Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2000 và việc áp dụng trong thực tiễ...

Tài liệu Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2000 và việc áp dụng trong thực tiễn xét xử

.DOC
15
97
84

Mô tả:

Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ A. MỞ BÀI Gia đình ra đời tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà nước thừa nhận hôn nhân của nam nữ, đồng thời qui định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ. Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp. Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao. Lĩnh vực hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiện qua các văn bản Luật điều chỉnh lĩnh vực này. Vậy Luật Hôn nhân & Gia đình 2000 đã có những qui định như thế nào về căn cứ ly hôn và việc áp dụng các thực tiễn này trong thực tiễn xét xử ra sao? Bài nhóm của chúng em với đề tài “Căn cứ ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình 2000 và việc áp dụng trong thực tiễn xét xử” sẽ làm rõ hơn vấn đề này. Bài làm của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do đó chúng em luôn mong muốn được lắng nghe những góp ý quý báu từ phía các thày, cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm ly hôn Xét về mặt xã hội: Ly hôn là một giải pháp giải quyết sự khủng hoang trong mối quan hệ vợ chồng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac lenin, ly hôn là mặt trái trong quan hệ hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu khi mà quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, mà trong khi đó mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống vợ chồng không còn ý nghĩa. Ly hôn nhằm giải phóng cho vợ chồng, các con và các thành viên khác trong gia đình khỏi những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình vì tự do ly hôn không có nghĩa là làm tan rã những mối quan hệ gia đình mà ngược lại nó củng cố mối quan hệ hiện đó trên cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh. Xét về mặt pháp lý: Ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng theo qui định của pháp luật. Chỉ có vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Để ly hôn, vợ, chồng hoặc cả 2 người hoàn toàn tự do trong việc làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án chính là cơ quan duy nhất có 1 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ thẩm quyền xem xét và giải quyết ly hôn của vợ, chồng. Tòa án phải điều tra xác minh tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn của vợ chồng; tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của vợ chồng kết hợp với các căn cứ theo qui định của pháp luật để tiến hành giải quyết ly hôn. Như vậy, ly hôn là một sự kiện pháp lý đánh dấu sự chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. II. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 1. Quan điểm của nhà nước ta về căn cứ ly hôn. Pháp luật nhiều nước qui định giải quyết ly hôn là dựa vào yếu tố lỗi của mỗi vợ chồng. Nhà nước tư sản coi hôn nhân như hợp đồng nền việc chấm dứt ly hôn cũng giống như chấm dứt hợp đồng và và dựa vào lỗi của các bên; Việc xử của Tòa án dựa vào hình thức của quan hệ hôn nhân. Điều này dẫn đến sự thụ động trong xét xử (do hoàn toàn dựa vào ý chí của đương sự). Với nhà nước xã hội chủ nghĩa, căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ đã bị tan vỡ và giải quyết của Tòa án cho họ được ly hôn là một thực tế khách quan. Mối quan hệ vợ chồng hiện đang tồn tại không thể cải thiện được, việc chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng là giải phóng cho cả hai vợ chồng và từ đó xã hội không có những tế bào không khỏe mạnh bởi mỗi gia đình hạnh phúc là một tế bào tốt cho xã hội. Trong pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ ly hôn phải hội tụ đủ các yếu tố phản ánh thực tế hôn nhân không thể tồn tại được nữa. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Nhà nước ta quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-LêNin và được quy định dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Đó là: tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được thì Tòa án sẽ cho ly hôn. 2 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ 2. Phân tích căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Có thể hiểu căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được qui định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết đó thì Tòa án mới xử cho ly hôn. Quy định tại Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về căn cứ ly hôn như sau: “1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.” Việc ly hôn được quyết định theo đơn yêu cầu của vợ và chồng hoặc riêng của một trong hai người. Pháp luật quy định căn cứ ly hôn dựa trên tình trạng thực tế của cuộc hôn nhân đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, mục đích hôn nhân không đạt được. Trước tiên, cần phải hiểu thế nào là “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài”. Có thể thấy, theo quan điểm lập pháp thì việc giải quyết ly hôn phải dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân chứ không dựa vào lỗi của vợ hoặc chồng. Xét trên cơ sở lý luận và thực tế cho thấy, khi tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là muốn nói đến tình yêu của vợ chồng không còn nữa, nó có thể đã phai nhạt hoặc bị tình yêu mới lấn át, đồng thời vợ chồng có những mâu thuẫn sâu sắc đến mức không thể giải quyết được, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt và tan vỡ mà không thể hàn gắn lại được. Nếu vợ chồng tiếp tục chung sống trong hoàn cảnh đó thì không những không đem lại niềm vui, hạnh phúc mà tình trạng đó còn ảnh hưởng đến đời sống của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái. Tòa án nhân dân tối cao đã có những văn bản hướng dẫn mang tính 3 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ cụ thể cho phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng khi họ có yêu cầu ly hôn. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/NQ-HDTP hướng đẫn áp dụng một số qui định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, quan hệ vợ chồng được coi là trầm trọng khi: - Vợ chồng không yêu thương, quí trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng của mình muốn sống sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức nhắc nhở nhiều lần. - Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức nhắc nhở nhiều lần. - Vợ chồng không chung thủy với nhau, như có quan hệ ngoại tình đã được người vợ hoặc chồng hoặc bà con thân thích của họ nhắc nhở khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình (mục 8, điểm a1). Cơ sở đển hận định đời sống chung không thể kéo dài là “căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ, chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại mục 8, điểm a1 và “đã được nhắc nhở hòa giải nhiều lần mà vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau” (Mục 8 điểm 2 NĐ 02/2000/HĐTP). Khi nói “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì phải đặt thực trạng cuộc sống vợ chồng trong tổng thể các mối quan hệ. Nếu chỉ đơn thuần xem xét quan hệ giữa hai cá nhân vợ chồng cũng là chưa đầy đủ. C.Mac đã phê phán mạnh mẽ sự tùy tiện của những người chỉ nhìn thấy sự bất hạnh của những cặp vợ chồng phải gắn bó với nhau khi tình yêu giữa họ không còn. Ông cho rằng những người này “chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất gia đình. Họ quên rằng hầu như mọi sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình và quên rằng ngay cả khi đứng trên quan điểm thuần túy pháp lý, hoàn cảnh của con cái và tài sản của chúng cũng không bị lệ thuộc vào sự xử lý tùy tiện của bố mẹ, vào việc của bố mẹ muốn làm sao làm vậy”. 4 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ Thứ hai, “mục đích của hôn nhân không đạt được” là gì? Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ dựa trên nguyên tắc “tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Như vậy, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững thì khi hôn nhân đã không đạt được mục đích của nó, vợ chồng có thể được ly hôn. Nghị Quyết 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000, tại điểm a3 Mục 8 hướng dẫn về việc nhận định mục đích hôn nhân không đạt được là “không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt”. Như vậy, những quan điểm trên đây là cơ sở cho việc xác định mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu vợ chồng chung sống có những biểu hiện đó thì có nghĩa là họ không thể cùng nhau xây dựng được gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và ly hôn tất yếu sẽ xảy ra. Những nội dung trên đây của căn cứ ly hôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì sẽ dẫn đến “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Điều đó cho thấy quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ riêng tư giữa hai cá nhân nhưng lại tác động trực tiếp tới gia đình. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải điều tra, xem xét kĩ giữa mặt riêng tư và mặt xã hội của quan hệ hôn nhân thì việc giải quyết mới mang lại hiệu quả tích cực, phù hợp với lợi ích của gia đình và xã hội. Điểm mới của căn cứ ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Đây là sự khác biệt và cụ thể hơn so với Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986, quy định này được dựa trên thực tế cuộc sống và phù hợp với quan hệ đời sống vợ chồng. Theo qui định tại Điều 78 BLDS năm 2005 thì cơ sở để tòa án tuyên bố một người bị xác định là mất tích khi không có 5 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ tin tức gì của người đó trong hai năm liên tục trở lên. Khi người vợ hoặc người chồng xin ly hôn với người mất tích, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố: Nếu trong hai năm liền trở lên không có tin tức gì về người mất tích, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông, niêm yết nơi cư trú theo qui định của BLDS, nhưng vẫn không có tin tức gì về người đó, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi lien quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Như vậy khi tuyên bố của tòa án về việc một bên vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật, mà bên kia có yêu cầu ly hôn thì tòa án sẽ áp dụng theo qui định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong trường hợp giải quyết ly hôn với một bên vợ hoặc chồng bị xác định là mất tích, có thể phân biệt như sau: Người vợ hoặc người chồng yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ mất tích và ly hôn, nếu có đủ điều kiện thì Tòa án tuyên bố người đó mất tích (theo quy định của BLDS) và giải quyết cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì bác yêu cầu tuyên bố mất tích và cũng bác yêu cầu ly hôn của người kia. - Việc tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích đã xảy ra trước đó, sau khi có bản án của Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc vợ của người đó mới có yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Như vậy, khi quyết định tuyên bố của Tòa án về việc một bên vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật mà bên kia có yêu cầu giải quyết ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn , pháp luật về hôn nhân và gia đình quyết định đây là căn cứ ly hôn hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân. Khi một trong hai vợ chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích có nghĩa là một bên vợ hoặc chồng đã không có mặt ở nhà cùng gánh vác xây dựng, chăm lo đời sống chung của gia đình hai năm liên tục trở lên. Chính sự vắng mặt đó của một trong hai vợ chồng làm cho hôn nhân của họ chỉ là mặt hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền cho người vợ hoặc chồng ở nhà về các lợi ích nhân thân và lợi ích tài sản đồng thời cũng nhằm cũng cố mối quan hệ gia đình nói chung. 6 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ Từ những phân tích trên, căn cứ ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 thể hiện tính khoa học và phù hợp với thực trạng quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn không chỉ dựa trên cơ sở của tình yêu vợ chồng không còn mà phải dựa trên một thức tế quan hệ đó tự nó tan vỡ, sự tồn tại của hôn nhân chỉ là hình thức, ly hôn là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải phòng cho vợ chồng khỏi cuộc sống chung đồng thời cũng giải quyết cho các thành viên viên khác trong gia đình thoát khỏi cuộc sống căng thẳng, nặng nề. III. Việc áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 trong thực tiễn xét xử. 1. Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn. a. Vướng mắc trong việc đánh giá thế nào là “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Trong các vụ án ly hôn hiện nay, Toà án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật HNGĐ 2000 để đưa ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân khoong đạt được thì cho ly hôn, còn không có đủ điều kiện thì yêu cầu ly hôn sẽ không được chấp nhận. Căn cứ ly hôn này có tính khái quát cao, phản ánh được bản chất của quan hệ Hôn nhân gia đình. Song quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm nên rất khó định lượng. Vì vậy, rất khó để xem xét đánh giá trong thực tế. Do đó việc phán xét tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực kinh nghiệm của Thẩm phán xét xử. Nhiều thẩm phán cho biết khái niệm “tình trạng trầm trọng” trong hôn nhân rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của TANDTC chỉ mang tính giải thích chung chung khó có thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần Thẩm phán chỉ dựa vào trực quan kinh nghiệm là chủ yếu. Còn một số ý kiến khác cho rằng nếu bác đơn ly hôn thì cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ, thực tế muốn chứng minh vợ chồng “không thương yêu, không quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau…” là rất phức tạp khó khăn, trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay đưa ra lý do “không hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”. 7 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ Bên cạnh đó Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP có một số cụm từ chưa rõ nghĩa, chẳng hạn như: “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc”. Định lượng như thế nào là đủ để kết luận rằng vợ chồng không thương yêu, quý trọng. chăm sóc nhau? Với tâm tính che giấu thầm kín của người Việt Nam, sự biểu lộ yêu – ghét, trọng – khinh không đẽ gì nhận thấy và đo lường sâu cạn được. Tương tự “ngược đãi, hành hạ hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau” cũng mơ hồ không kém. Dùng hành động tác động vào thân thể của người phối ngẫu thì coi là hành hạ, đánh đập nhưng nếu không hành động hay chỉ tác động bằng ngôn ngữ nói, viết thì đến mức nào được xem là ngược đãi, hành hạ? Từ đó dẫn đến thực tế là việc đánh giá như thế nào là tình trạng trầm trọng của hôn nhân để đưa ra phán quyết tuỳ thuộc vào cảm nhận của Thẩm phán thụ lý xét xử. Vấn đề bạo lực gia đình (hành hạ về thể xác) cũng có sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn. Và trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc quy định “hành hạ” như Nghị quyết 02/2000/HĐTP trở nên thiểu cơ sở và căn cứ để giải quyết yêu cầu ly hôn. Do trình độ văn hoá và nhận thức khác nhau nên hành vi gọi là “hành hạ” cũng khác nhau. Luật chỉ quy định “hành hạ nghĩa là đánh đập về thể xác và xúc phạm về danh dự, nhân phẩm”, nhưng trong đời sống hiện nay sự hành hạ về tinh thần còn nặng nề hơn rất nhiều. Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có quy định điều chỉnh. Vì thế, sự cảm tính của Thẩm phán sẽ mang tính chất chủ quan, nhiều khi đó sẽ là hạn chế và dẫn tói những phán quyết oan sai. Nghị quyết 02/2000/HĐTP hướng dẫn có tính cụ thể về những hành vi biểu hiện, phản ánh một phần nào đó quan hệ vợ chồng nhưng chưa phản ánh được thực chất quan hệ vợ chồng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thực thi Luật HNGĐ đã hơn 10 năm với những thay đổi nhiều về tư tưởng, quan điểm… b. Về vấn đề Ly thân của pháp luật HNGĐ hiện hành. Luật HNGĐ hoàn toàn không có chế định về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn. Nhưng trong Nghị 8 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ quyết 02/2000/HĐTP ly thân được coi là một biểu hiện của hành vi không quan tâm, không chăm sóc đến cuộc sống của nhau ( tức là bỏ mặc đối phương). Ly thân là tạm thời chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, trong đó có quyền và nghĩa vụ về nhân thân. Mục đích của ly thân theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, nhìn lại cuộc hôn nhân, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa chữa tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ chồng vẫn không cảm thông, hoà hợp cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hoà… thì khi ấy các bên có thể xin ly hôn. Theo TS. Nguyễn Minh Hoà (Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh) thống kê thì 60% các vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, tuổi chỉ từ 18 đến 30, trong đó 70% ly hôn khi vừa mới kết hôn. Hầu hết vợ chồng khi quyết định ly hôn thường không chuẩn bị kỹ về tâm lý cho bản thân mình và cho con cái nên đã xảy ra trường hợp đáng tiếc. Cứ 5 người ly hôn thì có tới 4 người cảm thấy cuộc chia tay của mình là vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh, khiến họ không có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay sai. Chính vì thế một câu hổi đặt ra ở đây là có nên đặt vấn đề ly thân ra “ngoài vòng pháp luật”? Pháp luật HNGĐ nước ta từng tồn tại chế định về ly thân, tuy nhiên ở Luật HNGĐ hiện hành chế định đó đã bị bãi bỏ, bởi lý do nhằm tránh gây thêm nhiều phức tạp trong mối quan hệ vốn đã rối ren này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khi Luật HNGĐ có động thái chuẩn bị sửa đổi, bổ sung thì có ý kiến cho rằng nên đưa chế định ly thân vào luật. Bên cạnh đó, một số người lại đưa ra quan điểm trái chiều, ly thân là lối sống không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng các đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. 9 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ Vì pháp luật không quy định nên hiện nay ly thân là vấn đề riêng và thuộc quyền quyết định của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy liên quan đến ly thân lại có rất nhiều bức xức cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết. Ví dụ như nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như là một “sự ràng buộc không hồi kết” với tư duy “trả thù” hay “không ăn được thì đạp đổ” không cho đối phương đi tìm hạnh phúc mói, hay nhiều người lợi dụng việc ly thân để dễ dàng ly hôn hơn. Xưa nay, nhắc đến chuyện ly thân nhiều người thường ác cảm, nghĩ rằng ly thân thì đương nhiên sẽ ly hôn, nên ít ai nhận ra được mặt tích cực của ly thân. Ly thân là khoảng lặng để cứu vãn cuộc hôn nhân, là cầu nối tình cảm, chứ không phải là bước đệm để ly hôn. Sự trải nghiệm nhận thức của bản thân sẽ giúp họ nhận ra giá trị vai trò, trách nhiệm của người bạn đời đối với mình và của mình đối với người bạn đời; đồng thời cũng nhận ra được những hệ luỵ của việc ly hôn để có quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, ly thân chỉ là giải pháp hữu hiệu với những ai có thiện chí hàn gắn đổ vỡ, vun đắp hạnh phúc gia đình, biết nhìn nhận phần lỗi của mình và biết tha thứ cho nhau. 2. Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn khi xét xử. Trên thực tế do mức độ phức tạp của các án kiện ly hôn liên quan đến nhiều vấn đề mà số lượng các vụ ly hôn qua các năm ngày càng tăng nên không thể tránh khỏi những điểm hạn chế. Toà án có khó khăn trong công tác điều tra, thu thập chứng cớ, tài liệu. Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, nhiệm vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự và Toà án chỉ xác minh điều tra khi cần thiết. Song thực tế, khi giải quyết các án cụ thể Toà án phải tự điều tra, thu thập các tài liệu, chứng cớ để xây dựng hồ sơ vụ án. Bởi điều quan trọng trong việc giải quyết các trường hợp ly hôn là việc xác định các căn cứ ly hôn, để từ đó đánh giá nhận xét tính chất, mối quan hệ vợ chồng nghiêm trọng đến đâu để có quy định đúng đắn. Các đương sự trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không những không tạo thuận lợi cho cán bộ Toà án điều tra mà còn có hành vi cản trở, gây khó khăn làm cho việc giải quyết vụ án ngày càng thêm phức tạp. Khi các đương sự yêu cầu ly hôn với 10 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ những động cơ khác nhau có thể dẫn tới ly hôn giả tạo: ly hôn giả tạo để kết hôn với người nước ngoài nhằm mục đích xuất cảnh; ly hôn để cưới người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó khi tiến hành giải quyết ly hôn nhiều Toà án đã có những sai phạm từ việc điều tra không đầy đủ, chưa làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chưa đánh giá đúng mức tình trạng hôn nhân. Luật HNGĐ quy định Toà án chỉ giải quyết cho vợ chồng ly hôn khi xét thấy thực sự quan hệ hôn nhân đã đến mức: “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Để có đủ căn cứ chứng minh “tình trạng trầm trọng” của hôn nhân đòi hỏi sự thận trọng, trách nhiệm, trình độ của người thẩm phán. Thực tế thì những cặp vợ chồng trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) đang chiếm tỷ lệ khá lớn về ly hôn. Những trường hợp kết hôn chưa được bao lâu thì đã muốn chấm dứt hôn nhân. Và lý do đưa ra trong các yêu cầu ly hôn của gia đình này thường là: “không hợp nhau” hay “không tìm được tiếng nói chung”. Vậy đây có được coi là “tình trang trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” hay không? Có hiều trường hợp các cặp vợ chồng trẻ ly hôn sau đó một thời gian đã cảm thấy cuộc chia tay của mình là vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh, khiến họ không có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay sai. Như vậy, quyết định cho ly hôn của Tòa án trong những trường hợp đó đã không đạt được mục đích (giải quyết mối quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ). Trái lại, trong quá trình xét xử, có một số trường hợp vợ chồng đã mâu thuẫn sâu sắc, hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng Toà án lại xử bác đơn vì không có căn cứ theo luật (hành hạ về tinh thần khiến vợ chồng không thể chung sống). Trong câu chuyện: “Vợ ngoại tình nhưng đã biết hối cải và thú nhận với chồng” đăng trên Báo Gia đình thì người chồng không xúc phạm, không chửi mắng hay không đánh đập hành hạ nhưng người phụ nữ ấy vẫn ngày đêm phải sống trong đau đớn khổ sở và cay đắng bội phần. Bởi lẽ đời sống tinh thần của họ bị “đức lang quân” trà đạp, dày vò đến mức tàn bạo. Anh vẫn sống chung một mái nhà, vẫn duy trì sinh hoạt gia đình, vẫn tặng hoa chị những ngày lễ tết… nhưng anh bắt chị phải sống với anh như sống với tình nhân của chị, gọi tên anh bằng tên chị đã gọi tình nhân… Những thương tật vô hình dó đã làm chị kiệt sức và gục ngã. Nhưng Toà án lại không xử cho ly hôn vì không thể xác minh theo căn cứ ly hôn của luật quy 11 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ định, cũng không có bằng chứng để chứng minh đời sống vợ chồng chị ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Bởi vì theo đánh giá của bề ngoài thì anh vô cùng yêu thương chị (quan tâm chị, tặng hoa chị…) chỉ khi chị rơi vào chứng trầm cảm nặng, phải nhờ tới sự hỗ trợ của bác sỹ thì mọi nguyên nhân mới được sáng tỏ. Trong quá trình giải quyết ly hôn, việc phân biệt giữa nguyên nhân ly hôn, lý do ly hôn, động cơ ly hôn với căn cứ ly hôn đôi khi lại gây ra những khó khăn cho Thẩm phán. Giải quyết vụ án ly hôn dẫn đến ly hôn giả tạo vì một lý do không chính đáng chứ không phải vì tan vỡ quan hệ hôn nhân. Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự kiện tác động đến quan hệ hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ. Ly hôn là kết quả tất yếu của nguyên do nào đó phát sinh trông đời sống vợ chồng, chẳng hạn như tính tình vợ chồng không hợp, hoặc một trong hai bên ngoại tình… Còn lý do ly hôn chỉ là cái cớ mà đương sự dựa vào đó để Toà án giải quyết ly hôn. Nhiều trường hợp lý do ly hôn cũng đồng thời là nguyên nhân ly hôn. Khác với nguyên nhân ly hôn và lý do ly hôn, động cơ ly hôn thường mang tính tiềm ẩn. Đó là trường hợp tâm lý bên trong của đương sự, thúc đẩy đương sự xin ly hôn. Vì khi ly hôn thường có xu hướng che đậy động cơ xin ly hôn, cho dù động cơ có chính đáng hay không. Ví dụ một cặp vợ chồng kết hôn được 10 năm mà không có con. Người vợ biết mình không có khả năng sinh con nên quyết định xin ly hôn nhằm giải toả tâm lý cho mình, và tạo điều kiện cho người chồng kết hôn với người khác. Qua điều tra Toà án nhận thấy hai vợ chồng vẫn thực sự yêu thương nhau, có thể khắc phục được tình trạng hôn nhân nên Toà án đã kiên trì thuyết phục anh chị đoàn tụ. Việc giải quyết cho ly hôn hay không là dựa vào căn cứ ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGD năm 2000. Toà án muốn giải quyết cho đương sự ly hôn phải căn cứ vào thực trạng của quan hệ vợ chồng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, lý do, động cơ ly hôn là rất cần thiết nhằm giải quyết linh hoạt các vụ án, xác định căn cứ ly hôn chính xác hạn chế mức thấp nhất tình trạng ly hôn, củng cố hạnh phúc vợ chồng. Việc xác định khoảng thời gian được coi là giữa vợ chồng có mâu thuẫn và mâu thuẫn đó ngày càng trở nên trầm trọng hay không cũng là vấn đề khó xác 12 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ định. Có thể cùng một hiện tượng song có nhiều cách xử lý khác nhau. Như Toà án Sơ thẩm thì coi việc trong quá trình chung sống , người chồng đã nhiều lần làm đơn xin ly hôn, và Toà án lại hoà giải để rút đơn là cả một chuỗi những mâu thuẫn dần tích tụ lại dẫn đến “tình trạng trầm trọng”. Cùng hiện tượng đó, Toà án cấp Phúc thẩm lập luận rằng: mâu thuẫn thực có, nhưng đã xảy ra từ lâu và trước khi ra toà bên xin đoàn tụ hứa sẽ khắc phục những thiếu sót, nhận điịnh mâu thuẫn xảy ra, còn khả năng hàn gắn dẫn đến bác đơn xin ly hôn. Một trường hợp nữa cũng gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn đó là trường hợp thuận tình ly hôn có cần xem xét tới căn cứ ly hôn. Trường hợp thuận tình ly hôn, cần lưu ý rằng sự tự nguyện của hai vợ chồng không phải là căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân, mà sự tự nguyện của hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt hôn nhân chỉ là cơ sở để Toà án xét xử. Cho nên dù cho vợ chồng đã thuận tình ly hôn, việc xét xử vẫn phải theo đúng bản chất của sự việc, tức là phải dựa trên căn cứ ly hôn theo luật định. Hơn nữa hiểu một cách chính xác thì cần thấy rằng chỉ là sự tự nguyện ly hôn khi cả hai bên vợ chồng thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc sống chung, tức là sự tự nguyện ly hôn cũng phải phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng. Có như vậy mới đảm bảo quan hệ vợ chồng, lợi ích của con cái và lợi ích xã hội. Đối với những trường hợp thuận tình ly hôn nhưng thực tế quan hệ vợ chồng chưa đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Toà án không ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, vì trái với nguyên tắc của Luật HNGĐ. Bảo đảm thực sự tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều được tự do trình bày ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, con cái, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong nhiều năm gần đây đã xuất hiện một số trường hợp xin thuận tình ly hôn giả tạo, lừa dối cơ quan pháp luật nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ tự nghĩ ra nhiều mâu thuẫn và lý do ly hôn, nhìn bề ngoài có vẻ chính đáng nhưng thực chất lại không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và giữa họ không hề có mâu thuẫn. Nếu không điều tra kỹ dẫn đến trường hợp Toà án có thể kết luận là đã có đủ căn cứ công nhận thuận tình ly hôn. Mục đích của thuận tình ly hôn giả tạo có thể là 13 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ chuyển hộ khẩu, phụ cấp người ăn theo, lấy vợ lẽ nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản vợ chồng đối với người khác… Vì vậy, trong những trường hợp này Toà án cần phải điều tra kỹ lưỡng, căn cứ vào những căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật để xử bác đơn xin ly hôn của đương sự, đồng thời nghiêm khắc phê bình, giáo dục đương sự có hành vi sai trái đó. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục ly hôn khi người chồng không thể dung hoà mối quan hệ giữa hai người phụ nữ. Nàng dâu không tìm được tiếng nói chung trong mối quan hệ với mẹ chồng, mâu thuẫn nảy sinh tồn tại dai dẳng từ ngày này sang ngày khác dẫn đến kết cục bùng nổ xung đột, con dâu nói lời bất kính với cha mẹ, người chồng không chấp nhận cô vợ lúc nào cũng kể tội mẹ chồng dẫn đến ly hôn. Trường hợp này thì pháp luật sẽ dựa vào căn cứ nào để phán quyết? C. KẾT LUẬN Ly hôn là một vấn đề không một xã hội nào khuyến khích nhưng nhiều khi ly hôn lại là một cách giải thoát cho cả đôi bên khi không còn tình cảm. Tuy vậy, kéo theo đó có thể là rất nhiều hậu quả mà quan trọng ở đây là những đứa trẻ, chúng cần một gia đình hạnh phúc và chúng có quyền sống trong gia đình như vậy. Vì vậy, các căn cứ ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng để Tòa án quyết định có cho cặp vợ chồng ly hôn hay không. Cũng bởi lẽ đó mà trước những vướng mắc trong pháp luật về căn cứ ly hôn cũng như thông qua những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn khi xét xử ở thực tiễn ta có thể thấy: vấn đề đặt ra hiện nay là cần hoàn thiện hơn pháp luật về căn cứ ly hôn để việc áp dụng chúng được thống nhất, tránh mang tính chủ quan, phiến diện khi giải quyết ly hôn. 14 Nhóm 06 _Lớp N07 Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009; 2. Luật hôn nhân và gia đình Viêt Nam năm 2000; 3. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005; 4. Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HNGĐ của HĐTP TANDTC; 5. C.Mac-Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, H.1978, tr.119-121; 6. Phạm Thị Hồng Nhung, Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình 2000,Hà Nội, 2010; 7. Nguyễn Thị Thanh Trà, Thuận tình ly hôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội 2012; 8. http://phapluatvn.vn; 9. Một số tài liệu tham khảo khác. 15 Nhóm 06 _Lớp N07
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan