Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm ng...

Tài liệu Vai trò của các tổ chức phi chính phủ hàn quốc đổi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội việt nam giai đoạn 2003 2013

.PDF
119
732
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ HỒNG THANH VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội-2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ HỒNG THANH VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60310601 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đình Chỉnh Hà Nội-2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi thực hiện; các nội dung, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác; các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ. Nếu có sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Luận văn Lê Hồng Thanh LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học Thạc sỹ tại khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã nhận được sự dạy dỗ, tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức của các thầy cô giáo trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Đình Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, sửa chữa bài viết và động viên em hoàn thành luận văn của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, và đặc biệt, cảm ơn lãnh đạo cũng như các anh chị cán bộ tại Ban điều phối viện trợ nhân dân – PACCOM (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) – nơi em công tác trước đây, đã cung cấp số liệu, tài liệu, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn. Thêm một lời cảm ơn trân trọng nữa, em xin gửi đến Giám đốc chương trình Việt Nam và một số chuyên gia, tình nguyện viên cả người Hàn Quốc lẫn người Việt Nam của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc như: Good Neighbors International, Good People International, Global Civic Sharing, Korea – Vietnam Culture Communication Center, Korea Food for the Hungry International,… đã chia sẻ thông tin, cung cấp hình ảnh và nhiệt tình tư vấn trong quá trình em đi nghiên cứu thực tế. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành luận văn song chắc chắn, việc nghiên cứu của em vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Kính mong các thầy cô và các bạn tham gia góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô trong khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS. TS. Lê Đình Chỉnh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội – 2016 Học viên Lê Hồng Thanh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 9 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 11 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 14 4. Phạm vi đề tài ........................................................................................... 14 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 16 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17 7. Bố cục của đề tài ...................................................................................... 17 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 18 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013 ... 18 1.1. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ............................................ 18 1.1.1. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ trên thế giới..................... 18 1.1.2. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.................................................................................................... 24 1.1.3. Khái quát về các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam.................................................................................................... 33 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 ................ 39 1.2.1. Thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 ......... 39 1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013...................................................................................... 45 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 48 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013...................................................................................................... 50 2.1. Đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế............ 50 1 2.1.1. Viện trợ khẩn cấp ............................................................................ 50 2.1.2. Hỗ trợ đào tạo dạy nghề ................................................................. 53 2.1.3. Hỗ trợ phát triển nông thôn tổng hợp............................................. 54 2.2. Đóng góp trong việc phát triển xã hội .................................................. 60 2.2.1. Hỗ trợ phát triển y tế ...................................................................... 60 2.2.2. Hỗ trợ phát triển giáo dục .............................................................. 63 2.2.3. Hỗ trợ giao lưu văn hóa và thể thao ............................................... 67 2.2.4. Hỗ trợ bảo vệ tài nguyên môi trường ............................................. 70 2.2.5. Hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh ........................................... 71 2.2.6. Hỗ trợ cô dâu Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc ................... 74 2.2.7. Bảo trợ xã hội ................................................................................. 77 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 81 CHƯƠNG 3: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ......................................................................................................................... 82 3.1. Đánh giá về vai trò của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 ......................................................................................... 82 3.1.1. Hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................................................... 82 3.1.2. Bổ sung nguồn vốn viện trợ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam.................................................................................................... 84 3.1.3. Hỗ trợ phát triển nguồn lực con người........................................... 85 3.1.4. Tăng cường quan hệ ngoại giao của Việt Nam với thế giới ........... 86 3.2. Một số hạn chế trong quá trình hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2003 2013 của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc ........................................... 87 3.2.1. Hạn chế ........................................................................................... 87 3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................... 89 2 3.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới .......................................... 92 3.3.1. Về cơ chế quản lý và xúc tiến vận động viện trợ của Việt Nam ..... 92 3.3.2. Về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc ................ 96 3.3.3. Về việc gây quỹ hoạt động .............................................................. 98 3.4. Bài học kinh nghiệm đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.... 100 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 104 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 114 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB AFTA APEC Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương The Committee for Foreign Non – Governmental COMINGO Organization Affairs Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ECOSOC United Nations Economic and Social Council Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc FDI GNI ILO KOCHAM KOICA Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Gross National Income Tổng thu nhập quốc gia International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế Korean Chamber of Commerce & Industry Hiệp hội thương mại công nghiệp Hàn Quốc Korea International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc 4 KOTRA Korea Trade - Investment Promotion Agency Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc Luận án Tiến sĩ LATS LDCs MDG Least Developed Countries Những nước kém phát triển Millennium Develooment Goals Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Nhà xuất bản NXB ODA PACCOM Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức People’s Aid Coordinarting Committee Ban Điều phối viện trợ nhân dân PCP Phi chính phủ PCPNN Phi chính phủ nước ngoài United Nations UN UNDP Liên hợp quốc United Nations Development Programme Chương trình phát triển của Liên hợp quốc United Nations Educational Scientific and Cultural UNESCO Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNFPA UNIDO United Nations Population Fund Quỹ Dân số Liên hợp quốc United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc 5 USD United States Dollars Đô la Mỹ Vietnam Association of Victims of Agent Orange/ Dioxin VAVA Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam WB WHO WTO World Bank Ngân hàng thế giới World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Tên viết tắt của Xin xem trong cuốn Phụ lục kèm theo, Danh sách các các tổ chức PCP tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam tính Hàn Quốc đến năm 2013, trang 1 – 5. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức của COMINGO Biểu 1.2. Số lượng các tổ chức PCPNN tại Việt Nam qua các năm (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM) Bảng 1.3. Số lượng các tổ chức PCPNN và tổng giá trị viện trợ giải ngân giai đoạn 2003 -2013 (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM) Biểu 1.4. Tỷ lệ viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN giai đoạn 2003 – 2013 theo lĩnh vực hoạt động, đơn vị tính: % [21, tr. 3] Biểu 1.5. Tỷ lệ viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN giai đoạn 2003 – 2013 phân theo khu vực địa lý, đơn vị tính: % (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM) Biểu 1.6. Số lượng các tổ chức PCP Hàn Quốc so với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2013 (Nguồn: Số liệu thống kê của PACCOM) Biểu 1.7. Giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức PCP Hàn Quốc so với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2013 (đơn vị tính: triệu USD) Bảng 1.8. Danh sách các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2013 (Nguồn: PACCOM) Biểu 2.1. Giá trị viện trợ khẩn cấp của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam từ năm 2006 – 2013 (đơn vị tính: USD) Biểu 2.2. Giá trị giải ngân trong lĩnh vực phát triển nông thôn tổng hợp do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013 (đơn vị tính: USD) Biểu 2.3. Giá trị giải ngân các dự án trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2003 – 2013 do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam (đơn vị tính: USD) 7 Biểu 2.4. Giá trị giải ngân các dự án trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2003 – 2013 do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam (đơn vị tính: USD) Bảng 2.5. Giá trị giải ngân các dự án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội giai đoạn 2003 – 2013 do các tổ chức PCP Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam (đơn vị tính: USD) Biểu 2.6. Tỷ lệ viện trợ giải ngân trong lĩnh vực bảo trợ xã hội của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2013 (đơn vị tính: %) Biểu 3.1. Tỷ lệ viện trợ giải ngân của các tổ chức PCP Hàn Quốc theo lĩnh vực giai đoạn 2003-2013 (đơn vị tính: %) 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước, các khu vực càng trở nên gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu như thiên tai lớn xảy ra thường xuyên và bất quy luật, môi trường suy thoái nghiêm trọng, dân số và đại dịch HIV/AIDS bùng nổ, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, sắc tộc xảy ra ở nhiều nơi,... Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và khả năng phục hồi chậm hơn so với dự kiến. Trong tình hình đó, nhu cầu về viện trợ nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, nạn nhân thiên tai và chiến tranh ngày càng lớn. Chính vì vậy, các tổ chức PCP trên thế giới phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày càng có vai trò quan trọng hơn ở mỗi nước cũng như trên toàn thế giới trong thời gian tới. Vị thế của các tổ chức PCP, các tổ chức xã hội dân sự ngày càng được nâng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường quốc tế, đã khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và tham gia xây dựng chính sách, đảm bảo quyền con người, thúc đẩy quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong những năm qua, cùng với chính sách đổi mới, mở cửa của chính phủ Việt Nam, các tổ chức PCPNN đã vào Việt Nam với số lượng và giá trị viện trợ ngày càng tăng và đã có những đóng góp nhất định cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2003 – 2013, số lượng các tổ chức PCPNN có quan hệ với Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, từ 540 tổ chức năm 2003 lên khoảng 990 tổ chức vào năm 2013. Trong đó, 40% là các tổ chức thuộc khu vực Bắc Mỹ, 42% là các tổ chức thuộc khu vực châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) và khoảng 9 18% là các tổ chức thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quốc tế [22, tr. 12]. Có thể thấy, quan hệ đối tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCP có các quốc tịch khác nhau khá đa dạng, trong đó, khối các tổ chức PCP Hàn Quốc giữ một vị trí khá quan trọng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong hơn 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 và nhất là sau khi nâng cấp quan hệ thành đối tác hợp tác chiến lược năm 2009. Mối quan hệ đó đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trong mối quan hệ đó, có sự đóng góp không nhỏ từ các tổ chức PCP Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê (lưu trữ nội bộ) từ Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), trong 10 năm qua (2003 – 2013) có khoảng 40 tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam với tổng giá trị viện trợ giải ngân đạt gần 60 triệu USD. Đó là những đóng góp tuy không lớn nhưng hết sức hiệu quả, thiết thực và đầy ý nghĩa. Nghiên cứu về vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với Việt Nam chính là để hiểu sâu hơn về thực tiễn hoạt động của các tổ chức này, cũng chính là một cách nhìn nhận, đánh giá, học hỏi văn hóa chia sẻ cộng đồng từ một quốc gia, một dân tộc khác. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, trong Luận văn này, tôi thực sự mong muốn nghiên cứu về vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm qua (2003 – 2013). Trên cơ sở đó, đánh giá được những thành tựu cũng như hạn chế trong hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam và rút ra một số đề xuất cho hướng hợp tác bền vững trong thời gian tới giữa Việt Nam với các tổ chức PCP Hàn Quốc để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đã 10 được xác định là đối tác hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia bạn bè phương Đông có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu Tại Việt Nam, biết và hiểu về hoạt động của các tổ chức PCPNN không có tính phổ biến, chỉ một số ít cơ quan liên quan và một số ít cá nhân quan tâm cũng như nắm vững. Lấy các tổ chức PCPNN làm đối tượng nghiên cứu khoa học lại càng không nhiều. Hơn nữa, để nghiên cứu về PCP phải có tính thời sự và cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục, do vậy, đòi hỏi những người làm công tác nghiên cứu ở mảng đề tài này phải đầu tư không ít thời gian, công sức. Tuy nhiên, nhận thức rõ những đóng góp hết sức tích cực và tiềm năng của các tổ chức PCPNN bên cạnh những nguồn viện trợ khác, cũng đã có những tổ chức, cá nhân nghiên cứu về vấn đề này. Một số công trình được xuất bản thành sách, cung cấp thông tin chung về các tổ chức PCP hoạt động tại Việt Nam như: - Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam [Nguyễn Văn Thanh (chủ biên); NXB Chính trị quốc gia; 1995]. Giới thiệu khái quát về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCP trên thế giới, tổ chức PCPNN đang hoạt động ở Việt Nam, các dự án mà các tổ chức này thực hiện ở Việt Nam. - Giáo trình quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ: Đào tạo đại học Hành chính [Phạm Kiên Cường (chủ biên), Hoàng Văn Chức, Đinh Thị Minh Tuyết; NXB Khoa học và Kỹ thuật; 2010]. Khái quát về tổ chức PCP trên thế giới, tổ chức PCP ở Việt Nam. Trình bày nội dung quản lí nhà nước đối với các tổ chức PCP. - Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu [Đinh Quý Độ (chủ biên), Phạm Thái Quốc, Nguyễn Mạnh 11 Hùng.... ; NXB Khoa học xã hội; 2012]. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các tổ chức PCP quốc tế. Một số đặc trưng nổi bật và những tác động chủ yếu của các tổ chức PCP quốc tế đối với nền kinh tế và chính trị thế giới. Tìm hiểu chính sách của một số quốc gia cũng như kiến nghị về chính sách của Việt Nam đối với các tổ chức PCP quốc tế. - Sổ tay hướng dẫn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam [Đôn Tuấn Phong (chủ biên), Phạm Anh Đào, Đỗ Thị Kim Dung; NXB Chính trị Quốc gia; 2013]. Đây là cuốn sổ tay hướng dẫn các tổ chức PCPNN trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến triển khai hoạt động tại Việt Nam. Đây cũng là cuốn sách cũng cung cấp đầy đủ nhất danh mục và thông tin chung về các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam. Một số công trình luận văn, luận án nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức PCPNN như: - Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế-xã hội ở một số nước châu Á đang phát triển [Nguyễn Song Bình; LATS chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học xã hội; năm bảo vệ 2013]. Luận án nghiên cứu lý luận liên quan đến các tổ chức PCP và huy động nguồn lực PCP quốc tế; nghiên cứu điển hình là Trung Quốc, Nepal và Indonesia; đưa ra giải pháp tổng thể cho các đối tượng khác nhau liên quan đến công tác PCP quốc tế ở Việt Nam. - Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam [Nguyễn Thị Như Ái; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội; năm bảo vệ 2004]. Luận văn trình bày tổng quan về nguồn vốn viện trợ PCPNN cũng như vai trò của nguồn vốn này đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; phân tích thực trạng thu hút và sử 12 dụng nguồn vốn viện trợ PCPNN ở Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả cao hơn. - Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (1996 – 2006) [Chử Thị Thu Hà; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; năm bảo vệ 2007]. Luận văn trình bày tổng quan về hoạt động của các tổ chức PCP trên thế giới, các tổ chức PCPNN tại Việt Nam; tập trung đánh giá hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam giai đoạn 1996-2006 trong việc hỗ trợ các nguồn lực để giúp xóa đói giảm nghèo, hướng đến sự phát triển bền vững; đưa ra một số nhận xét và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN trong thời gian tới. Nghiên cứu về các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, có thể nói đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Chỉ đến năm 2014, sau thành công của Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức PCPNN (tổ chức tại Hà Nội, tháng 11/2013), xác định rõ tầm quan trọng và tiềm năng của việc tranh thủ nguồn viện trợ từ các tổ chức PCP Hàn Quốc, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức 2 Hội thảo về hợp tác giữa PACCOM với các tổ chức PCP Hàn Quốc. Tại Hội thảo, đại diện một số tổ chức PCP Hàn Quốc, đại diện Cơ quan hợp tác phát triển Hàn Quốc (KOICA) và đại diện PACCOM đã có một số bài tham luận liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số bài viết trên các tạp chí, trang báo mạng cũng điểm qua về hoạt động viện trợ của các tổ chức PCP Hàn Quốc, nêu lên ý nghĩa thiết thực của một gói viện trợ cụ thể nào đó, tuy nhiên, chưa có bài báo nào 13 phân tích hay nghiên cứu sâu về hiệu quả viện trợ cũng như vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam. Như vậy, “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013” là đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần tổng hợp và đi sâu phân tích cũng như rút ra hiệu quả hoạt động và vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cụ thể và trực tiếp mà đề tài xác định là vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam. Để làm bật lên được vấn đề này, đề tài tập trung vào tìm hiểu và phân tích những đóng góp của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong một thập kỷ qua trên mọi lĩnh vực: phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội,... 4. Phạm vi đề tài Các tổ chức PCP Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ cuối của thế kỷ XX (theo dữ liệu lưu trữ chính thức của PACCOM) và cho đến tận ngày nay vẫn tiếp tục không ngừng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, tại đề tài này, về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong 10 năm trở lại đây (2003 – 2013), bởi lẽ, mười năm là khoảng thời gian vừa đủ độ dài cần thiết để có thể nhìn nhận, đánh giá về hoạt động thực tiễn của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam, thấy được tác động cụ thể đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chọn mốc nghiên cứu đến năm 2013 cũng là thời điểm liền kề ngay sau kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc (1992 – 2012). 14 Chúng ta sẽ có chỗ đứng hợp lý để nhìn nhận về thực trạng mối quan hệ này và đưa ra đánh giá về những hợp tác, chia sẻ trong 10 năm trở lại đây giữa hai nước mà trong đó, đóng góp từ khối các tổ chức PCP Hàn Quốc là không hề nhỏ. Hơn thế nữa, nghiên cứu này cần các số liệu cụ thể, chính xác để làm căn cứ khoa học, cho nên, chọn mốc nghiên cứu 2003 – 2013 cũng chính là để kế thừa những số liệu được thống kê và công bố tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức PCPNN (tổ chức ngày 2829/11/2013 tại Hà Nội). Hội nghị này được tổ chức 10 năm một lần và cho đến nay đã tổ chức được 3 lần để tổng kết công tác vận động viện trợ PCPNN tại Việt Nam (lần 1: giai đoạn 1983 – 1993 ; lần 2: giai đoạn 1993 – 2003 ; lần 3: giai đoạn 2003 – 2013). Thêm một lưu ý nữa trong phạm vi các tổ chức PCP Hàn Quốc mà đề tài chọn để nghiên cứu là bao gồm các tổ chức có đăng ký hoạt động chính thức tại Việt Nam với cơ quan quản lý và cả những tổ chức chưa đăng ký nhưng thực tế có triển khai các chương trình/ dự án viện trợ cho Việt Nam và được các địa phương hưởng lợi thống kê. Ngoài ra, đề tài còn thống kê cả những khoản viện trợ do cá nhân người Hàn Quốc, do một đoàn thể, một quỹ của Hàn Quốc, do chương trình phúc lợi xã hội dân sự của công ty, doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc và những khoản viện trợ khác mà có điểm chung là viện trợ không qua kênh chính phủ, không phải ODA hay FDI. Những khoản viện trợ dạng này có một thuật ngữ gọi là viện trợ “ngoài luồng” và đều được coi là viện trợ PCPNN, đúng như phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được nêu rõ trong Nghị định 12/2012/NĐ-CP, ngày 01/3/2012 của Chính phủ: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là “các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, 15 có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam” [46, tr. 1]. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sâu về tình hình hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua (2003 – 2013), đưa ra các kết luận về vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, nhằm hiểu biết về PCP Hàn Quốc, trân trọng văn hóa chia sẻ cộng đồng cũng như những đóng góp của người Hàn Quốc đối với Việt Nam và đưa ra phương hướng hợp tác chiến lược trong thời gian tới để tranh thủ tối đa nguồn viện trợ tiềm năng này, đồng thời, tăng cường quan hệ ngoại giao, tăng cường sự thân thiết, gắn bó, ủng hộ giữa hai dân tộc, góp phần vào ổn định tình hình khu vực và hòa bình thế giới. - Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu đề tài này bao gồm: + Tìm hiểu khái quát về các tổ chức PCP nói chung và các tổ chức PCP Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2013; + Phân tích những đóng góp để làm bật lên vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013; + Rút ra các nhận xét về hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của các tổ chức PCP Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới; + Rút ra bài học kinh nghiệm cho các tổ chức PCP Việt Nam. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86