Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Câu hỏi thi vấn đáp luật hiến pháp...

Tài liệu Câu hỏi thi vấn đáp luật hiến pháp

.DOC
48
133
57

Mô tả:

Đề cương hiến pháp Đề 1: 1. Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam có phải là một ngành nghiên cưu chuyên ngành không? Giải thích. Sai. Luật HP là 1 môn học chính thưc trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội – Tp.HCM, Khoa luật ĐHQGHN và 1 số cơ sở đào tạo luật khác. 2. Nêu chưc năng của VKS VKSNDTC thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. VKSND đp thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các VKSQS thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định pluật. Đề 2: 1. Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam có phải là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN hay không? Why? Đúng. Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cơ bản tạo thành cơ sở của chế độ xã hội và Nhà nước mà các mqh thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác đều bắt nguồn từ cơ sở của chế độ xã hội và nhà nước đó. Ngành luật HP đóng vai trò trung tâm liên kết các ngành luật khác. 2.Chưc năng của TAND - TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS và các TA khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. - TA xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Đề 3: 1. Tại sao HP 1980 là đạo luật cơ bản? 1 Có 5 lý do để cho rằng HP là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta ( 80,92) Xét về mặt thẩm quyền ban hành thì HP là văn bản do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành & thông qua (Quốc hội). Xét về mặt nội dung, HP qui định điều chỉnh 1 phạm vi rộng lớn các lĩnh vực quan hệ XH cơ bản & quan trọng nhất. Những quan hệ này là csở pháp lý để xây dựng nên chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá XH, quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chưc hoạt động của BMNN. Xét về mặt hiệu lực thì HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là csở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia. Tính tối cao của HP được thể hiện như sau: - Tất cả văn bản pháp luật khác được ban hành phải trên csở HP, không trái hay mâu thuẫn với HP. - Tất cả điều ước quốc tế mà VN ký kết & tham gia chỉ có giá trị thực hiện ở VN khi phù hợp với HP. - Là văn bản pháp lý duy nhất quy định tổ chưc quyền lực nhà nước bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp; - Tất cả các cơ quan NN, CBCC NN & mọi công dân phải tôn trọng & tuân thủ HP. - Thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền hay liên minh giai cấp cầm quyền. Xét về mặt trình tự thủ tục sửa đổi ban hành Luật HP: HP chỉ được ban hành hoặc sửa đổi khi đất nước chuyển sang giai đoạn ccáh mạng mới với những nhiệm vụ chiến lược mới. Đồng thời phải được tiến hành theo 1 trình tự thủ tục nghiêm ngặt & phải được ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội tán thành. 2. Hoạt động đại biểu HĐND? 2 Về nhiệm vụ: - Gương mẫu chấp hành pluật, csách nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện csách, pluật và tgia việc quản lý nhà nước - Tham dự đầy đủ các kì họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiêm vụ, quyền hạn của HĐND. - Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở địa phương bầu ra mình. - Sau mỗi kì họp HĐND, các đại biểu HĐND phải báo cáo với cử tri về kết quả của kì họp. - Đại biểu HĐND nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải có trách nhiệm trả lời cử tri. Về quyền hạn: - Có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nvụ, quyền hạn của HĐND trong các kì họp, phiên họp của HĐND. - Có quyền tg bầu cử và có thể được bầu vào thường trực HĐND, các ban của HĐND hoặc UBND cùng cấp. - Có quyền chất vấn chủ tịch HĐND, chủ tịch và các thành viên khác của UBND, CA TAND, VT VKSND và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp. - Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chưc kinh tế, tổ chưc xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dưt những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước trong cơ quan, tổ chưc, đơn vị hoặc của cán bộ, công chưc, nhân viên cơ quan, tổ chưc, đơn vị đó. - Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung, - Có quyền đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu. Đề 4: 1. Hiến pháp 1992 là luật cơ bản của pháp luật và xã hội nước Việt Nam là đúng hay sai? Why? 3 Đúng. Vì nó là luật cơ bản của nn chư ko phải của xh, quản lí xh đã có các qppl, các văn bản quy phạm pl dưới hp, n điều chỉnh 1 cách cụ thể. còn đv hp n chỉ mang tính khái quát nhất, là nền tảng của hệ thống pháp luật vn và là cơ sở để ban hành ra các vbqppl khác. 2. Kì họp quốc hội có phải là hình thưc hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội không? Why? Đúng vì Kỳ họp QH là nơi tập trung toàn bộ trí tuệ của tập thể các đại biểu QH và các thành viên của các cơ quan nhà nước TW. Đề 5. 1. So sánh ủy ban quốc phòng và hội đồng an ninh? 2. Trong lịch sử lập pháp HĐND bầu ra UBHC đúng hay sai? Tại sao? Đúng.  nhưng chỉ cần đổi câu hỏi là trong lịch sử lập pháp VN HĐND cùng cấp bầu ra UBND cùng cấp là sai đấy Đề 6 1. Đặc điểm của Hiến Pháp. 2. Kì họp của Quốc hội có phải là hoạt động chủ yếu của QH không? Tại sao? Đúng vì đây là nơi tập trung trí tuệ của các đại biểu QH và các thành viên NN TW. Đề 7: 1. Với tính chất là đạo luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp ra đời cùng với sự hình thành Nhà nước và pháp luật, đúng hay sai? Tại sao? Sai vì ở nhà nước phong kiến không có hiến pháp. Sự ra đời của hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kì giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước chuyên chế phong kiến. 2. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành. - Đại biểu QH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, CA TANDTC, VT VKSNDTC. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu QH chất vấn. 4 - Trong thời gian QH họp, đb QH gửi chất vấn đến Chủ tịch QH. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước QH tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra thì QH có thể quyết định trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của QH hoặc cho trả lời bằng văn bản. - Trong thời gian giữa 2 kỳ họp QH, chất vấn được gửi đến UBTVQH để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. - Nếu đb QH không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch QH đưa ra thảo luận trước QH hoặc UBTVQH. - Khi cần thiết, QH hoặc UBTVQH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Đề 8: 1. Vai trò của MTTQVN theo pháp luật hiện hành. Điều 9 – HP 1992:  “MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.  MT phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân,  Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân,  Cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân,  Động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành HP và pháp luật,  Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”. Trong các cuộc bầu cử QH tại Việt Nam, các ưng cử viên đều phải được MTTQ phê chuẩn để đưa vào danh sách ưng cử viên. Đồng thời, MTTQ quốc còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử. 2. Đại biểu HĐND chỉ có quyền chất vấn tại kì họp của HĐND là đúng hay sai? Why? 5 Sai, vì ngoài kì hợp còn có thời gian giữa 2 kì họp theo quy định của điều 39. luật tchdnd năn 2003 Đề 9: 1, Vai trò của MTTQVN trong hoạt động xây dựng pháp luật theo HP hiện hành. - Kiến nghị với UBTVQH, CP về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. - Trình QH, UBTVQH dự án luật, pháp lệnh. - Cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của MTTQVN tham gia quản lý nhà nước. - Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản qppl khác. - Tham gia tố tụng, tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu Hội thâm TAND. 2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban QH theo HP hiện hành. - Là những cơ quan của QH, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số - Nhiệm kì của HĐDT và các UB của QH theo nhiệm kỳ của QH. - Có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; - Thẩm tra những báo cáo được QH hoặc UBTVQH giao; - Trình QH, UBTVQH ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; - Thực hiện quyền giám sát, kiến nghị với UBTVQH về việc giải thích HP, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Có quyền kiến nghị UBTVQH xem xét trình QH việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chưc vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. - Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH, trong thời gian QH không họp thì báo cáo công tác trước UBTVQH. 6 Đề 10: 1. Nhà nước CHXHCN Viê ̣t Nam là trung tâm chính trị đúng hay sai? giải thích? Đúng. (xem lại lý luận) 2. Phân tích điều 83: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dânê. - Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước; - Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước; - Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước; - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia cũng như các vấn đề trọng đại của đất nước. Đề 12 1. Chính sách của Nhà nước CHXHCNVN đối với thành phần kinh tế nhà nước? - Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thưc tổ chưc sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. - Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ưng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn 7 đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thưc, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới. - Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. 2. Thành viên các Ủy ban thường trực của QH phải là đại biểu QH và làm việc theo chế độ chuyên trách? Đúng hay sai? Sai, chỉ có 1 số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Đề 13 1. Khái niệm quyền vụ nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Công dân: là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về 1 nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này mà con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện 1 số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. - Quyền cơ bản của công dân: xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các QG trên thế giới thừa nhận. - Nghĩa vụ cơ bản của công dân: là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với Nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong HP – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lí của công dân. - Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Thể hiện tính chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của Nhà nước 8 2. Theo hiến pháp hiện hành, khi có quá nửa số đại biểu QH tán thành thì QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chưc danh do Qh bầu ra đúng hay sai? tại sao? Sai. Điều 12 – Luật tổ chưc QH: UBTVQH xem xét trình QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chưc vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đb QH hoặc kiến nghị của HĐDT, các UB của QH. Đề 14 1. Phân tích nô ̣i dung quyền học tâ ̣p của công dân VN theo pháp luâ ̣t hiê ̣n hành Ðiều 59 – HP 1992: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.” - Ngay từ nhà nước mới giành được độc lập, chủ tịch HCM đã quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí. Người đã xác định rằng học tập là quyền cả mỗi công dân của một nhà nước độc lập, đồng thời nó cũng phải là bổn phận của mỗi người. - Xuất phát từ tinh thần đó, HCM muốn khẳng định, muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN, vì vậy cách mạng chính trị - tư tưởng là 1 trong 3 nội dung của cách amngj XHCN - Như vậy nâng cao dân trí là mục đích đầu tiên của nền giáo dục VN. - Giáo dục còn nhằm mục đích đào tạo nhân lực cho đất nước. - Nền giáo dục VN còn nhằm mục đích bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.  Nhà nước cần có sự định hướng đúng cho sự phát triển của giáo dục, phải có chính sách phù hợp trong việc sử dụng, đãi ngộ nhân tài. 2. Giữa hai kỳ họp của QH, UBTVQH có quyền trưng cầu dân ý, đúng hay sai? Tại sao? Sai. UBTVQH có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chưc trưng cầu ý dân theo quyết định của QH. Không nói rõ thời điểm thực hiện. Đề 15 1. Phân tích tại sao “QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtê. - Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. 9 - Quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chưc và hoạt động của bộ máy nhà ước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. 2. Có phải đến HP 1992 quyền tự do kinh doanh của công dân mới đc ghi nhận không? Tại sao? Đúng, căn cư tại điều 57, hp 92, và so sánh vs HP 80. Đề 16. 1. Phân tích quyền lao động của công dân theo pháp luật hiện hành Điều 55 – HP 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.” - Quyền lao động kết hợp chặt chẽ với nghĩa vụ lao động  là sự kết hợp hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với nhu cầu của cuộc sống cá nhân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. - “Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.ê  phù hợp với đường lối kinh tế của nhà nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN  phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phần với mục đích chính sách kinh tế nhà nước ta là làm cho dân giàu nước mạnh. 2. So sánh UBTVQH vs HĐDT theo pháp luật hiện hành? Đề 17 1. Cơ cấu của Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành? - UBTVQH: chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH, các ủy viên. Số thành viên của UBTVQH do QH quyết định và không thể đồng thời là thành viên CP và làm việc theo chế độ chuyên trách. - HĐDT: chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên do QH bầu ra trong số đb QH. Có 1 số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách do UBTVQH quyết định 10 - Các UB của QH: 9 UB thường trực, mỗi UB phải có 1 số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và UB lâm thời. UB của QH gồm chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, các ủy viên. Thành viên UBQH do QH quyết định trong số đb QH, số thành viẻn hoạt động chuyên trách do UBTVQH quyết định. 2. Hiến pháp là nguồn duy nhất của ngành Luật Hiến pháp đúng hay sai? giải thích? => nguồn của luật hp là những vpqppl do cơ quan nn có thẩm quyền ban hành. có chưa đụng những quy phạm hp. Sai, ngoài ra còn có, luật, pháp lệnh nghị quyết của UBTVQH, luật, nghị quyết của UBTVQhH, nghị quyết của HĐND, 1 số vbqppl do CP, thủ tướng CP ban hành. Đề 18 1. Cơ cấu tổ chưc của CP theo HP hiện hành - Gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ. QH quyết định thành lập bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng CP - Cơ cấu bộ gồm có: Vụ, thanh tra, văn phòng bộ  Cục, tổng cục  Các tổ chưc sự nghiệp - Thành viên CP gồm: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. - Số lượng Phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do QH quyết định. - Thủ tướng CP do QH bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của CTN. - Thủ tướng trình QH phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chưc và từ chưc đối với Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Theo HP 1992, thành viên CP không nhất thiết phải là đbQH trừ Thủ tướng. 11 - Trong cơ cấu CP hiện tại không còn thiết chế Thường vụ Hội đồng bộ trưởng và số bộ, cơ quan ngang bộ được giảm đi. 2. Luật , nghị quyết của QH là nguồn của luật HP, đúng hay sai? Sai, chỉ một số luật, nghị quyết. Ví dụ là “nghị quyết bãi nhiệm đb QH Đặng thị Hoàng Yến tại QH XIII đều là nghị quyết nhưng đối tượng áp dụng của một số nghị quyết mang tính cụ thể, áp dụng vs từng trường hợp nhất định.ê Đề 19 1. Phân tích nội dung của quyền bầu cử và ưng cử - Quyền bầu cử và ưng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là một trong những quyền cơ bản về chính trị của công dân. - Pháp luật hiện hành đã quy định công dân có quyền bầu cử, có quyền ưng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Theo đó, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội. Những công dân này không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử. - Mặc dù vậy, cũng có những công dân đủ các điều kiện trên nhưng không được ghi tên vào danh sách cử tri là các trường hợp người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật hay người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự. - Ngoài ra, những người sau đây cũng không được tham gia ưng cử đb QH gồm:  Những người không được tham gia bầu cử thì đương nhiên không được ưng cử,  Người đang bị khởi tố về hình sự, người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án hoặc đã chấp hành xong nhưng chưa được xóa án tích hay là những người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính khác 2. Nghị quyết của HĐND có phải là nguồn của HP không? Vì sao? Sai, chỉ một số nghị quyết mới là nguồn của HP, căn cư vào đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng, người thi hành… 12 Đề 20 1. Cơ cấu tổ chưc của UBND. - Chủ tịch UBND: do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp I của mỗi khóa theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND, là đb HĐND, phải đc quá ½ tổng số đb HĐND có mặt biểu quyết tán thành. - Phó chủ tịch UBND: do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp I mỗi khóa theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND. Số Phó chủ tịch UBND mỗi cấp do CP quy định, không nhất thiết là đb HĐND. - Các thành viên khác của UBND: do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp I của mỗi khóa theo sự giới tiệu của chủ tịch UBND. Không nhất thiết là đb HĐND. - UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW: 9 – 11 thành viên. Tp. Hà Nội và Tp. HCM không quá 13 tv. - UBND huyện: 7 – 9 tv. - UBND xã: 3 – 5 tv. - Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên của UBND không thể đồng thời là chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban của HĐND cùng cấp. 2. HĐND là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước đươc cử tri trực tiếp bầu ra. Đ hay S? tại sao? Sai, ngoài ra còn có QH. Đề 21 1 Vị trí, tính chất, trật tự hình thành của UBND theo PL hiện hành - UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương…chịu trách nhiệm chấp hành HP, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. - Trật tự hình thành – cơ cấu tổ chưc. 2. Danh sách cử tri do UBND lập ra đúng hay sai? Tại sao? Sai , điều 24, luật bầu cử hdnd, ubnd, quy định danh sách cử tri do ubnd cấp xã lập ra.( còn ở khẳng định này là ubnd chung chung) 13 Đề 22 1. Phân biệt bãi nhiệm đại biểu HĐND với miễn nhiệm đại biểu HĐND. - Bãi nhiệm và khi không còn được tín nhiệm của cử tri, của nhân dân thì sẽ bị thôi, không giữ chưc danh đb HĐND nữa  mang tính chất bị động. - Miễn nhiệm là đb HĐND: xét thấy sưc khỏe, năng lục hay những lí do chủ quan khác ảnh hưởng và ko thể tiếp tục duy trì công việc thì xin thôi giữ chưc đb. 2. Nguồn của ngành Luật Hiến pháp? - Là những văn bản qppl chưc đựng qppl hiến pháp - HP là nguồn cơ bản của ngành luật HP, ngoài ra còn có một số luật, nghị quyết của QH ban hành. - Một số pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH ban hành - Một số văn bản do CP, thủ tướng CP ban hành. - Một số nghị quyết do HĐND ban hành. Đề 23: 1. Phiên họp của UBND theo pháp luật hiện hành - UBND mỗi tháng họp ít nhất 1 lần. - Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. - Các thành viên của UBND phải tham dự đầy đủ các phiên họp , trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND. - Chủ tịch MTTQ là người được mời tham dự các phiên họp thường kì của UBND. Riêng người đưng đầu các đoàn thể nhân dân địa phương thì tùy theo tình hình thực tế có thể được UBND mời họp. - UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề theo luật định. 2. VKS được thành lập cùng các cơ quan nhà nước khác Đ/S? Sai, vì trong lịch sử lập hiến VN, HP 1946 chưa quy định thành lập cơ quan 14 kiểm sát là 1 hệ thống cơ quan độc lập trong bộ áy nhà nước mà thuộc hệ thống cơ quan tư pháp. Đến HP 1959 dành chương VIII quy định về VKSND – một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước. Đề 24 1. Bãi nhiệm đại biểu QH 2. Trong lịch sử lập hiến VN có phải Kiểm sát viên VKS được hình thành theo nguyên tắc bổ nhiệm hay không? Tại sao ? Sai vì HP 1946 chưa quy định về VKS nên không có chưc danh kiểm sát viên VKS. Đề 25: 1. Chưc năng thực hiện quyền công tố của VKS - Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra tòa với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 12: VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm đảm bảo:  Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.  Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tam giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sưc khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.  Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục xử lý kịp thời và nghiêm minh.  Việc truy cưu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cư và đúng pháp luật. Điều 16: trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND có trách nhiệm 15 thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. 2. Các NQ của HĐND phải được quá ½ tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành, đúng hay sai? Tại sao? Đáp án sai, vì bãi nhiệm đại biểu HĐND cần 2/3 tổng số đb Đề 26: 1. Phân tích nguyên tắc bầu cử phổ thông. - Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chưc các cuộc bầu cử. - Là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mưc độ dân chủ của bầu cử. Cuộc bầu cử phổ thổng là cuộc bầu cử được tổ chưc cho nhiều người tham gia. - Pháp luật quy định những trường hợp đặc biệt sau đây không được tham gia bầu cử:  Những người mất trí không tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình, không phân biệt đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thưc.  Những người bị giam để thi hành án phạt tù  Những người đang bị tạm giam theo quyết định của tòa án hoặc theo quyết định hay phê chuẩn của VKS. - Ngay từ thời non trẻ, nhà nước VN đã áp dụng nguyên tắc bầu cử phổ thông cho mọi công dân Việt Nam. - Quyền bầu cử của công dân được các cơ quan phụ trách bầu cử ghi nhận trong danh sách cử tri. - Tất cả mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đủ 18 tuổi trở lên, không bị pháp luật tước quyền bầu cử đều được ghi tên trong danh sách cử tri. - Để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc phổ thông, Luật bầu cử qui định hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục sự sai sót trong quá trình lập danh sách cử tri: 16  Việc niêm yết danh sách cử tri bằng các phương tiên thông tin đại chúng  Việc công dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về cử tri và danh sách cử tri  Quyền cử tri được giới thiệu đến bầu cử nơi mới đến. 2. Chủ tịch QH là người lãnh đạo QH đúng hay sai? Sai, ta căn cư vào nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch QH theo pháp luật hiện hành: chỉ có quyền lãnh đạo công tác của UBTVQH và điều hành cuộc họp của QH. Đề 27 1. Phân tích mối quan hệ giữa chủ tịch nước và quốc hội trong lĩnh vực lập pháp. - QH có quyền bãi bỏ các văn bản của CTN trái với HP, luật và nghị quyết của QH. - CTN có quyền trình các dự án luật ra trước QH, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hanh luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành. - CTN có quyền công bố luật, HP, pháp lệnh - CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH về các vấn đề quy định tại điểm 8, 9 – điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà CTN vẫn không nhất trí, thì CTN trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất. - CTN công bố nghị quyết của QH tương tự như với luật; công bố hoặc xem xét lại nghị quyết của UBTVQH tương tự như đối với pháp lệnh. 2. Thành viên hội đồng dân tộc là đb QH hoạt động theo chế độ chuyên trách đúng hay sai? tại sao? Sai, chỉ có 1 số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Đề 28 1. Nêu mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ 17 - Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng CP - Căn cư vào nghị quyết của QH hoặc UBTVQH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chưc Phó thủ tướng CP, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP. - Trong thời gian QH không họp theo đề nghị của Thủ tướng, quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 2. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cơ quan hành chính ở địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra, đúng hay sai, giải thích? Sai, vì ở HP 46 chưa có đủ HĐND cùng cấp Đề 29 1. MQH giữa chủ tịch nước và TAND hiện hành - Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm CA TANDTC - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chưc Phó CA, thẩm phán TANDTC; CA, phó CA, thẩm phán TAQSTW - Trong thời gian QH không họp, CA TANDTC phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước CTN. 2. Trong lịch sử: các cơ quan hành chính địa phương do HĐND bầu ra Đ/S? Tại sao Sai. Đề 31 1. Mối quan hệ giữa HĐND với VKS - Có quyền chất vấn Viện trưởng VKSND. - Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của VKSND cùng cấp 2. Theo quy đinh của pháp luật hiện hành việc bầu cử bổ sung đại biểu HĐND nằm trong quy trình bầu cử đại biểu HĐND. Đúng hay sai ? Tại sao? Sai. Việc bầu cử bổ sung đb HĐND trong nhiệm kì được tiến hành trong các TH sau:  Đơn vị bầu cử khuyết đb 18  Đơn vị hành chính mới được sáp nhập, đơn vị hành chính được chia thàn nhiều đơn vị hành chính mới hoặc đơn vị hành chính được thay đổi cấp có số lượng đb HĐND chưa đủ theo quy định pháp luật Việc bầu cử bổ sung chỉ được tiến hành trong trường hợp số lượng đb HĐND không còn đủ 2/3 tổng số đb được ấn định và khi thời gian của nhiệm kỳ HĐND còn ít nhất 1/3, trừ TH đặc biệt theo hướng dẫn của CP. Đề 32 1.Mối quan hệ giữa HĐND và UBND theo pháp luật hiện hành. - HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân. - UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp. - HĐND và UBND tổ chưc và hoạt đọng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo HP, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. - Hiệu quả hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động cửa thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND và của các đb HĐND. - Hiệu quả hoạt động của UBND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể UBND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. - Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó. Trong phạm vi, quyền hạn do pháp luật quy định, HĐND ra quyết định, chỉ thị và tổ chưc thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. - Trong hoạt động của mình, HĐND và UBND phối hợp chặt chẽ với MTTQVN và các tổ chưc thành viên, các tổ chưc XH khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. 2. Đến hiến pháp 1992 mới có chế độ bổ nhiệm thẩm phán đúng hay sai?tại sao? 19 Sai. Vì ngay từ HP 1946 đã quy định chế độ này. đề 33 1. Nêu vị trí, tính chất, chưc năng của UBND theo pháp luật hiện hành - UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. - UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chỉ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. - UBND thực hiện chưc năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ TW tới cơ sở. 2. Trong lich sử lập hiến Việt Nam Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan bầu ra mình. Đúng hay sai? why? Sai. Vì HP 1946 chưa quy định chịu trách nhiệm và báo cáo, CTN không phải chịu trách nhiệm gì ngoài tội phản bội Tổ quốc.(hiện hành đúng điều 102 hp 92) Đề 34: 1. Phân tích nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo pháp luật hiện hành. 2. Theo pháp luật hiện hành thành viên của các UB của HĐND có phải là đb HĐND không? Tại sao? => ko, vì HĐNd có rất nhìu ub, mà số lg đb hdnd đc ấn định trc, ở cấp tỉnh khoang45 ng, nếu như tv của các ub của hdnd là đbhdnd thì sẽ ko đủ số lg tv cho ub của hdnd Đề 35 1. Hãy phân tích nguyên tắc bầu cử trực tiếp - Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là: cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thẳng cho người ấy làm đb QH hay đb HĐND không thông qua người 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan