Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh việt nam tại nhật bản từ năm 1...

Tài liệu Chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh việt nam tại nhật bản từ năm 1992 đến nay

.PDF
109
530
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LƢU THỊ KIM OANH CHÍNH SÁCH TIẾP NHẬN VÀ THỰC TRẠNG TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội-2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LƢU THỊ KIM OANH CHÍNH SÁCH TIẾP NHẬN VÀ THỰC TRẠNG TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang Hà Nội-2016 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 6 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 9 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 9 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 10 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 11 4. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 12 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 13 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 14 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 16 CHƢƠNG 1. CHÍNH SÁCH TIẾP NHẬN TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY ................................. 18 1.1. Khái quát về sự hình thành và biến đổi trong chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản .......................................... 18 1.1.1. Những tiền đề hình thành chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam vào Nhật Bản ................................................................................... 18 1.1.2. Sự hình thành của chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản ............................................................................................. 21 1.1.3. Quá trình biến đổi của chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay ................................................. 22 1.2. Những quy định cơ bản trong điều kiện tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản ............................................................................. 27 1.2.1. Quy định về cơ quan tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam vào Nhật Bản ...................................................................................................... 27 1.2.2. Điều kiện tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của tổ chức JITCO .. ...................................................................................................... 32 1.3. Khung tiếp nhận và cơ chế tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản ..................................................................................................... 36 1.4. Tiểu kết .............................................................................................. 40 3 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY ..................................................... 42 2.1. Sự biến đổi về số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 1992 đến nay ....................................................................................... 42 2.1.1. Giai đoạn từ 1992 – 2000 ............................................................. 42 2.1.2. Giai đoạn từ 2004 – 2010 ............................................................. 43 2.1.3. Giai đoạn từ 2011 – 2015 ............................................................. 44 2.2. Sự đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản ................................................................................................ 45 2.2.1. Ngành nghề của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản .............. 45 2.2.2. Ngành nghề thực tậpphổ biến của tu nghiệp sinh Việt Nam ....... 50 2.3. Chế độ đãi ngộ của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản .......... 54 2.3.1. Vấn đề thời gian làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam ............. 54 2.3.2. Vấn đề cắt giảm lƣơng của tu nghiệp sinh Việt Nam .................. 56 2.3.3. Vấn đề bảo hiểm........................................................................... 59 2.3.4. Vấn đề trong đời sống sinh hoạt và tinh thần............................... 60 2.4. Vấn đề cƣ trú và lao động bất hợp pháp ........................................ 