Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các đặc trưng của tiểu thuyết bợm nghịch trong cuộc phiêu lưu của augie march (s...

Tài liệu Các đặc trưng của tiểu thuyết bợm nghịch trong cuộc phiêu lưu của augie march (saul bellow)

.PDF
151
1
127

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN ------------------------- PHAN LÊ NGỌC THƢ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA TIỂU THUYẾT BỢM NGHỊCH TRONG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA AUGIE MARCH (SAUL BELLOW) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phƣơng Khánh Đà Nẵng, tháng 5/2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phƣơng Khánh. Những kết luận đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Phan Lê Ngọc Thƣ LỜI CẢM ƠN Đề tài Các đặc trƣng của tiểu thuyết bợm nghịch trong Cuộc phiêu lưu của Augie March (Saul Bellow) là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học ngành Sƣ phạm Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với sự giúp đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Phƣơng Khánh, thuộc Khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trƣờng. Lời cuối tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Phan Lê Ngọc Thƣ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN A - MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................25 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................26 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................26 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................27 B – NỘI DUNG ........................................................................................................28 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT BỢM NGHỊCH (PICARESQUE NOVEL) PHƢƠNG TÂY ..........................................................28 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết bợm nghịch........28 1.1.1. Từ dòng chảy văn học về kẻ vô lại (rouge) – Khởi đầu mang tính tiền đề….. 28 1.1.2. … đến sự phát triển nhƣ một đối cực của xã hội bảo thủ và tinh thần hiệp sĩ lãng mạn ................................................................................................32 1.2. Tiểu thuyết bợm nghịch – một định nghĩa chƣa hoàn thiện ..........................36 1.3. Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết bợm nghịch...............................................40 1.3.1. Cấu trúc nhiều tập tƣơng ứng với các chặng hành trình ........................41 1.3.2. Nhân vật bợm nghịch (pícaro) - một sự phản ứng với chủ nghĩa hiệp sĩ lãng mạn ...........................................................................................................44 1.3.3. Khắc họa hiện thực xã hội đầy biến động, hỗn loạn bằng thái độ châm biếm ... 47 1.3.4. Hình thức tự truyện với ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất ........................49 CHƢƠNG 2: “CUỘC PHIÊU LƢU CỦA AUGIE MARCH” (SAUL BELLOW) – SỰ TIẾP NỐI TIỂU THUYẾT BỢM NGHỊCH CỔ ĐIỂN ..................................51 2.1. Sự tƣơng đồng trong quan niệm về thế giới và con ngƣời ............................52 2.1.1. Hỗn loạn và tha hoá - góc nhìn phản ánh về hiện thực và con ngƣời ....53 2.1.2. Thế hệ khủng hoảng lạc lối trong xã hội văn minh rởm ........................58 2.2. Dấu ấn đặc trƣng của tiểu thuyết bợm nghịch trong cấu trúc truyện và nhân vật....... 64 2.2.1. Cấu trúc nhiều tập cùng hình thức vòng lặp...........................................64 2.2.2. Augie March – một pícaro với những nét điển hình .............................68 2.3. Sự tiếp nối hình thức tự truyện cùng ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất ...........74 2.4. Châm biếm, giễu nhại – tinh thần chủ đạo của tiểu thuyết bợm nghịch .......79 CHƢƠNG 3: “CUỘC PHIÊU LƢU CỦA AUGIE MARCH” – CUỘC PHIÊU LƢU NỔI LOẠN MANG PHONG CÁCH BỢM NGHỊCH KIỂU DO THÁI - MỸ .......... 88 3.1. Hành trình trên khắp nƣớc Mỹ của Augie March nhƣ là một cổ mẫu huyền thoại gốc (monomyth) ...........................................................................................88 3.1.1. Sơ lƣợc về cổ mẫu hành trình (the journey archetype) và huyền thoại gốc (monomyth) ................................................................................................88 3.1.2. Hành trình tìm kiếm một ―vƣờn địa đàng‖ của Mỹ thế kỉ XX ...............92 3.2. Hành trình ―lƣu đày - trở lại‖ - huyền thoại Do Thái ..................................102 3.3. Augie March – một hình tƣợng phản anh hùng kiểu Mỹ ............................105 3.3.1. Augie March – sự tái định nghĩa của huyền thoại anh hùng ................105 3.3.2. Augie March – ngƣời đại diện cho tinh thần Mỹ thế kỉ XX ................110 C - KẾT LUẬN ......................................................................................................115 D - TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................119 E - PHỤ LỤC .........................................................................................................128 A - MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ―Nếu sự tồn tại đáng đƣợc khẳng định, thì việc nổi dậy chống lại những giới hạn cứng nhắc vĩnh viễn áp đặt lên cuộc sống và chống lại sự giả tạo tận xƣơng tủy mà nhiều ngƣời giả vờ theo đuổi, là điều thích hợp cho những con ngƣời dũng cảm‖ [88, tr.209-210] Triết lý sâu sắc của Kingsley Widmer đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh đến ý thức của con ngƣời hiện đại. Con ngƣời là những cá thể mải mê truy cầu những điều xa vời mà quên mất việc lắng nghe trái tim mình. Để rồi một ngày nào đó, con ngƣời lạc lối trong vô vọng, họ đánh mất mình và bị bủa vây bởi hàng ngàn câu hỏi không hồi đáp: Tôi là ai? Tôi thật sự mong muốn điều gì? Vị trí của tôi là đâu trong cõi đời này?,... Chúng ta nhìn đời qua vô số chiếc mặt nạ đến mức quên mất khuôn mặt thật của bản thân. Những vấn đề ấy đã trở thành mối trăn trở khôn nguôi trong tâm thức sáng tạo của Saul Bellow. Khƣớc từ mọi sự giả tạo, Bellow không sợ hãi khi tìm về với bản ngã chân thật nhất của con ngƣời. Vì lẽ đó, sự ra đời của tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Augie March cùng những đặc trƣng thuộc thể loại tiểu thuyết bợm nghịch của thiên tài văn học đã chắp cánh cho tiếng nói nghệ thuật giàu giá trị nhân sinh. Nhà văn đã hồi sinh một thể loại tƣởng không còn tính ―hiện đại‖, mang đến cho nó một diện mạo mới, mang dấu ấn của cá tính sáng tạo riêng. Là một nhà văn chịu sự ám ảnh về bản ngã, về đạo đức cũng nhƣ sự tự thức nhận của con ngƣời giữa cuộc đời, các tác phẩm nổi tiếng nhất của Bellow luôn xoay quanh những vấn đề cốt lõi của cái tôi cùng sự khao khát đƣợc khẳng định bản thân trong mỗi cá nhân. Không khó để nhận ra hình tƣợng trung tâm trong sáng tác của ông chủ yếu là những con ngƣời cô đơn, lạc lõng, họ tự đặt mình ở vị thế đối lập với xã hội và theo đuổi những mục tiêu bất thành. Mô típ thƣờng thấy trong sáng tác của Bellow là con ngƣời trơ trọi đƣơng đầu với một thế giới hỗn loạn và xô bồ. Bellow đã đặt nhân vật của mình vào muôn vàn tình huống trớ trêu, làm những phép thử, những cuộc thí nghiệm để họ nhận ra chính bản thân mình, định vị chính xác bản thân trong một môi trƣờng không điểm tựa, không trọng lực. Khác với đa số các nhà văn đƣơng thời cũng nhƣ khác với chính hai tác phẩm đầu tay của mình, ở Cuộc phiêu lưu của Augie March, Bellow đã tự giải phóng cho ngòi bút của bản thân. Có thể nhận ra dấu ấn của thể loại tiểu thuyết bợm nghịch chi 1 phối sáng tác này của Bellow một cách sâu sắc. Tuy nhiên, nghệ thuật là không ngừng đổi mới và sáng tạo, với một thể loại đã ra đời từ buổi ―bình minh‖ của tiểu thuyết Châu Âu nhƣ tiểu thuyết bợm nghịch, sự cách tân lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Ý thức rõ điều đó, khi chấp bút viết tác phẩm, Bellow đã không đi theo lối mòn của dạng thức tiểu thuyết bợm nghịch thông thƣờng. Nhà văn đã nhào nặn lại thể loại này, đem đến cho nó một nguồn sinh khí mới hiện đại hơn, phù hợp với bối cảnh xã hội và thị hiếu độc giả đƣơng thời. Đặc điểm tự do, phóng khoáng của tiểu thuyết bợm nghịch hiện đại cộng hƣởng với lối kể chuyện hóm hỉnh, tràn đầy năng lƣợng vừa mỉa mai, châm biếm vừa sâu sắc, đậm chất triết luận đã biến Cuộc phiêu lưu của Augie March thành một cuốn ―sử thi‖ mang đậm phong cách đƣờng phố và văn hóa Mỹ. Là một trong những đại thụ của văn học Mỹ thời hậu chiến, Saul Bellow cùng các sáng tác của ông đã tốn không ít giấy mực của giới phê bình nghiên cứu văn học từ trƣớc đến nay. Nhãn quan độc đáo, mới mẻ khiến Bellow trở thành ngƣời tiên phong, ―cánh chim đầu đàn‖ cho việc nhìn nhận lại con ngƣời thời hiện đại. Nhiều công trình, luận văn, bài báo của các tác giả tên tuổi nƣớc ngoài đã nỗ lực phác họa bức chân dung tinh thần cũng nhƣ tiếp cận các trang viết của văn hào dƣới nhiều góc độ khác nhau. Vấn đề tiểu thuyết bợm nghịch trong Cuộc phiêu lưu của Augie March thực chất cũng không hẳn là vấn đề mới, nhƣng lại là một trong những vấn đề gây tranh cãi trên văn đàn thế giới. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu đều khẳng định dấu ấn của kiểu tiểu thuyết bợm nghịch và sự sáng tạo của Bellow với thể loại này. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, các tài liệu học thuật chuyên sâu liên quan đến đặc trƣng thể loại tiểu thuyết bợm nghịch rất ít ỏi, hầu nhƣ vắng bóng. Tƣơng tự nhƣ vậy, sự nghiệp và thành tựu nghệ thuật của Saul Bellow cũng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực của các giới nghiên cứu trong nƣớc. Nhƣ vậy, xuất phát từ những lý do thực tiễn và khoa học, trong khoá luận này, chúng tôi lựa chọn đề tài: Các đặc trƣng của tiểu thuyết bợm nghịch trong Cuộc phiêu lưu của Augie March (Saul Bellow). 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngay từ khi bắt đầu hành trình sáng tạo, Saul Bellow đã trở thành một ―hiện tƣợng lạ‖ của văn học đƣơng thời. Với 62 năm sáng tạo không ngừng nghỉ, Bellow đã để lại cho nhân loại di sản văn học đồ sộ gồm 14 tiểu thuyết và 4 tuyển tập 2 truyện ngắn, cùng nhiều tiểu luận, hồi ký có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Tài năng nghệ thuật chín muồi cùng vốn hiểu biết sâu rộng đã giúp Bellow gặt hái đƣợc rất nhiều giải thƣởng cao quý, ông là nhà văn đầu tiên và duy nhất ba lần đƣợc nhận giải National Book Award của Mỹ, giải Nobel văn học năm 1976 một lần nữa khẳng định tầm vóc to lớn cũng nhƣ sức ảnh hƣởng của Bellow với văn học Hoa Kì nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Một nhà văn gốc Do Thái mà có thể gây đƣợc tiếng vang lớn đồng thời nhận đƣợc nhiều giải thƣởng danh giá trên văn đàn Mỹ quả không phải là điều dễ dàng. Các nhà văn đồng nghiệp đánh giá ông nhƣ một tiểu thuyết gia của tiểu thuyết gia, thậm chí Phillip Roth còn khẳng định ―Toàn bộ xƣơng sống của văn học Mỹ thế kỉ XX đƣợc làm nên bởi hai tiểu thuyết gia William Faulkner và Saul Bellow‖ 1. Nằm trong dòng chảy văn học phƣơng Tây thời hậu chiến, các tác phẩm của Saul Bellow thấm nhuần nhận thức thời đại, cho thấy ý thức cao độ về sự hỗn loạn của thế giới cũng nhƣ chỉ ra cách mà con ngƣời đƣơng đầu với dòng chảy xô bồ của ngoại cảnh. Song, Bellow lại chọn cho mình một lối đi riêng, tách khỏi lối viết mang tinh thần bi quan của đa số các nhà văn đƣơng thời. Tuy nhiên, cũng chính vì nhãn quan mới mẻ, độc đáo, mang tính tiên phong mà không ít lần các tác phẩm của Bellow phải trải qua nhiều biến thiên và phải chịu một số phận thăng trầm. Bellow nhƣ cánh chim đơn trên bầu trời văn học Mỹ rộng lớn lúc bấy giờ, mạnh mẽ, dũng cảm tìm khoảng không riêng cho mình, mặc cho bao dập vùi. Là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm đồ sộ, Bellow nghiễm nhiên trở thành trung tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận. Chính vì lẽ đó, đã có khá nhiều bài viết, bài phê bình cũng nhƣ nhiều nghiên cứu chuyên sâu đối với hiện tƣợng văn học này. Xuất phát từ nhiều góc độ cùng những cách tiếp cận và lý giải khác nhau, các ý kiến xoay quanh những sáng tác của Saul Bellow cũng đa dạng và vô cùng phong phú. Nhìn chung, đa số các nghiên cứu đều thống nhất khẳng định vai trò to lớn của Bellow cũng nhƣ di sản văn học mà ông để lại cho nhân loại. Điều này nhƣ một bằng chứng cho sự định giá xứng đáng và công bằng trong dƣ luận đối với đại văn hào. Qua khảo cứu, có thể chia các công trình khoa học về Saul Bellow cùng các tác phẩm của nhà văn thành 3 xu hƣớng: 1 Dẫn từ bài phát biểu của Phillip Roth mừng Saul Bellow nhận giải Nobel Văn học. Nguồn: https://pen.org/acceptance-speech-by-philip-roth-for-the-saul-bellow-award/ 3 Một là, những phân tích về tiểu sử, con ngƣời xã hội, nền tảng văn hóa dân di cƣ cùng các nhân tố có liên quan khác ảnh hƣởng đến thế giới quan và tâm thức sáng tạo. Qua đó hợp thành bức chân dung con ngƣời tinh thần cũng nhƣ chi phối tƣ tƣởng chủ đạo trong các tác phẩm của Bellow. Hai là, những nghiên cứu đào sâu về các tác phẩm của nhà văn đặc biệt là cuốn Cuộc phiêu lưu của Augie March theo hƣớng tự sự học, nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi trội trong tác phẩm của Bellow nhƣ mô típ cốt truyện tìm kiếm (quest motif), nhân vật anh hùng, nhân vật bợm nghịch,... Ba là, các công trình tập trung làm rõ các kỹ thuật viết, ngôn ngữ và các yếu tố thƣờng xuyên đƣợc Bellow sử dụng để sáng tác tiểu thuyết nhƣ tính hài (comedy), tính châm biếm (satire). Dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhƣng nhìn chung giới phê bình nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm Saul Bellow là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại và có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất thế kỉ XX. Hơn thế nữa, trong các tác phẩm của Bellow đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, dù sắc độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi cuốn nhƣng tinh thần đa văn hóa từ một nghệ sĩ có nguồn gốc nhập cƣ (cụ thể là ngƣời Mỹ gốc Do Thái) luôn đƣợc thể hiện rõ nét. Có thể nói, nguồn gốc này đã ảnh hƣởng rất lớn đến quan điểm thẩm mĩ cũng nhƣ cá tính, phong cách của nhà văn. Do đó, việc đào sâu vào khía cạnh tiểu sử học để làm sáng tỏ phần nào những ảnh hƣởng của nó đến hành trình sáng tạo của Saul Bellow là một điều cần thiết. Năm 1967, Earl Rovit trong bài viết về Saul Bellow cho Tuyển tập các nhà văn Mỹ (Pamphlet on American Writers) số 65 đã tƣờng thuật sơ lƣợc về cuộc đời di cƣ của Bellow cùng gia đình cũng nhƣ mối quan hệ không mấy tốt đẹp của nhà văn với những ngƣời thân. Earl Rovit nhận định ―Sự hiện diện dai dẳng của gia đình cũng là một yếu tố không rõ ràng trong thế giới nghệ thuật của Bellow‖ [23, tr.9]. Nghiên cứu chỉ ra chính sự vắng bóng những giao cảm gia đình đã chi phối con ngƣời tinh thần trong nhiều tiểu thuyết của Bellow. Hình mẫu nhân vật mà nhà văn xây dựng, do đó cũng thƣờng là những nhân vật mồ côi cha hoặc mẹ, cô đơn trong chính gia đình của mình. Tác phẩm Saul Bellow – Một tiểu sử (Saul Bellow: A Biography – 2000) của James Atlas có thể xem là công trình hoàn chỉnh đầu tiên khai thác toàn diện về tiểu sử của Bellow. Đây là một nghiên cứu công tâm khi đã mổ xẻ một cách chi tiết về 4 cuộc đời Bellow, cả mặt tốt lẫn mặt xấu, không khoan nhƣợng cũng nhƣ chỉ ra cách những yếu tố khách quan tác động đến nghệ thuật của nhà văn. Với tác phẩm này, Atlas đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về đời sống cá nhân của Bellow. Dƣới ngòi bút của Atlas, những góc khuất riêng tƣ của cá nhân đƣợc phơi bày trần trụi, sự thật về một Bellow thất bại trong tình yêu, tình bạn,... hiện diện trƣớc mắt ngƣời đọc một cách rõ nét nhất. Theo quan điểm của Atlas, dƣờng nhƣ cuộc sống hôn nhân và gia đình không hạnh phúc đã trở thành một trong những nguồn bi cảm mãnh liệt cho ngòi bút của Bellow. Hay nói cách khác, những chấn thƣơng tinh thần trong đời thực đã thẩm thấu vào trang viết của nhà văn và chi phối tƣ tƣởng chủ đạo của các tác phẩm. Hơn thế nữa, với tƣ cách là một tiểu sử văn học, tác phẩm cũng giải thích thành công chủ đề trong các tác phẩm của Bellow, đồng thời hệ thống hóa chúng trong bối cảnh của văn học Mỹ quá khứ và đƣơng đại. Tuy nhiên, hạn chế của công trình chính là ở chỗ khi cố gắng đào sâu vào mặt khuất đời sống riêng tƣ của Saul Bellow, Atlas cũng đồng thời đề cập rất nhiều các yếu tố nhƣ đời sống tình dục, sự xa lánh xã hội với quan điểm bài trừ, cực đoan,... Những yếu tố ấy đã phần nào đánh mất đi giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm của Bellow cũng nhƣ cuốn tiểu sử văn học của James Atlas. Công trình gần nhất mà chúng tôi tiếp cận đƣợc liên quan đến tiểu sử của Saul Bellow là Cuộc đời của Saul Bellow: Danh vọng và di sản 1915 - 1964 (The Life of Saul Bellow: To Fame and Fortune 1915-1964 – 2015) đƣợc chấp bút bởi Zachary Leader. Bắt tay vào việc viết cuốn biên niên sử nhiều kì, Leader cho thấy khá đầy đủ con ngƣời xã hội của Bellow, cách nhà văn tƣơng tác với mọi ngƣời và cách mà môi trƣờng cùng các cá thể xung quanh tác động đến con ngƣời cá nhân của Bellow trong nghệ thuật. Ở phần mở đầu của nghiên cứu dài hơi này, cũng nhƣ Atlas, Leader đã tỉ mỉ ghi chép lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Bellow, cũng nhƣ cho thấy ảnh hƣởng của nền tảng gia đình cùng sự giao thoa văn hóa đến việc hình thành quan điểm sáng tác của Bellow. Bên cạnh những phân tích về hoàn cảnh gia đình, điểm mới của Leader so với James Atlas là tập trung làm rõ dấu vết của ngƣời dân nhập cƣ ở Bellow, cụ thể ở đây là sự giao thoa và kế thừa các di sản văn học của đất nƣớc Nga và Do Thái. Leader khẳng định: ―Ảnh hƣởng của văn học Nga đối với sáng tác của Bellow là rất rõ ràng. Dostoyevsky là tinh thần chủ trì trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của anh ấy‖ [49, tr.43-44]. Không những vậy, 5 Leader cũng cho rằng Bellow kế thừa Toystol ở những tƣ tƣởng triết học đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Trong các chƣơng tiếp theo, Leader đã nhận định một cách sắc sảo rằng mặc dù Bellow cố khƣớc từ gốc Do Thái đến nhƣờng nào đi nữa thì sự kế thừa di sản Do Thái vẫn là một khía cạnh dễ nhận thấy trong các trang viết của ông. Những bằng chứng xác đáng đƣợc Leader đƣa ra đó là thứ ngôn ngữ Yiddish (ngôn ngữ Do Thái) cùng dạng nhân vật ngƣời Do Thái di cƣ luôn trở đi trở lại trên nhiều chặng đƣờng sáng tạo của Bellow. Đồng thời, ở những phần sau, nhà nghiên cứu cũng tổng hợp toàn bộ tác phẩm làm nên văn nghiệp của Bellow và chỉ ra những nguyên mẫu đời thực trở thành cảm hứng cho việc xây dựng nhân vật của Bellow. Nhìn chung, điểm sáng của công trình là khái quát đƣợc con ngƣời xã hội của Bellow, chỉ ra cách mà Bellow va chạm, tƣơng tác với xã hội và chính các mối quan hệ cũng nhƣ cách ứng xử của Bellow với thế giới bên ngoài đã trở thành một xung lực mạnh mẽ trong các sáng tác của ông. Bên cạnh đó, Leader cũng chú ý nhiều hơn đến giá trị các di sản nghệ thuật của Bellow so với công trình của Atlas. Tuy nhiên, có thể nói nghiên cứu này thiên nhiều hơn về hƣớng tổng hợp các ý kiến, rút ra kết luận từ các công trình và cuộc phỏng vấn Bellow của những tác giả đi trƣớc thay vì đƣa ra những ý tƣởng mới mang tính khai phá đối với việc tiếp cận Bellow cũng nhƣ các tác phẩm của nhà văn. Đó cũng là một rào cản mà Leader chƣa vƣợt qua đƣợc trong tác phẩm này. Nhìn chung, hai công trình của James Atlas và Zachary Leader có nhiều điểm gặp gỡ nhau và cùng soi rọi phần nào nguồn cảm hứng sáng tác của Bellow trong nhiều cuốn tiểu thuyết mang tính chất tự truyện. Tiếp theo về vấn đề tác động của phƣơng diện giao thoa văn hóa và thế giới quan, nhân sinh quan đến việc định hình diện mạo cho các tác phẩm của Bellow, tài liệu có thể coi nhƣ mở đầu cho hƣớng nghiên cứu này là Phúc âm theo Saul Bellow (The Gospel According to Saul Bellow) của Donald E.Byrne đƣợc viết vào năm 1966. Trong luận văn này, Byrne đã nỗ lực cắt nghĩa quan điểm sáng tác của Bellow cũng nhƣ thế giới quan độc đáo, riêng biệt của nhà văn so với các tác giả đƣơng thời cũng nhƣ đƣa ra những khái quát về chủ đề trong tiểu thuyết của Bellow. Các nhà văn cùng thời với Bellow xem cái chết nhƣ một vấn đề chủ đạo (leitmotif) của thế kỉ XX. Vì thế, trong các sáng tác của mình, họ thƣờng đề cập đến sự chết, sự xa lánh, mất tự do cũng nhƣ tinh thần bi quan, chống lại cuộc sống. Thái độ của Bellow đi ngƣợc lại với các đồng nghiệp cùng thời, ông nỗ lực tìm cho con 6 ngƣời một cách sống giữa hỗn loạn. Nghiên cứu chỉ rõ trong các tác phẩm, Bellow đã chuyển từ cảm giác chết (sense of death) sang cảm giác về sự sống (sense of life) bằng các cách sau: thứ nhất, ông đƣa bản thân đối thoại với thế giới; thứ hai, ông khẳng định những bí ẩn của cuộc sống; thứ ba, nhà văn tái khẳng định sức mạnh của trí tƣởng tƣợng, cho rằng đây là nguồn gốc duy nhất của trật tự trong một thế giới hỗn loạn và cuối cùng, nhà văn chấp nhận cái chết nhƣ một phần của cuộc sống. Bằng những lập luận đầy sắc sảo, Byrne đi đến kết luận: ―Bellow đã đến gần hơn bất kỳ đối thủ cùng thời nào để cung cấp một lối sống khả thi cho thế giới hiện đại‖ [16, tr.208]. Nghiên cứu cũng phân tích sự ảnh hƣởng của ba loại văn hóa Nga, Mỹ và Do Thái trong sáng tác của Bellow. Byrne cho rằng nhiều thiên tiểu thuyết của Bellow chứa đựng tính linh hoạt, cởi mở của cuộc sống Mỹ, tinh thần con ngƣời Nga (trong các tác phẩm của Tolstoy và Dostoyevsky) chống lại chủ nghĩa Duy vật và mẫu ngƣời Do Thái truyền thống (traditional Jewish) luôn ngập tràn tình yêu, niềm vui và lòng tôn thờ Thiên Chúa. Từ những phân tích chung về nhà văn, tác giả luận án tiếp tục đi sâu vào khai thác từng tác phẩm. Byrne nhận định chủ đề (themes) trong các tiểu thuyết của Bellow nói chung và trong Cuộc phiêu lưu của Augie March nói riêng là về mối quan hệ giữa bản thân và xã hội. Luận văn còn đƣa ra một góc nhìn mới về khía cạnh cứu chuộc trong tiểu thuyết của Bellow, nhấn mạnh đến phƣơng diện trách nhiệm và đạo đức của một con ngƣời. Tác giả cũng đã thoáng chạm đến thể loại tiểu thuyết bợm nghịch (picaresque) trong một phân tích nhỏ về tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Augie March, tuy vậy nhìn chung nghiên cứu không tập trung đào sâu về vấn đề này. Trong bài viết Giá trị con người trong văn học hiện đại (Human Values in Modern Literature – 1968), Michael P. Gallagher cũng bày tỏ quan điểm tƣơng tự nhƣ Byrne. Khi đi vào soi chiếu thế giới quan trong các tiểu thuyết của Saul Bellow, tác giả cho rằng ông là một nhà văn luôn cố gắng khẳng định giá trị con ngƣời ngay cả trong những hoàn cảnh bi kịch nhất. Ngƣời trí thức tài hoa này phản đối chủ nghĩa bi quan của các tác giả bấy giờ cũng nhƣ khƣớc từ sự tuyệt vọng. Theo Gallagher, Bellow không bi quan nhƣng cũng không lạc quan, các sáng tác của nhà văn mang tinh thần nhƣ một Camus phiên bản Mỹ, ở đó chứa đựng những con ngƣời tìm kiếm một giải pháp khác để đƣơng đầu với xã hội. Phân tích thế giới quan, nhân sinh quan của Bellow, học giả đã đƣa ra một lập luận vô cùng tinh tế mà 7 có thể coi là điểm sáng của bài viết: ―Việc Bellow từ chối đánh đồng thực tại với bóng tối và đau khổ không khiến ông trở thành một kẻ si tình ngây thơ. Nhƣng điều đó có nghĩa là giọng điệu của ông sẽ khác với tƣ tƣởng truyền thống về cuộc sống tối tăm: nó sẽ sôi nổi hơn Eliot hay Greene, tràn đầy sự ngông cuồng và tự nhại hơn Kafka hay Camus‖ [30, tr.150]. Bài viết Saul Bellow và trí tưởng tượng (Saul Bellow and Imagination – 1985) của tác giả Hàn Quốc Kim Young-Moo nhất trí với quan điểm của Byrne về vai trò của óc tƣởng tƣợng trong tác phẩm của Bellow. Xuyên suốt hành trình sáng tạo của nhà văn, trí tƣởng tƣợng đóng vai trò nhƣ vị cứu tinh, nhƣ một phƣơng tiện để ―bác bỏ giả định phổ biến của chủ nghĩa hiện đại rằng ―loài ngƣời đã đạt đến điểm cuối cùng‖‖ [46, tr.103]. Đây là điểm gặp gỡ của Young-Moo và Byrne khi cho rằng Bellow sử dụng trí tƣởng tƣợng nhƣ một công cụ để đối thoại với thế giới cũng nhƣ cứu chuộc con ngƣời hiện đại. Tuy nhiên, do dung lƣợng của bài viết tƣơng đối ngắn, tác giả chƣa triển khai vấn đề này một cách sâu rộng và toàn diện nhƣ luận án của Byrne. Cùng trên một chiều hƣớng thuận với công trình của Byrne, chuyên luận Tự giải thích bản thân – Một nghiên cứu về ngữ cảnh của Saul Bellow, Philip Roth và Joseph Heller (Explaining The Self – A Contextual Study of Saul Bellow, Philip Roth and Joseph Heller – 1995) của David Leon Gideon Brauner cũng cho thấy sự ảnh hƣởng của chất Do Thái và Mỹ đối với các sáng tác của Bellow. Tác giả đã đặt ba nhà văn ngƣời Mỹ gốc Do Thái dƣới góc nhìn so sánh và nhận ra điểm tƣơng đồng của họ ―Cả ba đều thể hiện sự mâu thuẫn sâu sắc đối với vai trò của nhà văn hài kịch, ngƣời Do Thái và nhà văn Mỹ, đôi khi bao trùm những danh hiệu này, đôi khi chống lại chúng, đôi khi đồng thời bao trùm và chống lại chúng‖ [14, tr.355]. Brauner đã xem xét ba nhà văn với tƣ cách một nhà hài kịch, một ngƣời Do Thái và một ngƣời Mỹ. Xét riêng về Bellow, tƣơng tự nhƣ Byrne, tác giả luận văn cũng chỉ ra chất Do Thái tồn tại trong tiềm thức sáng tạo của Bellow, đó là niềm khao khát kiếm tìm và tạo dựng bản sắc của riêng mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng đặt ra tƣơng quan giữa nƣớc Mỹ và Bellow, ông cho rằng: ―Bellow vẫn kiên trì vật lộn với nƣớc Mỹ nhƣ một chủ đề, cũng nhƣ một bối cảnh, cho tiểu thuyết của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, nƣớc Mỹ đƣợc coi là một thực thể sống, một nhân vật chính‖ [14, tr.333-334]. Không dừng lại ở đó, Brauner còn nhận ra trong số ba nhà 8 văn, Bellow là ngƣời có những tác phẩm liên kết nhất. Từ tác phẩm đầu tay Dangling man đến trang viết cuối cùng More Die of Heartbreak Bellow luôn đặt ra vấn đề bản sắc con ngƣời, tầm quan trọng của khía cạnh tinh thần cũng nhƣ ý nghĩa của tình yêu. Brauner đã có cho mình một góc nhìn hết sức thú vị trong luận án khi đặt ba nhà văn trong một mối liên hệ, để đi đến kết luận Bellow và Heller thuộc về các cực đối lập về mặt thành tựu đƣợc công nhận cũng nhƣ về sự liên kết giữa các tác phẩm của họ, trong khi đó Roth nằm ở khoảng giữa về cả hai phƣơng diện. Đồng quan điểm với các công trình trên, Linda Grant trong bài viết Anh ấy là tiếng nói nhập cư thật sự đầu tiên (He was the first true immigrant voice - 2005) cũng đã đƣa ra lời khẳng định về sự ảnh hƣởng của nguồn gốc Do Thái đến Saul Bellow và các tác phẩm của nhà văn: ―Ông không phải là tiểu thuyết gia thực thụ đầu tiên của Mỹ nhƣng ông là tiếng nói nhập cƣ thực sự đầu tiên, một nhà văn Do Thái không phải vì ông viết về ngƣời Do Thái, hay vì ngôn ngữ đầu tiên của ông là Yiddish (và ông là dịch giả đầu tiên của Isaac Bashevis Singer) mà vì ông là tiểu thuyết gia Do Thái của thế kỉ XX ngƣời hiểu rõ nhất nƣớc Mỹ của thời đại đó‖ [51]. Bài viết một lần nữa chứng minh cho dấu ấn Do Thái đậm nét trong các sáng tác của Bellow. Những nghiên cứu về mặt tiểu sử học cũng nhƣ con ngƣời xã hội và sự chi phối của tầm văn hóa đến văn học là cần thiết nhƣng chƣa thật sự đầy đủ, toàn diện đối với một nhà văn lớn nhƣ Bellow. Những tác phẩm của ông đòi hỏi phải có cái nhìn chuyên sâu hơn với tinh thần khai phá, tranh luận. Đặc biệt, tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Augie March có thể coi là một trƣờng hợp bƣớc ngoặt trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Bởi lẽ, cuốn sách đã đánh dấu một sự lột xác của Bellow cả về quan điểm sáng tác lẫn phƣơng thức nghệ thuật. Chính vì thế, các nghiên cứu theo khuynh hƣớng tự sự học đối với tác phẩm này của Bellow nói riêng cũng nhƣ các tiểu thuyết khác của nhà văn nói chung xuất hiện với mật độ dày đặc cùng những quan điểm có nhiều biến thiên. Một trong những ―vùng đất màu mỡ‖ dễ bắt gặp khi tiếp cận tác phẩm của Bellow chính là mô típ tìm kiếm hoặc mô típ nhiệm vụ (Quest Motif). Mô típ này gắn liền với dạng nhân vật anh hùng thƣờng xuyên xuất hiện trong các sáng tác của Bellow. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách tiểu thuyết của cây bút vĩ đại ngƣời Mỹ. Trƣớc hết về mô típ tìm kiếm (Quest Motif), 9 một số nghiên cứu nổi bật về vấn đề này có thể kể đến nhƣ: Luận văn Hành trình tìm kiếm của người anh hùng trong các tiểu thuyết của Saul Bellow (The quest of the hero in the novels of Saul Bellow – 1966) của Betty Jane Taaffe, bài viết ―Nhiệm vụ của con ngƣời trong các tiểu thuyết Henderson – Ông hoàng Mưa và Cuộc phiêu lưu của Augie March của Saul Bellow‖ (Human Quest in Saul Bellow's Novels Henderson the Rain King và The Adventures of Augie March – 2005) của Daina Miniotaite và bài báo Mô típ tìm kiếm của văn hóa Do Thái và mô hình tiểu thuyết của Saul Bellow (The Quest Motif of Jewish Culture and Saul Bellow’s Model of Novels - 2015) của Ôn Thịnh Đặng. Cả ba công trình đều đồng thuận với quan điểm cho rằng trong các tác phẩm của Bellow có tồn tại mô típ tìm kiếm hay còn gọi là mô típ nhiệm vụ (Quest Motif). Tuy nhiên ở mỗi tƣ liệu cách tiếp cận và triển khai vấn đề của các tác giả có nhiều điểm khác biệt. Trong nghiên cứu của Betty Jane Taaffe, tác giả nhấn mạnh đến cuộc tìm kiếm bản sắc cá nhân của các nhân vật. Luận văn cho rằng Cuộc phiêu lưu của Augie March là một bƣớc phát triển độc đáo của Bellow về mô thức nhân vật, cụ thể, nếu trong hai tác phẩm đầu tay Dangling man và The Victim, các nhân vật trung tâm nhƣ Joseph và Asa cố gắng lẩn tránh thế giới và tìm đến một thực tại không con ngƣời, tìm kiếm bản sắc thông qua sự tự cô lập (isolation) bản thân thì trái lại trên hành trình khẳng định chình mình Augie March tìm kiếm bản sắc thông qua kinh nghiệm, anh không cố tách mình ra khỏi thế giới mà ―đặt mình vào thế giới‖ [80, tr.27]. Bài viết của Daina Miniotaite tiếp cận hai tiểu thuyết nổi tiếng của Saul Bellow là Henderson – Ông hoàng mưa và Cuộc phiêu lưu của Augie March. Bằng những phân tích xác đáng, tác giả gọi tên con ngƣời trong các sáng tác của Bellow là một ―siêu phúc âm‖ (subangelic) [59, tr.112], họ là những anh hùng mang hình ảnh của Chúa. Đồng thời, Daina cũng gọi tên loại tiểu thuyết của Bellow là ―tiểu thuyết nhiệm vụ‖ (novel of quest) [59, tr.111] và nêu lên đặc trƣng của nó là ―nhấn mạnh vào bản chất tự do của con ngƣời vì những anh hùng trong tiểu thuyết nhiệm vụ thƣờng không cân bằng giữa nỗi sợ hãi bị cuốn vào một số dạng tồn tại cố định và nỗi sợ có một danh tính vô định hình hoặc không có danh tính nào cả‖ [59, tr.111]. Nhất trí với quan điểm của Taaffe, Miniotaite khẳng định những anh hùng trong tác phẩm của Bellow không tĩnh tại, họ luôn bị thúc đẩy hành động cho một nhiệm vụ nào đó nhằm tìm kiếm bản sắc cá nhân hay định vị sự hiện tồn của mình trong cuộc đời. 10 Riêng về tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Augie March, nhà nghiên cứu cho rằng Augie là một ―anh hùng không có gƣơng mặt‖ (a faceless hero) [59, tr.119] vì sự bất định của anh với công cuộc truy tìm bản sắc. Bên cạnh đó, Miniotaite cũng dẫn chứng và đồng tình với quan điểm của Robert R. Duton khi cho rằng có nét tƣơng đồng giữa Augie March với ngƣời anh hùng dân gian Mỹ. Khác với hai nhà phê bình đi trƣớc, nghiên cứu của học giả Trung Quốc Ôn Thịnh Đặng lại tập trung gắn mô típ tìm kiếm với văn hóa Do Thái. Tác giả nhận định loại cốt truyện trong tác phẩm của Bellow là cốt truyện tìm kiếm (plots of quest), nhƣng mục tiêu của những cuộc tìm kiếm này lại ―không chắc chắn, thay đổi, đang di chuyển và khó xác định‖ [86, tr.350]. Điểm mới của bài viết là chỉ ra những điểm nối giữa mô típ tìm kiếm trong tác phẩm của Bellow với văn hóa Do Thái. Các nhân vật của Bellow luôn nỗ lực để khẳng định bản thân giống nhƣ dân tộc Do Thái luôn cố gắng xác định chỗ đứng trong lịch sử nhân loại. Ôn Thịnh Đặng khẳng định trong tác phẩm của Bellow: ―Tất cả các nhân vật chính đều không may mắn trong cuộc sống của họ; Mỗi ngƣời thực hiện một loại bi kịch cá nhân, báo trƣớc bi kịch tập thể của chủng tộc Do Thái‖ [86, tr.354]. Sự trớ trêu và mỉa mai, các đặc trƣng quan trọng của văn học Do Thái cũng đƣợc Bellow chua chát thừa nhận trên các trang viết của mình. Cuối cùng bài viết đi đến kết luận về mô thức nhân vật trong tác phẩm của Bellow là những phản anh hùng (anti – hero), những con ngƣời nhỏ bé phải gánh chịu những nghịch lý của số phận. Đây cũng là điểm khác nhau giữa Miniotaite và Ôn Thịnh Đặng khi nhìn nhận mẫu nhân vật trong sáng tác của Bellow. Cùng nằm trong từ trƣờng nhân vật trung tâm - mẫu nhân vật anh hùng và những biến thể chúng tôi còn nhận thấy có một số nghiên cứu nổi bật khác. Trƣớc hết là nghiên cứu Các nhân vật được liên kết trong tiểu thuyết của Saul Bellow (Linked characters in the novels of Saul Bellow - 1969) đƣợc viết bởi Peter Hyland. Trong công trình đầy tâm huyết và sáng tạo này, Peter đã khám phá ra những liên kết mang tính biểu tƣợng của nhân vật. Theo nhà nghiên cứu, ―trong tiểu thuyết của Bellow, các nhân vật, hành động và bối cảnh thƣờng chủ yếu mang tính biểu tƣợng‖ [64, tr.3]. Vẫn xác định mẫu nhân vật anh hùng trong các sáng tác của Bellow nhƣng Peter đƣa ra một quan điểm mới về dạng con ngƣời này, theo học giả, ngƣời anh hùng không phải một mô hình xã hội mà chính họ trong những mối quan hệ 11 khác tạo ra những biểu tƣợng. Tác giả đã khảo sát lần lƣợt sáu tiểu thuyết của Bellow theo trình tự thời gian để nêu bật mối liên hệ giữa các nhân vật nhƣ một biểu tƣợng. Chúng tôi dành nhiều sự chú ý cho chƣơng ba của luận văn, phần phân tích về tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Augie March. Theo Peter, mối quan hệ giữa Augie March và những ngƣời Machiavellians đƣợc xem nhƣ một biểu tƣợng (symbolic relationships). Nhân vật trọng tâm đƣợc dùng làm biểu tƣợng để liên kết với nhân vật chính Augie là anh trai Simon của anh. Simon đại diện cho một chuỗi nhân vật khác nhau với cùng một kiểu, những Machiavellians. Một điểm sáng của công trình là Peter đã khám phá ra Simon đƣợc xây dựng nhƣ một bản ngã đối lập (alter-ego) với Augie điều này hình thành nên biểu tƣợng kép, bổ sung cho hình tƣợng ngƣời anh hùng trung tâm. Hay nói cách khác, Augie là một anh hùng mà danh tính đƣợc xác định thông qua biểu tƣợng kép. Trong bài viết Saul Bellow: Anh hùng ở trung tâm (Saul Bellow: The hero in the middle – 1976), M.A Klug đã chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sáng tác của Bellow so với các nhà văn nhƣ Norris, Dreiser, Hemingway và Fitzgerald. Theo Klug, nhân vật anh hùng kiểu Bellow luôn tồn tại ở giữa, tức trong anh ta đồng thời có cả cái tôi anh hùng và cái tôi bình thƣờng. Klug khẳng định anh hùng của Bellow từ chối đắm mình trong cảm thức của cái chết và sự tuyệt vọng thay vào đó, anh ta nỗ lực để tìm kiếm giải pháp. Klug cũng cho thấy khía cạnh nhất quán nhất ở các nhân vật anh hùng của Bellow chính là ở phƣơng diện tâm lý: ―Mỗi anh hùng của anh ta đều khao khát những gì anh ta biết theo bản năng là sống đàng hoàng, vì tình yêu, vì tình anh em của con ngƣời, để hiệp thông với Thiên Chúa. Đồng thời, mỗi ngƣời đều bị phản bội bởi những đòi hỏi của bản ngã của chính mình, thứ khăng khăng đòi quyền tự do tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối, sự hiểu biết tuyệt đối.‖ [47, tr.465]. Tiếp nối dòng chảy nghiên cứu nhân vật anh hùng, năm 2007, Stephanie S. Halldorson xuất bản cuốn sách Anh hùng trong tiểu thuyết Mỹ đương đại – Các tác phẩm của Saul Bellow và Don Delillo (The Hero in Contemporary American Fiction – The works of Saul Bellow and Don Delillo). Ấn phẩm đã cho thấy sự ra đời tất yếu của các nhân vật kiểu anh hùng Mỹ thế kỷ XX để bồi đắp cho trí tƣởng tƣợng của con ngƣời về sự truy cầu một thực tại mới. Ở phần mở đầu, Stephanie lý giải nguyên nhân sự xuất hiện của các anh hùng ―Từ Huck Finn đến Augie March, 12 các anh hùng Mỹ đã khao khát đƣợc lấp đầy những khoảng trống đầy hấp dẫn của một lục địa chƣa đƣợc khám phá‖ [79; tr.14] đồng thời nêu lên sự thất bại của anh hùng Mỹ trong một nỗ lực để hoàn thiện trách nhiệm chung của cộng đồng. Tiếp theo đó, ngƣời viết cũng đƣa ra những nhận định về kiểu nhân vật anh hùng của Bellow, nữ tác giả cho rằng đó là những con ngƣời ―có nhận thức của anh hùng nhƣng bị dừng lại ở điểm xuất phát‖ [79, tr.17], họ không hẳn là anh hùng nhƣng cũng không hoàn toàn là phi anh hùng. Riêng về Augie, Stephanie nhận định ―Augie bị giằng xé giữa sự khao khát của anh ta đối với ngƣời anh hùng và mong muốn thoát ra khỏi một câu chuyện anh hùng mà anh ấy không thể tƣởng tƣợng đƣợc làm cách nào để hoàn thành‖ [79, tr.18]. Stephanie tiến gần hơn với đặc trƣng nhân vật anh hùng kiểu pícaro khi bình luận về Augie March ―Augie dƣờng nhƣ đang tiếp tục nhƣng anh ấy chỉ đang lặp lại bản thân mình‖ [79, tr.19]. Tuy nhiên nghiên cứu không gọi tên dạng nhân vật cũng nhƣ chƣa đi sâu vào bình luận khía cạnh này. Gắn với dạng nhân vật anh hùng, một nhánh nghiên cứu nhỏ của các học giả tên tuổi cũng đƣa ra khái niệm nhân vật kiểu Adam (Adamic) để phân tích về Augie March. Một công trình nổi bật của hƣớng khảo luận này là tác phẩm Adam người Mỹ - Bi kịch của sự ngây thơ và truyền thống trong thế kỉ mười chín (The American Adam – Innocence Tragedy and Traditional in the Nineteeth Century - 1955) đƣợc chấp bút bởi R.W.B Lewis. Lewis cho rằng Augie March sở hữu những đặc tính của hình mẫu Adam thế kỉ mƣời chín ở sự tƣơi trẻ, phẩm chất hồn nhiên, lạc quan và ngoan cƣờng. Theo học giả, Augie là thuộc dạng Adam truyền thống tìm một thiên đƣờng chốn trần gian. Đối thoại lại với quan điểm của Lewis, bài báo ―Adam ngƣời Mỹ mới trong Cuộc phiêu lưu của Augie March‖ (The new American Adam in “The adventures of Augie March” - 1979) của Steven M. Gerson trên tạp chí Modern Fiction Studies đã đƣa ra một góc nhìn hiện đại về nhân vật Augie March. Cũng xác định Augie March là nhân vật Adam, tuy nhiên Gerson cho rằng đây là một Adam kiểu mới. Để bảo vệ ý kiến của mình, Gerson nhận định, ban đầu Augie xuất hiện nhƣ một Adam truyền thống nhƣng dần dần áp lực cuộc sống đã triệt tiêu sự ngây thơ của anh. Nếu trong phân tích của Lewis, Adam tƣơi trẻ và đầy hứa hẹn trong việc tìm kiếm địa đàng (eden) thì Gerson chỉ ra rằng Augie là một Adam đã đánh mất thiên đƣờng, ―anh đã bị cuộc sống đánh bại và tìm cách thoát khỏi thế giới bằng 13 cách hình dung ra một vƣờn địa đàng mới mà anh ta có thể ẩn náu‖ [33, tr.124]. Bằng góc nhìn hết sức thú vị, Gerson gợi ý một cách hiểu hiện đại rất đáng ghi nhận về nhân vật Augie March - ―một Adam ngƣời Mỹ hiện đại có tính cách đã đƣợc định hình bởi những nỗi kinh hoàng của thế kỷ XX‖ [33, tr.118]. Khuynh hƣớng nghiên cứu về nhân vật trong Cuộc phiêu lưu của Augie March tiếp tục nở rộ với nhiều tranh luận về dạng nhân vật pícaro đi liền với thể loại tiểu thuyết bợm nghịch (picaresque). Một vài nghiên cứu đƣợc trình bày ở trên đã thoáng chạm đến vấn đề này tuy nhiên chƣa khai thác kỹ nhƣ trong Phúc âm theo Saul Bellow, Byrne bình luận Augie là một anh hùng picaresque trong bầu không khí Do Thái – ―một hiện thân của kẻ ngốc (schlemiel), nảy sinh từ rắc rối này đến rắc rối khác‖ [16, tr.81] hay Miniotaite trong ―Nhiệm vụ của con ngƣời trong các tiểu thuyết Henderson – Ông hoàng Mưa và Cuộc phiêu lưu của Augie March của Saul Bellow‖ khẳng định Augie là ―một pícaro hiện đại trên hành trình tìm kiếm ―một số phận tốt hơn‖‖ [59, tr.117]. Một trong số những nghiên cứu đầu tiên khai thác kỹ về khía cạnh này là bài báo Con người phi lý như một Pícaro: Những tiểu thuyết của Saul Bellow (The Absurd man as Pícaro: The novels of Saul Bellow) đƣợc David Galloway viết vào năm 1964. Trong ba mƣơi trang viết, David phân tích sự phi lý của hình tƣợng Augie bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại của chính bản thân anh. Tác giả cũng chỉ ra điểm tƣơng đồng giữa Huckleberry Finn – pícaro trong tiểu thuyết của Mark Twain với Augie đó là họ đều ―nhận thức đƣợc sự sa đọa của con ngƣời nhƣng cả hai đều tiếp cận thế giới với một sự dịu dàng khác thƣờng‖ [31, tr.234]. Thông qua đó, Galloway kết luận Augie là một pícaro phi lý, Saul Bellow đƣa sự phi lý vào trong nhân vật của mình nhƣ một cách để tạo dựng hàng phòng thủ cho họ trƣớc sự ―cánh chung‖ của thực tại xã hội mà vô số các nhà văn cùng thời đã đề cập. Cuối cùng, Galloway cắt nghĩa cho sự phi lý trong nhân vật của Saul Bellow cốt là để bày tỏ ―cái nhìn đầy hy vọng cuối cùng của anh ấy về những lựa chọn thay thế đƣơng thách thức con ngƣời trong đêm tối, sự tan rã và phi lý‖ [31, tr.254]. Chọn cho mình một cách nhìn khác, W. M. Frohock trong bài viết Saul Bellow và anh hùng sám hối của anh ấy (Saul Bellow and his penitent pícaro – 1968) đã đƣa ra góc độ tiếp cận thú vị khi nhìn nhận Augie từ khía cạnh đạo đức. Frohock nhận xét rằng ở Augie ―có sự nhạy cảm về đạo đức mà các pícaros cũ luôn thiếu‖ [29, tr.40] và do đó ―việc anh ta phát hiện ra khiếm khuyết đạo đức của chính 14 mình, đặt câu chuyện của anh ta trong một bầu không khí đạo đức hoàn toàn khác‖ [29, tr.41]. Chính vì vậy, theo Frohock, Augie là một pícaro hiện đại kiểu Mỹ, ở anh đã tồn tại sự nhận thức về những bất toàn của bản thân cũng nhƣ sự tò mò về cuộc sống của những ngƣời xung quanh và sự ăn năn trƣớc lỗi lầm của mình khác hẳn với các pícaro kiểu cũ. Tiếp nối cuộc tranh luận sôi nổi, Anna Katona trong bài viết Từ Lazarillo đến Augie March: Nghiên cứu về một số góc độ của thể loại bợm nghịch (From Lazarillo to Augie March: a study into some picaresque attitudes 1969) đã tiến hành nghiên cứu Augie March trong tƣơng quan với tiểu thuyết bợm nghịch Tây Ban Nha cổ điển và tiểu thuyết bợm nghịch Anh. Tác giả đã có một góc nhìn mới mẻ khi triển khai vấn đề này. Xuất phát từ Lazarillo là kiểu nhân vật pícaro truyền thống trong tiểu thuyết Tây Ban Nha, nhà nghiên cứu dịch chuyển điểm nhìn sang Tom Jones để thấy một biến thể của pícaro trong tiểu thuyết Anh mà ở đây tác giả gọi là ―pícaro biến mất‖ (vanishing pícaro) [44, tr.91]. Lý do đƣợc đƣa ra là vì ở Tom Jones, pícaro không còn đại diện cho sự đối lập xã hội mà lại đang trên hành trình đến với chuẩn mực xã hội. Tiếp đến, Katona phân tích về pícaro của Mỹ mà dẫn chứng tiêu biểu là Augie là những kẻ nổi loạn, mà lƣơng tâm và tinh thần của họ đƣợc đề cao hơn cả chuẩn mực xã hội. Katona đồng ý kiến với Mary về việc Augie sở hữu nhiều tính cách của pícaro gốc. Tuy nhiên chính sự nổi loạn cùng lời cáo buộc của Augie với xã hội đã khiến anh trở nên khác so với pícaro Tây Ban Nha điển hình cũng nhƣ pícaro kiểu Anh. Với tham luận ―Cuộc phiêu lưu của Augie March của Saul Bellow và những tiền thân của nó‖ (Saul Bellow's “The Adventures of Augie March” and its Picaresque Antecedents) đƣợc viết bởi Philip O. Gericke vào năm 1990, cuộc bút chiến đƣợc đẩy lên cao trào. Trong tài liệu này, Gericke tách biệt với các tác giả khác khi khẳng định Augie March gần nhất với nguyên mẫu tiểu thuyết bợm nghịch Tây Ban Nha. Cụ thể tác giả đã đặt cuốn tiểu thuyết vào trong truyền thống bợm nghịch nói chung, và cho thấy rằng, trong truyền thống đó, nó gần với nguyên mẫu của Tây Ban Nha hơn là những biểu hiện sau này trong các nền văn học quốc gia khác. Gericke phát hiện ở Augie có cách giải quyết vấn đề tƣơng tự Lazarillo ở chỗ nhân vật luôn thỏa hiệp, giải quyết cho một tình huống cụ thể ở phía bề mặt, họ luôn theo đuổi sự thoải mái về giá trị vật chất nhƣng làm tổn hại đến giá trị của bản thân trong quá trình này. Đồng thời Gericke cũng bác bỏ các cách đọc của David Galloway về việc xem Augie nhƣ một kẻ ngây thơ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất