự xác nhận của nhà nước về phẩm chất tâm lý phổ biến ấy ở mỗi người. Trong quá trình áp dụng luật hình sự, chỉ khi nào xuất hiện những căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, các cơ quan có trách nhiệm mới cần kiểm tra. Việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự không đòi hỏi bắt buộc với từng trường hợp cụ thể. b) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trạng thái không nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần là người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình tiết loại trừ khả năng thừa nhận một người là chủ thể của tội phạm mặc dù họ đã thực hiện hành vi về khách quan gây thiệt hại cho xã hội, do đó hành vi mà người đó thực hiện không cấu thành tội phạm. Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh [31]. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. 12 Do hoạt động thần kinh đã bị rối loạn, người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mất khả năng nhận thức một cách đúng đắn về thế giới xung quanh, không kiểm soát được các xử sự của mình để hướng các xử sự diễn ra phù hợp với yêu cầu xã hội. Xử sự của người mắc bệnh tâm thần là kết quả của tình trạng bệnh tật và tri giác sai lệch, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người mắc bệnh tâm thần thực hiện là kết quả của sự tổn thương về lý trí và ý chí cho nên gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng đó không bị coi là có lỗi và không có cơ sở để lên án cũng như áp dụng hình phạt đối với họ. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được xác định dựa trên hai dấu hiệu: dấu hiệu về y học và dấu hiệu về tâm lý. 1) Dấu hiệu y học Dấu hiệu y học của người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là sự mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc rối loạn tâm thần tạm thời hoặc một bênh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. Bệnh tâm thần kinh niên có các dạng cụ thể khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh tật lâu dài, bệnh trạng liên tục. Rối loạn tâm thần tạm thời thể hiện ở sự rối loạn xuất hiện đột ngột, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn làm rối loạn nhận thức, quên hoàn toàn hoặc từng phần các sự kiện đã diễn ra trong thời gian xuất hiện bệnh. Tình trạng bệnh khác là tình trạng không liên quan đến rối loạn tâm thần kinh niên hoặc tạm thời nhưng được coi là tương đương như các tình trạng đó. 2) Dấu hiệu tâm lý Dấu hiệu tâm lý của người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện: về lý trí, người đó không đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình, không nhận thức được các yêu cầu xã hội liên quan đến hành vi đã thực hiện trong khoảng thời gian thực hiện hành vi. Về ý chí, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự không có khả 13 năng điều chỉnh hành vi của mình. Năng lực điều khiển hành vi thể hiện hướng dẫn hành vi diễn ra phù hợp với các chuẩn mực, yêu cầu của xã hội hoặc ngược lại, hướng hành vi diễn ra trái với yêu cầu và lợi ích chung của xã hội. Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện cần và đủ để xác định một người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu y học (mắc bệnh) có vai trò như là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý (mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) là hậu quả. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Có trường hợp mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi, cũng có trường hợp năng lực này chỉ mất đi từng giai đoạn, không mang tính liên tục, và cũng có trường hợp mắc bệnh tâm thần nhưng không làm mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Khi xuất hiện căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự ở một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định với sự giúp đỡ của giám định tâm thần tư pháp. Hoạt động giám định tâm thần tư pháp đưa ra kết luận người thực hiện hành vi đó có mắc bệnh không, tính chất, mức độ và ảnh hưởng của bệnh (trong trường hợp mắc bệnh) đối với năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của họ như thế nào, cũng như tình trạng bệnh tật khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Thông thường một người mất năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi thì cũng mất năng lực điều khiển hành vi. Song cũng có khi năng lực nhận thức còn tồn tại nhưng không có năng lực điều khiển hành vi, không có khả năng kiềm chế không thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội do bị mắc bệnh. Cả hai tình trạng này đều thuộc nội dung của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. 14 Trường hợp do mắc bệnh tâm thần, năng lực nhận thức hoặc năng lực hành vi bị giảm sút nhưng không mất hoàn toàn, một người đã thực hiện tội phạm trong tình trạng ấy thì được xác định là có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, có ảnh hưởng đến mức độ của lỗi, vì vậy luật hình sự xác định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội phạm phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [31]. Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, những đặc điểm về tâm lý thể chất của người Việt Nam và tham khảo luật hình sự các nước, đã quy định tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Một người khi thực hiện một tội phạm cố ý mà luật hình sự quy định mức hình phạt cao nhất với tội đó đến 15 năm tù, nếu tròn 14 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Chưa đủ 14 tuổi được cho là chưa có năng lực trách nhiệm hình sự, vì không có điều kiện để có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người từ tròn 16 tuổi trở lên được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ cho nên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên dưới 18 tuổi là người chưa thành niên nên luật hình sự Việt Nam có những quy định riêng về 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan