Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nhân tố đe dọa vai trò của quốc gia dân tộc trong nền chính trị quốc tế đư...

Tài liệu Những nhân tố đe dọa vai trò của quốc gia dân tộc trong nền chính trị quốc tế đương đại

.DOC
76
644
117

Mô tả:

Trong nền chính trị quốc tế đương đại, ngoài quốc gia - dân tộc, các nhân tố phi quốc gia như Tổ chức liên chính phủ (IGO), Tổ chức phi chính phủ (NGO), Công ty xuyên quốc gia (TNC) ngày càng đóng vai trò to lớn trong hoạch định và thực hiện các "luật chơi" trong đời sống quốc tế.
BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ ĐE DỌA VAI TRÒ QUỐC GIA - DÂN TỘC TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI Giáo viên hướng dẫn : NCS. Nguyễn Phú Tân Hương Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Minh Lớp : CT36D Hà Nội – 2013 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được coi như một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, thể hiện kết quả trong suốt quá trình học tập Đại học. Để đạt được kết quả tốt nhất, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành từ phía các thầy, cô giáo ở Học viện Ngoại giao. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Đỗ Sơn Hải – Trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Người Thầy đã luôn tận tình dìu dắt tôi cũng như các bạn đồng khóa trong suốt bốn năm học vừa qua, Người đặt nền tảng kiến thức cũng như truyền cảm hứng cho tôi thực hiện đề tài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô giáo, Nghiên cứu sinh Nguyễn Phú Tân Hương, Phó trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao. Cô là người hướng dẫn và luôn sát cánh bên tôi trong thời gian viết khóa luận. Nếu không có sự tận tình giúp đỡ của cô thì tôi đã không thể hoàn thành được khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy, Cô khoa Chính trị quốc tế Học viện Ngoại giao đã bồi dưỡng kiến thức và tạo môi trường tốt nhất cho tôi học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho tôi tìm kiếm, tra cứu các tài liệu, thông tin quý giá để thực hiện bài khóa luận. Lời cuối cùng, xin dành sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cả vật chất và tinh thần để tôi yên tâm học tập và rèn luyện. Xin gửi tới các Thầy, Cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống! Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2013 i Hoàng Thị Minh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ VAI TRÒ CỦA QUỐC GIA – DÂN TỘC.............................................................5 I. Tổng quan về nền chính trị quốc tế đương đại...................................................5 1. Các đặc điểm về chủ thể.............................................................................5 2. Các đặc điểm về trật tự thế giới và hệ thống luật chơi hiện hành..........6 3. Những vấn đề của nền chính trị quốc tế đương đại.................................6 II. Vai trò của quốc gia - dân tộc trong nền chính trị quốc tế đương đại.................7 1. Khái niệm quốc gia - dân tộc.....................................................................7 1.1.Giải thích thuật ngữ “quốc gia - dân tộc” (nation – state)........................7 1.2.Định nghĩa quốc gia - dân tộc.....................................................................8 2. Vai trò của quốc gia - dân tộc trong nền chính trị quốc tế đương đại.................9 2.1.Chủ thể quan trọng của nền chính trị quốc tế...........................................9 2.2.Nhân tố chủ đạo tạo nên những “luật chơi” trong đời sống quốc tế......11 2.3.Đóng vai trò chính trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong nền chính trị quốc tế đương đại.............................................................................11 CHƯƠNG II: NHỮNG NHÂN TỐ THÁCH THỨC VAI TRÒ QUỐC GIA – DÂN TỘC TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ NGÀY NAY...................................13 I. Nhìn lại các nhân tố đe dọa vai trò quốc gia - dân tộc từ khi có Hòa ước Westphalia............................................................................................................13 II. Những nhân tố góp phần làm suy giảm vai trò của quốc gia – dân tộc từ sau chiến tranh lạnh....................................................................................................15 ii 1. Các nhân tố Nhà nước..............................................................................15 1.1. Sự chi phối của nước lớn đến vai trò chủ thể của nước nhỏ..................15 1.2. Các nước lớn tự kiềm chế lẫn nhau.........................................................17 2. Các nhân tố phi Nhà nước.......................................................................18 2.1.Các tổ chức liên chính phủ.......................................................................18 2.1.1. Khái niệm IGO......................................................................................18 2.1.2. Cách thức IGO đe dọa đến vai trò quốc gia - dân tộc.............................19 2.2.Các công ty xuyên quốc gia.......................................................................21 2.2.1. Định nghĩa và đặc trưng........................................................................21 2.2.2. Sơ lược về quá trình phát triển và quy mô các TNC...............................22 2.2.3. TNC đang tạo ra nhiều thách thức đối với vai trò của quốc gia - dân tộc 23 2.3.Các tổ chức phi chính phủ.......................................................................25 2.3.1. Khái lược về NGO.................................................................................25 2.3.2. Cách thức NGO tác động đến đời sống quốc tế......................................26 2.3.3. Ảnh hưởng của NGO đến chính sách của quốc gia...............................26 2.4.Các vấn đề toàn cầu...................................................................................28 2.4.1. Quan niệm về các vấn đề toàn cầu.........................................................28 2.4.2. Cách thức các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến vai trò quốc gia - dân tộc 30 3. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Các nhân tố đe dọa đến vai trò của Mỹ trong nền chính trị quốc tế đương đại....................................................31 3.1.Vai trò của Mỹ...........................................................................................32 3.1.1. Vai trò về kinh tế...................................................................................32 3.1.2. Vai trò về chính trị.................................................................................32 3.1.3. Vai trò an ninh......................................................................................32 iii 3.2.Các nhân tố đe dọa đến vai trò của Mỹ....................................................33 3.2.1. Các nhân tố Nhà nước..........................................................................33 3.2.2. Các nhân tố phi Nhà nước....................................................................36 3.3.Dự báo về vai trò của Mỹ...........................................................................37 Tiểu kết.................................................................................................................39 CHƯƠNG III: DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ĐE DỌA VAI TRÒ CỦA QUỐC GIA - DÂN TỘC TRONG TƯƠNG LAI GẦN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM.................................................................................................40 I. Dự báo về các nhân tố đe dọa vai trò của quốc gia - dân tộc trong tương lai gần40 1. Kịch bản 1: Hình thành một chế độ quản trị toàn cầu: vai trò của quốc gia - dân tộc gần như bị xóa nhòa..................................................................40 2. Kịch bản 2: Các nhân tố đe dọa giảm đi, vai trò của quốc gia - dân tộc tăng lên...42 3. Kịch bản 3: Vai trò chính yếu của quốc gia - dân tộc bị hạn chế bởi các chủ thể khác.....................................................................................................43 II. Một số bài học rút ra cho Việt Nam.................................................................44 1. Về mặt đối nội...........................................................................................45 2. Về mặt đối ngoại.......................................................................................46 KẾT LUẬN..........................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................vi PHỤ LỤC.............................................................................................................xii Phụ lục 1: Doanh thu của các tập đoàn đa quốc gia năm 2004..................xii Phụ lục 2: Sự phát triển của TNC sau chiến tranh lạnh............................xiii Phụ lục 3: Số lượng chi nhánh nước ngoài của các TNC theo vùng (đến 2004)...xiv Phụ lục 4: Sơ đồ các nước thành viên Liên Hợp Quốc................................xv Phụ lục 5: Danh sách các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam (List of non-governmental organizations based in Vietnam).....................xvi iv Phụ lục 6: UNESCO Encyclopaedia Article 1.44.3.7: Non-Governmental Organizations (Bách khoa toàn thư UNESCO Điều 1.44.3.7: Các tổ chức phi chính phủ).................................................................................................xx v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC: (Asia-Pacific Economic Cooperation) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN: (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU: (European Union) Liên minh châu Âu G8: (Group of eight) nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu thế giới (Pháp, Đức, Italia, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada và Nga) G20: nhóm các nước đang phát triển (bao gồm: Ai Cập, Ấn Độ, Argentia, Bolivia, Brasil, Chile, Cuba, Ecuador, Guatemala, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nigeria, Pakistan, Paraguay, Peru, Philipines, Tanzania, Thái LAn, Trung Quốc, Uruguay, Venezuela và Zimbabwe) IGO: (International organization) Tổ chức liên chính phủ ILO: (International Labour Organization) Tổ chức Lao động quốc tế IMF: (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế NATO: (North Atlantic Treaty Organization)Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NGO: (Non-governmental organization) Tổ chức phi chính phủ TNC: (Trans-national corporation) Công ty xuyên quốc gia WB: (World Bank) Ngân hàng thế giới WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới UN: (United Nations) Liên Hợp Quốc vi LỜI MỞ ĐẦU Trong nền chính trị quốc tế đương đại, quốc gia – dân tộc vẫn là chủ thể chính yếu, quan trọng. Tuy nhiên, ngày càng nổi lên nhiều chủ thể mới, đa dạng cả về chủng loại và số lượng. Vai trò của các chủ thể phi nhà nước ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong đời sống quốc tế. Và một thực tế không thể chối bỏ là vai trò của quốc gia – dân tộc đang ngày càng suy giảm. Vậy những nhân tố nào đang đe dọa đến vai trò của quốc gia - dân tộc và đe dọa như thế nào? Đứng trước những mối đe dọa đó liệu vai trò của quốc gia - dân tộc trong tương lai có thể bị mất đi không? Những câu hỏi này thật ra không hẳn mới, trong nước cũng như trên thế giới cũng có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên phần lớn các bài viết chỉ đề cập đến một hoặc một vài nhân tố đang đe dọa đến vai trò của quốc gia dân tộc. Ví dụ như có những bài nghiên cứu về sự lớn mạnh của TNC hay NGO, từ đó cũng có rút ra một số nhận định coi những chủ thể này như là nhân tố thách thức đến vai trò của quốc gia trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Hơn nữa, khi nói về những nhân tố làm giảm vai trò của quốc gia – dân tộc, các công trình nghiên cứu chỉ chú trọng tập trung vào các nhân tố phi nhà nước mà chưa có học giả nào đề cập đến nhân tố nhà nước. Trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu nào tổng hợp một cách đầy đủ tất cả những nhân tố có thể trở thành “nguy cơ” đối với vai trò của quốc gia – dân tộc, bao gồm cả các nhân tố nhà nước và phi nhà nước. Với mong muốn cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn về những nhân tố thách thức vai trò quốc gia – dân tộc, người viết tập trung phân tích tất cả các nhân tố - cả nhà nước và phi nhà nước - có khả năng làm vai trò quốc gia - dân tộc, chủ thể chính trong nền chính trị quốc tế, bị giảm đi. Từ việc hiểu rõ ràng và đầy đủ các nhân tố này, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam hiện nay. vii Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của bài khóa luận chính là các mối đe dọa đến vai trò quốc gia – dân tộc, bao gồm các chủ thể của nền chính trị quốc tế và các vấn đề toàn cầu. Do vậy, người viết tập trung nghiên cứu những chủ thể, mà quan trọng hơn cả là chủ thể quốc - gia dân tộc. Với mục đích làm rõ các chủ thể khác có thể đe dọa đến vai trò của quốc gia - dân tộc như thế nào và ở mức độ nào, việc nghiên cứu các chủ thể khác vẫn sẽ quay quanh trục quốc gia - dân tộc, lấy quốc gia - dân tộc làm trung tâm. Ngoài ra, bài khóa luận cũng bao gồm một số đối tượng liên quan khác để bài viết được phong phú và đầy đủ hơn. Như trên đã nói, mục tiêu quan trọng nhất của bài khóa luận là cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về những nhân tố thách thức vai trò quốc gia -dân tộc, do vậy phạm vi nghiên cứu cũng khá rộng. Về thời gian, bài khóa luận tập trung chính vào giai đoạn đương đại, nghĩa là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Tuy nhiên, người viết cũng có nghiên cứu về các giai đoạn trước để có thể đưa ra cơ sở phân tích và những so sánh về thăng trầm vai trò của quốc gia qua từng thời kì. Trên bình diện không gian, vì đây là bài nghiên cứu về chính trị quốc tế nên bài khóa luận có phạm vi rộng khắp thế giới. Nhưng không phải do vậy mà bài viết chỉ chung chung, trong bài người viết cũng có tập trung nghiên cứu một quốc gia đơn lẻ như là một ví dụ điển hình để chứng minh rằng vai trò của quốc gia – dân tộc đang thật sự bị đe dọa. Các phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử và so sánh là những phương pháp chính được sử dụng nhằm làm rõ vấn đề được sử dụng trong bài viết. Để có được cơ sở dữ liệu và kiến thức cho bài khóa luận, ngoài việc tham khảo tài liệu sách, báo, các công trình nghiên cứu cũng như các tài liệu trên mạng Internet, người viết cũng đã cố gắng xin ý kiến, góp ý từ các chuyên gia nghiên cứu và những người quan tâm. Nhằm thực hiện những mục tiêu trên, nội dung đầy đủ của bài khóa luận sẽ được triển khai trong ba chương. viii Chương I: Tổng quan về nền chính trị quốc tế đương đại và vai trò của quốc gia – dân tộc sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản nhất về tình hình chính trị thế giới hiện nay. Phần này bao gồm những thông tin về chủ thể, luật chơi cũng như các vấn đề tồn tại trong đời sống quốc tế hiện nay; về vị thế, vai trò quan trọng của quốc gia – dân tộc như là chủ thể quan trọng, góp phần hình thành và thực hiện các luật chơi cũng như tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề của nền chính trị quốc tế đương đại. Trong phần này, các định nghĩa quan trọng sẽ được giải thích cụ thể giúp người đọc có được cơ sở để tiếp tục tìm hiểu những phần sau của bài viết. Chương II: Những nhân tố thách thức vai trò của quốc gia – dân tộc trong đời sống quốc tế ngày nay là phần chính của bài khóa luận. Trong phần này người viết đi sâu phân tích, luận giải các yếu tố làm làm vai trò của quốc gia suy giảm, bao gồm cả các nhân tố Nhà nước và phi Nhà nước. Hơn thế, chương này còn cung cấp cho người đọc những kiến thức lịch sử để thấy được sự thay đổi vai trò của quốc gia ngày nay so với trước kia như thế nào. Phần cuối chương II sẽ đi sâu phân tích một trường hợp cụ thể. Người viết chọn Mỹ làm quốc gia điển hình để phân tích vì có thể nói Mỹ là quốc gia đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống quốc tế do tiềm lực vô cùng lớn mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên không phải do vậy mà có thể loại trừ việc vai trò của Mỹ bị đe dọa bởi nhiều nhân tố. Qua việc phân tích vai trò của Mỹ và những nhân tố đe dọa đến vai trò đó, người viết đưa ra một số dự báo về vai trò của Mỹ trong thời gian tới, làm cơ sở để dự báo về vai trò của quốc gia – dân tộc nói chung. Chương III: Dự báo các nhân tố đe dọa vai trò của quốc gia – dân tộc trong tương lai gần và một số bài học rút ra cho Việt Nam. Trong chương này, người viết đưa ra một số dự báo về khả năng thay đổi vai trò của quốc gia trong tương lai gần. Qua việc phân tích một số kịch bản, người viết nêu lên quan điểm cá nhân về kịch bản có tính khả thi cao nhất. Từ đó, rút ra một số bài học cho Việt Nam. Với tư cách là một quốc gia, một chủ thể bình đẳng trong nền chính trị quốc tế, Việt Nam phải làm gì để giải quyết các “nguy cơ” đe dọa đến ix vai trò của mình, phải làm gì để “hoà nhập nhưng không hòa tan”? Phần cuối này sẽ cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi đó. Do nguồn tài liệu và thời gian hạn chế, đồng thời vốn hiểu biết cũng như khả năng nghiên cứu có giới hạn, nên dù cố gắng người viết cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và toàn thể bạn bè quan tâm đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! x CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ VAI TRÒ CỦA QUỐC GIA – DÂN TỘC I. Tổng quan về nền chính trị quốc tế đương đại Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện hai cực sụp đổ dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể trong nền chính trị quốc tế. Trong phần này người viết xin cung cấp cho người đọc những đặc điểm chính nhất của nền chính trị quốc tế đương đại. 1. Các đặc điểm về chủ thể Sau chiến tranh lạnh, số lượng các chủ thể gia tăng nhanh chóng so với thời kì trước. Năm 1945, Liên Hợp Quốc có 51 thành viên. Đến năm 2012, với sự gia nhập của Nam Sudan, con số này đã tăng lên 193. Sự gia tăng về số lượng các chủ thể phi nhà nước còn ấn tượng hơn rất nhiều. Năm 1914 có hơn 1000 NGO, nhưng vào năm 2000, con số này đã tăng lên gấp 5 lần [62]. Theo số liệu của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển, hiện nay trên thế giới có khoảng 60 nghìn công ty xuyên quốc gia mẹ và khoảng trên 500 nghìn công ty con đang hoạt động. So sánh về tương quan lực lượng giữa các chủ thể cũng là một đặc điểm cần lưu ý. Trong số các chủ thể nhà nước thì Mỹ vẫn là siêu cường số một. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang chứng kiến sức mạnh ngày càng gia tăng của các cường quốc khác mà tiêu biểu là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… Đối với nhóm chủ thể phi nhà nước, Liên Hợp Quốc giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng nhất. Chính sách của các chủ thể cũng có nhiều điều chỉnh so với giai đoạn trước. Trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, các quốc gia đều chủ trương mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các cơ chế đa phương. Lợi ích quốc gia với ưu tiên là các mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu thay vì lợi ích của phe, nhóm trong chiến tranh lạnh. xi Về tập hợp lực lượng, có thể nói mức độ liên kết bền vững hơn so với giai đoạn chiến tranh lạnh do tính chất tùy thuộc lẫn nhau ngày một tăng. Các quốc gia tập hợp lực lượng trên cơ sở lợi ích quốc gia kết hợp với lợi ích quốc tế, trong đó chủ quyền quốc gia vẫn chiếm ưu thế. Đặc điểm của các liên kết là đa trung tâm, nhiều tầng nấc và theo từng vấn đề cụ thể. Về phân bổ quyền lực và thực thi quyền lực: vẫn dựa vào tiêu chí sức mạnh là chính nhưng vai trò của các cơ chế đa phương ngày càng cao. 2. Các đặc điểm về trật tự thế giới và hệ thống luật chơi hiện hành Đi cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh là sự cáo chung của các phe, khối. Các tổ chức liên chính phủ ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc chi phối quan hệ giữa các nước. Các mối liên hệ trong nền chính trị quốc tế ngày càng đan xen phức tạp. Trật tự thế giới hiện nay có tính ổn định tương đối, thể hiện qua khả năng thay đổi so sánh lực lượng thấp và tính chắc chắn tương đối của các luật chơi cơ bản. Những luật chơi cơ bản cũng được định hình một cách tương đối vững chắc. Quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước lớn tương đối ổn định dựa vào các hiệp ước “Đối tác chiến lược”. Hợp tác, liên kết vẫn là xu thế chủ đạo trong nền chính trị quốc tế hiện đại. Kinh tế chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của các quốc gia. Xung đột chỉ xảy ra trong phạm vi hạn chế, nguy cơ xảy ra xung đột hay chiến tranh trên phạm vi thế giới là rất nhỏ. Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những nguy cơ toàn cầu, do vậy tính tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao. 3. Những vấn đề của nền chính trị quốc tế đương đại Trong nền chính trị quốc tế hiện nay tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến chủ thể, quyền lực, luật chơi, môi trường…Vấn đề về chủ thể là sự gia tăng số xii lượng và vai trò các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể phi nhà nước, sự khác biệt trong chính sách của các chủ thể… Vấn đề về quyền lực, luật chơi có thể kể đến sự phân chia quyền lực không đều, các nước lớn có sức mạnh với khuynh hướng bành trướng, áp đặt tạo nên luật chơi. Hơn nữa, không có một cơ quan hay tổ chức nào có đủ thẩm quyền để giám sát việc thực thi việc thực hiện các luật chơi đó cả. Vấn đề về môi trường bao gồm các vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự chung tay giải quyết của tất cả các chủ thể như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế… II. Vai trò của quốc gia - dân tộc trong nền chính trị quốc tế đương đại 1. Khái niệm quốc gia - dân tộc 1.1. Giải thích thuật ngữ “quốc gia - dân tộc” (nation – state) Sở dĩ cần giải thích khái niệm “quốc gia - dân tộc” là vì có nhiều cách hiểu và sử dụng từ khác nhau trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hán. Trong tiếng Việt, các từ “dân tộc”, “quốc gia”, “Nhà nước” được phân biệt rõ ràng. Nhưng trong tiếng Anh, tùy từng ngữ cảnh, từ “nation” vừa có nghĩa là dân tộc, vừa có nghĩa là quốc gia, từ “state” vừa có nghĩa là quốc gia, vừa có nghĩa là Nhà nước. Quốc gia dân tộc bao gồm hai yếu tố: quốc gia và dân tộc. Căn cứ trên hệ thuật ngữ chính trị, pháp lý quốc tế (tiếng Anh), ta có hai từ là “state” và “nation” đều được dịch là “quốc gia” trong tiếng Việt. Trong khi đó, “nation/nationality” và “enthnic/ethnicity” trong tiếng Anh đôi khi lại được hiểu, được dịch là “dân tộc” trong tiếng Việt. “State” và “nation” là hai khái niệm khác nhau. “State” được định nghĩa là một thực thể địa lý chính trị, có đường biên giới và cộng đồng dân cư nhất định, được điều hành bởi một bộ máy chính phủ độc lập, có chủ quyền [44]. xiii “Nation” được định nghĩa là một nhóm người có chung ngôn ngữ, chung văn hóa, nguồn gốc lịch sử, có lãnh thổ riêng và được quản lý bởi một bộ máy chính quyền1 [61], từ đó có thể thấy dịch “nation” là “dân tộc” thì hợp lý hơn. “Quốc gia” là từ Hán Việt, do hai yếu tố “quốc” và “gia” tạo thành, “quốc” là nước - chỉ đơn vị tổ chức chính trị, “gia” là nhà (gia đình) - là đơn vị xã hội, được tạo thành bởi quan hệ huyết thống, tôn tộc. Trong khoa học chính trị, từ “quốc gia” dùng để chỉ “một cộng đồng đông đảo dân cư sinh sống tại một lãnh thổ riêng biệt được tổ chức thành Nhà nước, có chủ quyền, tuân thủ một quyền lực pháp lí và chính trị chung” [12;40]. Ba yếu tố quan trọng nhất hình thành nên quốc gia là: lãnh thổ, cộng đồng dân cư, nhà nước có chủ quyền được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. 1.2. Định nghĩa quốc gia - dân tộc “Quốc gia - dân tộc” là một khái niệm cơ bản của quan hệ quốc tế, các học giả phương Tây sử dụng thuật ngữ này để chỉ nhà nước hiện đại. Thuật ngữ này ra đời không chỉ tạo điều kiện thuận lợi khi so sánh giữa nhà nước hiện đại với các nhà nước khác trong lịch sử, mà từ câu chữ đã cho thấy đặc điểm cơ bản của mô hình nhà nước hiện đại này là sự kết hợp quyền lực nhà nước và bản săc văn hóa dân tộc. Do tính chất biến động giữa lịch sử tương quan quốc gia và dân tộc nên sẽ không hợp lý khi đưa ra một định nghĩa duy nhất nào về quốc gia - dân tộc. Cần nhìn nhận quốc gia - dân tộc trong trạng thái vận động. Từ đó khái niệm quốc gia - dân tộc được định vị qua năm yếu tố sau: Thứ nhất là lãnh thổ quốc gia – một khu vực được kiểm soát về mặt chính trị của tổ chức, dân cư sống trên đó; bao gồm vùng đất, vùng nước và vùng trời và được xác định bởi đường biên giới. Nguyên văn: “Nation is a country considered as a group of people with the same language, culture, and history, who live in a particular area under one government.” 1 xiv Thứ hai, chủ quyền quốc gia, được hiểu là một thuộc tính cố hữu, không tách rời Nhà nước dân tộc, dưới dạng các quyền của nhà nước [49], chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền lực tối cao của nhà nước về đối nội lẫn đối ngoại trong lãnh thổ pháp lý. Thứ ba là chính quyền trung ương – là thể chế Nhà nước, đại diện hợp pháp cho quyền và lợi ích của nhân dân một số quốc gia trong quan hệ quốc tế, và điều tiết các vấn đề đối nội. Thứ tư là xã hội công dân. Quốc gia là một phạm trù chính trị - xã hội, nghĩa là đầu tiên phải có yếu tố con người hay chính là cơ cấu dân tộc trong lòng Nhà nước [18;202]. Cuối cùng là khả năng ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế. Đây là một trong những tiêu chí để được coi là một chủ thể của quan hệ quốc tế. 2. Vai trò của quốc gia - dân tộc trong nền chính trị quốc tế đương đại 2.1. Chủ thể quan trọng của nền chính trị quốc tế Chủ thể chính trị quốc tế là tất cả các lực lượng tạo nên hệ thống quan hệ quốc tế, tham gia vào các mối quan hệ quốc tế tạo nên ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau trong đời sống quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển coi quốc gia - dân tộc là chủ thể duy nhất của chính trị quốc tế. Sau này, chủ nghĩa tân hiện thực có công nhận các chủ thể phi quốc gia khác, song cho rằng các chủ thể này luôn mang tính thụ động. Một trong những đặc điểm nổi bật trong quan điểm của các nhà hiện thực là trong quan hệ quốc tế chỉ có quốc gia mới có quyền quyết định và định hình nền chính trị quốc tế. Các nhà hiện thực không phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của các chủ thể phi quốc gia, song đối với họ, các chủ thể này gần như không có tác động gì đáng kể. xv Keneth Waltz, một trong những nhà hiện thực kinh điển nói: “Quốc gia có thể không phải là chủ thể duy nhất trong quan hệ quốc tế nhưng cấu trúc của quan hệ quốc tế chỉ được tạo ra bởi chủ thể chính chứ không phải tất cả các chủ thể tồn tại trong nó”1 [43;10]. Theo chủ nghĩa tự do, chủ thể của chính trị quốc tế bao gồm cả các chủ thể quốc gia và phi quốc gia. Chủ nghĩa Macxism cũng đồng ý như vậy nhưng thêm các vùng lãnh thổ (nếu họ có quyền tự trị) và các phong trào giải phóng dân tộc vào danh sách chủ thể trong nền chính trị quốc tế. Như vậy, quốc gia – dân tộc là chủ thể được tất cả các trường phái công nhận và đề cao. Quốc gia – dân tộc là chủ thể chủ yếu trong quan hệ quốc tế bởi vì mọi hoạt động quốc tế cơ bản vẫn bắt nguồn từ các nhu cầu của quốc gia; từ việc xác định lợi ích quốc gia trong từng thời kỳ, từng vụ việc cụ thể; từ các biện pháp thực hiện lợi ích quốc gia thông qua chính sách đối ngoại [12;43]. Có thể nói đây là chủ thể quan trọng nhất trong nền chính trị quốc tế vì suy cho cùng các loại chủ thể khác được tạo nên đều có một phần đóng góp của quốc gia. Quả thật như vậy, hãy lấy các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ làm ví dụ. Năm 1945, đại diện 50 quốc gia đã họp tại Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc thành lập nên tổ chức quốc tế liên chính phủ có sức mạnh và tiếng nói có ảnh hưởng nhất trên trường quốc tế. Các định chế đa phương khác như WB, IMF hay các tổ chức của khu vực như ASEAN, APEC, EU… hay các tổ chức tập hợp lực lượng theo đặc thù như NATO, G8, G20… suy cho cùng đều được thành lập bởi chủ thể quốc gia. Các tổ chức quốc tế phi chính phủ thì không phải do quốc gia trực tiếp lập nên nhưng cần sự ủng hộ của quốc gia để có thể đi vào hoạt động. Nếu một NGO mà không nhận được sự công nhận của bất cứ quốc gia nào, hay nói cách khác không được trao tư cách pháp lý thì chắc chắn không thể hoạt động để trở thành một chủ thể trong chính trị quốc tế. Quả thật, quyền lực của các tổ chức này có lớn đến đâu cũng Nguyên văn: “States are not and never have been the only international actors that flourish within them but by the major ones.” 1 xvi không thể lớn hơn quốc gia dân tộc vì đó chỉ là quyền lực “phái sinh”, nghĩa là quyền lực có được là do các quốc gia trao cho. 2.2. Nhân tố chủ đạo tạo nên những “luật chơi” trong đời sống quốc tế Trong nền chính trị quốc tế hiện nay, luật chơi được chủ yếu tạo thành từ các nước lớn, có sức mạnh áp đảo các chủ thể quốc gia cũng như phi quốc gia khác. Các nguyên tắc, luật lệ trong đời sống hiện nay đều là do các quốc gia tạo nên. Luật quốc tế, mà quan trọng và có ý nghĩa nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc được tạo ra năm 1945 bởi sự nhất trí thông qua bởi 50 quốc gia. Cũng trong chính Hiến chương này, vai trò ưu tiên của các nước lớn được xác lập thông qua việc công nhận vai trò thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc của năm nước lớn: Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Theo đó, bất cứ một Nghị quyết nào của Liên Hợp Quốc cũng sẽ không được thông qua nếu như gặp phải sự phản đối của một trong năm nước này. Ngoài ra, các quy định trên tất cả các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế cũng đều do các quốc gia tạo nên. Những quy định về thương mại, thuế quan… của các định chế kinh tế như WTO hay WB thực chất cũng là do thành viên các tổ chức này bàn bạc, thương lượng, soạn thảo và thông qua. Tóm lại, không có quốc gia dân tộc thì chắc chắn cũng không có các “luật chơi”, không có đời sống quốc tế hay chính trị quốc tế. 2.3. Đóng vai trò chính trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong nền chính trị quốc tế đương đại Như trên đã nói, nền chính trị quốc tế hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề, từ vấn đề về chủ thể, quyền lực, tập hợp lực lượng đến các vấn đề về môi trường. Các vấn đề luôn luôn vận động và không ngừng gia tăng về quy mô cũng như số lượng. Để nền chính trị có thể ổn định và bền vững, các quốc gia không ngừng gia tăng vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề này. Họ là người xvii “buộc nút” - tức là tạo nên vấn đề, đồng thời cũng là người “cởi nút” – giải quyết vấn đề. Các chủ thể khác ngoài quốc gia - dân tộc cũng có vai trò nhất định trong việc giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, vai trò của họ bị hạn chế hơn rất nhiều do quyền lực hạn chế hơn so với quốc gia - dân tộc. Hạn chế hơn không có nghĩa là ít hơn mà vì quyền lực của các chủ thể phi quốc gia có được là do các quốc gia dân tộc trao cho. Do đó, vai trò đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề của chính trị quốc tế về thực chất là thuộc về các quốc gia dân tộc. xviii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86