63 2.5. Tiểu kết .............................................................................................. 65 CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN .................................... 67 3.1. Nguyên nhân của thực trạngtu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản ............................................................................................................ 67 3.1.1. Nguyên nhân từ cái nhìn chƣa đúng đắn của tu nghiệp sinh ....... 67 3.1.2. Nguyên nhân từ các công ty phái cử phía Việt Nam ................... 68 3.1.3. Nguyên nhân từ phía các công ty tiếp nhận Nhật Bản ................. 71 3.2. Giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại của chế độ tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản .......................................................... 73 3.2.1. Giải pháp cho những vấn đề tồn tại của thực tập sinh Việt Nam 73 3.2.2. Giải pháp cho phía công ty phái cử Việt Nam ............................. 74 3.2.3. Giải pháp cho phía công ty tiếp nhận Nhật Bản .......................... 76 3.3. Tiểu kết .............................................................................................. 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 89 4 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 90 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................... 91 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLĐTB&XH Bộ Lao Động Thƣơng Binh và Xã hội CQLXNC Cục Quản lý xuất nhập cảnh IM JAPAN InternationalManpowerDevelopmentOrganization, Japan Cơ quan phát phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản JITCO Japan International TrainingCooperation Organization Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học Phổ thông 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số Nhật Bản phân theo 3 nhóm tuổi từ năm 1991 đến nay ..... 18 Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng .......... 25 Bảng 1.4:Thông tin tuyển dụng thực tập sinh của các công ty phái cử của Việt Nam ......................................................................................................... 33 Bảng 1.5: Khung tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài của Nhật Bản ............ 36 Bảng 1.6: Chi phí cần đóng cho công ty phái cử trƣớc khi đi tu nghiệp Nhật Bản của tu nghiệp sinh Việt Nam ................................................................... 38 Bảng 2.1: Số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam xin chuyển đổi tƣ cáchlƣu trú sang thực tập sinh kỹ năng từ 1993 - 2000 ..................................................... 42 Bảng 2.2: Số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bảnqua các năm từ năm 2004 – 2010 ............................................................................................ 43 Bảng 2.3: Số lƣợng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bảntừ năm 2011đến năm 2015 ........................................................................................................ 44 Bảng 2.4: Nhóm ngành nghề của tu nghiệp sinh nƣớc ngoài tại Nhật Bản .... 45 Bảng 2.5: Số lƣợng tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Namphân theo ngành nghề từ 2011 – 2013 ........................................................................................ 52 Bảng 2.6: Bảng thống kê tiền lƣơng, tiền tiết kiệm trung bình hàng tháng của thực tập sinh Việt Nam.................................................................................... 57 Bảng 3.1: Số lƣợng các công ty làm dịch vụ phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản................................................................................................................... 69 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sự chuyển đổi tƣ cách tu nghiệp sinh từ năm 1990 đến nay .......... 24 Hình 1.2: Quá trình tiếp nhận tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản .......................................................................................................... 37 Hình 2.1: Số lƣợng tu nghiệp sinh nƣớc ngoài phân theo các ngành nghề tu nghiệp .............................................................................................................. 51 Hình 2.2: Dự định sau khi về nƣớc của thực tập sinh Việt Nam .................... 54 Hình 2.3: Số vụ lao động bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Nhậttừ năm 2002 đến năm 2015 ................................................................................. 63 Hình 2.4: Số lƣợng ngƣời Việt Nam lƣu trú quá hạn bất hợp pháptại Nhật Bản từ năm 1994 đến năm 2016 ............................................................................. 64 Hình 3.1: Số lƣợng các công ty tiếp nhận thực tập sinh nƣớc ngoài đã thực hiện khảo sát và số lƣợng các công ty vi phạm quy định từ năm 2006 - 2013 ......................................................................................................................... 71 Hình 3.2: Nội dung vi phạm của các công ty tiếp nhận thực tập sinh ............ 72 nƣớc ngoài tại thời điểm năm 2013................................................................. 72 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đẩy mạnh hoạt động phái cử tu nghiệp sinh là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Đây đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Phái cử tu nghiệp sinh còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lƣợng và tăng cƣờng các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Nhật Bản là một nƣớc phát triển, là một thị trƣờng quan trọng đối với hoạt động phái cử tu nghiệp sinh của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu đƣa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản học tập và làm việc từ năm 1992. Hiện nay số tu nghiệp sinh Việt Nam đƣợc phái cử sang Nhật Bản ngày càng tăng. Do đó, hoạt động phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản đang ngày càng chiếm vai trò to lớn trong hoạt động phái cử của cả nƣớc nói riêng và trong sự phát triển kinh tếcủa cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vấn đề liên quan đến tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và có những diễn biến phức tạp. Chẳng hạn nhƣ xảy ra hiện tƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm việc và sinh hoạt. Bản thân trong số tu nghiệp sinh cũng có ngƣời tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cƣ trú bất hợp pháp, .... Đặc biệt, số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ngày càng lớn gây mất uy tín đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Từ năm 2010, Chính phủ Nhật Bản đã đƣa ra cơ chế mới mang lại nhiều quyền lợi cho các tu nghiệp sinh nƣớc ngoài. Song quyền lợi của các tu 9 nghiệp sinh có thực sự đƣợc bảo vệ hay không? Tại sao các tu nghiệp sinh lại dễ dàng tự ý phá bỏ hợp đồng, ra ngoài làm việc nếu nhƣ quyền lợi của họ ngày càng đƣợc bảo vệ nhiều hơn? Và những vấn đề tồn đọng hiện nay nhƣ thực tập sinh bỏ trốn, công ty tiếp nhận bóc lột lƣơng và giờ làm, công ty phái cử thu tiền chống trốn trái quy định… có nguyên do từ cả hai phía công ty phái cử - tiếp nhận và cả từ chính bản thân thực tập sinh Việt Nam. Từ những nội dung câu hỏi trên, tôi cho rằng đây là một đề tài có tính thực tiễn, cần đƣợc nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài―Chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 1992 đến nay‖làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt khoa học,nhằm tìm hiểu, phân tích sâu về chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài của Nhật Bản, trong đó có tu nghiệp sinh Việt Nam. Trả lời các câu hỏi nghiên cứu:sự thay đổi của chính sách tiếp nhận qua các năm nhƣ thế nào, điểm mới trong chính sách là gì, điều kiện và khung tiếp nhận nhƣ thế nào, từ đó phân tích tình hình tiếp nhận thực tế. Ngoài ra, nghiên cứucũng tìm hiểu và phân tích về thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản qua các năm, phản ánh thực tế các mặt đời sống sinh hoạt, tinh thần đến công việc của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Trên cơ sở đó, đƣa ra những khuyến nghị, giải pháp cho những vấn đề tồn đọng. Về mặt thực tiễn,hiện nay vẫn còn nhiều ngƣời chƣa có cái nhìn đúng đắn về chƣơng trình phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật và chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam vào Nhật Bản. Tác giả mong rằng,bài nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ngƣời định đi tu nghiệp sang Nhật, cung cấp cho họ cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về chƣơng trình tu nghiệp, giúp cho họ có quyết định đúng đắn cho con đƣờng phía trƣớc của bản thân. 10 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến vấn đề lao động Việt Nam tại Nhật Bản hay cụ thể hơn là những vấn đề tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, đã có nhiều nghiên cứu đƣa ra những phân tích, nhận định sắc bén với những số liệu điều tra thực tế. Tác giả lấy đó nhƣ những tài liệu tham khảo, để xây dựng bài Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, từ đó đƣa ra những ý kiến đóng góp mới. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Sa với bài viết “Chế độ tu nghiệp sinh thực tập sinh kỹ năng nƣớc ngoài của Nhật Bản và tu nghiệp sinh Việt Nam” năm 2013 đã làm rõ đƣợc các nội dung đó là: (1) Khái quátchế độ tu nghiệp sinh thực tập sinh nƣớc ngoài của Nhật Bản, qua đó cho thấy sự thay đổi về chế độ qua các năm; (2) Trình bày việc xuất khẩu nguồn lực lao động Việt Nam sang Nhật Bản; (3) Phân tích thực trạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh nƣớc ngoài, trong đó lấy trọng tâm là tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam; (4) Phân tích các vấn đề mà tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam đang phải đối mặt; (5) Trình bày giải pháp để cải thiện những vấn đề đang tồn tại trong chế độ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn điều tra, đƣa ra những ví dụ cụ thể để phân tích nhƣ trƣờng hợp tu nghiệp sinh làm việc trong ngành nghề sản xuất và trƣờng hợp tu nghiệp sinh làm việc trong ngành nghề nông nghiệp, qua đó đã làm sáng rõ phần nào những khó khăn và trở ngại mà tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam đang phải đối mặt. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chƣa làm rõ đƣợc quá trình đƣa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản và cũng chƣa phân tích hết đƣợc các mặt vấn đề mà tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam đang phải đối mặt. Năm 2014, tác giảNguyễn Hữu Quý với bài nghiên cứu “Các vấn đề sau cải cách của chế độ thực tập sinh kỹ năng nƣớc ngoài của Nhật Bản – Từ điều tra thực địađối với thực tập sinh kỹ năng Việt Nam” đã làm sáng rõ các vấn đề tồn đọng từ phía Việt Nam và cả từ phía Nhật Bản, đặc biệt là những 11 vấn đề trong cơ cấu của chế độ. Với kết quả điều tra thực địa, bài nghiên cứu đã phản ánh rõ thực trạng cuộc sống của thực tập sinh Việt Nam hiện nay tại Nhật Bản. Tác giả Phan Cao Nhật Anh với bài nghiên cứu “Một số vấn đề xã hội của ngƣời lao động nƣớc ngoài tại Nhật Bản” năm 2014, đã làm sáng rõ những khác biệt giữa chính sách tiếp nhận và thực trạng lao động nƣớc ngoài tại Nhật Bản, đồng thời cũng phân tích rõ những vấn đề xã hội mà ngƣời lao động nƣớc ngoài phải đối mặt, trong đó có ngƣời lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu về chế độ tu nghiệp sinh nƣớc ngoài của Nhật Bản. Tiêu biểu nhƣ nhà nghiên cứu KamibayashiChieko, nhà nghiên cứu IguchiYasushi, đã đƣa những phân tích về chế độ tiếp nhận lao động ngƣời nƣớc ngoài, trong đó đi sâu vào tình hình triển khai chế độ thực tập sinh kỹ năng nƣớc ngoài của Nhật Bản. 4. Đóng góp của đề tài Ở bài nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày rõ những nội dung cơ bản trong chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản từ điều kiện tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận đến cơ chế tiếp nhận. Và nếu nhƣ các bài nghiên cứu trƣớc đi sâu vào thực trạng thực tập sinh Việt Nam hiện nay hoặc sau khi chế độ tiếp nhận có sự thay đổi (năm 2010) cho đến nay, thì bài nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam từ năm 1992, khi Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam cho đến nay. Trên cơ sở đó, sẽ làm rõ sự thay đổi trong chính sách và thực trạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh cũng nhƣ sự sai lệch giữa chính sách và thực tế qua các năm, các thời kỳ. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng rút ra những vấn đề tồn đọng và nêu lên khuyến nghị đối với bản thân cá nhân tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam, đối với công ty phái cử phía Việt Nam và cả công ty tiếp nhận phía Nhật Bản. 12 Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhƣ quy mô thực hiện bảng hỏi điều tra còn hẹp nên kết quả điều tra bằng bảng hỏi chƣa thể phản ánh hết thực trạng cuộc sống của số đông tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Ngoài ra, do điều kiện còn hạn chế nên tác giả chƣa đi thực địa đƣợc các vùng xa, vùng quê thƣa dân cƣ của Nhật Bản – nơi cũng đang đƣợc đề cập đến với thực trạng thực tập sinh nƣớc ngoài, trong đó có thực tập sinh Việt Nam bị bóc lột. Ở những vùng xa đó vẫn đang tồn tại nhiều góc tối mà ánh sáng của pháp luật chƣa xuyên tới. Nếu có thể đi xa hơn, rộng hơn thì có lẽ sẽ tiếp cận gần hơn, sát hơn với đời sống thực tế và công việc của thực tập sinh Việt Nam trên đất Nhật. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:là chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Những tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo những chƣơng trình phái cử khác nhau, song đối với bài nghiên cứu này, tác giả tập trung hƣớng tới đối tƣợng là tu nghiệp sinh, thực tập sinh theo chƣơng trình hợp tác với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp Quốc tế (JITCO) của Nhật Bản. Khi tiến hành khảo sát điều tra thực tế, tác giả nhận thấy, 100% thực tập sinh Việt Nam tham gia trả lời điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu đều đi theo chƣơng trình hợp tác với tổ chức quốc tế JITCO. Vì thế, trong bài nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân tích chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản, trong đó tập trung phân tích điều kiện tiếp nhận, khung tiếp nhận và cơ chế tiếp nhận tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam của tổ chức JITCO. Ngoài ra, khái niệm “tu nghiệp sinh” đƣợc đề cập đến trong bài nghiên cứu đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. “Tu nghiệp sinh” đƣợc hiểu là những ngƣời sang Nhật tu nghiệp qua hai tƣ cách lƣu trú là “tu nghiệp sinh” và tƣ cách lƣu trú “thực tập sinh kỹ năng” (bắt đầu từ năm 2010). 13 Phạm vi thời gian: là từ năm 1992 đến nay. Hoạt động phái cử lao động Việt Nam sang nƣớc ngoài làm việc đƣợc triển khai từ năm 1980, nhƣng bắt đầu từ năm 1992 Việt Nam mới bắt đầu phái cử tu nghiệp sinh sang làm việc tại Nhật Bản. Năm 1992 là mốc đánh dấu bắt đầu chƣơng trình hợp tác phái cử - tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về “Chƣơng trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh nƣớc ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” đã đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ký với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO). Từ năm 1992, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, chƣơng trình hợp tác phái cử và tiếp nhận giữa hai nƣớc Việt - Nhật ngày càng đƣợc đẩy mạnh với số lƣợng tu nghiệp sinh, thực tập sinh không ngừng tăng lên và là nƣớc có lƣợng thực tập sinh nhiều thứ hai tại Nhật Bản, sau Trung Quốc. Phạm vi không gian: nƣớc Nhật, tập trung chủ yếu hai tỉnh Kanagawa và tỉnh Nagoya. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Thứ nhất là phương pháp phân tích tài liệu, thống kê, tổng hợp: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, phân tích chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh thực tập sinh từ năm 1992 đến nay, bài nghiên cứuđã phân tích dựa trên các tƣ liệu nghiên cứu trƣớc, số liệu thống kê và các báo cáo thƣờng kỳ của Bộ Pháp vụ Nhật Bản, Bộ Lao động Phúc lợi Nhật Bản, Bộ Lao động Thƣơng Binh Xã hội Việt Nam – Cục quản lý lao động ngoài nƣớc hay các báo cáo và số liệu thống kê của các tổ chức nhƣ Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế JITCO của Nhật Bản…. Những báo cáo thƣờng kỳ và số liệu thống kê của các Bộ ngành và tổ chức có uy tín đã đƣa ra những số liệu xác thực, cập nhật giúp cho bài nghiên cứu có cơ sở chính xác để phân tích, làm rõ sự thay đổi của thực trạng tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản qua các giai đoạn. 14 Thêm nữa, trong thời gian đƣợc du học 10 tháng tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, tác giả đã có cơ hội tiếp cận với nguồn tƣ liệu phong phú, cập nhật tại thƣ viện của trƣờng, sƣu tầm đƣợc những tƣ liệu hữu ích và chính xác giúp ích cho bài nghiên cứu. Thứ hai là phương pháp điều traphỏng vấn sâu: Trong thời gian du học tại Nhật Bản, tác giả đã thực hiện khảo sát điều tra thực tế, tiến hành phỏng vấn sâu thông quabảng hỏi(mẫu bảng hỏi đính kèm tại Phụ lục1). Số lƣợng bảng hỏi gửi đi là 30 bản, số lƣợng phiếu trả lời nhận đƣợc là 20 bản. Mặc dù số lƣợng bảng hỏi không lớn, nhƣng đối tƣợng tham gia trả lời bảng hỏi là các thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại các tỉnh chạy dọc miền bắc đến miền trung của Nhật Bản (nhƣ tỉnh Kanagawa, tỉnh Aichi, tỉnh Tottori, tỉnh Ehime, tỉnh Kochi….), từ đó có thể khái quát đƣợc thực trạng của tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại nhiều vùng miền của Nhật Bản, tăng tính khách quan của bài nghiên cứu. Trong các thực tập sinh Việt Nam tham gia trả lời bảng hỏi, có cả thực tập sinh kỹ năng năm thứ 1, năm thứ 2 và năm thứ 3 đang làm việc trong các lĩnh vực nhƣ cơ khí, chế biến thực phẩm, in ấn, nhựa...; trong đó số lƣợng thực tập sinh làm việc trong lĩnh vực cơ khí tham gia trả lời bảng hỏi chiếm tới 45%. Thứ ba là phương pháp điều tra thực địa: Tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại hai thành phố: Yokohama (tỉnh Kanagawa), Nagoya (tỉnh Aichi), đây đều là hai thành phố lớn của Nhật Bản. Yokohama là thủ phủtỉnh Kanagawa, tiếp giáp Tokyo, là một trong nhữngthành phốcó dân số lớn của Nhật Bản với3,7 triệu dân. Đây cũng là cảng biển quy mô nhất Nhật Bản, vận hành là một trung tâm thƣơng mại tầm vóc trong vùng thủ đô Tokyo.Nagoya là trung tâm hành chính của tỉnh Aichi, là thành phố phồn vinh lớn thứ ba của Nhật. Đặc biệt Nagoya đƣợc coi là thành phố công nghiệp của Nhật Bản. 15 Chính bởi những sức hút trên mà Yokohama và Nagoya là hai thành phố luôn thu hút lao động nƣớc ngoài đến làm việc cũng nhƣ luôn có nhu cầu lớn về nguồn lao động. Do đó, tác giả đã lựa chọn hai thành phố này làm nơi điều tra thực địa để tìm hiểu về thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Tác giả đã thực hiện phỏng vấn, nghiên cứu trƣờng hợp đối với các thực tập sinh kỹ năng của Việt Nam đang sống tại Yokohama và Nagoya làm việc trong ngành cơ khí, in ấn và cả thực tập sinh đang làm việc trong ngành chế biến thực phẩm tại Tottori đang lƣu trú tại Nagoya trong kỳ nghỉ phép (danh sách thực tập sinh đã thực hiện phỏng vấn đƣợc nêu tại Phụ lục 2). Số lƣợng phỏng vấn 11 ngƣời cho kết quả điều tra còn hạn chế, song phần nào đã phản ánh đƣợc thực trạng tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam tại Nhật hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chƣơng chính: Chương 1. Chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay: Khái quát về sự hình thành và biến đổi của chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản. Năm 1992 là năm Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam theo chƣơng trình hợp tác với tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản và qua các năm số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày cơ quan tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận cơ bản, khung tiếp nhận và cơ chế tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản; trong đó nhấn mạnh vào chi phí tiếp nhận – nỗi lo của tu nghiệp sinh Việt Nam và cũng là vấn đề đáng lo ngại luôn đƣợc nhắc đến trong những năm gần đây. 16 Chương 2. Thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản từ năm 1992 đến nay. Chƣơng 2 phân tích sự gia tăng không ngừng của lƣợng tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản qua các giai đoạn từ năm 1992 đến nay; phân tích sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề tu nghiệp của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản song phần lớn lại là các công việc giản đơn. Một vấn đề khác đƣợc đặc biệt chú ý đến đó làthời gian làm việc và chế độ đãi ngộ của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Từ những số liệu thống kê và điều tra thực tế, chƣơng 2 phân tích những khó khăn mà tu nghiệp sinh thực tập sinh Việt Nam đang phải đối mặt, từ đó phản ánh sựchênh lệch giữa chính sách và thực tế. Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản:nêu lên những vấn đề tồn đọng trong chính sách tiếp nhận và thực trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích những nguyên nhân từ chính bản thân tu nghiệp sinh Việt Nam, từ các công ty phái cử Việt Nam và cả từ phía các công ty tiếp nhận Nhật Bản, qua đó đƣa ra giải pháp cho những vấn đề đang tồn đọng đó. 17 CHƢƠNG 1. CHÍNH SÁCH TIẾP NHẬN TU NGHIỆP SINH VIỆT NAM CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY 1.1. Khái quát về sự hình thành và biến đổi trong chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản 1.1.1. Những tiền đề hình thành chính sách tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam vào Nhật Bản Về điều kiện kinh tế - xã hội của Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã có bƣớc phát triển thần kỳ khiến cả thế giới phải ngƣỡng mộ, và Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về khoa học công nghệ cũng nhƣ kinh tế. Đất nƣớc mặt trời mọc là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC. Sản phẩm của Nhật luôn đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là thị trƣờng châu Á, trong đó có Việt Nam. Và một trong những yếu tốđể có thể mở rộng sản xuất, đó là lực lƣợng lao động. Song điều kiện xã hội với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng đã trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Nhật Bản, số ngƣời trong độ tuổi lao động, thuộc nhóm tuổi từ 15~64 tuổi giảm mạnh trong những năm gần đây. Trong khi đó, số ngƣời trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, không ngừng tăng lên (bảng 1.1). Bảng 1.1. Dân số Nhật Bản phân theo 3 nhóm tuổi từ năm 1991 đến nay (đơn vị: 1000 ngƣời) Năm Nhóm 0 ~ 14 tuổi Nhóm 15 ~ 64 tuổi Nhóm 65 tuổi trở lên 1991 22,486 85,904 14,895 1996 20,014 87,165 18,261 2001 18,472 86,220 22,005 2006 17,521 84,092 25,672 18 2007 17,435 83,731 26,604 2008 17,293 83,015 27,464 2009 17,176 82,300 28,216 2010 17,011 81,493 29,005 2011 16,803 81,032 29,246 2012 16,705 81,342 29,752 2013 16,547 80,175 30,793 2014 16,390 79,010 31,898 2015 16,233 77,850 33,000 Nguồn: Số liệu thống kê Nhật Bản, chương II, Dân số và gia đình, Cục Thống kê Nhật Bản, năm 2016 Tình trạng dân số già hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số ngƣời nhận lƣơng hƣu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản, khi mà lực lƣợng lao động trẻ ngày càng ít đi. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội đó, việc bổ sung nguồn lao động đang thiếu hụt trong nƣớc Nhật là hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề đó, chính phủ Nhật đã hợp tác với các nƣớc có nguồn nhân công dồi dào cùng thực hiện chƣơng trình phát triển nhân lực, trong đó có Việt Nam. Về điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam,từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang cơ chế mới thì mâu thuẫn giữa dân số và việc làm càng trở nên phức tạp. Số lao động dƣ thừa trong một số ngành kinh tế và một số khu vực kinh tế (nhƣ khu vực nhà nƣớc) tăng lên. Từ đó sức ép dân số và việc làm càng lớn. Mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động song cũng chỉ giải quyết đƣợc một phần nhu cầu việc làm của ngƣời lao động bởi số lao động cần việc làm rất lớn. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động 19 phái cử lao động đƣợc coi là một giải pháp vô cùng quan trọng không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động phái cử lao động. Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm lớn. Ngƣời lao động Việt Nam lại cần cù, chịu khó, giá nhân công lại rẻ, nên có sức cạnh tranh so với một số thị trƣờng khác trong khu vực. Và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt từ năm 1986, Việt Nam ngày càng mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới, trong khi đó thị trƣờng lao động quốc tế cũng không ngừng mở rộng và đa dạng. Đó là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát huy lợi thế của mình trên lĩnh vực phái cử lao động. Về chính trị:Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Giai đoạn 1979-1990, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thỏa thuận nhƣng đến năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lƣu văn hoá… đƣợc mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nƣớc từng bƣớc đƣợc tăng lên. Nhật Bản là nƣớc G7 đầu tiên đón Tổng Bí thƣ ta đi thăm (năm 1995), nƣớc G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc với ta (năm 2009), nƣớc G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trƣờng của Việt Nam (năm 2011). Quan hệ giữa hai nƣớckhông ngừng đƣợc nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung về “Hƣớng tới đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chƣơng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86