Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh...

Tài liệu Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh

.PDF
57
190
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ NGỌC LINH CẢM QUAN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Gia Thế, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học cùng với bạn bè và người thân đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận “Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh”. Để hoàn thành khóa luận này, người viết cũng đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu. Tuy nhiên bài viết cũng không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Linh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, PGS.TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi - Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. - Không có bất kì sự không trung thực nào trong kết quả nghiên cứu. Nếu có sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 5 3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 6 6. Bố cục của khóa luận........................................................................................6 NỘI DUNG........................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ............................... 7 VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.....................7 1.1. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử..................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm lịch sử........................................................................................7 1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết..................................................................................8 1.1.3. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử......................................................................9 1.2. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh............................................... 9 1.3. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong hành trình sáng tạo.......................................12 của Nguyễn Xuân Khánh....................................................................................12 CHƯƠNG 2. CẢM QUAN VĂN HÓA............................................................. 15 VÀ CON NGƯỜI THỜI ĐẠI TRONG HỒ QUÝ LY........................................15 2.1. Cảm quan văn hóa trong Hồ Quý Ly........................................................... 15 2.1.1. Tôn giáo.................................................................................................... 15 2.1.2. Phong tục.................................................................................................. 16 2.1.3. Giáo dục.................................................................................................... 17 2.2. Con người thời đại trong Hồ Quý Ly.......................................................... 18 2.2.1. Hồ Quý Ly- anh hùng và bi kịch..............................................................18 2.2.2. Vua chúa nhà Trần trong Hồ Quý Ly.......................................................21 2.2.3. Các vị danh tướng- sẵn sàng hy sinh vì nghiệp lớn................................. 22 2.2.4. Kẻ sĩ tài hoa- không thỏa hiệp với thời cuộc........................................... 23 2.2.5. Nhân vật nữ mang thiên tính nữ Việt Nam.............................................. 25 2.2.5.1. Vẻ đẹp đài các, dịu dàng, mong manh nhưng mạnh mẽ và quyết liệt..26 2.2.5.2. Vẻ đẹp đậm chất tự nhiên với tình yêu tha thiết, thủy chung............... 29 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG......................................................32 NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY.......................32 3.1. Không gian – thời gian nghệ thuật.............................................................. 32 3.1.1. Không gian nghệ thuật..............................................................................32 3.1.1.1. Không gian văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt................................ 32 3.1.1.2. Không gian đời sống..............................................................................34 3.1.1.3. Không gian lịch sử, địa lý......................................................................37 3.1.2. Thời gian nghệ thuật................................................................................. 38 3.1.2.1. Thời gian đồng hiện: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.......................38 3.1.2.2. Thời gian lịch sử, sự kiện được tái hiện chân thực............................... 40 3.1.2.3. Sự dồn nén và trì hoãn về thời gian.......................................................40 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật................................................................................... 42 3.2.1. Ngôn ngữ mang màu sắc quan phương, cổ kính......................................42 3.2.2. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống...................................................43 3.2.3. Ngôn ngữ giàu tính triết lí........................................................................ 44 KẾT LUẬN.........................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vấn đề cảm quan lịch sử nói chung, cảm quan lịch sử trong văn chương nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nên chủ đề trên thường gây ra những cuộc tranh luận và những gợi mở đòi hỏi cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Nghiên cứu cảm quan lịch sử trong văn chương, do đó, vừa giúp người nghiên cứu tìm hiểu diễn ngôn lịch sử trong văn chương vừa thấy được hàm lượng văn hóa và năng lực sáng tạo của mỗi nhà văn. 1.2. Nguyễn Xuân Khánh có những tác phẩm từ những năm năm mươi của thế kỉ trước nhưng trước một số lí do, ông đã ngừng sáng tác trong một thời gian dài. Những năm gần đây, với các phẩm xuất sắc như Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2012), Nguyễn Xuân Khánh đã xuất hiện trở lại nền văn học Việt Nam trong sự chào đón nồng nhiệt của độc giả nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng. Trong ba tác phẩm trên, Hồ Quý Ly là tiểu thuyết mà cảm hứng lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh được thể hiện đậm nét nhất. Tham gia vào dòng chảy văn học Việt Nam cách đây không lâu nhưng tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã được tái bản lần thứ 11, điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của tác phẩm đồng thời cho thấy sự quan tâm của độc giả đối với Hồ Quý Ly. Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã đặt ra những vấn đề quan trọng ở nhiều lĩnh vực dựa trên sự hiểu biết, cảm nhận và lí giải của bản thân. Chính điều đó đã góp phần làm nên cái riêng cho tiểu thuyết lịch sử của ông. Và đây cũng là tác phẩm còn nhiều vấn đề tranh cãi và chưa rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đóng góp một cách nhìn về một khía cạnh của tác phẩm để từ đó có thể góp phần giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về tác phầm Hồ Quý Ly. 1.3. Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, tác giả khóa luận mong muốn khắc phục một phần sự chia cắt giữa văn học nhà trường, cái 1 tương đối ổn định với đời sống văn học đương đại, cái luôn đặt ra những vấn đề mới mẻ và phức tạp đối với người nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi xuất bản vào năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Nội dung chủ yếu là bàn về tư tưởng nghệ thuật và bút lực của nhà văn. Trong bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, in trong sách “Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỉ XX” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002), tác giả Lại Văn Hùng cho rằng, vài năm gần đây, vẫn thấy xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa chúng lại được sự hoan nghênh của đông đảo công chúng, sự công nhận của giới phê bình văn học. Theo tác giả bài viết, tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2002) của Nguyễn Xuân Khánh đề cập đến nhiều vấn đề trong nội dung của tác phẩm: như vấn đề khoa cử, chiến tranh, tình yêu, hôn nhân, tình dục, phong tục tập quán, dân trí, lịch sử cương thổ địa lý,… Tập trung phân tích những thành công trong xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tác giả bài viết cho rằng, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa tình cách, cả thiện và ác, nhiều tâm trạng và cả sự biến dạng lý tưởng mà nhân vật theo đuổi. Tiếp đó, theo bài: “Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh” nhà văn Trần Thị Trường đưa ra ý kiến xác đáng về cách xây dựng nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh: “Mười bốn người phụ nữ, mười bốn tích cách, mười bốn số phận, mười bốn cách ứng xử để rồi có mười bốn kết cục”. Theo tác giả thì Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công các nhân vật bởi ông đã: “chiêm ngẫm cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”. Viết về Hồ Quý Ly còn có bài “Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly” của Hoàng Tiến. Trong bài viết này, tác giả đi sâu phân tích các nhân vật như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa,… Các nhân vật có cái nhìn mẫn tiệp trước thời thế, song lại là nạn nhân của chính thời thế ấy. Trong đó phải đặc biệt lưu ý đến Hồ Quý Ly- nhân vật chính của tác phẩm, để lại cho ta nhiều bài học quý giá. Hồ Quý Ly để lại bài học về cải cách đất nước, Hồ 2 Nguyên Trừng và Sử Văn Hoa để lại bài học về vấn đề trọng dụng kẻ sĩ trong thời loạn. Tác giả tỏ ra ngậm ngùi trước bi kịch của nhân vật và có ý so sánh với hình ảnh kẻ sĩ trong chính cuộc sống hiện tại. Từ đó bài viết trở thành nỗi niềm “ôn cố tri ân” của những người trí thức “đồng bệnh tương liên” của hiện tại. Đề cập tới một khía cạnh khác trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, bài viết “Tư cách nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh” của Châu Diên đã có những nhận xét xác đáng. Ở đây, tác giả không đi sâu vào nội dung của tác phẩm mà khai thác phong cách viết văn của nhà văn. Châu Diên cũng đề cập tới một loạt các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Xuân Khánh, phân tích cách tiếp cận, tư tưởng mới lạ của ông, từ đó làm rõ sự khác biệt giữa tác giả văn học và tác giả lịch sử. Tư cách nhà văn là dù đứng ở lịch sử, khai thác yếu tố lịch sử, song vẫn phải có hơi thở của cuộc sống hiện nay, vẫn phải có cái hồn của từng số phận, từng suy nghĩ. Xét theo điều đó, Nguyễn Xuân Khánh đã đứng vững trong tư cách nhà văn trong tiểu thuyết lịch sử của mình. Tác giả Châu Diên còn viết tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Với sự hiểu biết của mình về Nguyễn Xuân Khánh, ông khẳng định thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện. Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly. Đó là con người có nhiều phẩm chất…”. Tiếp theo phải kể đến bài Hồ Quý Ly- cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc của Đinh Công Vỹ. Tác giả nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản hóa, không hề bị chi phối bởi cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật của ông tập trung nhiều mâu thuẫn giằng xé nội tâm”. Đồng nhất với quan điểm trên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài: “Đọc Hồ Quý Ly” cũng thừa nhận: “Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thể lưỡng tính, phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly mà còn với các nhân vật khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng…Nhân vật lịch sử của ông ta là những cá nhân mâu thuẫn giằng xé, một bên là thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử thách vận mạng của đất nước, chúng dân”. Ngoài ra còn một số luận văn nghiên cứu chuyên sâu về một số khía 3 cạnh của tiểu thuyết. Tiêu biểu trong số đó, chẳng hạn như: - “Một số vấn đề lí luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly và Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Thị Liên (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003). Tác giả luận văn đã minh định vấn đề thể loại của tác phẩm này. Tác giả cho rằng tính chất đặc trưng của Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết lịch sử hiện đại có nhiều đóng góp về mặt nội dung thể loại. - “Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly” (Lê Thị Chung- 2004). Luận văn đã chỉ ra những thành công cuả tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại. Loại tiểu thuyết lịch sử; khẳng định vị trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Lê Thị Chung còn rất quan tâm đến vấn đề nhân vật của cuốn tiểu thuyết. Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ thống về đặc điểm thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian,… cho ta hình dung về sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân vật trong tác phẩm. - “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XX” (Đỗ Hải Ninh- 2003) đã chỉ ra một số nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết; nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư tưởng,… - Trong bài viết “Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ 1995 đến nay” (2005), tác giả Phạm Thị Thu Thủy đã khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có thành tựu trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt là xây dựng nhân vật chính Hồ Quý Ly. Ngoài ra còn rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh tác giả Nguyễn Xuân Khánh, về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng rải rác trên các báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử. Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi điểm tựa về lý luận và văn học sử để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình. Bên cạnh sự ghi nhận và đánh giá cao, các tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế của Nguyễn Xuân Khánh trong việc xây dựng nhân vật. Tiến sĩ Đinh Công Vỹ cho rằng: “Đối thoại của các nhân vật lích sử còn quá hiện đại: cha 4 con Hồ Quý Ly nói chuyện với nhau mà xưng hô như gia đình quan chức thời nay”. Một số ý kiến cho rằng các sự kiện, nhân vật trong tác phẩm chưa được đẩy ở mức cao. Tóm lại, các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tuy nhiên nhìn chung còn khá tản mạn. Chúng tôi nghĩ cần có sự đào sâu phân tích tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong đối sánh với lịch sử để có cái nhìn toàn diện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh nói riêng, từ đó thấy được cảm quan lịch sử, hay cách nhìn, cách cảm nhận và lí giải riêng của tác giả đối với những vấn đề lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những nét chính về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, làm rõ được cảm quan lịch sử của tác giả thông qua góc độ văn hóa và con người thời đại Chỉ ra được những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, từ đó góp phần thể hiện quan điểm, sự lí giải của tác giả về các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và các bài nghiên cứu, luận văn, luận án về Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Hồ Quý Ly của ông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp loại hình - Phương pháp hệ thống- cấu trúc - Phương pháp tiểu sử Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh Chương 2: Cảm quan văn hóa và con người thời đại trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Khái niệm lịch sử Lịch sử trong tiếng Hy Lạp là “historia”, có nghĩa là "sự tìm hiểu kiến thức bằng cách điều tra". Xét từ nguyên, từ lịch sử (histoire) có 6 nghĩa. Một là chuyện kể; hai là chuyện đã xảy ra; ba là chỉ quá trình phát triển (Mác nói về quan điểm lịch sử); bốn là đời sống của con người xã hội.(Trong Gia đình thần thánh Mác nói, “Lịch sử chẳng phải cái gì khác mà chính là cuộc sống của con người theo đuổi một mục đích của mình.”); năm là quá khứ của hiện tại đã lùi xa; sáu là chỉ khoa học lịch sử, sử học. Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đaị diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Khi nói đến lịch sử, các nhà nghiên cứu khá nhất trí với ba nội dung sau: Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan. Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể. Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là 7 câu chuyện kể đối với hiện tại. Theo Wikipedia, từ ‘‘Lịch sử” ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai. 1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski:“Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” chỉ ra khái quát nhất về một dang thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[5;328]. 8 1.1.3. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất, là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Theo Từ điển thuật ngữ văn do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì tiểu thuyết lịch sử (thể loại văn học lịch sử) được hiểu như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm lịch sử thường mượn truyện đời xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này…” [5;302]. Trong Từ điển văn học, bộ mới, thì tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng…cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…” [2;1725]. Trong bài viết, Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, đăng trên vietnamnet (10/2005), Phạm Xuân Thạch cũng đưa ra quan điểm: “Tiểu thuyết lịch sử là những ấn tượng và suy tư cá nhân về các vấn đề của lịch sử. Nó nêu ra các vấn đề của lịch sử và phản chiếu những suy tư cá nhân về những vấn đề đó”. 1.2. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng cho rằng “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết”. Có thể thấy ông khá nhấn mạnh tính tiểu thuyết trong các tác phẩm viết về lịch sử của mình. Ta có thể thấy được điều đó ở Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn. Hai tác phẩm này ra đời cách nhau khoảng năm sáu năm nhưng đó là kết quả của một quá trình thai nghén lâu dài với cảm thức lịch sử và những trải nghiệm thể hiện tư tưởng nghệ thuật, nhãn quan độc đáo của nhà văn. Trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn, cách xử 9 lý lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá tự do và đầy tính chủ quan. Sự đào sâu vào những toan tính của con người, nhu cầu cắt nghĩa đời sống theo những suy ngẫm, trải nghiệm đã khiến người đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm là hư cấu. Điều này phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết. Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là lịch sử được thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Có thể thấy các vấn đề nhận thức và thẩm mỹ mà Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn đặt ra đều là vấn đề của hiện tại, chỉ có khung cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, lễ hội, tập tục là có vẻ “tuyệt đối trung thành” với lịch sử. Trong tiểu thuyết của mình, nhìn chung tác giả vẫn chọn một giải pháp an toàn, cách xử lý của nhà văn không phải là chặn đứng từng khúc của dòng chảy lịch sử lại mà hòa cùng với dòng chảy đó một cách tự nhiên, và như vậy đã tạo một tâm thế tự tại trong tiểu thuyết cũng như thái độ đồng thuận của độc giả trong tiếp nhận tác phẩm. Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến động và phức tạp: ở Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ; trong Mẫu Thượng ngàn, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở thành cảm hứng cho những suy ngẫm về văn hoá, tôn giáo… Giai đoạn giao thời với sự khủng hoảng dẫn tới suy vong, sự giao tranh mới – cũ luôn là thử thách đối với bản lĩnh của ngòi bút mỗi nhà văn. “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dù viết về quá khứ cách đây hàng mấy trăm năm hay gần hơn đều có khả năng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Không né tránh những vấn đề của hôm nay, Nguyễn Xuân Khánh ráo riết tìm lời đáp cho những câu hỏi thiết thực đối với hiện tại. […].Tìm thấy những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, dùng hiện tại soi tỏ quá khứ, nêu ra được những chân lý có tính phổ quát, đó chính là giải thích mới về đề tài cũ, là ôn cố tri tân”[17]. Chính vì vậy, dù Nguyễn Xuân Khánh viết về nhân vật đã quen thuộc, thời đại đã được các nhà sử học phân tích, đánh giá nhưng tiểu thuyết của ông vẫn mới mẻ. Lịch sử trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh không phải là lịch sử bị đóng khung mà luôn ở trạng thái động. Các nhân vật, sự kiện lịch sử… không đơn nghĩa mà trở nên đa diện khi được soi chiếu từ nhiều góc độ. Nhà văn đặt nhân vật trong những mối quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội. Chẳng hạn nhân vật Hồ Quý Ly được hiện lên trong các vai khác nhau: một 10 yếu nhân văn võ song toàn, một con người với cảm nhận tinh tế sâu sắc, một người chồng, người cha nén chặt tình cảm trong lòng, một kẻ loạn thần tặc tử thâm hiểm, tàn bạo. Trần Khát Chân không chỉ là vị tướng tài ba mưu lược, có tâm hồn nghệ sĩ và tấm lòng nhân hậu, nhân vật này cũng có thể tàn bạo và thủ đoạn như đối thủ của mình, không ngần ngại đề nghị Sử Văn Hoa viết sách bôi nhọ Hồ Quý Ly. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có sự đan xen trần thuật ở ngôi thứ ba với trần thuật ngôi thứ nhất. Nhà văn nhập thân vào nhân vật để cho nhân vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi” kể chuyện, nhân vật như thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với hiện tại. Trong Mẫu Thượng ngàn, xuyên suốt tác phẩm là giọng kể khách quan nhưng ngoài việc di chuyển điểm nhìn vào các nhân vật, nhà văn còn trực tiếp để cho nhân vật bà Ba Váy tự sự. Cũng giống nhân vật Hồ Nguyên Trừng, bà Ba là nhân vật xưng “tôi” có thể tạo ra một cách nhìn trung tâm. Mỗi điểm nhìn trần thuật gắn với một sự tự ý thức, thành ra cùng một nhân vật, cùng một hiện thực nhưng được nhìn từ nhiều điểm khác nhau, có thể đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Nhân vật trong quá khứ thoát ra khỏi quá khứ để đối thoại với hiện tại, sống động chứ không phải là những cổ vật im lìm. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh lấy con người làm tâm điểm chứ không lấy việc tái hiện lịch sử hoặc minh hoạ lịch sử làm mục đích phản ánh. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh bao gồm một hệ thống nhân vật đông đảo từ những nhân vật có thật trong lịch sử tới những nhân vật hư cấu, từ tầng lớp dân thường vô danh tới nhân vật can dự trực tiếp vào lịch sử, họ đều bị mắc kẹt trong lịch sử và thực sự mang trên mình ý nghĩa lịch sử. Lịch sử hiện hữu trong con người và số phận của mỗi cá nhân. Bên cạnh việc khai thác sử liệu, nhà văn quan tâm đến khám phá cái lịch sử hiện hữu đó bằng sự thấu hiểu từng số phận. Nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là những con người cá nhân với đầy đủ tính cách phức tạp và đa dạng, nó lý giải cho động cơ sâu xa của những hành động có tính lịch sử của nhân vật. Cuộc cải cách quyết liệt của Hồ Quý Ly bắt nguồn từ chính tính cách thích “chơi với lửa” của Quý Ly lúc còn bé cho tới sự quyết đoán trong khát vọng thay đổi của con người có tư tưởng tân tiến sau đó là mưu toan chính trị và tham vọng quyền lực của một bạo chúa. Ở Hồ Quý Ly, giai đoạn lịch sử giao thời đầy mâu thuẫn hiện lên qua cuộc đời ông vua già Lê Hiển Tông với những dùng dằng của lịch sử: đổi 11 mới để tiến bộ và chấp nhận rủi ro hay thủ cựu với lề lối của tổ tông dù tình trạng đất nước đã trở nên mục ruỗng. Hay như trong Mẫu Thượng ngàn, quá trình xâm lược và công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có thể được hình dung qua chuyện đời, chuyện tình của anh em nhà Messmer. Những thăng trầm trong quá trình làm giàu ở thuộc địa, các cấp độ của sự chiếm đoạt tình yêu, và kết thúc nhiều nghiệt ngã (cái chết của Philippe, chứng hoang tưởng của Julien, đứa bé ra đời từ đêm hội) cho thấy tương lai phá sản của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. 1.3. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh Nguyễn Xuân Khánh là người chịu nhiều thiệt thòi và sóng gió trong cả đời tư và sự nghiệp nhưng ở ông, ta luôn nhận thấy một ý chí phấn đấu không mệt mỏi vì lòng yêu văn chương chưa khi nào dứt. Những cố gắng ấy đã giúp Nguyễn Xuân Khánh có được thành công như ngày hôm nay, mặc dù số lượng tác phẩm của ông không nhiều. Con đường văn nghiệp của ông có thể chia làm ba chặng. Chặng đường đầu tiên được đánh dấu bằng việc ông ra mắt làng văn miền Bắc năm 1959 với truyện ngắn Một đêm đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959 và lập tức được thừa nhận với giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Tiếp đó các sáng tác của ông đến 1962 được in trong tập Rừng sâu do Nxb Văn học ấn hành năm 1963. Những sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trong giai đoạn vẫn gói gọn trong phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa, tên tuổi của ông chưa thực sự được biết đến một cách rộng rãi. Chặng thứ hai là chặng đường gian nan và sóng gió trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh. Thời kì này gắn liền với hai tác phẩm lớn là Trư cuồng và Miền hoang tưởng. Những sáng tác này đều đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc, thể hiện quan điểm của tác giả qua lối viết đậm tính huyền hoặc và giàu triết lí. Tuy nhiên các tác phẩm này lại không được công chúng đón nhận. Một thời gian dài ông chuyển snag dịch thuật. 12 Chặng đường thứ ba trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Xuân khánh chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm Hồ Quý Ly ra đời và được Nxb Phụ nữ ấn hành năm 2000. Tác phẩm đã đạt thành công vang dội, được độc giả yêu văn chương và giới nghiên cứu đón nhận nồng nhiệt. Tác phẩm đã đưa về cho ông hàng loạt các giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội: Năm 2000, Hồ Quý Ly dành được 4 giải: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết (1998-2000) của Hội Nhà văn Việt Nam; giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, 2001; Giải thưởng Mai vàng của báo Người lao động, 2001; Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002. Hồ Quý Ly được xem là đòn bẩy để ông tiếp tục đưa ra những kiến giải của mình về lịch sử- văn hóa trong các tác phẩm tiếp theo: Mẫu Thượng ngàn (2005) và Đội gạo lên chùa (2011). Cả ba tác phẩm đều được tái bản nhiều lần với số lượng lớn, đặc biệt là Hồ Quý Ly đã được tái bản lần thứ 11. Tác phẩm thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tác giả đến vẫn đề lịch sử văn hóa- phong tục, thể hiện suy tư và niềm tin của tác giả với bản sắc văn hóa dân tộc. Tóm lại, có thể nói, tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, nó vừa mang sự hấp dẫn của tiểu thuyết vừa có những nhân vật, sự kiện có thực. Các tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu tưởng tượng thêm để tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú đồng thời thể hiện cách đánh giá về lịch sử. Không phải sự kiện nào cũng được đưa vào. Chỉ sự kiện có ý nghĩa với xã hội hiện nay mà thôi. Do đó, tiểu thuyết lịch sử là sự “ôn cố tri tân”, cho chúng ta thêm bài học áp dụng cho chính cuộc sống hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là những trang viết mang sự trải nghiệm và những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về vấn đề lịch sử với sự liên quan nhất định với các vấn đề đương đại. Ông chú trọng lấy con người làm tâm điểm cho các tác phẩm của mình chứ không lấy nhân vật để tô vẽ cho lịch sử. Các nhân vật của ông đều được đặt trong mối quan hệ đa chiều, để từ đó nhân vật tự bộc lộ khả năng, tính cách và phẩm chất của mình. Nguyễn Xuân Khánh có cách kể chuyện hấp dẫn riêng, đặc biệt là việc sử dụng ngôi kể linh hoạt, làm cho tác phẩm vừa mang tính khách quan lại vừa có thể đưa đẩy cảm xúc một cách khéo léo, tinh tế. Hồ Quý Ly là tác phẩm mở đầu cho chặng đường sáng tác mới nhất của 13 Nguyễn Xuân Khánh với các giải thưởng lớn. Nhưng thành công lớn nhất của tác phẩm mang lại chính là sự chào đón nồng nhiệt của độc giả và các nhà nghiên cứu. Tác phẩm đã mang tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh trở lại với nền văn học Việt Nam. Có thể nói đây là một tác phẩm mà tác giả đã dồn nhiều tâm huyết, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghệ thuật để viết nên. Bằng sự cảm nhận cùng với cách lí giải riêng với các vấn đề đặt ra trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã mang lại cho Hồ Quý Ly một sức hấp dẫn đặc biệt. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất