Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia...

Tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000

.PDF
135
8
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ TỐ NGA CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 50507 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - NĂM 2005 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ............................... 13 1.1. Khái niệm chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng và ý nghĩa xã hội của nó ............................................................................................ 13 1.1.1. Khái niệm chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng .......................... 13 1.1.2. Mục đích và ý nghĩa xã hội của chế độ tài sản chung của vợ chồng......... 24 1.2 Địa vị pháp lý của vợ chồng và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ................................................................ 26 1.2.1. Địa vị pháp lý của công dân và quyền bình đẳng nam nữ theo Hiến pháp Việt Nam................................................................................................................ 26 1.2.2. Quyền tự do dân sự của vợ, chồng theo Luật Dân sự ................................ 32 1.2.2.1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. .......................................................................................... 33 1.2.2.2. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế. ...................................................................................................... 34 1.2.2.3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. ......................................................................................... 34 1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam........................................................................................................................ 36 1.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng ..................... 36 1.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng .......................... 37 1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với người thứ ba..... 42 1.2.4. Thời kỳ hôn nhân và bản chất pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ............................................................................... 42 3 1.2.4.1. Thời kỳ hôn nhân ................................................................... 42 1.2.4.2. Bản chất pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ....................................................................... 45 1.3. Pháp luật Việt Nam về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân qua các giai đoạn phát triển ...................................... 50 1.3.1. Trước năm 1945 .......................................................................................... 50 1.3.1.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XVIII và dưới triều Nguyễn ( 1802-1858) ................................................................. 50 1.3.1.2. Chính quyền và luật lệ của thực dân Pháp ở Việt Nam (18581945) .................................................................................................. 54 1.3.2. Pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay ........... 55 1.3.2.1. Từ năm 1945 đến 1954 .......................................................... 56 1.3.2.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 .................................... 59 1.3.2.3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 .................................... 60 1.3.2.4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 .................................... 61 CHƢƠNG 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ........................................ 63 2.1. Nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .............. 63 2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ........................................................................................................................ 63 2.1.2. Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 64 2.1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ....... 66 2.1.4. Lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ................ 72 2.1.4.1. Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng ....................................... 74 2.1.4.2. Vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ ................ 75 2.1.4.3 Trường hợp có lý do chính đáng khác. ................................... 76 2.1.5. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..... 79 2.1.6. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ................................................................................................................................ 85 4 2.1.7. Về vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng .......................... 89 2.1.7.1. Điều kiện khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng ........ 89 2.1.7.2. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung ........................................................................................................... 90 2.2. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ................. 91 CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ............................................................ 109 3.1. Yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện .......................................... 109 3.1.1. Yêu cầu của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .............................................................................................................................. 109 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ................................... 111 3.2. KIếN NGHị một số giảI pháp cụ thể ............................................ 114 3.2.1. Về phương diện lập pháp: ......................................................................... 114 3.2.1.1. Về luật nội dung ................................................................. 115 3.2.1.2. Về luật tố tụng ..................................................................... 126 3.2.2. Về công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật ............................................... 127 3.2.3. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật .......................................... 128 3.2.4. Về phương diện thực thi pháp luật............................................................ 129 3.2.5. Về công tác thi hành án ............................................................................. 130 3.2.6. Về công tác hợp tác quốc tế ...................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................... 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 134 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Hôn nhân và gia đình - HN & GĐ Bộ luật dân sự - BLDS Bộ luật dân sự – thương mại - BLDS – TM Bộ luật Gia đình - BLGĐ Tư bản chủ nghĩa - TBCN Xã hội chủ nghĩa - XHCN Hội đồng thẩm phán - HĐTP Toà án nhân dân - TAND 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, cùng với tri thức của con người, kết hợp với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ trên thế giới, đời sống vật chất của xã hội không ngừng tăng lên, tài sản chung của vợ chồng cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Trong gia đình, người phụ nữ đã không còn lệ thuộc vào người chồng như trước đây nữa, họ đã dần dần khẳng định vị trí của mình và từng bước tiến lên bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Hôn nhân theo pháp luật Việt Nam là “hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” [14,tr.157]. Quyền bình đẳng vợ chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Bên cạnh các quyền, nghĩa vụ nhân thân, vợ chồng còn có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc “sở hữu chung hợp nhất“. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Pháp luật Việt Nam không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng của vợ chồng mà còn quy định cách thức, phương pháp đảm bảo cho quyền đó được thực hiện trên thực tế. Dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để đảm bảo đời sống chung của gia đình và lợi ích thiết thực của bản thân mỗi thành viên trong gia đình, vợ chồng có nhu cầu tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và có quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các quan hệ đó. Tuy nhiên, nhu cầu của con người là vô hạn, trong cuộc sống gia đình, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa vợ và chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về tâm sinh lý, những bất đồng trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Song, không phải bất cứ sự bất đồng, mâu thuẫn nào giữa vợ và chồng đều dẫn đến ly hôn. Trên thực tế, có thể vì nhiều lý do 7 khác nhau, có trường hợp vợ chồng không còn tình cảm với nhau nữa nhưng họ lại không muốn ly hôn mà chỉ muốn chia tài sản chung của vợ chồng để ra ở riêng; có trường hợp vợ chồng muốn được độc lập về tài sản, muốn tự mình quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản không có sự can thiệp từ phía bên kia; cũng có trường hợp vợ, chồng phải thực hiện một nghĩa vụ riêng về tài sản nhưng họ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng của họ không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, họ có nhu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại. Để đáp ứng thực tế đó, Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN & GĐ) năm 1986 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện đầy đủ các quyền sở hữu của mình và đảm bảo cho các bên vợ, chồng độc lập về tài sản, có thể tự thiết lập các quan hệ kinh tế, dân sự với người thứ ba vì lợi ích chung của gia đình hoặc vì lợi ích riêng của vợ chồng. Luật HN & GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa và khắc phục những hạn chế của Luật HN & GĐ năm 1986 đã quy định rõ hơn về vấn đề này tại Điều 29 và Điều 30. Sau gần 05 (năm) năm thực hiện Luật HN & GĐ năm 2000, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các Toà án không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù Nhà nước ta đã kịp thời ban hành hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Luật nhưng cũng không thể tránh khỏi những khoảng trống chưa được pháp luật điều chỉnh, những bất cập trong việc đưa các quy định của Luật HN & GĐ đi vào thực tiễn đời sống. Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những quy định của Luật HN & GĐ Việt Nam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một việc làm cần thiết, nghiêm túc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, một mặt nhằm luận giải các quy 8 định của pháp luật liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tạo ra cơ sở pháp lý cho vợ, chồng thực hiện quyền của mình. Mặt khác, nó còn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, hướng các nhà lập pháp và hành pháp có cái nhìn tổng quan, toàn diện, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Ngoài ra, nó còn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho Toà án giải quyết một cách kịp thời và có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong việc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” với mong muốn làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm trở lại đây, trước những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội nói chung và đời sống của vợ chồng nói riêng, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong đó có tác giả Nguyễn Thọ Thắng với khoá luận tốt nghiệp “Chia tài sản chung của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”; tác giả Chử Thị Thuần với đề tài “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành”; tác giả Bùi Thị Lan với khoá luận tốt nghiệp “Vấn đề chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”. Không chỉ vậy, một số bài viết trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật; tạp chí Luật học; tạp chí Toà án; Báo pháp luật, tạp chí Nhà nước và pháp luật cũng đã đề cập tới vấn đề này, cụ thể là: tác giả Nguyễn Phương Lan với bài viết “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”; tác giả Nguyễn Hồng Hải với bài viết: “Bàn thêm về chia tài sản 9 chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành”; và bài viết “Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi phá sản doanh nghiệp tư nhân” của tác giả Phạm Văn Thiệu;… Ngoài ra, các giáo trình môn Luật Hôn nhân và gia đình của Trường Đại học Luật và các trường Đại học có chuyên ngành luật; … cũng đề cập đến vấn đề này. Nhìn chung, các tác giả đều thể hiện quan điểm riêng khi nghiên cứu về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Một số bài viết cũng đề cập đến thực trạng về vấn đề này và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật trong việc củng cố quan hệ gia đình Việt Nam nói chung và quan hệ vợ chồng nói riêng trong xã hội có nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa có một đề tài thạc sĩ nào đề cập một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Từ những quan điểm và định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chế độ HN & GĐ, cũng như từ thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời gian qua, mục tiêu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho sự hình thành và phương hướng xây dựng pháp luật HN & GĐ về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về chế độ tài sản chung của vợ chồng và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong nền kinh tế thị trường; 10 - Phân tích làm sáng tỏ quan điểm tiếp cận khi xây dựng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khái niệm và những nội dung chủ yếu của Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; - Khái quát thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN & GĐ hiện hành để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và pháp luật có liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của Việt Nam hiện nay; - Làm sáng tỏ yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật HN & GĐ về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” là một đề tài mang tính chất tương đối cụ thể, có nội dung phức tạp. Vì vậy, trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc hình thành các quy định của pháp luật HN & GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và phương hướng hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật; có sử dụng phương pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của Toà án với các quy định của pháp luật về HN & GĐ. 11 Đồng thời có sử dụng kết hợp với các phương pháp cụ thể đó là: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp…Từ việc phân tích khái quát sơ lược các quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quá trình hình thành và phát triển của các quy định liên quan, để từ đó đi sâu vào phân tích những nét đặc thù trong các quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới để củng cố, làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng nói chung và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. 6. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của đề tài Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống về cơ sở lý luận, đặc điểm, nội dung của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc làm sáng tỏ nội dung này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức đầy đủ vai trò của pháp luật HN & GĐ trong điều kiện kinh tế thị trường Về thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật có liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của Việt Nam, luận văn đã nêu ra các phương hướng và kiến nghị một số giải pháp cụ thể trong hoạt động xây dựng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 7. Bố cục của luận văn Với mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nêu trên, luận văn bao gồm: Lời mở đầu, 3 (ba) chương và kết luận. 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA NÓ 1.1.1. Khái niệm chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng Theo Mác, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người có nhu cầu tham gia vào tất cả các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân. Hôn nhân đó là sự liên kết công khai trọn đời, tự do và tự nguyện giữa một người nam và một người nữ trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình, trong đó vợ chồng cùng có quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản, sinh con và giáo dục các con. Khi tham gia vào quan hệ hôn nhân, con người mong muốn thiết lập cho mình một gia đình riêng. Nhưng để gia đình của mình có thể tồn tại, phát triển và thực hiện tốt các chức năng xã hội của gia đình, thì các chủ thể tham gia vào quan hệ đó phải cùng nhau lao động, sản xuất để tạo ra của cải vật chất duy trì cuộc sống hàng ngày và thoả mãn các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của các thành viên trong gia đình. Khối tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân gọi là tài sản chung của vợ chồng. Vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng là gì? Xét dưới góc độ là một chế định pháp luật, chế độ tài sản chung của vợ chồng được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực sở hữu của vợ chồng và quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. 13 Xét dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, chế độ tài sản chung của vợ chồng bao gồm các yếu tố của quan hệ pháp luật như: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật. Trong đó, chủ thể của quan hệ pháp luật là vợ chồng, khách thể của quan hệ là tài sản chung của vợ chồng và nội dung của quan hệ là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Thời kỳ phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam trước đây giống đa số các nước Tư bản đều coi quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một dạng quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Nhưng sau đó các nhà làm luật Việt Nam đã tách quan hệ tài sản của vợ chồng ra khỏi Luật dân sự và đưa Luật HN & GĐ trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam với lập luận: quan hệ tài sản trong quan hệ dân sự xuất hiện hoàn toàn trên cơ sở yếu tố ý chí của các bên, còn quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh trên cơ sở tình yêu chân chính giữa một người nam và một người nữ và được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn. Trong gia đình, quan hệ tình cảm vợ chồng chi phối và có ảnh hưởng sâu sắc tới sự tồn tại và phát triển của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Sự thay đổi trong quan hệ tình cảm vợ chồng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Chẳng hạn, khi vợ chồng còn tình cảm yêu thương, quý trọng, quan tâm đến nhau thì hạnh phúc gia đình được bền vững và khối tài sản chung của vợ chồng không ngừng được tạo lập, duy trì và phát triển. Ngược lại, khi tình cảm vợ chồng đã bị rạn nứt, tan vỡ thì vợ chồng không những không còn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mà họ còn không chú trọng đến việc duy trì khối tài sản chung của vợ chồng. Và khi đó, việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng không còn vì mục đích chung của gia đình nữa, nó có thể bị phân tán cho những mục đích riêng của vợ, chồng. 14 Là một yếu tố của quan hệ pháp luật, chủ thể trong quan hệ tài sản của vợ chồng cũng góp phần quan trọng tạo nên đặc trưng cho quan hệ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể của quan hệ tài sản của vợ chồng. Một người nam và một người nữ chỉ trở thành chủ thể của quan hệ hôn nhân nói chung và quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng khi họ đáp ứng đầy đủ những điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội. Vì ra đời trên cơ sở của quan hệ hôn nhân cho nên gia đình chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: đạo đức, tôn giáo, truyền thống, pháp luật... Để thể hiện ý chí của giai cấp mình, giai cấp thống trị sử dụng pháp luật của Nhà nước như một công cụ hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định mà ở mỗi thời kỳ khác nhau, giai cấp thống trị sử dụng pháp luật điều chỉnh chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng rất khác nhau. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội, trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện bốn hình thức tổ chức gia đình khác nhau. Ở nhà nước Chiếm hữu nô lệ, chế độ hôn nhân chỉ mang tính chất giả tạo, quan hệ vợ chồng thực chất chỉ là quan hệ giữa chủ nô và nô lệ. Trong gia đình, người chồng (chủ nô) có quyền sở hữu nô lệ một cách tuyệt đối. Người vợ (nô lệ) bị coi là vật tư hữu, là “công cụ biết nói” và bị lệ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ nô. Nắm trong tay sự thống trị tuyệt đối, người chồng có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt mọi tài sản trong gia đình. Vì vậy, dưới chế độ Chiếm hữu nô lệ không tồn tại sở hữu chung của gia đình hay sở hữu chung của vợ chồng. Đến nhà nước Phong kiến, do chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo và đạo đức phong kiến. Hôn nhân theo pháp luật phong kiến dựa trên nguyên tắc 15 “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó“. Quan hệ gia đình phong kiến mang nặng tính chất quyền uy và phục tùng, trong đó người chồng vẫn là người có quyền lực tuyệt đối, còn người phụ nữ chịu sự ràng buộc bởi thuyết “tam tòng, tứ đức”, có nghĩa vụ phải phục tùng chồng theo nguyên tắc “phu xướng, phụ tuỳ”. Vì vậy, vai trò của họ không được đề cao, quyền lợi của họ luôn phụ thuộc vào cha, chồng và con trai. ở thời kỳ này, pháp luật đã thừa nhận chế độ sở hữu chung của vợ chồng bằng việc quy định những tài sản mà vợ, chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội phong kiến lúc đó, chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, còn thực chất người chồng vẫn có toàn quyền nắm giữ và quyết định mọi vấn đề có liên quan đến tài sản, đến lợi ích chung của vợ chồng và gia đình. Nhà nước Tư bản chủ nghĩa (TBCN) xuất hiện, mặc dù đã giảm bớt nhiều tính hà khắc đối với người phụ nữ hơn so với chế độ HN & GĐ phong kiến, nhưng pháp luật các nước tư bản lại bị hạn chế bởi điều kiện kinh tế - xã hội do nền sản xuất tư bản sinh ra, do đó hôn nhân theo pháp luật các nước TBCN chỉ là một “khế ước” do nam nữ tự thoả thuận trên cơ sở tiền tài và địa vị xã hội, nó mang tính rạch ròi về tài sản giữa vợ và chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Tư bản đó là sự thoả thuận giữa vợ và chồng về việc lựa chọn chế độ quản lý và thanh toán tài sản trong gia đình để áp dụng cho suốt thời kỳ hôn nhân. Như vậy, xã hội tư bản đã quá đề cao vai trò của cá nhân, sự thoả thuận, bình đẳng nên đã làm mất đi bản chất tốt đẹp vốn có của nó [5, tr.7] Với sự ra đời của Nhà nước XHCN, chế độ hôn nhân đã phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân cho nên hôn nhân theo pháp luật XHCN là sự liên kết công khai trọn đời, bình đẳng, tự do và tự nguyện giữa một người nam và một người nữ, phù hợp với pháp luật của Nhà 16 nước. Nó không bị chi phối bởi yếu tố “trọng nam khinh nữ” như ở Nhà nước Phong kiến, và cũng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố vật chất, địa vị xã hội dựa trên cơ sở “hôn ước“ như ở nhà nước Tư bản mà nó xuất phát từ tình yêu chân chính và sự hiểu biết lẫn nhau giữa vợ và chồng. Mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc và bền vững. Chế độ tài sản của vợ chồng được pháp luật XHCN thừa nhận đó là chế độ sở hữu chung hợp nhất, không có sự phân biệt về nguồn gốc tài sản, nguồn thu nhập, vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản chung. Ngoài ra, nguyên tắc suy luận các loại tài sản là sở hữu chung của vợ chồng cũng được áp dụng nếu vợ hoặc chồng không chứng minh được đó là tài sản riêng thì tài sản đó vẫn được coi là tài sản chung. Không chỉ có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung, vợ chồng còn có quyền sở hữu riêng đối với các tài sản có trước hôn nhân và các tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tóm lại, chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản (tài sản chung, tài sản riêng) của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và các nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng. Nếu sở hữu chung theo phần là “sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”[4,tr.107], thì sở hữu chung hợp nhất được hiểu là “ sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung”[4,tr.107]. Theo Khoản 1 Điều 233 BLDS và Khoản 1 Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, do đó không thể xác định được phần tài sản cụ thể của vợ, chồng trong khối tài sản 17 chung. Chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó. Căn cứ vào quy định của Điều 27 của Luật HN & GĐ năm 2000, tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa trên bốn nhóm căn cứ sau: Thứ nhất, dựa vào mốc thời gian có được tài sản: tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Thu nhập của vợ chồng được hiểu là những lợi ích vật chất mà vợ, chồng có được bao gồm những khoản tiền công, tiền lương phát sinh từ các hoạt động lao động mang tính chất nghề nghiệp, không mang tính chất nghề nghiệp hoặc các khoản lợi tức phát sinh từ các hoạt động sử dụng, quản lý tài sản trong sản xuất kinh doanh hoặc trong giao lưu dân sự [22]. Trong gia đình, vợ, chồng có quyền tự do lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của mình để tạo ra thu nhập. Thực tế, có thể do hoàn cảnh riêng của từng gia đình, do điều kiện sức khoẻ, đặc điểm công việc và nghề nghiệp của vợ chồng khác nhau cho nên sự đóng góp công sức của vợ, chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung không ngang bằng nhau. Có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con… nhưng “ lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”[14,tr.51]. Quy định này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến việc đảm bảo cho gia đình có một khối tài sản chung để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Ngoài ra, “ Những thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng. Những thu nhập 18 hợp pháp khác có thể là: tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 BLDS (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu; xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc; xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc; xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước) trong thời kỳ hôn nhân [17, tr.3] Những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân phải đáp ứng hai điều kiện sau: Các khoản thu nhập đó phải phù hợp với quy định của pháp luật; và các khoản thu nhập này phải phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (trong khoảng thời gian hôn nhân còn tồn tại). Nếu thu nhập hợp pháp có trước khi kết hôn thì thu nhập đó không được xác định là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận). Bên cạnh việc kế thừa quy định tại Điều 14 của Luật HN & GĐ năm 1986, Luật HN & GĐ năm 2000 cũng đã thay khái niệm “thu nhập về nghề nghiệp” bằng các khái niệm “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh”, nhằm thể hiện rõ hơn vai trò của cá nhân nói chung, của vợ chồng nói riêng trong nền kinh tế thị trường, đó là tự do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng lao động. Đối chiếu với Bộ luật gia đình năm 1996 (BLGĐ 1996) của Nga, Pháp thì thấy, nhìn chung pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước này giống nhau ở chỗ là đều xác định tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng làm ra mà chỉ cần một bên làm ra trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên là ở chỗ: 19 Pháp quy định ngoài những khoản thu nhập chung của vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của vợ chồng thì những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng là tài sản chung (Điều 1401) [1]. Còn pháp luật Việt Nam coi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản riêng. Ngoài ra, trong pháp luật Pháp, các khoản thu nhập của vợ, chồng không xuất phát từ công việc làm ăn, chẳng hạn như tiền trúng số, quyền sở hữu đối với kho báu được tìm thấy trên ruộng đất của mình hoặc của người khác không được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng (Điều 716) [1]. Còn pháp luật Việt Nam lại coi đây là tài sản chung của vợ chồng. BLGĐ 1996 của Nga cũng thừa nhận tài sản vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân; các khoản thu nhập của vợ chồng từ các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh thương mại và kết quả của những hoạt động trí tuệ là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, riêng về các khoản thu nhập hợp pháp khác, pháp luật Nga quy định hẹp hơn so với pháp luật Việt Nam, chỉ dừng lại ở việc thừa nhận lương hưu, phụ cấp và các số tiền được trả mà không có mục đích riêng là tài sản chung của vợ chồng (Điều 39) [3] Thứ hai, dựa vào nguồn gốc tài sản: tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng. Xuất phát từ quan điểm tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, pháp luật Việt Nam quy định chủ sở hữu tài sản có quyền định tự định đoạt tài sản của mình, có quyền để lại thừa kế theo ý chí hoặc tặng cho tài sản. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù Luật HN & GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ thừa kế chung hay tặng cho chung trong khoảng thời gian nào cần phải hiểu rõ là chỉ những tài sản vợ chồng được thừa kế chung hay tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân mới được coi là tài 20 sản chung của vợ chồng. Do đó, không thể coi tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung trước khi kết hôn hoặc khi hôn nhân chấm dứt là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận). Đối chiếu với BLDS Pháp và BLGĐ 1996 của Nga thì thấy, Pháp cũng thừa nhận tài sản được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng như pháp luật Việt Nam: Nếu quà tặng là cho chung cả hai vợ chồng thì đó là cộng đồng tài sản (Điều 1405) [1]. Mặc dù Pháp và Nga không quy định tài sản được thừa kế chung, thừa kế riêng là tài sản chung hay tài sản riêng nhưng dựa vào các căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng, chúng ta có thể xác định các tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung là tài sản chung Chẳng hạn, BLDS Pháp quy định: chủ sở hữu tài sản có quyền di tặng toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình cho người khác (Điều 1003, Điều 1010) [1]. Hoặc Điều 36 BLGĐ 1996 của Nga quy định: Các tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, thừa kế riêng là tài sản riêng [3] Thứ ba, dựa vào sự tự nguyện thoả thuận của vợ chồng: những tài sản mà vợ, chồng thoả thuận là tài sản chung. Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng họ muốn nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện, mong muốn của chủ sở hữu tài sản và sự thoả thuận của hai vợ chồng mà không bị ảnh hưởng bởi việc xác lập quan hệ hôn nhân, cũng không chịu sự chi phối bởi ý chí, sự lừa dối hay cưỡng ép của vợ hoặc chồng trong gia đình. Quy định này không chỉ đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản riêng của mình mà còn nhằm khuyến khích việc xây dựng, củng cố chế độ tài sản chung của vợ chồng, đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan