Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 194...

Tài liệu Chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp việt nam)

.PDF
106
108
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Hằng CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1941 – 1946 (QUA TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Hằng CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1941 – 1946 (QUA TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM) Chuyên ngành : Lịch sử thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Hằng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng của bản thân, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2014 Lê Ngọc Hằng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục DẪN LUẬN .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5 5. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................6 6. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................7 7. Cấu trúc của đề tài.................................................................................................7 Chương 1. LẬP TRƯỜNG CỦA HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG............... 8 1.1. Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương ...................................................................8 1.1.1. Vai trò của Đông Dương đối với phát xít Nhật .................................... 8 1.1.2. Sự thỏa thuận Nhật - Pháp .................................................................. 13 1.2. Phản ứng của Hoa Kỳ trước những họat động xâm chiếm Đông Dương của Nhật ........................................................................................................................ 16 1.2.1. Chủ nghĩa biệt lập ............................................................................... 16 1.2.2. Hoa Kỳ đề nghị “trung lập hóa” Đông Dương ................................... 23 1.3. Anh hợp tác với Pháp nhằm duy trì quyền lực ở các thuộc địa Đông Nam Á ................................................................................................................................ 27 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 29 Chương 2. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG (ĐẾN NGÀY 9.3.1945) ...................................................................... 31 2.1. Tổng thống Roosevelt chủ trương đặt Đông Dương dưới sự ủy trị quốc tế (International Trusteeship)..................................................................................... 31 2.2. Phản ứng của Anh đối với chủ trương của Hoa Kỳ....................................... 42 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 54 Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TỪ KHI NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP (ĐẾN 3.1946) ...................................................................................................... 55 3.1. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến Hội nghị Potsdam ..................................... 55 3.1.1. Nhật đảo chính Pháp ........................................................................... 55 3.1.2 Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối với Đông Dương ............ 61 3.1.3. Anh xúc tiến kế hoạch hỗ trợ Pháp quay lại Đông Dương ................. 66 3.2. Từ sau Hội nghị Potsdam đến 3.1946 ............................................................ 69 3.2.1. Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và khước từ công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ..................................... 69 3.2.2. Anh hỗ trợ Pháp tái lập quyền lực ở Đông Dương ............................. 83 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 97 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Chọn vấn đề “Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương giai đoạn 1941 – 1946 (Qua trường hợp Việt Nam)”, tôi xuất phát từ những căn cứ sau: Trước hết, Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia và có ảnh hưởng tới vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ chính thức tham chiến đứng về phía các nước đồng minh chống phát xít Đức – Italia - Nhật. Lúc này, Đông Dương thuộc Pháp trước hết là Việt Nam được Nhật xem là cửa ngõ xâm nhập vào Hoa Nam, hậu phương của quân đội Trung Hoa Dân quốc; là bàn đạp cho cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á. Đông Dương đồng thời được Hoa Kỳ lựa chọn như là một điểm trong kế hoạch phản công Nhật. Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu những chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương qua trường hợp Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình cùng những chuyển biến của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đưa đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc – kết thúc gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nhưng cũng do thái độ của Hoa Kỳ và Anh đã tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại Việt Nam và nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. 2 Thứ ba là xuất phát từ nhu cầu của bản thân, mong muốn được mở rộng kiến thức, có điều kiện tìm hiểu sâu sắc vấn đề phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông. Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương giai đoạn 1941 – 1946 (Qua trường hợp Việt Nam)” để làm đề tài nghiên cứu 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về chính sách, mối quan hệ của các nước Đồng minh đối với Đông Dương, cụ thể là Việt Nam ở những giai đoạn khác nhau - Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng (1997), Quan hệ Việt – Mỹ trong Cách mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội. Tác giả đã cung cấp những tư liệu để giúp chúng ta hiểu thêm về quan hệ Việt – Mỹ, những bước dính líu đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương - Phan Văn Hoàng (2004), Việt Nam trong chính sách của Mỹ (19401956), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Mã số 50315, Thư viện trường Đại học Sư phạm, TP.HCM. Đây là một công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong 16 năm với những sách lược khác nhau, làm rõ vị trí của Việt Nam trong chính sách của Hoa Kỳ, để có thể thấy rõ bản chất xâm lược và âm mưu của Mỹ đối với Việt Nam. Qua đó góp phần lý giải vì sao Mỹ thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam sau này - Dixee R. Bartholomew-Feis (2008), OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Lương Lê Giang dịch, NXB Thế Giới- Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị. Đây là một công trình nghiên cứu về lịch sử quan hệ Việt - Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đường lối của hai dân tộc Việt và Mỹ gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một 3 thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước. Tác phẩm cũng trình bày một cách khái quát tình hình nước Mỹ, tình hình Việt Nam và lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách cũng tiết lộ nguồn gốc và mục đích của Việt Minh cũng như vị trí của họ trong mối quan hệ với Đồng Minh - Là một sĩ quan tình báo Mỹ, Archimedes Patti tác giả của cuốn sách “Tại sao Việt Nam” xuất bản năm 1995 đã trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng như những gì đã diễn ra và được tác giả ghi lại theo dòng thời gian, cung cấp một nguồn sử liệu quí giá về quá khứ liên quan đến cuộc Cách mạng tháng Tám và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: “Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít” - Gary R. Hess, Franklin Roosevelt and Indochina, The Journal of American History, Vol.59, No.2 (Sep..,1972) 353 – 368 – Tổng thống Roosevelt muốn thiết lập một chế độ ủy trị đối với Đông Dương nhưng đã vấp phải sự phản đối của các nước Đông minh Anh và Pháp. - Một công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã cung cấp những tư liệu quí giá về cuộc Cách mạng tháng Tám là tác phẩm “Vietnam 1945: the Quest for Power” được xuất bản năm 1995 tại Mỹ, David G.Marr tái hiện lịch sử một cách chân thực nhất theo góc nhìn từ dưới lên (bottom-up), trình bày về cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam vào mùa thu năm 1945 một cách sinh động, cụ thể và khá chân thực. Với tác phẩm này, lần đầu tiên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được trình bày một cách sáng tỏ và đây chính là sự nghiệp đấu tranh của quần chúng. - Stein Tonnesson (2002), Franklin D.Roosevelt and French loss of Indochina 9, March 1945, International Peace Research Institute, Oslo (PRIO). Sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9.3.1945 đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử Việt Nam và thế giới, cuộc Cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến sự ra 4 đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tác giả cũng cho thấy những toan tính và thay đổi trong chính của Tổng thống Roosevelt đối với Đông Dương. - Sanford B. Hunt, IV, B.A (2004), Dropping the baton: decisions in United States policy on Indochina, 1943-1945. Tác phẩm đã đề cập đến ý định tái lập quyền lực của Pháp ở Đông Dương và luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Anh, đặc biệt là sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương cụ thể là Việt Nam từ thời Tổng thống Roosevelt đến Tổng thống Harry S.Truman trong khoảng thời gian 1943 – 1945. - T. O. Smith, Britain and the Origins of the Vietnam War: UK Policy in Indo-China 1943-1950 (Palgrave Macmillan, 2007). Tác phẩm đã đề cập đến chính sách ngoại giao của Anh, sự can thiệp khéo léo của Anh. Nó không chỉ làm sáng tỏ nguồn gốc chiến tranh Việt Nam mà còn nói đến lợi ích của Anh ở khu vực Đông Nam Á, vai trò quan trọng của Anh trong giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh Đông Dương. Qua đó, tác phẩm cũng thể hiện được mối quan hệ giữa Anh – Pháp và sự phát triển của “mối quan hệ đặc biệt” giữa Anh – Hoa Kỳ. - T. O. Smith (2011), Churchill, America and Vietnam, 1941–1945, Associate Professor of History, Huntington University, USA. Tác giả đã làm rõ vai trò của nước Anh trong nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam, sự trở lại của Pháp tại Việt Nam. Đồng thời tác phẩm cũng cho thấy sự thay đổi trong quan điểm của Mỹ về chính sách đối với Đông Dương thuộc Pháp. Và những chính sách của Anh cũng bị chi phối bởi mối quan hệ với Mỹ. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách của các nước Đồng minh cụ thể là chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương qua trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946. Chọn Hoa Kỳ và Anh vì sự khác biệt trong trong chính sách của hai nước đối với Đông Dương. Hoa Kỳ muốn loại bỏ vai trò của thực dân Pháp, còn Anh lại muốn duy trì vai trò của Pháp. Tại sao lại có sự khác biệt này?. Nghiên cứu qua trường hợp Việt Nam vì lúc này Đông Dương thuộc Pháp bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia nhưng nói đến Đông Dương là nói đến Việt Nam và ngược lại. Bởi Việt Nam bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với hơn 44,5% diện tích và hơn 83,5% dân số là yếu tố quan trọng nhất. Chọn giai đoạn chính (1941 – 1946) vì sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Hoa Kỳ đến năm 1941 mới chính thức tham chiến sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng và có những thay đổi trong chính sách đối với Đông Dương. Đến năm 1946 việc Đồng Minh chiếm đóng Đông Dương được coi như chấm dứt, và các lực lượng Pháp chiếm đóng tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam, các vấn đề trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau đó đã chuyển từ bối cảnh một chính sách trong chiến tranh sang phạm vi mối quan hệ Hoa Kỳ và Pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính khách quan trong cách trình bày và nhận định các vấn đề, người viết đã sử dụng những phương pháp chuyên ngành như: - Phương pháp lịch sử, phương pháp logic - Phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá 6 5. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương qua trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946 nhằm thu thập và hệ thống các nguồn tài liệu, góp phần làm rõ bản chất của các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, cả Hoa Kỳ và Anh đều xuất phát từ lợi ích quốc gia và nhằm khẳng định vị thế của mình trong và sau khi chiến tranh kết thúc. Cả Hoa Kỳ và Anh đều hiểu được “mong muốn” của nhau nên trong mối quan hệ đồng minh thì vấn đề là theo đuổi chính sách nào để bảo vệ lợi ích của mỗi quốc gia. Cho nên khi tình hình thay đổi, Hoa Kỳ lập tức điều chỉnh, thay đổi chính sách đối với Đông Dương. Tổng thống Roosevelt từng lên án chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, không muốn Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương khi chiến tranh kết thúc và đề nghị đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị. Nhưng khi Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ của Anh và Pháp trong cuộc đối đầu với Liên Xô thì Tổng thống Roosevelt đã cho Pháp tham gia vào ủy trị quốc tế ở Đông Dương và sau đó đồng ý chỉ đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế nếu Pháp tự nguyện làm điều đó. Đến khi Tổng thống Truman lên thay đã ủng hộ Pháp quay trở lại Việt Nam. Cho nên những ý tưởng hay lời hứa hoa mĩ đều không có ý nghĩa. Và tất nhiên tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Việt Nam để thấy được tác động của những chính sách này đến tình hình Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tận dụng thời cơ “ngàn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1946 cũng giúp chúng ta lý giải được một phần tại sao Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam sau khi nhân dân ta kháng chiến chống Pháp thành công. Để có thể hiểu được rằng: Nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình khó khăn gian khổ trong cuộc đấu 7 tranh giành độc lập, sau kháng chiến chống Pháp là đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. 6. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề tài nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất trong chính sách của các nước Hoa Kỳ và Anh. Qua đó có thể khẳng định rằng: tuy là đồng minh chống phát xít, nhưng mỗi nước có những “ý đồ” khác nhau và một nơi thể hiện điều đó là Đông Dương trong giai đoạn 1941 – 1946, qua trường hợp Việt Nam. Tùy từng thời điểm, sự thay đổi của tình hình trong nước và thế giới, các nước đồng minh đã điều chỉnh và thay đổi chính sách của họ đối với Việt Nam để đảm bảo lợi ích một cách toàn diện nhất. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ và Anh theo đuổi những kế hoạch khác nhau đối Đông Dương, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt được những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc đưa đến sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần dẫn luận, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có ba chương với những nội dung chính: - Chương 1: Lập trường của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương trước cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương - Chương 2: Chính sách của các nước Đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương trong Chiến tranh Thái Bình Dương (đến ngày 9.3.1945) - Chương 3: Chính sách của Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương từ khi Nhật đảo chính Pháp (đến 3.1946) 8 Chương 1 LẬP TRƯỜNG CỦA HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1. Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương 1.1.1. Vai trò của Đông Dương đối với phát xít Nhật Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên và trong bối cảnh, hầu hết các nước Châu Á ở những mức độ khác nhau đều phụ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân 1868, Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay phụ thuộc, tiến theo con đường tư bản chủ nghĩa. Là đế quốc “sinh sau đẻ muộn”, chủ nghĩa tư bản Nhật ra đời và lớn mạnh vào thời kỳ nhiều nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc. Ở phương Đông, hầu như thị trường thuộc địa đã phân chia xong. Vì vậy, để tranh giành khu vực ảnh hưởng, giới tư bản Nhật, một mặt ra sức tăng cường bóc lột nhân dân trong nước, mặt khác tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính. Sau hai cuộc chiến tranh với Trung Hoa (1894 – 1895) và Nga (1904 – 1905), Nhật Bản đã trở thành một đế quốc ở Á Đông. Với thắng lợi này, vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế được nâng lên. Và cũng chính từ chiến thắng oanh liệt này, người Nhật đủ tự tin bắt đầu toan tính đến việc bành trướng, tham gia vào cuộc giành giật thị trường, cạnh tranh lợi ích với các cường quốc phương Tây ở Châu Á. Nước Nhật với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân đã trở thành “anh cả da vàng”, một tấm gương cho nhiều nước lân bang noi theo, hướng tới con đường cải cách, tự cường dân tộc… Hơn thế nữa, nhiều sĩ phu yêu nước từ Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia… đã đến Nhật với mong muốn tìm kiếm sự hậu thuẫn của người “anh cả” này cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Đây chính là bối cảnh 9 lịch sử đã dẫn Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và nhiều chí sĩ Việt Nam đến Nhật vào những năm 1905-1908. Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên, chính giới Nhật Bản “để mắt” tới Việt Nam, lúc đó đang là thuộc địa của Pháp nằm trong Liên bang Đông Dương. Tuy vậy cho đến giữa những năm 1930, sự lưu tâm của Nhật Bản đối với xứ Đông Dương vẫn chưa đậm nét. Chỉ từ khi chính phủ quân phiệt Nhật bắt tay vào việc chuẩn bị kế hoạch bành trướng, phát động chiến tranh xâm lược ở Châu Á thì xứ Đông Dương thuộc Pháp mới được họ thực sự quan tâm đặc biệt. Tháng 7 năm 1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn Trung Quốc. Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Nhật nhanh chóng tiến xuống phía Nam. Tháng 10 năm 1938, quân Nhật chiếm được Quảng Châu, áp sát biên giới Việt – Trung. Cũng chính từ thời điểm này quân Nhật chính thức đặt vấn đề xâm lược Đông Dương. Đối với phát xít Nhật, việc chiếm Đông Dương vào thời điểm lúc bấy giờ đóng vai trò then chốt - “chìa khoá” thành công cho mọi nỗ lực tiến hành chiến tranh ở Châu Á. Cụ thể là, Bắc Việt Nam với tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Vân Nam là một trong hai huyết mạch giao thông chính cung cấp viện trợ quân sự từ các nước đồng minh cho chính phủ Trùng Khánh của Tưởng Giới Thạch. Bởi theo cách nhìn của giới cầm quyền Tôkyô thì “dây rốn của chính quyền Trùng Khánh chạy dài tới Anh và Hoa Kỳ”. Chính giới Nhật Bản cho rằng để đánh gục sự kháng cự của Trùng Khánh thì phải bằng mọi giá cắt đứt tuyến đường viện trợ này. Bên cạnh đó, mục đích không kém phần quan trọng của quân đội Nhật khi chiếm Đông Dương chính là tạo ra một bàn đạp chiến lược cho các bước tiến công xâm lược tiếp theo. Một “điểm tựa” tối ưu để “phía Bắc đánh Hoa Nam, Đông đánh Phi Luật Tân, Nam đánh Mã Lai, Inđônêxia, Australia và Tây đánh Mianma, Ấn Độ”. Đây chính là một trong những nhân tố 10 giúp quân Nhật chiếm lĩnh vị trí “thượng phong” trên chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương tính đến năm 1943. Tuy nhiên việc thực hiện âm mưu xâm lược Đông Dương của giới quân phiệt Nhật vấp phải nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn tới mối bất hoà sâu sắc trong nội bộ giới lãnh đạo Tôkyô về phương thức xâm chiếm Đông Dương. Trong khi giới quan chức ngoại giao chủ trương xâm chiếm Đông Dương một cách hoà bình, tức là tìm cách đạt được các mục đích nói trên bằng các biện pháp ngoại giao, thì giới lãnh đạo quân sự muốn tấn công Đông Dương, thủ tiêu nền thống trị của thực dân Pháp và đặt Đông Dương dưới sự thống trị trực tiếp của Nhật, nghĩa là bằng biện pháp quân sự. Mặc dù hai phương án nói trên khác nhau căn bản về thủ đoạn, nhưng lại đồng nhất với nhau trong mục đích cuối cùng: bành trướng chiến tranh ở Châu Á. Tháng 9.1940, quân Nhật kéo vào Bắc Đông Dương, tiếp đó giúp đội quân Thái Lan đánh Campuchia, rồi ép Pháp phải nhường đất cho Thái Lan. Chính phủ thuộc địa Pháp ở Đông Dương ký hiệp định 23.9.1940 và các hiệp định tiếp theo chấp nhận yêu cầu của Nhật chiếm đóng Đông Dương. Từ đó, nhân dân Đông Dương sống dưới ách thống trị “một cổ hai tròng” của Pháp – Nhật và thực dân Pháp trở thành “con chó giữ nhà” cho Nhật. Năm 1941, quân đội Nhật tiếp tục chiếm đóng ở nhiều cứ điểm khác nhau của miền Nam Đông Dương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào diễn biến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương mà trong mỗi giai đoạn cụ thể Đông Dương giữ vai trò khác nhau trong chiến lược chiến tranh của Nhật Bản và do đó chính sách của Nhật đối với Đông Dương cũng thay đổi theo. Trước trận Trân Châu Cảng, đối với Nhật, Đông Dương có ý nghĩa như một căn cứ hậu cần và một căn cứ quân sự, từ đó có thể tấn công Trung Quốc. Sau trận Trân Châu Cảng, Đông Dương vừa tiếp tục giữ vai trò là 11 căn cứ hậu cần chiến lược, vừa là bàn đạp tấn công Đông Nam Á. Tuy vậy, từ giữa năm 1943, hình thái chiến tranh thay đổi, khi quân đội Đồng Minh bắt đầu chuyển sang phản công, đẩy phe Trục nói chung và quân đội Nhật nói riêng vào thế bị động, từng bước bị đẩy lùi trên khắp các chiến trường thì vị trí của Đông Dương trong chiến lược chiến tranh của Nhật bắt đầu thay đổi. Đặc biệt là sau khi quân Nhật bị thất bại nặng nề cả trên chiến trường Philippin (4.1945), Miến Điện (5.1945) và trước nguy cơ thực dân Pháp ở Đông Dương tiến hành “kháng chiến” chống Nhật khi quân Đồng Minh đổ bộ vào thì Đông Dương trở thành “cầu nối chiến lược” có tầm quan trọng sống còn, nối liền quân Nhật trên lục địa Châu Á với lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Nếu mất “cây cầu này” thì không những toàn bộ quân Nhật ở Đông Nam Á sẽ bị đánh tan mà các cánh quân Nhật ở Hoa Nam cũng rơi vào tình thế bị bủa vây. Chính vì thế mà quân Nhật buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Cho nên Nhật đã tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào đêm 9.3.1945, nhằm độc chiếm xứ thuộc địa này. Có thể thấy rằng: Đầu những năm 1940, Đông Dương đã trở thành một tụ điểm cho các hoạt động chính trị quốc tế tại miền tây Thái Bình Dương. Vị trí địa chính trị của Đông Dương là rất quan trọng đối với Nhật Bản. Đông Dương là con đường đi miền Nam Trung Quốc, nơi mà người Nhật đang chiến đấu. Một số lượng quan trọng vật tư được chuyển đến Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch qua Đông Dương. Đông Dương cũng là một con đường không thể thiếu để người Nhật tiến về phần còn lại của Đông Nam Á trong tương lai. Khi đặt vấn đề xâm lược Đông Dương, giới cầm quyền Tôkyô không chỉ xem Đông Dương là vị trí “chiến lược quan trọng”, có thể xâm nhập vào Trung Quốc từ phía Nam và mở rộng xâm lược xuống vùng Đông Nam Á nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của các nước phương Tây khỏi khu vực này mà còn xem xứ 12 sở này là nơi cung cấp tài nguyên phục vụ chiến tranh, trong đó chủ yếu là thóc gạo. Đông Dương, trong đó có Việt Nam được gọi là “bát cơm của Châu Á”, ngoài cây lúa còn có nhiều loại cây công nghiệp và khoáng sản “khu vực giàu có về lúa gạo, cao su, than đá và quặng sắt”[18, tr 192]. Qua đó, chúng ta thấy rằng Đông Dương thuộc Pháp trong Thế chiến thứ hai đã giúp cho Nhật tạo ra một bệ đỡ vật chất quan trọng cho các nỗ lực chiến tranh của nước Nhật tại Châu Á. Quân phiệt Nhật Bản trong kế hoạch bành trướng, làm chủ Châu Á đã chọn Đông Dương làm căn cứ chiến lược. Vì vậy, ngay từ đầu chính giới Nhật tìm mọi cách nắm giữ cho được vị trí này. Ngoài ra, Đông Dương còn là nơi cung cấp tiềm lực cho chiến tranh của Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương. Do vậy, khi Nhật chiếm được Đông Dương, phát xít Nhật đã thực hiện ở đây một chính sách thuộc địa thực sự, cuốn xứ sở này vào guồng máy chiến tranh của Nhật. Nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” dưới ách thống trị của Pháp - Nhật. Đông Dương có vị trí kinh tế, quân sự như thế nào đối với Nhật thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng như thế đối với các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Với Hoa Kỳ, từ năm 1941 khi Nhật nhảy vào Việt Nam, địa bàn này trở thành mối quan ngại đặc biệt của Tổng thống Roosevelt vì chiếm được Việt Nam sẽ có được một căn cứ quan trọng mở rộng ra khắp Đông Nam Á và vơ vét nguồn cao su mà nền công nghiệp này rất cần. Cho nên cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có ý định chiếm lấy xứ Đông Dương. Ngày 19.7.1941, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp đã truyền đạt trực tiếp cho thống chế Petain quan điểm của Tổng thốn Roosevelt, tuyên bố rằng, nếu Nhật thắng, họ sẽ chiếm xưa Đông Dương, nhưng nếu quân Đồn mình thắng thì Mỹ sẽ chiếm Đông Dương [24, tr 87]. Anh và Trung Quốc càng quan tâm về vị trí chính trị của khu vực này bởi Ấn Độ thuộc Anh nằm gần Đông Dương và Trung Quốc thì sát biên giới các nước này. 13 1.1.2. Sự thỏa thuận Nhật - Pháp Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Châu Âu (1.9.1939), đầu tháng 6.1940 phát xít Đức tấn công Pháp. Ngày 14.6.1940, nước Pháp thất thủ. Ngay lúc này, Nhật liền chụp lấy cơ hội để ép thực dân Pháp ở Đông Dương chấp nhận nhượng bộ. Ngày 19.6.1940, quân Nhật gởi cho toàn quyền Georges Catroux một bản tối hậu thư đòi phải đóng cửa hoàn toàn biên giới Việt – Trung. Cuối mùa hè năm 1940, Chính phủ Vichy đã thoả thuận công nhận những quyền lợi tối cao của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị ở Viễn Đông với hy vọng sự chiếm đóng của Nhật sẽ chỉ là tạm thời và giới hạn ở Bắc Kỳ. Ngày 29.6.1940, một phái đoàn quân sự Nhật đã đến Hà Nội để kiểm soát việc đóng cửa biên giới. Đây là bước thứ nhất trong quá trình đầu hàng nhục nhã của chính quyền thực dân Pháp trước sưc ép của quân phiệt Nhật. Ngay từ khi phát động chiến tranh, để hợp lý hoá và hỗ trợ cho việc bành trướng xuống phương Nam nói chung và xứ Đông Dương nói riêng, chính giới Nhật Bản công bố cái gọi là “Khu vực Đại Đông Á thịnh vượng chung” hay còn gọi là “Thuyết Đại Đông Á” (Dai Toa Kyoei Ken). Nội dung cốt lõi của “Thuyết Đại Đông Á” núp dưới chiêu bài: thành lập khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á, tức là sẽ xây dựng khu vực này thành khu vực thịnh vượng và phát triển các quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia dựa theo 5 nguyên tắc: ngoại giao liên hợp – quân sự đồng minh – kinh tế hợp tác – văn hoá giao lưu – chính trị độc lập. Thứ hai là bảo vệ nhân dân Châu Á, giúp nhân dân Châu Á chống lại chính sách bất công về kinh tế, chính trị của các đế quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ và quyết tâm thực hiện thắng lợi thuyết Đại Đông Á. Tuy nhiên, thực tế lịch sử chứng minh, giới cầm quyền Nhật đi ngược lại lời hoa mỹ đó, nó chỉ là tấm bình phong cho sự thống trị của đế quốc Nhật Bản tại các quốc gia chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Song song với việc công bố “thuyết Đại Đông Á”, 14 chính giới Nhật vạch kế hoạch xâm chiếm Đông Dương làm cơ sở cho việc xây dựng “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Thực chất của chính sách này là bằng những chiêu bài “đồng văn, đồng chủng” và những hứa hẹn “giải phóng” các nước Châu Á thoát khỏi ách thống trị của các “đế quốc da trắng”, cùng nhau xây dựng thịnh vượng chung và bình đẳng, Nhật Bản mưu đồ tranh giành các thuộc địa rộng lớn của các đế quốc phương Tây ở khu vực này; khai thác, vơ vét các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cho các kế hoạch xâm lược. Trước sự gia tăng sức mạnh của Nhật ở Đông Dương, Hoa Kỳ đã cảm thấy lo ngại và kêu gọi Vichy từ chối các yêu cầu cho phép Nhật sử dụng những căn cứ quân sự tại Đông Dương nhưng không thể cung cấp gì nhiều hơn là một sự bảo đảm hỗ trợ mơ hồ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với Đại sứ Pháp vào ngày 6 tháng 8 năm 1940 rằng: “Chúng tôi đã làm và đang làm mọi thứ có thể trong khuôn khổ chính sách đã thành lập của chúng tôi để giữ cho tình hình vùng Viễn Đông ổn định, chúng tôi đã dần dần thực hiện các bước khác nhau, mục đích là để gây áp lực trên kinh tế Nhật, rằng hạm đội của chúng tôi đang đồn trú ở Hawaii, và rằng những diễn biến mà chúng tôi đang theo đuổi, như đã được nêu ra ở trên, là đưa ra một dấu hiệu rõ ràng về ý định và hành động của chúng tôi trong tương lai” [47]. Đại sứ Pháp trả lời rằng: “Theo ý kiến của ông, cụm từ “trong khuôn khổ các chính sách đã thiết lập của chúng tôi” gắn kết đến sự miễn cưỡng rõ ràng của Chính phủ Mỹ trong việc xem xét việc sử dụng quân đội ở vùng Viễn Đông cụ thể tại thời điểm này, có nghĩa là rằng Hoa Kỳ sẽ không sử dụng quân đội hay hải quân nhằm hỗ trợ bất kỳ vị trí nào để chống lại mọi toan tính xâm lược của Nhật tại Đông Dương. Đại sứ sợ rằng rằng Chính phủ Pháp, dưới áp lực hiển hiện của Chính phủ Nhật, buộc sẽ phải nhượng bộ …”[47]. Những lo sợ của Đại sứ Pháp đã thành sự thật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất