Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ việt nam và nhật bản từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến ...

Tài liệu Quan hệ việt nam và nhật bản từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đến nay

.DOC
17
780
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đề tài: Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, từ khi thiết lâ âp quan hê â đối tác chiến lược đến nay. Tên: MSSV: Lớp: GVHD: Trịnh Hưng Tình K39.608.111 Quốc tế học 4A TS. Nguyễn Minh Mẫn 0 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng mối quan hệ giữa hai nước “hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Cuối tháng 12 năm 2008, tại Tokyo hai nước đã ký kết hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Đây là một sự kiện kinh tế, chính trị rất có ý nghĩa, tạo dựng nền tảng vững chắc cho việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế. Trong chuyến thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến Nhật Bản vào tháng 4 năm 2009, hai bên đã tuyên bố chung, khẳng định xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Các hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân đã được mở rộng: hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch lao động… cũng đã được tăng cường. 1 I)Giải thích các khái niệm: 1) Đối tác: Đối tác là chỉ mối quan hệ cộng tác, hợp tác cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. 2) Đối tác chiến lược: Là một trong những mối quan hệ đối tác mà các nước trên thế giới hướng tới ,đó là sự hợp tác, cộng tác trong các lĩnh vực mang tính chiến lược của một quốc gia như chính trị, kinh tế, văn hóa... một trong những điểm đặc trưng của quan hệ đối tác là tính đối đẳng có cho và có nhận hai bên cùng có lợi. Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới như : Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Singapor… trên nhiều lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa… và đã mang lại những lợi ích to lớn cho công cuô ôc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong quan hệ với Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản và chính phủ Việt Nam thống nhất sẽ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan hệ song phương, cũng như trong các vấn đề của khu vực châu Á và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tin tưởng và lợi ích chung, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh ở châu Á. II) Khái quát chung 1) Khái quát về đất nước Viê êt Nam Viê ôt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông, ở giữa Lào và Campuchia, thuộc bán đảo Đông Dương và thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam có hình chữ “S” chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Campuchia và Lào, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan và phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km². Theo thống kê năm 2012, dân số Việt Nam bao gồm 88,77 triê ôu người với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%. 2 Về đối ngoại, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết,UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, chôrômát,vàng...Về tài nguyên biển thì có cá, tôm, dầu mỏ, khí tự nhiên.Với hệ thống sông, hồ nhiều, đây là tiềm năng cho thủy điện phát triển. Về kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởngGDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 20002002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. 2) Khái quát về đất nước Nhâ êt Bản Nhật Bản là đảo quốc nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản được hợp thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku và gần 4000 đảo nhỏ. Bốn đảo chính của Nhật bản chiếm khoảng 97% diện tích nước Nhật, trong đó đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia lân cận vùng biển Nhật bản có thể kể đến như Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, vùng biển Đông hải Trung Quốc, Đài Loan, xa hơn thì có Philippones và quần đảo Bắc Mariana. Lãnh thổ Nhật Bản có tổng diện tích là 377.815 km 2, đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích. Diện tích nước Nhật chiếm chưa đến 0,3% tổng diện tích thế giới. Dân số Nhật Bản hiện nay ước tính đạt khoảng 127,4 triệu người. Người Nhật đa số đều đồng nhất về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Tại Nhật, tộc người chiếm số đông là người Yamato, ngoài ra còn có các nhóm dân tộc thiểu số khác như Ainu và Ryukyuans. 3 Về kinh tế, Nhật Bản vốn là một quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên thiên yếu tại Nhật chủ yếu chỉ có gỗ và hải sản. Phần lớn nguyên nhiên liệu tại Nhật đều phải nhập khẩu. Sau chiến tranh, kinh tế nước Nhật gần như trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp, sự đoàn kết, cố gắng của người dân Nhật nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục và ngày một phát triển cao độ, khiến cho cả thế giới kinh ngạc và cúi mình khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế – công nghiệp – tài chính thương mại – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Nhật lại đứng đầu thế giới. Nhật có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá nhiều. Hiện Nhật là một nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật có khá nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Về hê ô thống chính trị, Nhật Bản là một trong số ít những quốc gia hiện vẫn còn hoàng thất tồn tại. Hoàng gia Nhật do Nhật Hoàng đứng đầu. Nhưng quyền lực chính trị tại Nhật do thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. Nhâ ôt Bản theo chế đô ô quân chủ lâ ôp hiến, Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diê ôn quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viê nô quốc hô ôi cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chă nô các quyết định vi phạm hiến pháp của chính phủ. Theo hê ô thống pháp luâ tô thế giới hiê nô hành, Nhâ ôt Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ và ưu viê ôt nhất. III) Quan hệ Việt Nam Nhật Bản giai đoạn trước khi thiết lâ êp quan hê ê đối tác chiến lược. Việt Nam và Nhật Bản là hai nước châu Á có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội nên từ nhiều thế kỷ qua, đã có các mối quan hệ giao lưu, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc Chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD). Giai đoạn 1979-1990, do 4 vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Campuchia làm điều kiện mở lại viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) cung cấp tài chính cho Việt Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt nam. Quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên. Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư ta đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với ta (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011) và là nước G-7 đầu tiên nguyên thủ gọi điện thoại cho Lãnh đạo cấp cao của ta ngay sau khi lên nắm quyền (năm 2012). Quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007). Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 4/2009). Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G-7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ta. 1)Về chính trị: Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02.) Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc 5 hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững". Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. 2) Về kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapor và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam . Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. 6 Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu. 3)Về hợp tác lao động. Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động. 4)Về văn hóa giáo dục. Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Việt – Hán Nôm, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai. 5)Về du lịch. Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 7 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. III)Các thỏa thuận của Việt Nam và Nhật Bản từ khi thiết lâ êp quan hê ê đối tác chiến lược đến nay. Việt Nam – Nhật Bản đã trở thành đối tác tin cậy của nhau, hợp tác kinh tế phát triển khá mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích to lớn cho cả hai quốc gia,hai dân tộc.Tuy nhiên tình hình mới của cả hai dân tộc và của khu vực đang có những thay đổi sâu sắc, nếu chúng ta không tìm ra các giải pháp bứt phá phù hợp với tình hình mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, tạo nên sức sống mới cho nền kinh tế của hai nước,chúng ta sẽ khó phát huy vai trò, vị thế của cả hai nước trong khu vực, thúc đẩy sự hợp tác hòa bình, hữu nghị mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia cũng như các nước khác trong khu vực.do vậy cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề phát huy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản: Lộ trình bước đi, giải pháp diễn ra lúc này là rất phù hợp .Dựa trên tình hình mới của Việt Nam -Nhật Bản và khu vực đòi hỏi hai nước cần tìm ra giải pháp đột phá,nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế,và dưới đây là những cột mốc phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong tình hình mới Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 19 đến ngày 22/4/2009. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Đã cùng lãnh đạo cấp cao Nhật Bản nhất trí nâng quan hệ hai nước lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu á”. Đây có thể co như một cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển toàn diện và sâu sắc hơn giữa hai nước. Nhận lời mời của Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngài Naoto Kan, Thủ tướng Nhật Bản đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30-31/10/2010 ngay sau các Hội nghị Thượng đỉnh liên quan được tổ chức tại Hà Nội. Trong thời gian thăm, Thủ tướng Naoto Kan đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chào xã giao Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Naoto Kan ngày 31/10, hai bên đã hoan nghênh những bước phát triển lớn trong quan hệ giữa hai nước những năm gần đây và bày tỏ ý định phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa mối 8 quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các chuyến thăm cấp cao hàng năm cũng như tăng cường các kênh đối thoại ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực. Hai bên bày tỏ mong muốn lãnh đạo Việt Nam sẽ sớm sang thăm Nhật Bản vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2011. Phía Việt Nam khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ với sự biết ơn chân thành về sự đóng góp của Nhật Bản cho quá trình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam với tư cách là quốc gia Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, hoan nghênh mức ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 155 tỷ yên trong năm tài khóa 2009, cao nhất từ trước đến nay. Hai bên khẳng định lại rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản, cùng với Hiệp định Tự do hóa, Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương lên một tầm cao mới và việc tăng cường hợp tác kinh tế thông qua hỗ trợ quá trình tự do hóa hơn nữa dòng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư có lợi cho cả hai nước. Từ các quan điểm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường toàn cầu, hai bên công nhận tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và đưa quan hệ hợp tác này lên một tầm cao mới bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình với nhận thức về sự cần thiết bảo đảm không phổ biến hạt nhân, bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân phù hợp với những qui định của các Điềuước quốc tế liên quan mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên. Hai bên nhắc lại và hoan nghênh kết quả đạt được của cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về Khoa học và Kỹ thuật được tổ chức tại Hà Nội ngày 19/6/2009. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, đặc biệt là giao lưu giữa thanh niên và tin tưởng rằng các hoạt động giao lưu văn hóa sẽ làm sâu sắc hơn sự hiểu biểt lẫn nhau giữa nhân dân của cả hai nước. Thủ tướng Naoto Kan khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục nhận sinh viên Việt Nam hoặc mời thanh niên Việt Nam đến Nhật Bản theo các chương trình khác nhau, bao gồm Chương trình Mạng lưới Trao 9 đổi Sinh viên và Thanh niên Nhật Bản - Đông Á (JENESYS) và dựa trên các chương trình ODA. 31/10/2011,trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã ký “Tuyên bố chung về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản” . Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhà Vua Nhật Bản và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm thành phố Xên-đai, và thành phố Na-tô-ri, tỉnh Mi-i-a-gi. Trong chuyến thăm lần này hai nhà lãnh đạo cấp cao đã cùng bàn bạc và tham luận về các vấn đề như: Về thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất tại Đông Bắc Nhật Bản, Về những thành tựu sau Tuyên bố chung Việt NamNhật Bản 2010 và định hướng phát triển như trao đổi và đói thoại,hợp tác kinh tế,thương mại và đầu tư,hợp tác năng lượng tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu... Ngày 20/05/2012 Nhận lời mời của Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt, đoàn cán bộ cao cấp Việt Nam do ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương, Chủ tịch nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật đã thăm, làm việc tại Nhật Bản từ ngày 16-20/5. IV)Những thành tựu trong quan hệ hai nước. 1)Về chính trị: Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước,ngày 31/10/2011,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,Hội đàm với thử tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda,bàn cách làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt mà Hoàng Thái tử dành cho Đoàn Việt Nam trong dịp sang Nhật Bản tham dự hội nghị lần này. Ngày 24/05/2012 Phó Chủ tịch nước chuyển lời hỏi thăm và chúc sức khỏe của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cá nhân tới Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản, đồng thời gửi lời mời Nhà vua và Hoàng Hậu thăm chính thức Việt Nam trong Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm 10 trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí chọn năm 2013 là Năm Hữu nghị Việt NamNhật Bản nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đây là dịp quan trọng để hai nước đẩy mạnh giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, qua đó củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nướ 2)Về kinh tế: Nhật Bản hiện là nhà đầu tư hàng đầu, là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam, kim ngạch thương mại cả năm 2011 đạt 20 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2010. Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cao cấp Chính phủ Việt Nam, có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản - YNôđa được lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Nhật Bản đón tiếp nồng hậu, hợp tác có trách nhiệm và thể hiện tình cảm chân thành. Hai bên đã ký Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản đánh giá cao kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cam kết tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Về thương mại và đầu tư, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của nền kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để bảo đảm sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh doanh vĩ mô. Hai bên cũng khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước, bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2020. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, không áp dụng đoạn 225 trong báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, có nghĩa là Nhật Bản công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Những thảo luận của hai Chính phủ đã được đại diện các đảng phái chính trị, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nhân Nhật Bản hoan nghênh và tin tưởng, mở ra nhiều triển vọng tươi sáng cho doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Chủ tịch Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản - Hirômaxa Yônêcưra - cho biết: Doanh nhân Nhật Bản đang nỗ lực giúp Việt 11 Nam trở thành nước công nghiệp phát triển, đóng góp thiết thực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Doanh nhân Nhật Bản hết sức phấn chấn khi lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ và nhất quán: Sẵn sàng tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn thành công tại Việt Nam. Khẳng định với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Y-ư-ki-ô Ê-đa-nô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn và đề nghị Bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo METI phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Bộ trưởng Êđanô đã hứa sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam và các bộ, ngành hữu quan triển khai có hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước; đặc biệt là triển khai thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm, đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo khả thi dự án theo hướng Nhật Bản cung cấp vốn tín dụng lãi suất ưu đãi và thấp nhất cho toàn bộ dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2; phía Nhật Bản sẽ phối hợp để phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu tại Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phòng, với lĩnh vực ưu tiên là cơ khí chế tạo điện tử. Nhật Bản và Việt Nam đã cam kết triển khai dự án thiết lập hải quan điện tử một cửa, thông qua việc đưa hệ thống thống nhất container và cảng tự động của Nhật Bản (NXCCS) vào Việt Nam. Nhật Bản có hơn 1.600 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22,3 tỷ USD, đứng thứ 4 về vốn đăng ký trong 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhưng luôn dẫn đầu về vốn thực hiện. Đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao đã dần trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Những biện pháp cụ thể để triển khai những kết quả đạt được trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA), Sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 4, Đối thoại đối tác chiến lược... Năm 2012 sẽ là "Năm hữu nghị Việt - Nhật" và các hoạt động hướng tới 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2013 có ý nghĩa quan trọng và cơ hội tốt để tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước rất lớn, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ 12 Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ, hợp tác có hiệu quả cao để mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước sớm trở thành hiện thực. V)Thách thức và triển vọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. 1)Thách thức Trước bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới, kinh tế khu vực sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trước một số vấn đề nổi cộm của sự phát triển kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới làm sao vượt qua được “bẫy phát triển trung bình” sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình thấp đang là câu hỏi lớn cần được giải đáp. 2)Triển vọng Trên tinh thần đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, hai bên khẳng định cùng quyết tâm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đi sâu và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như sau: Hai bên khẳng định sẽ tiến hành các chuyến thăm hàng năm ở cấp cao, đồng thời tăng cường hơn nữa việc trao đổi và hợp tác ở cấp Bộ trưởng và quan chức cấp cao giữa các cơ quan liên quan của Chính phủ; thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội, các chính đảng, chính quyền địa phương, nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tổ chức hàng năm các cuộc họp của Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản; tăng cường các cơ chế đối thoại chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; xúc tiến giao lưu quan chức cấp cao và tăng cường trao đổi cấp Cục/Vụ trưởng liên quan đến an ninhquốc phòng; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực pháp chế tương xứng với mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Hai bên tin tưởng Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản có vai trò to lớn đối với sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước, đồng thời hợp tác để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực và thực hiện một cách thuận lợi. Thông quan các hoạt động như:“Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, hai bên xúc tiến hơn nữa đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. 13 Việt Nam, thực hiện nghiêm túc mọi biện pháp của Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng ODA Việt Nam-Nhật Bản. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác nhằm thực hiện các dự án như Đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hai bên sẽ coi trọng và thúc đẩy hợp tác văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dụcđào tạo, giao lưu thanh-thiếu niên; đồng thời tôn trọng truyền thống văn hóa của nhau và thúc đẩy hợp tác trong việc bảo vệ các di sản văn hóa. Phía Việt Nam hoan nghênh những đóng góp của Nhật Bản trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính thế giới, bày tỏ tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn nữa nhằm khắc phục tình trạng trì trệ của kinh tế châu Á và thế giới. Liên quan đến các vấn đề của cộng đồng quốc tế, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà hai nước đều là thành viên như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS),… Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong. Hai bên sẽ hợp tác nhằm củng cố một thể chế thương mại đa phương tự do, công bằng, bình đẳng, hạn chế khuynh hướng bảo hộ mậu dịch, thúc đẩy Vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ hiện nay, sớm đi tới một thỏa thuận tích cực và hài hòa. Đối với các vấn đề có quy mô toàn cầu như biến đổi môi trường-khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trên quan điểm bảo đảm an toàn cho con người. Hai bên sẽ hợp tác để có thể đi tới thỏa thuận về một cơ chế quốc tế công bằng và thiết thực sau năm 2013 về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia một cách có trách nhiệm của tất cả các nền kinh tế chủ yếu. Hai bên cũng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giải trừ quân bị và không phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt, bao gồm cả các lĩnh vực liên quan như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). 14 MỤC LỤC. Trang Lời mở đầu 1 I)Giải thích các khái niệm 2 1)Đối tác. 2)Đối tác chiến lược. II)Khái quát chung 1) Khái quát về đất nước Viê ôt Nam 2) Khái quát về đất nước Nhâ ôt Bản III)Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn trước 3 khi thiết lâ ôp quan hê ô đối tác chiến lược. 1) Chính trị. 2) Kinh tế. 3) Về hợp tác lao động 4) Về văn hóa giáo dục. 5) Du lịch III) Các thỏa thuận của Việt Nam và Nhật Bản từ 6 khi thiết lâ êp quan hê ê đối tác chiến lượcđến nay IV ) Những thành tựu trong quan hệ hai nước 9 1) Chính trị 2) Kinh tế V)Thách thức và triển vọng trong quan hệ đối 13 tác chiến lược giữa hai nước 1) Thách thức 2) Triển vọng 15 Tài liệu tham khảo. 1) Nghiên cứu Nhâ ât Bản và Đông Bắc A Website: http://www.inas.gov.vn/ 2) http://zenco.com.vn/tong-quan-ve-nhat-ban-dat-nuoc-mat-troi-moc/ 3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam 4) 37 năm quan hê â Viê ât Nam – Nhâ ât Bản (1973 – 2010): https://chiasedoan.com/threads/221451-37-nam-quan-he-viet-nam-nhat-ban-19732010.html 5) http://vnembassy-jp.org/vi/tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-v%E1%BB%81-t%E1%BA %A7m-nh%C3%ACn-chung-quan-h%E1%BB%87-vi%E1%BB%87t-nam-nh%E1%BA %ADt-b%E1%BA%A3n 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86