Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Cđ bien pháp học tốt văn tả cảnh...

Tài liệu Cđ bien pháp học tốt văn tả cảnh

.DOCX
4
349
84

Mô tả:

biện pháp giúp học sinh học tốt văn tả cảnh
CHUYÊN ĐỀ: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT VĂN TẢ CẢNH TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN I. Văn tả cảnh là gì? Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta. Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau. Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta như dòng sông, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học. II. Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh trong phân môn tập làm văn 1. Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả. + Bước 1: Tìm hiểu đề + Bước 2: Quan sát tìm ý + Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý) + Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh + Bước 5: Kiểm tra lại bài. Hiện nay Sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên. Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm. Cụ thể: Bước 1: Tìm hiểu đề - Tác dụng: Giúp học sinh xác định được yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu... - Cách thực hiện:Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: + Đọc kĩ đề. + Phân tích đề. - Phân tích đề bằng cách: + Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. + Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích. Bước 2: Bước quan sát và tìm ý - Tầm quan trọng: Là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả. - Cách thực hiện: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn. Bước 3. Sắp xếp ý và lập dàn ý - Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian. + Sáng: + Trưa: + Chiều : + Tối: Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như: + Nhìn từ xa: + Trên mặt sông:  + Bờ bên trái: + Bờ bên phải:+ Bến sông: - Sau đó các em sẽ tự viết một dàn ý theo trình tự miêu tả. Bước 4: Tạo bài văn Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, đòi hỏi học sinh phải linh hoạt vận dụng nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết: + Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn + Vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản + Bám sát dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn. Đây là bước rất cần thiết, nó giúp người viết sửa chữa những lỗi sai khi viết văn như: lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, tạo đoạn, dấu câu, cách trình bày và đặc biệt là nhận biết được mình đã làm đúng yêu cầu đề bài chưa và bổ sung nội dung còn thiếu. 2. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh: Để học sinh học tốt tập làm văn, trước khi thực hiện một yêu cầu của đề bài nào đó, giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ đề bài học để học sinh có vốn từ ngữ mà vận dụng trong khi làm bài. Từ đó giúp các em đỡ phải lúng túng. Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn: Viết một đoạn miêu tả cảnh sông nước ( Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 74 ). Giáo viên cần giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ đề sông nước. Chẳng hạn: lăn tăn, êm đềm, man mác, quanh co, xanh thẳm, lung linh,... 3. Mở rộng câu đúng thành câu hay: Do kĩ năng đặt câu của học sinh còn nhiều hạn chế nên giáo viên cần giúp choi các em ôn luyện cách đặt câu đúng và từ câu đúng biết cách mở rộng thành câu hay để sử dụng trong bài văn. Ví dụ : Khi dạy bài : Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy ) ( Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 22 ). Sau khi giúp học sinh xác định đề bài, giáo viên cần giúp các em cách đặt câu đúng và từ câu đúng mở rộng thành câu hay để vận dụng vào bài văn. + Chẳng hạn: - Mặt trời mọc. ( Câu đúng ) →Mở rộng : Ở chân trời phía đông, Ông mặt trời từ từ dâng cao trên đỉnh núi. - Chim hót. ( Câu đúng ) →Mở rộng : Trong vòm là xanh, con chim chào mào hót líu lo như đón chào ngày mới. 4. Xây dựng một số bài tập bô trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ. Trong thời gian học sinh học về tả cảnh thì giáo viên có thể xây dựng các bài tập bổ trợ về cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh. Các bài tập này có thể làm vào các tiết luyện tập Tiếng Việt buổi 2. Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây : - Đảm bảo mục tiêu môn học rèn kĩ năng tạo lập văn bản. - Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú. - Phù hợp với thực tiễn dạy học văn tả cảnh ở lớp 5, phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học. - Đảm bảo phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Bài tập đưa ra phải có dữ liệu đảm bảo tính chính xác về cấu tạo ngữ pháp, tính nghệ thuật trong ngôn từ và cú pháp. Hội An, ngày 5 tháng 12 năm 2017 Người báo cáo Hoàng Thị Thùy Dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan