Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nghi lễ trong vòng đời của người cơ tu ở xã bhalêê, huyện tây giang, tỉnh qu...

Tài liệu Các nghi lễ trong vòng đời của người cơ tu ở xã bhalêê, huyện tây giang, tỉnh quảng nam

.PDF
138
1
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ HOÀNG MINH TÂM CÁC NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ HOÀNG MINH TÂM CÁC NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 8310630 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI AN Đà Nẵng - Năm 2022 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT ........................................................................ iii TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH ..........................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................4 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................1 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................1 1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................4 1.2. Tổng quan về huyện Tây Giang và xã BhaLêê ........................................................6 1.2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên ..............................................................................6 1.2.2. Điều kiện lịch sử - dân cư .............................................................................9 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................12 1.3. Khái quát về người Cơ-tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ..........................14 1.3.1. Nguồn gốc và quá trình định cư, phát triển của tộc người .........................14 1.3.2. Tên gọi tộc người (tộc danh) ......................................................................16 1.3.3. Đời sống văn hóa, xã hội ............................................................................17 Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................21 CHƯƠNG 2. CÁC NGHI LỄ VÒNG ĐỜI VÀ GIÁ TRỊ NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ HUYỆN TÂY GIANG ........23 2.1. Một số quan niệm của người Cơ-tu ........................................................................23 2.1.1. Quan niệm về vũ trụ của người Cơ-tu ........................................................23 2.1.2. Quan niệm về cõi sống, cõi chết .................................................................25 vi 2.2. Nghi lễ trong sinh đẻ ..............................................................................................26 2.2.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con cái .................................................26 2.2.2. Các nghi lễ, tập quán trong sinh đẻ và giai đoạn trưởng thành ..................27 2.3. Nghi lễ trong hôn nhân ...........................................................................................31 2.3.1. Quan niệm về hôn nhân, gia đình ...............................................................31 2.3.2. Các nghi lễ, tập quán trong hôn nhân .........................................................33 2.4. Nghi lễ trong tang ma .............................................................................................42 2.4.1. Quan niệm về linh hồn và cái chết..............................................................42 2.4.2. Các nghi lễ trong tang ma ...........................................................................43 2.5. Các giá trị của nghi lễ .............................................................................................49 2.5.1. Giá trị nhân sinh ..........................................................................................49 2.5.2. Giá trị nhân văn...........................................................................................50 2.5.3. Giá trị giáo dục ...........................................................................................51 2.5.4. Giá trị tín ngưỡng........................................................................................51 2.5.5. Giá trị cố kết cộng đồng..............................................................................52 2.5.6. Giá trị văn hoá.............................................................................................52 2.5.7. Giá trị đạo đức ............................................................................................53 2.5.8. Giá trị nghệ thuật ........................................................................................54 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................56 3.1. Biến đổi các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ............................................56 3.1.1. Thực trạng ...................................................................................................56 3.1.2. Nguyên nhân ...............................................................................................64 3.1.3. Các xu hướng biến đổi NLVĐ của người Cơ-tu ........................................69 3.2. Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Cơ-tu thông qua các nghi lễ trong vòng đời ......................................................................................72 3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..............................................................................72 3.2.2. Quan điểm và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Cơ-tu .............75 Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................80 KẾT LUẬN ..................................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................83 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP : Chính phủ GS : Giáo sư HU : Huyện ủy NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết NLVĐ : Nghi lễ vòng đời Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư QĐ : Quyết định TS : Tiến sĩ Tr. : Trang TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số tại huyện Tây Giang 11 2.1. T’ngây Abhướp - Ngày Âm lịch của người Cơ-tu 35 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế như hiện nay, văn hoá các dân tộc nói chung, phong tục tập quán và các NLVĐ của các tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói riêng đã có những biến đổi nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu về văn hoá tộc người, cụ thể là các nghi lễ trong vòng đời và việc bảo tồn, phát huy những giá trị của các nghi lễ đó là những việc làm rất cần thiết trong tiến trình xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dân tộc Cơ-tu cư trú chủ yếu tại các huyện như Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang tỉnh Quảng Nam; Nam Đông và A Lưới của Thừa Thiên Huế; xã Hoà Bắc và Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Riêng tại Quảng Nam, Cơ-tu là tộc người có dân số đứng thứ hai sau người Kinh. Trong lịch sử, người Cơ-tu đã cùng với các dân tộc anh em trong các vùng cư trú đoàn kết đấu tranh chống thắng giặc ngoại xâm và cùng xây dựng đất nước. Có nhiều mối quan hệ giao lưu trên các thành tố văn hóa diễn ra giữa những tộc người cận cư ấy. Xuất phát từ điều kiện cư trú, hoạt động sản xuất và trình độ nhận thức tộc người, người Cơ-tu đã tôn thờ và có niềm tin vững chắc vào các thế lực siêu nhiên, các Yang… để từ đó có một đời sống tâm linh, tín ngưỡng rất đa dạng và phong phú. Điều này thể hiện rất rõ nét thông qua các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Cơ-tu. NLVĐ được xem là một môi trường khá bền vững trong việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống, bởi chính những nghi lễ ấy chứa đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, NLVĐ người là một môi trường tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Thông qua các nghi lễ, đặc trưng văn hoá tộc người được tái hiện, làm nên những sự khác biệt giữa họ với những cộng đồng người khác, giữa nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác. Nghiên cứu NLVĐ chính là nghiên cứu giá trị văn hoá tinh thần cốt lõi của một dân tộc, từ đó tìm ra những luận điểm quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong thời đại ngày nay. Tìm hiểu giá trị văn hóa thông qua NLVĐ của tộc người Cơ-tu, một mặt giúp chúng ta thấy được đặc trưng văn hóa trong đời sống của tộc người này, mặt khác góp phần khẳng định sự phong phú, đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc về văn hóa tộc người thiểu số ở Việt Nam hiện nay. Ngày nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giao lưu văn hóa,… NLVĐ đối mặt với rất nhiều nhiều biến đổi theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực. 2 Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống, toàn diện, khẳng định những giá trị của NLVĐ trong văn hóa Cơ-tu tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tác giả được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Nam, bản thân mong muốn tìm hiểu về văn hoá của các cư dân đang cư trú trên quê hương mình, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc khám phá, giới thiệu, gìn giữ và phát huy những nét độc đáo trong văn hoá tỉnh nhà. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngành Việt Nam học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Giá trị văn hóa của người Cơ-tu luôn là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, chú ý. Một số công trình tiêu biểu như sau: - Tác phẩm “Những kẻ săn máu” của Le Pichon [33]: Đây là nghiên cứu đầu tiên về người Cơ-tu ở Việt Nam của một đồn trưởng người Pháp. Nội dung cuốn sách là những tư liệu phản ánh khá chân thực về con người Cơ-tu, văn hoá Cơ-tu vào những năm 30 của thế kỷ XX. Với cách viết theo lối văn ký sự, Le Pichon đã đưa công trình này trở thành một trong những công trình sơ khảo dân tộc học Việt Nam ấn tượng ở thời điểm đó. Sách được trình bày theo nhóm các vấn đề sau: làng, nhà và nghệ thuật Katu, những bài hát Katu, cái chết - sự thờ cúng người chết, những cuộc săn máu, các tập tục mê tín, lễ hội, vũ điệu Katu. - Công trình “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)” của Viện Dân tộc học [60]: Nội dung cuốn sách tập trung nói về các dân tộc ít người vốn sinh sống lâu đời, được quan niệm là những cộng đồng người bản địa tại những tỉnh phía Nam. Trong đó có nêu ngắn gọn về điều kiện tự nhiên, dân cư, ngôn ngữ, tên gọi, kinh tế, xã hội, văn hoá,… của người Cơ-tu. - Công trình “Tìm hiểu văn hoá Katu” của Tạ Đức [19]: Cuốn sách đưa ra một số câu hỏi và một số câu trả lời, cùng với một số chủ đề về văn hoá Cơ-tu. Thông qua đó, người đọc có thể khám phá được một trong những nền văn hoá người Cơ-tu ở Việt Nam trong cái nhìn so sánh với các nền văn hoá tộc người khác ở Việt Nam và Đông Nam Á. - Công trình “Katu kẻ sống đầu ngọn nước”, Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) [48]: Trong công trình này, ngoài sự kế thừa những thành quả của người đi trước, các tác giả đã đặt lại vấn đề về sự hiện diện và diễn trình di trú, cũng như vai trò của nhóm Cơtuic và tộc người Cơ-tu trong lịch sử - văn hóa của cư dân miền Trung. - Công trình “Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam”, GS. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) [57]: Tập sách tập hợp gần 30 bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, nhằm giới thiệu những đặc trưng và cung cấp cho người đọc những hiểu 3 biết ban đầu về con người, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống bất khuất trong kháng chiến của đồng bào các dân tộc anh em ở miền núi Quảng Nam. - Công trình “Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ-tu” của Lưu Hùng [24]: Trong công trình này, tác giả quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và đời sống vật chất nói chung của tộc người Cơ-tu. Cụ thể, tác giả tập trung khai thác những nét cơ bản về văn hóa của người Cơ-tu ở từng khía cạnh khác nhau như nguồn gốc xuất xứ, kinh tế - xã hội, kiến trúc, nghề dệt, luật tục, hôn nhân, tang ma... - Công trình “Góp phần tìm hiểu văn hoá Quảng Nam”, Phạm Ngọc Sinh (chủ biên) [40]: Ấn phẩm này là tập hợp các bài báo cáo khoa học đăng ở địa phương, các báo Trung ương, những bài viết tìm hiểu về văn hoá Quảng Nam. Dưới nhiều góc độ khác nhau, các tác giả tập trung nghiên cứu truyền thống mở cõi, yêu nước và giá trị văn hoá đặc trưng của vùng đất - con người Quảng Nam. Trong đó có khá nhiều bài nghiên cứu về đặc trưng văn hoá Cơ-tu như Gươl, hôn nhân truyền thống, truyện kể dân gian, tín ngưỡng,… - Công trình “Văn hoá người Cơ-tu” của Bh’riu Liếc [5]: Đây là công trình nghiên cứu của một người Cơ-tu. Tác giả đã dành nhiều tâm huyết, tái hiện lại không chỉ đời sống văn hoá vật chất mà cả văn hoá tinh thần rất phong phú của tộc người mình. - Công trình “Người Cơ-tu ở Việt Nam” của Trần Tấn Vịnh [59]: Đây là cuốn sách ảnh, tư liệu mang tính khái quát về tộc người Cơ-tu ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày theo từng chủ đề với những khuôn hình sinh động, bài viết ngắn gọn, súc tích giúp người đọc có thể hiểu biết thêm về cội nguồn, quá trình phát triển, đặc biệt là vốn văn hoá truyền thống lâu đời và đặc sắc của dân tộc Cơ-tu như kiến trúc Gươl, điệu múa Tâng tung - Da dá, những món ăn dân gian,… - Công trình “Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ-tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của TS. Trần Thị Mai An [1]: Công trình tuy có điểm nghiên cứu là địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng bức tranh tộc người Cơtu ở Việt Nam nói chung vẫn được đề cập một cách tổng thể với các đặc điểm cơ bản của tổ chức xã hội, từ đơn vị thấp nhất là gia đình, dòng họ đến làng. Công trình cũng chỉ rõ các xu hướng biến đổi đang diễn ra trong cơ cấu tổ chức và sự vận hành của các đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của tộc người. - Các công trình đã được công bố của các tác giả Phan Hữu Dật [11], Nguyễn Hữu Thấu [43], Phan Thị Xuân Bốn [8], Nguyễn Xuân Hồng [23], …: Đây là những khảo cứu chuyên sâu về hôn nhân và gia đình các dân tộc Bắc Trường Sơn nói chung và ở người Cơ-tu nói riêng. Các tác giả đã giới thiệu và phân tích một cách hệ thống đặc điểm hình thái hôn nhân và gia đình của tộc người, các tàn tích liên minh hôn nhân 4 ba thị tộc, khái niệm dòng họ, các đặc tính cơ bản của dòng họ - đơn vị có vai trò rất quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình của người Cơ-tu. Ngoài ra, chúng ta còn có một số nghiên cứu riêng lẻ về ăn uống, nhà cửa, trang phục, nghề thủ công, tín ngưỡng, lễ hội, ngôn ngữ, văn học và tranh ảnh về tộc người Cơ-tu dưới dạng sách, luận án, báo, bài viết của các tác giả Đinh Hồng Hải [21], Trần Đức Sáng [38], Lê Anh Tuấn [54], Trần Tấn Vịnh [58], … Nhìn chung, bằng nhiều phương pháp tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã giới thiệu khái quát văn hóa người Cơ-tu ở Việt Nam trên các phương diện đời sống văn hóa xã hội tộc người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đề cập tới NLVĐ của tộc người Cơ-tu là rất khiêm tốn, nếu có đề cập thì chỉ dừng lại ở khía cạnh “miêu thuật”, khái quát chung chứ chưa có công trình nào mang tính hệ thống, toàn diện, đi sâu khai thác giá trị văn hóa của người Cơ-tu thông qua NLVĐ người. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam với điểm cứu là xã BhaLêê. Thời gian nghiên cứu: Các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu đã và đang được thực hành tại cộng đồng hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Về phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử văn hoá; đồng thời đứng trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề. Phương pháp luận này nhằm giúp tác giả có được một thế giới quan đúng đắn khi đánh giá các sự vật, hiện tượng trong đó có các hoạt động nhận thức về văn hoá. 4.2. Về phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp mang tính xuyên suốt, giúp tác giả cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, tăng tính chính xác, khách quan và thuyết phục hơn cho các kết quả nghiên cứu. Đồng thời, qua đó chúng ta có điều kiện kiểm tra lại tính chính xác của các nguồn tài liệu khác. Phương pháp điền dã dân tộc học bao gồm các bộ công cụ của phương pháp như: quan sát, khảo tả, ghi 5 chép, phỏng vấn, đối chiếu, so sánh… - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trên cơ sở thu thập và chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để sắp xếp và xử lý có hệ thống, nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau: - Tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện về các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Làm rõ những yếu tố biến đổi hiện nay trong NLVĐ của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm sáng tỏ các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu hiện nay bao gồm nghi lễ trong lúc mang thai và sinh đẻ, khi trưởng thành, hôn nhân, tang ma. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn chỉ ra đặc trưng văn hoá tộc người, giá trị của các nghi lễ trong chu kỳ đời người của cộng đồng Cơ-tu. Luận văn bước đầu dự báo xu hướng biến đổi của các nghi lễ trong vòng đời của tộc người, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người bền vững hơn. 6. Đóng góp của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng hệ thống tư liệu chuyên sâu về các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu tại xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn làm rõ hơn giá trị văn hoá của tộc người Cơ-tu thông qua các nghi lễ trong vòng đời để từ đó góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá cốt lõi của tộc người. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo cùng phần phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn nghiên cứu. - Chương 2: Các nghi lễ vòng đời và giá trị nghi lễ trong vòng đời của người Cơtu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Nghi lễ Theo Từ điển Tiếng Việt [53], nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành một cuộc lễ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nghi lễ là những hoạt động mang tính truyền thống được thực hiện tại những thời điểm quan trọng trong đời sống và trong hoạt động sản xuất của con người. Có thể phân biệt hai loại: nghi lễ chính là loại gắn với chu kỳ đời người (sinh đẻ, cưới xin, ma chay) gọi là nghi lễ gia đình; còn một loại liên quan đến sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác gọi là nghi lễ theo lịch [35, tr. 20]. Về mặt từ nguyên, từ “nghi lễ” bắt nguồn từ tiếng Latin là Ritus - nghĩa là hành vi có trật tự. Về mặt ý nghĩa của từ này các nhà nhân học đã đưa nhiều định nghĩa khác nhau. Durkheim (1912) cho rằng nghi lễ “là hoạt động chỉ ra những quy định (rule) con người biết để tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trước những đối tượng thiêng”. Nghi lễ theo Tylor là phương tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn” là “cầu nguyện, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế”. Theo Victor Turner, nghi lễ (ritual) “là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay các sức mạnh thần bí”,… [56, tr. 23]. Như vậy, có thể hiểu, nghi lễ là những hành vi được tổ chức vào những dịp nhất định, có tính chất nghi thức, trang trọng và mang ý nghĩa biểu tượng, được lặp đi lặp lại, diễn ra trong thời gian và không gian xác định [56]. - Vòng đời (chu kỳ đời người) Vòng đời là một trình tự sắp xếp các giai đoạn và thời kỳ mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đời của một con người bình thường, và là một cách thức thuộc văn hóa để quy định sự trưởng thành và thay đổi của con người [56, tr. 23]. Theo Từ điển Tiếng Việt, thứ nhất, chu kỳ là khoảng thời gian nhất định để một quá trình tuần hoàn lặp lại sự diễn biến của nó một cách đều đặn; thứ hai, chu kỳ là khoảng thời gian tương đối không đổi giữa hai lần diễn ra kế tiếp nhau của một hiện tượng thường xuyên lặp đi lặp lại [53]. Nói một cách khác, vòng đời (chu kỳ đời người) là sinh - lão - bệnh - tử. Ở đây, sinh là con người được sinh ra; lão là con người lớn lên, trưởng thành và già đi; bệnh 2 là những loại bệnh tật xuất hiện trong cuộc đời con người đặc biệt là lúc con người chuyển sang giai đoạn tuổi già thì các bệnh tật thường xuất hiện nhiều hơn; tử là lúc con người chết. Đó là một quá trình mà con người sinh ra, lớn lên, già đi và chết [35, tr. 20]. Từ các khái niệm trên, trong luận văn này xác định khái niệm vòng đời (chu kỳ đời người) là quá trình sống của một con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. - NLVĐ (nghi lễ chu kỳ đời người) GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, NLVĐ “là những nghi lễ liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết” [45, tr. 23]. Có thể hiểu, NLVĐ (nghi lễ chu kỳ đời người) là những hành động có tính khuôn mẫu, gắn với ba sự kiện quan trọng của cuộc đời là sinh đẻ, hôn nhân và tang ma. Những hành động này được thực hiện theo một trật tự nhất định, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của một con người. Nó được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác [35, tr. 21]. Như vậy, mỗi vòng đời của con người bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, thay thế ông bà, cha mẹ trong những công việc gia đình, xã hội và nhiều công việc khác như hiếu, hỉ, thờ cúng tổ tiên, tiến hành lễ tết, hội hè đình đám,... rồi già và chết đi. Với mỗi giai đoạn đó con người thường được tổ chức các nghi lễ chứa đựng đầy đủ ý nghĩa nhân văn. Những nghi lễ này chính là mốc để đánh dấu con người bước sang một giai đoạn mới, có một địa vị mới trong gia đình và xã hội. NLVĐ thuộc về mỗi cá nhân nhưng nó được gia đình, dòng họ, cộng đồng thực hiện. Vì vậy, NLVĐ không chỉ liên quan đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nó là sự thừa nhận của cộng đồng với mỗi cá nhân trong những bước ngoặt quan trọng. Thông qua nghi lễ, con người cá nhân hòa nhập với gia đình, dòng họ và cộng đồng. - Nghi lễ sinh đẻ Từ điển Nhân học định nghĩa: Sinh đẻ là công việc của phụ nữ trong khi họ cố gắng và dùng cơ dạ con của họ để đẩy những đứa con từ thế giới riêng bên trong tử cung ra một xã hội và văn hóa rộng lớn hơn [56, tr. 24]. Sinh đẻ để có thêm người lao động, có người nối dõi tổ tông và nương tựa lúc về già. Có con cũng là niềm hạnh phúc của các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Tuy nhiên, trong truyền thống, khi mạng lưới y tế còn khó khăn, người phụ nữ mang thai phải chịu nhiều nguy hiểm. Vì vậy, ngoài những tri thức dân gian được áp dụng thì việc thực hành nghi lễ cũng rất được xem trọng. Như vậy nghi lễ sinh đẻ là những nghi lễ được thực hiện trong quá trình từ khi người mẹ mang thai cho đến khi đứa trẻ sinh ra, được công nhận là thành viên chính 3 thức của gia đình. Các nghi lễ này nhằm mục đích bảo vệ cho đứa trẻ và người mẹ được mạnh khỏe, bình an. - Nghi lễ hôn nhân Hôn nhân theo Từ điển Nhân học là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm mục đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ gia đình mới [35, tr. 22]. Tác giả Đỗ Thúy Bình cho rằng: “Hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và nữ được hợp thức hóa bởi tập quán và luật pháp tạo thành một gia đình. Sau hôn nhân là những gia đình với tổng thể các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên và các nghi lễ trong gia đình và cộng đồng” [35, tr. 22]. Như vậy, nghi lễ hôn nhân được hiểu là các nghi lễ diễn ra theo tập quán hoặc theo quy định của cộng đồng trong mỗi cuộc hôn nhân. Nghi lễ hôn nhân là một thủ tục để khẳng định cuộc hôn nhân đó là hợp pháp, được cộng đồng và luật pháp công nhận, nó làm thay đổi địa vị xã hội của con người. Nghi lễ hôn nhân nhằm mục đích đảm bảo cho sự chứng kiến và sự công nhận từ phía cộng đồng, ngoài ra nó còn thực hiện một số yếu tố tâm linh gắn với cuộc hôn nhân. Qua nghi lễ hôn nhân chúng ta thấy được bản sắc văn hóa tộc người [35, tr. 23]. - Nghi lễ tang ma Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tang ma hay còn gọi là tang lễ là những nghi lễ, hành động ứng xử đối với người chết… Tang lễ thường gắn với những quy định, nghi thức thờ cúng, kiêng cữ nhất định và cả việc chu cấp thức ăn, nước uống cho người chết [35, tr. 23]. Trong luận văn này, khái niệm tang ma được xác định là những hành động ứng xử đối với người đã chết. Tang ma thường gắn với những quy định, nghi thức thờ cúng, kiêng cữ nhất định. Vậy nghi lễ tang ma là nghi thức và trình tự tiến hành hành động ứng xử đối với người đã chết. - Biến đổi văn hoá Theo từ điển Tiếng Việt, biến đổi là “thay đổi hoặc làm cho thay đổi thành khác trước”. Như vậy, biến đổi có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực như tự nhiên, xã hội, văn hóa,… nó là thuật ngữ dùng để chỉ những điều khác so với trước đó. Biến đổi văn hóa chính là sự thay đổi của các yếu tố trong văn hóa khác với những giai đoạn trước đó. Văn hóa sản sinh phục vụ nhu cầu của con người, vì vậy nó cũng biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn. Biến đổi văn hóa thường diễn ra khi có sự tác động, tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người và chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, 4 văn hóa. - Tín ngưỡng Tại Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. 1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu - Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi Nghi lễ chuyển đổi được nhà nhân học người Pháp gốc Bỉ Arnold Van Gennep (1873 - 1975) phân tích có hệ thống trong tác phẩm The rite of passage (1909). Ông phân tích khá sâu sắc các nghi lễ liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp, có tính quyết định đời sống xã hội của một con người. Ông đã khái quát một cách đầy đủ và khoa học về NLVĐ người, trong đó ông nhấn mạnh đến những giai đoạn quan trọng như sự chào đời và thời thơ ấu, nghi lễ thành đinh, lễ đính hôn và kết hôn, tang lễ. Ông cho rằng những thay đổi trạng thái của con người làm khuấy động cuộc sống cá nhân, và để giảm thiểu các tác động có hại đó, một số nghi thức chuyển tiếp ra đời. Tất cả các hoạt động liên quan đến nghi lễ có thể chia làm ba giai đoạn chính: Nghi thức phân ly (trước ngưỡng), nghi thức chuyển tiếp (trong ngưỡng), nghi thức hội nhập (sau ngưỡng) [56, tr. 28]. Giai đoạn phân ly bao gồm hành vi tượng trưng báo hiệu sự tách rời của một cá nhân hay một nhóm người khỏi vị trí cố định trước đó trong cấu trúc xã hội hoặc khỏi một hệ thống các điều kiện văn hóa (một trạng thái). Trong giai đoạn giữa (giai đoạn ngoài lề), trạng thái của đối tượng thụ hưởng nghi lễ (người được chuyển tiếp) là rất mơ hồ, người đó trải qua một địa hạt mà ở đó hầu như không có hoặc hoàn toàn không có những thuộc tính của trạng thái đã qua hay trạng thái sắp đến. Ở giai đoạn cuối cùng người được chuyển tiếp hoàn thành nghi thức. Tuy nhiên, không phải ba giai đoạn này diễn ra như nhau ở tất cả các nghi lễ, nghi lễ của sự phân ly thường được thể hiện trong lễ tang, nghi lễ của sự hội nhập ở lễ cưới và nghi lễ của sự chuyển tiếp trong lễ đính hôn, lễ thành đinh. Mỗi nghi lễ Arnold Van Gennep quan tâm đến khía cạnh “cái gì”, “như thế nào”, “tại sao”, “cấu trúc” và “diễn tiến” [66]. Điều mà Van Gennep quan tâm không phải là các nghi thức xét về mặt chi tiết mà là ý nghĩa chủ đạo và những tình huống tương đối, trình tự nghi lễ, chỉ ra các nghi thức phân ly, bên lề và sum họp, sự tồn tại của các mép lề, lý do các lớp nghi lễ [56, tr. 28-29]. Như vậy, có thể thấy rằng, nghi lễ chuyển đổi biểu thị sự chuyển đổi về mặt không gian, thời gian, từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác của một cá thể hay 5 một nhóm xã hội. Nghi lễ chuyển tiếp phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa và chịu ảnh hưởng của văn hóa tộc người, bởi vậy ở mỗi nền văn hóa khác nhau, nghi lễ chuyển tiếp sẽ được tiến hành dưới những hình thức khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở lý thuyết để tác giả vận dụng vào nghiên cứu, luận giải về các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu nói chung và người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang nói riêng. - Lý thuyết về bản sắc văn hoá tộc người Lý thuyết về bản sắc văn hóa tộc người được F. Boas đưa ra để chỉ tính đặc thù của văn hóa tộc người. Theo quan điểm này, các nhà nghiên cứu, trong đó có các nhà Dân tộc học và Nhân học nhấn mạnh đến những bản sắc riêng, có tính riêng biệt trong văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người. Bản sắc văn hóa tộc người là những nét đẹp, những tinh hoa đã được chắt lọc từ trong cuộc sống của cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận, là sự kết nối, gắn bó giữa con người với nhau, là tài sản vô giá hết sức quý báu của cả cộng đồng, dân tộc, tạo nên sức sống diệu kỳ và sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn, thử thách, những trở ngại trong cuộc sống [35, tr. 27]. Bản sắc văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần mang tính đặc trưng và đặc thù của tộc người, giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác. Bản sắc văn hóa tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử gắn liền với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường địa lý tự nhiên trong đời sống của từng tộc người và chúng có sức sống lâu bền, thậm chí ngay cả khi đời sống của tộc người có những biến đổi mạnh mẽ. Bản sắc văn hóa tộc người cũng thể hiện rõ rệt sức sống của một tộc người, được lưu giữ trong những thành tố văn hóa khác nhau, đặc biệt là ở ý thức tộc người hay nhóm tộc người (nhóm địa phương) [35, tr. 27]. Trong luận văn này, tác giả vận dụng lý thuyết về Bản sắc văn hóa tộc người để nghiên cứu, nhận diện những sắc thái riêng trong các NLVĐ của người Cơ-tu ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang đặt trong bối cảnh phát triển và hội nhập của đất nước nói chung, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi ở địa phương hiện nay. - Lý thuyết về biến đổi và tiếp biến văn hoá Biến đổi và tiếp biến văn hóa được trường phái Nhân học Anglo - Saxon khởi xướng vào cuối thế kỷ XIX. Biến đổi văn hóa là một quá trình tất yếu diễn ra trong tất cả các xã hội và ở tất cả các tộc người trong xã hội phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển. Thuộc tính biến đổi thể hiện ngay trong chính nội hàm của khái niệm văn hóa; văn hóa biến đổi do tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tiền đề của biến đổi là sự lựa chọn của các tộc người. Văn hóa các tộc người luôn biến đổi để thích nghi với những biến đổi đã và đang diễn ra xung quanh tộc người và có tác động đến đời sống tộc người. Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa, các nhà nhân học thường lý giải dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau như Tiếp biến văn hóa, Tiến hóa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất