Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực đông nam bộ theo định hướng phát triển bền ...

Tài liệu Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực đông nam bộ theo định hướng phát triển bền vững

.PDF
22
199
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2014 – 45TĐ S KC 0 0 4 7 7 8 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mã số: T2014 – 45TĐ Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vòng Thình Nam TP. HCM, tháng 10 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA KINH TẾ Tp. HCM, Ngày 27 tháng 10 năm 2014 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo định hướng phát triển bền vững. - Mã số: T2014- 45TĐ - Chủ nhiệm: ThS. Vòng Thình Nam - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian thực hiện: 06/2013 đến 10/2014 2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết Phát triển bền vững làm nền tảng để phân tích đánh giá thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp cùng với các kiến nghị với nhà nước và Cơ quan quản lý ngành chăn nuôi nhằm khắc phục những khó khăn cho người chăn nuôi, thúc đẩy phát triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. 3. Tính mới và sáng tạo: Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp để có công cụ đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi này theo hướng phát triển bền vững. 4. Kết quả nghiên cứu: - - Đề tài đã khái quát được lý thuyết phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong chăn nuôi nói riêng, qua đó vận dụng vào chăn nôi gà công nghiệp. Qua nghiên cứu, tác giả đã phân tích thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo hướng phát triển bền vững. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị với cơ quan chức năng, với nhà nước về một số chính sách liên quan đến chăn nuôi gà công nghiệp. 5. Sản phẩm: 1. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo định hướng phát triển bền vững”. 2. Một bài báo đăng trên tạp chí khoa học có tính điểm (từ 0 đến 0,5 điểm). 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là luận cứ khoa học cho các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và các ngành chăn nuôi khác đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc xây dựng chủ trương, chính sách phát triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Trưởng Đơn vị (ký, họ và tên) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) ThS. Vòng Thình Nam INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Chicken industrial farm feeding in sustainable development in South east areas. Code number: T2014 – 45TĐ Coordinator: VONG THINH NAM Implementing institution: UTE Duration: from 06/2013 to 10/2014 2. Objective(s): Based on theory of sustained growth to analys the current situation, evaluate the sustainable development of chicken industrial breeding fact. Therefrom, to suggest and recommend to Authority for support to sustainable development poultry livestock industrial farm sector. 3. Creativeness and innovativeness: Proposed criteria for the sustainable development of industrial chicken breeding industry to evaluate the sustainable development of chicken industrial breeding fact. 4. Research results: 3.1. Base on the theory of sustainable development and theory of sustainable livestock farming. 3.2. Analys the current situation, evaluate the sustainable development of chicken industrial breeding fact in South east areas. 3.3. To suggest and recommend to Authority for support to sustainable development poultry livestock industrial farm sector. 5. Products: - Study report on chicken industrial farm feeding in sustainable development in South east areas. - A paper of scientific. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: The outcomes of this research will provide science study to enterprises, poultry livestock industrial farms and other livestock sector. It also serves as reference materials to sector authority at country and local level in building strategy, policy to sustainable development of poultry livestock industrial farm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP HCM KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI & ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đề tài: “Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo định hướng phát triển bền vững”. - Mã số: T 2014- 45TĐ Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vòng Thình Nam STT 1 HỌ VÀ TÊN Vòng Thình Nam ĐƠN VỊ Trường ĐH SPKT TP HCM NHIỆM VỤ Chủ nhiệm đề tài GHI CHÚ MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ v Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh .......................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP ....................................................................................................... 12 1.1. Khái quát lý luận về quan hệ giữa con người và thiên nhiên ............................... 12 1.2. Khái niệm “Phát triển bền vững” ........................................................................ 13 1.2.1. Sự ra đời của khái niệm “Phát triển bền vững” ................................................ 13 1.2.2. Phát triển bền vững là tất yếu khách quan ........................................................ 18 1.3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững trong chăn nuôi......................................... 19 1.3.1. Phương thức phát triển bền vững nông nghiệp/chăn nuôi .................................21 1.3.2. Chăn nuôi gà theo phương thức truyền thống (chủ yếu là nông hộ) .................. 22 1.3.3. Chăn nuôi gà theo phương thức hiện đại .......................................................... 25 1.4. Nội dung phát triển bền vững trong chăn nuôi gà công nghiệp............................ 26 1.4.1. Phát triển bền vững về mặt kinh tế ...................................................................27 1.4.2. Phát triển bền vững về mặt xã hội ....................................................................28 1.4.3. Phát triển bền vững về mặt môi trường ............................................................ 28 1.4.4. Phát triển bền vững về mặt thể chế chính sách ................................................. 29 1.5. Chỉ tiêu phát triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp .......................................29 1.5.1. Nghiên cứu chỉ tiêu phát triển bền vững .......................................................... 29 1.5.2. Đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp......... 33 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng quá trình PTBV ngành chăn nuôi gà công nghiệp ........ 34 1.7. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi gà công nghiệp của các nước trên thế giới .....36 1.7.1. Quản lý chăn nuôi gà công nghiệp tại Thái Lan ............................................... 36 i 1.7.2. Kinh nghiệm chăn nuôi từ Isarel ......................................................................38 1.7.3. Những tiến bộ và định hướng trong chăn nuôi gà hiệu quả tại Nhật Bản .......... 41 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG............. 43 2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Bộ ..................................43 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ ........................................................... 43 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đông Nam bộ ............................... 44 2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và các tỉnh Đông Nam Bộ ...46 2.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm nói chung ........................................................... 46 2.2.2. Khái quát quá trình phát triển chăn nuôi gà công nghiệp ..................................50 2.3. Phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ theo hướng bền vững ........................................................................................... 56 2.3.1. Phân tích về mặt kinh tế ................................................................................... 57 2.3.2. Phân tích về mặt xã hội .................................................................................... 64 2.3.3. Phân tích về mặt môi trường ............................................................................ 68 2.3.4. Phân tích về mặt thể chế chính sách .................................................................71 Nhận xét: ................................................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ............................................................ 78 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................... 78 3.1.1. Bối cảnh phát triển xã hội ................................................................................ 78 3.1.2. Chủ trương phát triển chăn nuôi của Đảng và nhà nước ...................................78 3.2. Giải pháp – Kiến nghị ......................................................................................... 80 3.2.1. Nhóm giải pháp đối nội ................................................................................... 81 3.2.2. Nhóm giải pháp đối ngoại ................................................................................ 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO (CÓ TRÍCH DẪN) ......................................................... 88 THAM KHẢO ......................................................................................................... 89 ii 20. Chất thải chăn nuôi gây sức ép đến môi trường, http://kttvttb.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1824:cht-thi-chnnuoi-gay-sc-ep-n-moi-trng-&catid=73:mc-tin-tc ....................................................... 90 53. Trần Mạnh – Đ.Bình, “Tết này sẽ ăn gà... nhập”, http://news.woa.vn/2012/11/03/tet-nay-se-an-ga-nhap/............................................. 93 76. Mạnh Thắng, Người chăn nuôi lao đao vì thịt nhập, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/601923/Nguoi-chan-nuoi-lao-dao-vi-thit-nhaptpp.html 95 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân tích tính bền vững ............................................................................. 21 Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ .......................................... 43 Bảng 2.2. GDP bình quân của Việt Nam và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2013 ............................................................................................................... 45 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạt động .......................................................................................................................... 49 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 2010 phân theo nhóm vật nuôi và loại sản phẩm ................................................................................................ 49 Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi gà tại khu vực Đông Nam bộ .....................................52 Bảng 2.6. Tình hình chăn nuôi, giết mổ khu vực Đông Nam bộ .................................55 Bảng 2.7. Biến động giá một số sản phẩm chăn nuôi trong 5 tháng đầu năm 2013.....63 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. GDP bình quân của Việt Nam và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ giai đoan 2010 – 2013. .....................................................................................................44 Biểu đồ 2.2. Số lượng gà công nghiệp so với tổng đàn gà ở Đông Nam Bộ .............. 50 Biểu đồ 2.3. Thị phần gà công nghiệp .......................................................................60  Biểu đồ 2.4. Sản lượng thịt nhập khẩu của Việt Nam qua các năm ............... 75 Hình 2.1. Bản đồ vùng Đông Nam Bộ .......................................................................43 Hình 2.2. Chăn nuôi gà thịt tại Đồng Nai ...................................................................46 Hình 2.3. Tại một công ty giết mổ gia cầm ................................................................ 48 Hình 2.4. Chuồng chăn nuôi gà công nghiệp ............................................................. 51 Hình 2.5. Gà con mới nở chuẩn bị đưa về các trại chăn nuôi (1 ngày tuổi) ................ 58 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt CBOT Chicago Board of Trade Sàn giao dịch thương mại Chicago CSD Commission on Sustainable Uỷ ban của Liên hợp quốc về phát Development triển bền vững The Consultative Group on Nhóm tư vấn quốc tế về chỉ tiêu Sustainable Development PTBV CGSDI Indicators FAO Tổ chức lương nông thế giới Food and Agriculture Organization GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GPI Genuine Progress Indicator Nhóm tiêu chí Tiến bộ đích thực ILRI International Livestock Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế Research Institute IUCN International Union for Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc Conservation of Nature tế HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người SNP Sustainable National Product Tổng sản phẩm quốc dân bền vững SNI Sustainable National Income Tổng thu nhập quốc dân bền vững Technical Advisory Committee Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm TAC/CGIAR /The Consultative Group on International Agricultural chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp Research VEPF Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam Vietnam Environment Protection Fund UNESCO United Nations Educational, Tổ chức giáo dục khoa học và văn Scientific and Cultural hóa của Liên hiệp quốc vi Organization UNCED UNEP UNCTAD UNDP WCED WTO United Nations Conference on Hội nghị về Môi trường và Phát Environment and Development triển của Liên hiệp quốc United Nations Environment Chương trình môi trường liên hợp Programme quốc United Nations Conference on Hội nghị về Thương mại và Phát Trade and Development triển của Liên hiệp quốc United Nations Development Chương trình phát triển Liên hiệp Programme quốc World Commission for Ủy ban Môi trường và Phát triển Environment and Development Thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới vii Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BỘ KH-ĐT Bộ kế hoạch – đầu tư BỘ KH-CN Bộ khoa học - công nghệ BỘ NNPTNT Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn BỘ TN-MT Bộ tài nguyên và môi trường CSHT Cơ sở hạ tầng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HTX Hợp tác xã KH – CN Khoa học - công nghệ KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp KT – XH Kinh tế xã hội KT - XH - MT Kinh tế - Xã hội - Môi trường LHQ Liên hiệp quốc PTBV Phát triển bền vững TNTN Tài nguyên thiên nhiên TCH Toàn cầu hoá UBND Uỷ ban nhân dân viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, là mục tiêu hướng tới của tất cả các nước trên thế giới và cũng chính là sự lựa chọn mang tính chiến lược của các quốc gia. Đó là sự phát triển hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa những mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của các thế hệ trong tương lai. Để PTBV đất nước đòi hỏi phải PTBV ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, là ngành hết sức quan trọng và đang là ngàn chủ lực dối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nuớc đang phát triển. Đối với Việt Nam, ngành nông nghiệp còn là “bệ đỡ” mỗi khi đất nước gặp khó khăn. Vì vậy. PTBV ngành nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc PTBV đất nước. PTBV nông nghiệp tạo cơ sở ổn định cho sự phát triển nhiều ngành khác, nhất là giúp phát triển thương mại, giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới, có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thiết bị công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, PTBV nông nghiệp còn tạo sự ổn định về việc làm cho nhiều lao động, nhất là lực lượng lao động nông thôn. Mặt khác, PTBV ngành nông nghiệp còn có tính lan tỏa lớn, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa dây chuyền cho nhiều ngành, giúp phát triển và tiến dần đến PTBV đất nước. Chủ trương của Đảng và nhà nước là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị có lợi, do vậy, những năm gần đây, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch dần từ trồng trọt sang chăn nuôi, Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2011 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%, đến năm 2020 đạt trên 42% (theo Cục chăn nuôi). Để thực hiện chủ trương đó đòi hỏi các cấp, các ngành liên quan phải có những nỗ lực để phát triển và tiến tới PTBV ngành chăn nuôi. Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm có những bước tiến vượt bậc, nổi bật nhất là chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam bộ. Mặc dù hiện nay chăn nuôi gà công nghiệp mang lại hiệu quả cao về kinh tế, nhưng thực tế người chăn nuôi cũng nhiều phen khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc đã phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ… Trước tình hình đó, đòi hỏi phải đánh giá đúng 1 thực trạng, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển ổn định, phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước. Hơn nữa, ngành chăn nuôi này cũng cần PTBV, tức là trong quá trình chăn nuôi không chỉ phát triển về mặt kinh tế mà đòi hỏi phải phát triển cả về mặt xã hội và đảm bảo về mặt môi trường. Do vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo định hướng phát triển bền vững” là rất cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay. Đề tài nghiên cứu sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết phát triển bền vững, ứng dụng vào lĩnh vực chăn nuôi và chăn nuôi gà công nghiệp, hình thành khung lý thuyết cho việc phân tích đánh giá hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp. Cụ thể, đề tài đưa ra khái niệm chăn nuôi gà công nghiệp, nội dung về phát triển chăn nuôi bền vững, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá PTBV chăn nuôi gà công nghiệp. Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ theo khung lý thuyết do đề tài đề xuất cũng như việc hướng tới thực hiện các mục tiêu chăn nuôi bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đề tài xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp và kiến nghị có căn cứ khoa học và có tính khả thi cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phát triển con người, phát triển xã hội, hạn chế khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài - phát triển bền vững. Đặc biệt là từ hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992, như nghiên cứu của Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED), Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), các tổ chức khác như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và rất nhiều học giả khác. Các nghiên cứu đã đưa ra khái niệm, nội dung, các mô hình PTBV, tiêu chí đánh giá PTBV và những bài học kinh nghiệm của các nước về PTBV. Một số nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp để đạt được phát triển bền vững, thậm chí có nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định để đạt được PTBV như: tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, 2 chọn mục tiêu nào? Hy sinh mục tiêu nào? Với mỗi quốc gia sẽ có lộ trình khác nhau để đạt tới PTBV. Một số nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB): “Xanh hóa công nghiệp: Vai trò mới của cộng đồng, thị trường và Chính phủ”, “Toàn cầu hóa, tăng trưởng và đói nghèo”, hay nghiên cứu của Thaddeus C. Trzyna “Thế giới bền vững: định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững”; IUCN, UNEP và WWF soạn thảo và công bố 1991 “Cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững”. v.v. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài trong việc xây dựng cơ sở lý luận về PTBV. Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã đưa ra các tiêu chí PTBV làm công cụ để đo lường, đánh giá PTBV. Hai bộ chỉ số quan trọng nhất đã được tham khảo trong đề tài này là bộ chỉ số phát triển bền vững của Uỷ ban PTBV của Liên hiệp quốc gồm 58 chỉ tiêu; Bộ 46 chỉ thị của Nhóm tư vấn về chỉ tiêu PTBV (CGSDI); Bộ chỉ số thịnh vượng của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN); Ngoài ra, còn nhiều bộ chỉ tiêu và phương án khác như: Phương án Chỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối cảnh toàn cầu. Trong nước, cũng có nhiều bộ chỉ tiêu được xây dựng và đề xuất, trong đó có hai bộ chỉ tiêu PTBV quan trọng nhất có tính pháp lý là: bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia - bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, ban hành kèm theo quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020) và - Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm: 28 chỉ tiêu chung. Mặc dù vậy, nhưng đa số các công trình đều nghiên cứu PTBV chung cho cấp quốc gia, chưa có công trình nghiên cứu nào về PTBV chăn nuôi gà công nghiệp để đưa ra nội dung và tiêu chí đánh giá phát triền bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Các công trình nghiên cứu khác của nhiều tổ chức trong đó có Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế đã nghiên cứu nhiều về mặt kỹ thuật như: con giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi cho hiệu quả cao, sản lượng cao… cho nhiều loại vật nuôi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho phát triển chăn nuôi gà công nghiệp trong mối quan hệ giữa tăng trưởng về mặt kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. 3 Tóm lại, chưa có công trình nghiên cứu nào của nước ngoài nghiên cứu về PTBV chăn nuôi gà công nghiệp tức là phát triển trong mối quan hệ tăng trưởng và ổn định kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Các nghiên cứu PTBV chung Việt Nam bắt đầu tham gia vào hoạt động phát triển bền vững chung của thế giới khá sớm. Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Brazin), tại đây đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về PTBV ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã đề cập đến các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí và các mô hình PTBV, cũng như các vấn đề liên quan đến PTBV ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của khái niệm phát triển bền vững còn hạn chế, nên đến nay, đa số các công trình nghiên cứu phát triển bền vững chung của quốc gia, rất ít nghiên cứu phát triển bền vững ở phạm vi địa phương hay ngành. Các công trình nghiên cứu đáng chú ý gồm có: Nguyễn Đức Khiển, Con người và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, 2003; Lê Văn Khoa (GS) và các cộng sự, Môi trường và phát triển bền vững, NXB giáo dục Việt Nam, 2009; Trương Quang Học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, với Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI.; Trương Quang Học, Phạm Thị Minh Thư và Võ Thanh Sơn, 2006. Phát triển bền vững (Lý thuyết và khái niệm). Đáng chú ý là các văn bản quan trọng của Chính phủ về PTBV của Việt Nam: * Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ –TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ): Đây là văn bản pháp lý cao nhất của Việt Nam về lĩnh vực phát triển bền vững nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế để bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Là khung chiến lược để xây dựng các chương trình hành động, bao gồm: 4 - Nguyên tắc phát triển bền vững - Mục tiêu và tầm nhìn dài hạn - Các lĩnh vực hoạt động ưu tiên - Giải pháp nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước. * Quyết định Số: 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Bản chiến lược đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển bền vững cho giai đoạn 2011-2020. Theo đó, xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Cùng với việc đưa ra các mục tiêu, chiến lược cũng còn có các giải pháp đồng thời cũng nêu ra cách tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đó. Tuy nhiên, đây là chiến lược phát triển bền vững của chung, chiến lược tổng thể phát triển bền vững cho cả một quốc gia, không phải chiến lược phát triển bền vững của một ngành cụ thể. Vì vậy, cũng cần có những nghiên cứu để có thể đưa ra được chiến lược phát triển bền vững cho những ngành cụ thể nhất là những ngành phù hợp với điều kiện và truyền thống của nước ta. * Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20), 05/2012, Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhằm đánh dấu 20 năm chặng đường thực hiện phát triển bền vững từ sau Hội nghị RIO năm 5 1992, Báo cáo “Thực hiện Phát triển bền vững ở Việt Nam” được xây dựng với các mục đích sau: (Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững (RIO+20) được tổ chức vào tháng 6 năm 2012).  Đánh giá toàn cảnh 20 năm thực hiện phát triển bền vững, những thành tựu và hạn chế trong thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam;  Đưa ra những quan điểm và cam kết của Việt Nam đối với những vấn đề toàn cầu sẽ được bàn thảo tại Hội nghị và các giải pháp để vượt qua các thách thức nảy sinh, hướng tới nền kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững;  Nêu ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị của Việt Nam đối với Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững. Báo cáo đã đưa ra những lĩnh vực ưu tiên phát triển bền vững ở Việt Nam đồng thời cũng đưa ra những thách thức, khó khăn trong quá trình phát triển bền vững. Đặc biệt xem tăng trưởng xanh là bước đi, là công cụ của phát triển bền vững. Mặc dù báo cáo đã đưa ra nội dung rất đầy đủ và chi tiết nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận là phát triển bền vững tồng quát của một quốc gia chứ không đi vào cụ thể phát trển bền vững của một ngành nên chưa thấy được những cái đạt được và những cái chưa đạt được để tìm giải pháp giúp ngành đó phát triển bền vững. 2.2.2. Các nghiên cứu PTBV ngành chăn nuôi Cũng tương tự tình hình nghiên cứu của thế giới, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về mặt kỹ thuật của ngành chăn nuôi như: Giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc… nói chung nhưng cũng rất ít đối với chăn nuôi gà và gà công nghiệp. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất chiến lược Phát triển chăn nuôi bền vững. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu mang tính chất kỹ thuật gồm có: * GS.TS Lê Viết Ly, Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam, với “Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam”. Tác giả công trình này đã nhấn mạnh vai trò của chăn nuôi đối với đời sống xã hội của nhân loại, chăn nuôi dần thay thế trồng trọt để đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của con người trong điều kiện dân số ngày càng tăng mà diện tích đất đai có giới hạn. Chính vì vậy, chăn nuôi trở thành một ngành đầy tiềm năng và quan trọng đối với con người. Mặt khác, cũng như những ngành khác, trong xu hướng phát triển của thời đại, nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng cần phải phát triển bền vững, hài hòa 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan