Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (trên cơ s...

Tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.PDF
97
15
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN ANH CÁC TỈNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự THEO LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (TrỄn cơ sử sA liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã sơ: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC • • • • Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ OANH HÀ N Ộ I-2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu ù-ong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các sổ liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tối viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Văn Anh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ Đ À U ...................................................................................................................1 Chương 1: MỘT s ố VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH s ụ THEO LUẬT HÌNH S ự VIỆT N AM .............................................................................. 7 1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự .............................7 1.2. Đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự....................... 9 1.3. Phân biệt các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt................. 13 1.4. Ý nghĩa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình p h ạ t.................................................................................. 16 Chưoiig 2; CÁC TÌNII TIẾT GIẢM NIIẸ TRÁCH NIIIỆM IIÌNII SỤ THEO PHÁP LUẬT HÌNH s ụ VIỆT NAM VÀ BỘ LUẬT HỈNH SỤ MỘT SÓ N ư ớ c ................................................. 20 2.1. Khái quát lịch sử lập pháp về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay........ 20 2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình s ự ...................................................................................24 2.2.1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình s ự .............................................................24 2.2.2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự ......................................................................................32 2.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự............................................................................ 34 Chương 3: TH ựC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH s ự TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGH I.......................................................... 37 3.1. Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk L ắk .........................................................................37 3.1.1 Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình s ự .............................................................37 3.1.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình s ự .............................................................58 3.1.3. Nguyên nhân của những thiếu sót hạn chế trong áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình s ự ...................................................66 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình s ự ............................................ 67 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..........................................................75 PHỤ L Ụ C ................................................................................................................ 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm hình sự, trong việc quyết định hình phạt đổi với người thực hiện hành vi phạm tội vì đây là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định hình phạt. Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không những là cơ sở pháp lý để Hội đồng xét xử đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó quyết định hình phạt tương xứng với tính chất hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội mà còn đảm bảo việc cải tạo giáo dục người phạm tội, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 46 và Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày Ơ4/8/2000 của Hội đồng 1'hẩm phán 1'òa án nhân dân 1'ối cao hướng dẫn áp dụng một sổ quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết sổ 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật hình sự đã hướng dẫn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhưng trong thực tiễn áp dụng các tình tiết này còn có những cách hiểu khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự luôn là đòi hỏi khách quan trong quá trình xét xử đối với người thực hiện hành vi phạm tội trong từng vụ án cụ thể. Việc nhận thức và áp dụng không đủng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến quyết định hình phạt không đúng làm ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta và nhất là không đảm bảo quyền con người. Trong thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt công tác xét xử các vụ án hình sự, hầu hết việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là đúng với từng người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, do cách hiểu về một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không thống nhất dẫn đến một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng các tình tiết này. Mặt khác, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng mở. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã hướng dẫn để áp dụng thống nhất các tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 nhung trong thực tiễn việc áp dụng còn tùy tiện, tùy vào nhận thức chủ quan của Hội đồng xét xử làm ảnh hưởng đến việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung và ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng, công bằng, nhân đạo và chính sách hình sự của Nhà nước ta. Xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp và để đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc xử lý trong luật hình sự Việt Nam, bảo đảm được nguyên tắc bình đẳng, công bằng, nhân đạo, bảo vệ quyền con người. Chính vì vậy, cần nghiên cứu “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” cả về lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự góp phần vào việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam được hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cửu đề tài Cho đến nay, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được nghiên cứu trong nhiều công trình như: Bình luận khoa học Bộ luật hĩnh sự Việt Nam năm 1999 (phần chung), Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ThS. Đinh Văn Quế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ ìuật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, TS. Trịnh Tiến Việt, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2012; Giảo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb. Công an nhân dân, 2010; Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Trần Thị Quang Vinh, Luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2003; Bàn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, ThS. Lê Văn Luật, Tạp chí nghề luật số 1/2007; Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo Bộ luật hình sự năm 1999, Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2003; Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hĩnh sự Việt Nam, Bùi Kiến Quốc, Tạp chí Luật học số 6/2000; Một sổ ỷ kiến về tự thú và đầu thủ trong BLHS năm 1999, Nguyễn Đức Tuấn, Bản tin kiểm sát sổ xuân ra ngày 1/1/2002; v ề ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trong việc quyết định hình phạt, TS. Trịnh Tiến Việt, Tạp chí khoa học pháp lý số 1/2004; Anh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong chế định quyết định hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 1999, Trần Thị Quang Vinh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật sổ 7/2001 v.v... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết nói trên đã đề cập đến vấn đề tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu lên những vướng mắc và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, các quan điểm của các tác giả cũng không thống nhất, chưa lý giải tại sao các tình tiết giảm nhẹ này được áp dụng đối với người phạm tội này mà không áp dụng đối với người phạm tội khác, áp dụng đối với loại tội này mà không áp dụng đối với loại tội khác? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này được áp dụng như thế nào trong thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên khác với các địa phương khác trong cả nước. Nói chung còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đòi hỏi cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Do vậy, tác giả của luận văn chọn đề tài “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đẳk Lắk) ” để phân tích, lý giải thêm về lý luận và thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài • • • Đ Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm ra những bất hợp lý trong quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những hạn chế, thiếu sót trong áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Từ đó, đưa ra những giái pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về các tình tiết giám nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; - Phân tích quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tình tiểt giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đổi tượng và phạm vì nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đặc biệt là Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 46) và thực tiễn áp dụng các tình tiết này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đẻ tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách nhân đạo trong luật hình sự. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng tổng hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: Phương pháp phân tích, tổng họp, lịch sử, so sánh, nghiên cứu ngẫu nhiên các bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Điểm mới và ý nghĩa của đề tài Xuất phát từ các quy dịnh của pháp luật hiện hành về các tinh tiết giám nhẹ trách nhiệm hình sự, thực tiễn áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Với phạm vi đề tài của luận văn cao học luật, tác giả cố gắng đi sâu phân tích một số quy định còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhừng tình tiết giảm nhẹ mà Hội đồng xét xử cân nhắc, áp dụng cho bị cáo được hưởng tình tiết này hay không được hưởng. Luận văn cũng nêu lên những nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của Hội đồng xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, nhân đạo và đảm bảo quyền con người thể hiện được chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta. 7. Kết cấu của luân văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và những kiến nghị. Chương 1 MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH s ự THEO LUẶT HÌNH s ự VIỆT NAM 1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của Pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong các thời kỳ xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay, thì chưa có văn bản pháp luật nào nêu khái niệm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Kế thừa các quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng không nêu khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. l ình tiết giám nhẹ trách nhiệm hình sự hiện nay được hiểu chung nhất là những tình tiết làm giảm bớt mức độ trảch nhiệm hình sự. v ề khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau: - Trong bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung, Thạc sĩ Đinh Văn Quế thì cho rằng “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ỉà các tình tiết trong một vụ án cụ thể nỏ sẽ làm giảm trách nhiệm hĩnh sự của người phạm tội trong một khung hình p h ạ t” [12, tr.240]. - Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh thì định nghĩa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết của vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng [25, tr.32]. - Theo quan điểm của Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt trong bài viết về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trong việc quyết định hình phạt được đăng trên tạp chí khoa học pháp lý số 01/2004 thì: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự, với tính chất là tình tiết giảm nhẹ chung hoặc là tình tiết do Tòa án tự xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án (nếu trong vụ án hình sự không có tình tiết này) đồng thời là một trong những căn cứ để cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền và Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hon trong phạm vi một khung hình phạt [27, tr.l]. Như vậy ở những góc độ khác nhau các tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về các tinh tiết giảm nhẹ. Qua nghiên của các quy định cúa pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cũng như trong thực tiễn áp đụng thì tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải được quy định trong Bộ luật hình sự, trong các văn bản hướng dẫn thi hành việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết giảm nhẹ do Hội đồng xét xử cân nhắc, quyết định và ghi rõ trong bản án trong từng vụ án cụ thể đối với người phạm tội cụ thể để nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đổi với người phạm tội. Những tình tiết này có giá trị làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong phạm vi khung hỉnh phạt đang được áp dụng đổi với người đó. Do đó, theo tôi các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được khái niệm như sau: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tĩnh tiết được quy định trong Bộ luật hĩnh sự, trong các văn bản hướng dẫn thi hành việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hĩnh sự và những tình tiết do Hội đồng xét x ử cân nhắc, quyết định trong tìmg vụ án cụ thể đổi với người phạm tội cụ thể nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự đổi với người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt. 1.2. Đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Qua nghiên cứu các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và từ khái niệm trên ta có thể rút ra được một số đặc trưng cơ bản của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: Một là: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết được pháp luật hình sự quy định: Trước hết, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự, cụ thể là 18 điểm (từ điểm a đến điểm s) của khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, với quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự cho phép: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phai ghi rõ trong hán án Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hinh sự còn dược hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999; các tỉnh tiết hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự và những tình tiết giảm nhẹ khác do Hội đồng xét xử cân nhắc, quyết định và ghi rõ trong bản án trong từng vụ án cụ thể đối với người phạm tội cụ thể. Đối với những tình tiết giảm nhẹ do Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc quyết định, thì chúng chỉ được áp dụng trong những trường hợp cụ thể, đối với người phạm tội cụ thể, trong vụ án cụ thể. Đây là điểm khác biệt so với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thi ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì khi xét xử, Hội đồng xét xử không được xem các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hai là: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có giá trị làm giảm bớt trách nhiệm hình sự của người được áp dụng các tình tiết này. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có khả năng làm giảm hình phạt trong giới hạn một khung hỉnh phạt, chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn, miễn hình phạt, miền trách nhiệm hình sự, áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Trong trường hợp thông thường, người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ hình phạt trong phạm vi khung hình phạt đang được áp dụng đối với người đó. Mức hình phạt trong trưòmg hợp này tùy thuộc vào sổ lượng và giá trị giảm nhẹ của các tình tiết mà người đó có. Điều 47 Bộ luật hình sự quy định: Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 cùa Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhung phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn [14]. Như vậy, để có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định, chỉ có thể thực hiện được khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 10 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo quy định: Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, để áp dụng án treo đối với bị cáo thì ít nhất bị cáo có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 46. Nếu không có một tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 thì bị cáo không được áp dụng án treo mặc dù có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự và mức hinh phạt được áp dụng chỉ đến ba năm tù. Tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự quy định: Người chưa thành niên phạm tội cỏ thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đỏ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không l/m, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục ” [14]. Khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự quy định về miễn trách nhiệm hình sự như sau: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thủ, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hĩnh s ự ” [14]. Trong các điều kiện được quy định tại Điều luật này cũng có những điều kiện được cụ thể hóa từ tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Điều 46 Bộ luật hình sự quy định. 11 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định về miễn hình phạt cũng đã đặt ra điều kiện liên quan đến tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cụ tìiể như sau: "Người phạm tội cỏ thể miễn hình phạt ừ'ong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đảng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình s ự ” [14]. Ba là: Giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không giống nhau. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự có nội dung khác nhau nên mức độ giảm nhẹ cũng khác nhau. Ví dụ tình tiết giảm nhẹ “N gườiphạm tội tự thú" khác với tình tiết giảm nhẹ “Ngườiphạm tội đầu th ủ ”. Cùng một tình tiết giảm nhẹ, nhưng đổi với tội phạm khác nhau thì mức độ giảm nhẹ cũng khác nhau; cùng phạm một tội và cùng có tình tiết giảm nhẹ như nhau, nhưng đối với người phạm tội khác nhau thì mức độ giảm nhẹ cũng khác nhau. Mức độ giảm nhẹ của mỗi tình tiết còn phụ thuộc vào những điều kiện khách quan khi hành vi phạm tội được thực hiện. Ví dụ: A và B phạm tội cướp giật tài sản gây thiệt hại cho người bị hại 10.000.000 đồng nhưng A bồi thường 9.000.000 đồng, B bồi thường 1.000.000 đồng thì A sẽ được giảm nhẹ nhiều hơn B; cùng một tình tiết giảm nhẹ nhưng đổi với tội phạm khác nhau thì mức độ giảm nhẹ cũng khác nhau. Ví dụ: Đầu là tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người già ” nhưng đối với hành vi phạm tội cố ý gây thương tích, mức độ giảm nhẹ nhiều hơn so với hành vi phạm tội giao cấu với trẻ em, dâm ô đối với trẻ em. Nhìn chung các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự có giá trị giảm nhẹ cao hơn so với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác được Hội đồng xét xử áp dụng đối với người phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Vì 12 vậy, khi xác định mức độ giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ cần phải căn cứ vào hành vi phạm tội mà người phạm tội thực hiện, vào các yếu tố về nhân thân người phạm tội và các yếu tố khách quan khác có liên quan. Trong thực tiễn xét xử thường thì người phạm tội có số tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn sẽ được giảm nhẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, do mức độ giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ khác nhau, nên cũng có trường hợp người phạm tội có ít tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn được xử phạt nhẹ hơn người có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ: A và B đều phạm tội “Cướp giật tài sản”, A có tình tiết giảm nhẹ là “tự thú” còn B có hai tình tiết giảm nhẹ là “thành khẩn khai báo” và “có thành tích xuất sắc trong học tập” . Trong trường hợp này nếu các căn cứ quyết định hình phạt khác là giống nhau thì hình phạt đối với A có thể nhẹ hơn đối với B mặc dù A có một tình tiết giảm nhẹ là “ tự thú” còn B có hai tình tiết giảm nhẹ là “thành khẩn khai báo” và “có thành tích xuất sắc trong học tập”. 1.3. Phân biệt các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các • 9 « • • tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt Khoản 3 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi ìà tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình p h ạ t” [14]. Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ không chỉ được áp dụng khi quyết định hình phạt đổi với người phạm tội mà trong một sổ điều luật của Bộ luật hình sự còn có nhừng tình tiết giảm nhẹ được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định một sổ tình tiết định tội cùng tên với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự);Tộị cố ý gây 13 thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 Bộ luật hình sự); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 Bộ luật hình sự). Một số điều luật quy định về tội phạm cụ thể cũng quy định tình tiết giảm nhẹ định khung trùng với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: khoản 2 Điều 78 quy định tình tiết giảm nhẹ điều kiện là trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Khoản 2 Điều 80 quy định tình tiết giảm nhẹ điều kiện là phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng... Vì vậy, chúng ta cần phân biệt được các tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng khi quyết định hình phạt khác với các tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt ở các khía cạnh sau: * về vị trí pháp lý Các tinh tiết giám nhẹ trách nhiệm hình sự là dấu hiệu định tội hoặc định khung hinh phạt là những tình tiết được quy định trong cấu thành tội phạm, trong từng điều luật về tội phạm cụ thể. Các tình tiết giảm nhẹ định tội được quy định trong cấu thành tội phạm của các tội tương ứng. Các tình tiết này có thể là dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng tại các điều luật đó. Các tình tiết giảm nhẹ định khung hình phạt được quy định tại cấu thành tội phạm giảm nhẹ của điều luật về tội phạm cụ thể tương ứng. Như vậy, cả tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội và tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định khung hình phạt đều được quy định tại điều luật thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Khác với tình tiết đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được 14 quy định tại điều luật thuộc phần chung Bộ luật hình sự và có thể được cụ thể hóa tại các văn bản hướng dẫn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của cơ quan có thẩm quyền hoặc chỉ được quy định theo hướng mở tại điều luật thuộc phần chung Bộ luật hình sự và do các Hội đồng xét xử vận dụng khi xét xử. * về tinh chất Tình tiết giảm là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự), tại khoản 2 quy định: "Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm Tội gián điệp (Điều 80 Bộ luật hình sự), tại khoản 2 quy định: “Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 Bộ luật hình sự) thì quy định tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự, còn l ội cố ý gây thưomg tich hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, trường hợp người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt, thì đã làm giảm tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không phải là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội mà chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi. * về giá trị ảnh hưởng: Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung là những tình tiết có giá trị xác định trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm hoặc một khung hình phạt 15 trong trường hợp cụ thể. Giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết định tội, định khung hình phạt được thể hiện trong chế tài, từng điều khoản của Bộ luật hình sự. Còn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có giá trị làm giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự đối với một trường hợp phạm tội cụ thể, giá trị giảm nhẹ của chúng không được phản ánh trong chế tài. Chính sự khác biệt này đã tạo ra sự khác biệt trong vận dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trường hợp các các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt là cơ sở để xác định tội danh và ichung hình phạt được quyết định phải nằm trong giới hạn chế tài do các tình tiết này quy định, thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không có tác dụng làm đổi tội danh, chuyển khung hình phạt nhưng có thể quyết định một hình phạt vượt ngoài khung hình phạt theo hướng giảm nhẹ như: quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo. * về thứ tự ưu tiên áp dụng: Khi có tình tiết giảm nhẹ, thì chúng ta phái xem xét thứ tự ưu tiên tình tiết đó có phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt hay không. Nếu đã là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì không áp dụng tình tiết đó là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt. 1.4. Ý nghĩa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt Theo Bộ luật hình sự thì; "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tỉnh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự " [14, Điều 45]. Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tạo cơ sở pháp lý để xác định 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan