Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và tự do quảng cáo về sản phẩm, dịch ...

Tài liệu Các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và tự do quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình nhưng sự tự do đó vẫn chỉ là tự do có giới hạn. theo anhc

.DOC
4
11
116

Mô tả:

Đề số 7: Các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và tự do quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình nhưng sự tự do đó vẫn chỉ là tự do có “giới hạn”. Theo anh/chị giới hạn của tự do quảng cáo là gì? Vì sao? Trả lời: Hiện nay khái niệm “tự do quảng cáo” vẫn còn rất mơ hồ bởi ngay trong Luật quảng cáo năm 2012 cũng không nhắc tới khái niệm này, ta chỉ có thể tạm hiểu rằng “tự do quảng cáo” là việc các doanh nghiệp có quyền tự quảng cáo về sản phẩm của mình hoặc quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp khác trong phạm vị một số quyền được pháp luật quy định, ví dụ như tại Điều 12 Luật quảng cáo 2012 quy định các quyền của người quảng cáo là “Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình; Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo; Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt; Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.” Tuy nhiên bên cạnh những quyền đó vẫn có rất nhiều các quy định cụ thể về phương thức, sản phẩm hay ngôn ngữ quảng cáo dường như làm hạn chế quyền “tự do quảng cáo” của doanh nghiệp, những giới hạn trong tự do quảng cáo đó chính là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo các doanh nghiệp không lợi dụng những ưu đãi, điều kiện thuận lợi để quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc làm ảnh hưởng tới nền hướng phát triển xã hội. Những giới hạn trong tự do quảng cáo có thể kể tới là: 1. Giới hạn về sản phẩm được quảng cáo Ngay tại Điều 7 Luật quảng cáo 2012 đã quy định rõ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là “1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Thuốc lá. 1 3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. 4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo. 5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc. 6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. 7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. 8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.” Sở dĩ pháp luật cần có rào cản này bởi những mặt hàng kể trên tuy không bị cấm hoàn toàn nhưng được khuyến cáo là không nên sử dụng hoặc sử dụng phải trong tầm kiểm soát, do đó nếu để các doanh nghiệp “tự do quảng cáo” sẽ đồng nghĩa với việc người dân biết đến các mặt hàng này nhiều nhưng không hiểu rõ về chúng hoặc người dân không hiểu biết và cho rằng có thể sử dụng các mặt hàng này tràn lan, bởi vậy sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. 2. Giới hạn về hành vi trong quảng cáo Sự giới hạn này được thể hiện rõ nét nhất qua Điều 8 Luật quảng cáo 2012 trong đó một số hành vi bị cấm trong quảng cáo như “Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;...; Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất 2 lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác...” Giới hạn này được đặt ra nhằm quản lý hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp, ngăn chặn việc các doanh nghiệp lợi dụng việc quảng cáo để bôi xấu doanh nghiệp khác, thể hiện thái độ chính trị hay phân biệt đối xử cũng như gian dối trong hoạt động quảng cáo, quảng cáo sai sự thật về chất lượng sản phẩm. Nếu không có những giới hạn này, một số thành phần sẽ lời dụng sự nơi lỏng của pháp luật nhằm trục lợi, chống phá chính quyền, gây mất đoàn kết dân tộc hoặc lừa dối người tiêu dùng. 3. Giới hạn về phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo và các yếu tố ảnh hưởng tới việc quảng cáo khác Sự giới hạn ở đây nhằm đưa ra một định hướng rõ ràng từ việc một quảng cáo cần đảm bảo nội dung ra sao, cách trình bày như thế nào, ngôn ngữ phải đáp ứng được yêu cầu gì...cho đến việc quảng cáo ở mỗi cách thức địa điểm phải tuân theo từng quy chuẩn rõ ràng. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp tuân theo một khuôn khổ cụ thể, không phải là sự dập khuôn nhưng vẫn cần một số quy tắc chung nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp tùy ý thích nói sao thì nói, thích viết sao thì viết và thích viết ở đâu, nói ngắn hay nói dài, thậm chí gây phiền cho người xem, người đọc cũng không bị xử lý. Nhìn chung, giới hạn của tự do quảng cáo chính là những quy định được đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp có sản phẩm dược quảng cáo và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, phát hành quảng cáo phải tuân theo nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động này, bởi lẽ sự tự do nếu đơn thuần là thích làm gì thì làm sẽ mang đến những hậu quả khôn lường ảnh hưởng và gây phản cảm cho nhiều người, còn sự tự do trong khuôn khổ sẽ cho ra những sản phẩm quảng cáo chân thật, phù hợp với thuần phong mỹ tục nhưng cũng không kém sáng tạo, hấp dẫn. 3 Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Luật quảng cáo 2012 2. Luật thương mại 2005 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan