Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biểu thức chiếu vật về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hội thề của nguyễ...

Tài liệu Các biểu thức chiếu vật về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hội thề của nguyễn quang thân

.PDF
79
1
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ PHẠM THỊ NHÃ TRÚC CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀ NẴNG - 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------ PHẠM THỊ NHÃ TRÚC CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT “HỘI THỀ” CỦA NGUYỄN QUANG THÂN Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG ĐÀ NẴNG - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Thị Nhã Trúc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Sáng – người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai đề tài khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã luôn động viên, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn tập thể lớp 18SNV đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Xin được biết ơn gia đình, những người thân đã là điểm tựa vững chắc để tôi cố gắng hoàn thành công trình này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022 Tác giả Phạm Thị Nhã Trúc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTCV : Biểu thức chiếu vật BT : Biểu thức CV : Chiếu vật ĐT : Định tố PT : Phụ trước TT : Trung tâm PS : Phụ sau TTP : Thành tố phụ MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại ................................................................................... 5 5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ ............................................................................... 5 6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ....................... 7 1.1. Lý thuyết chiếu vật .................................................................................................... 7 1.1.1. Sự chiếu vật .......................................................................................................... 7 1.1.2. Biểu thức chiếu vật ............................................................................................... 8 1.1.3. Chiếu vật ............................................................................................................... 9 1.1.3.1. Khái niệm chiếu vật ......................................................................................... 9 1.1.3.2. Chiếu vật trong văn chương .......................................................................... 10 1.1.4. Phương thức chiếu vật ....................................................................................... 11 1.1.4.1. Phương thức dùng tên riêng .......................................................................... 12 1.1.4.2. Phương thức dùng biểu thức miêu tả ............................................................ 13 1.1.4.3. Phương thức dùng chỉ xuất ........................................................................... 14 1.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp ................................................................................. 16 1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp ................................................................. 16 1.2.1.1. Ngữ cảnh ....................................................................................................... 17 1.2.1.2. Ngôn ngữ ....................................................................................................... 18 1.2.1.3. Diễn ngôn ...................................................................................................... 19 1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật trong tác phẩm văn chương ...................... 20 1.2.2.1. Đối ngôn (tác giả và bạn đọc) ....................................................................... 20 1.2.2.2. Ngữ cảnh, tình huống giao tiếp ..................................................................... 20 1.3. Giới thiệu về Nguyễn Quang Thân và tiểu thuyết Hội thề................................... 22 1.3.1. Nguyễn Quang Thân trong diện mạo tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XXI............................................................................................................................ 22 1.3.2. Một cái nhìn khái lược về tiểu thuyết “Hội thề”............................................... 24 1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN ............................................................................................................... 27 2.1. Thống kê ................................................................................................................... 27 2.2. Phân loại kết quả khảo sát ...................................................................................... 27 2.2.1. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo ........................................................................ 27 2.2.1.1. Chiếu vật bằng biểu thức tên riêng ............................................................... 27 2.2.1.2. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả .................................................................. 30 2.2.1.3. Chiếu vật bằng biểu thức chỉ xuất ................................................................. 33 2.2.2. Phân loại theo đặc điểm ngữ nghĩa: ................................................................. 36 2.2.2.1. Các biểu thức chiếu vật là tên riêng ............................................................. 36 2.2.2.2. Các biểu thức chiếu vật có nghĩa phi miêu tả ............................................... 37 2.2.2.3. Các biểu thức chiếu vật có nghĩa miêu tả ..................................................... 37 2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN ............................................................................................ 42 3.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình nhân vật................................................. 42 3.1.1. Đặc điểm giới tính .............................................................................................. 42 3.1.2. Bộc lộ đặc điểm ngoại hình của nhân vật ......................................................... 44 3.2. Bộc lộ nguồn gốc xuất thân và thái độ nhân vật ................................................... 53 3.2.1. Bộc lộ nguồn gốc xuất thân của nhân vật......................................................... 53 3.2.2. Bộc lộ thái độ nhân vật....................................................................................... 53 3.3. Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 59 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống, ngôn ngữ là tiếng nói của con người dùng để biểu hiện các nội dung như tâm tư, ý nghĩ, tình cảm,.. là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người. Trong khoa học, ngôn ngữ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi địa hạt ngôn ngữ là một mảnh đất màu mỡ để cho các nhà khoa học khám phá, nghiên cứu, đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại. Dụng học trong ngôn ngữ là một địa hạt quan trọng, mới mẻ. Nếu như ngữ nghĩa học là công cụ xác định nghiên cứu ý nghĩa của câu từ trong ngôn ngữ, đề cập đến ý nghĩa ở cấp độ từ, cụm từ, câu hoặc các đơn vị lớn hơn thì ngữ dụng học đề cập đến vai trò của ngữ cảnh trong việc tác động đến ý nghĩa của lời nói. Từ khi xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay, ngữ dụng học đã và đang thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Trong những năm gần đây, việc khảo sát các biểu thức quy chiếu trong ngôn ngữ nói chung và trong thơ văn nói riêng là công việc đầy thú vị, hứng khởi, sáng tạo và mang tính khoa học cao. Khảo sát ngôn ngữ theo hướng quy chiếu ở Việt Nam là vấn đề thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới nghiên cứu. Từ điểm nhìn của ngữ dụng học soi chiếu vào các tác phẩm văn chương cụ thể, chúng tôi muốn đi sâu để tìm hiểu và phân tích giá trị sử dụng của các BTCV. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ được những nét đặc sắc về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đồng thời phát hiện thêm những điều mới mẻ và độc đáo của ngôn ngữ được sử dụng trong văn chương. Hiểu thêm những kiến kiến thức về vấn đề này, chúng ta có thể thấu hiểu được những giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đời sống sinh hoạt cũng như trong các tác phẩm văn chương một cách sâu sắc hơn. Trong sự phát triển phong phú của văn học thời kỳ đổi mới không thể không nhắc đến tiểu thuyết - thể loại luôn được coi là chủ chốt của một nền văn học. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu tả cuộc sống bề bộn, phức tạp, tiểu thuyết cũng là nơi mà nhà văn có thể tung tẩy các yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật. Tiểu thuyết, trong bản chất của nó, luôn hướng đến cái nhìn đời tư về xã hội và con người. Ở một góc độ nào đó, tiểu thuyết là thể loại mang tính dân chủ nhất trong các thể loại văn học. Những năm gần đây, tiểu thuyết nước ta đã và đang nỗ lực chuyển biến không chỉ ở bản chất 1 thể loại mà ở cả đội ngũ sáng tác với những đổi mới mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật. Trong số các cây bút tiểu thuyết có nhiều đóng góp mới mẻ hiện nay, Nguyễn Quang Thân là được xem là một hiện tượng tiêu biểu. Hội thề là một trong số những tiểu thuyết đặc sắc, nổi bật của ông. Tác phẩm đã giành giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 2006 - 2009. Hội thề đã tạo ra nhiều ý kiến bàn luận trong giới nghiên cứu, phê bình cũng như độc giả. Tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, làm sống lại hàng loạt những nhân vật anh hùng đã được lưu danh trong chính sử và trong các câu chuyện truyền thuyết dân gian như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Vấn, Lê Sát, Thị Lộ, Hoàng hậu Ngọc Trần…. Đây là cuốn tiểu thuyết đi sâu vào thế giới tinh thần của những gương mặt chủ chốt làm nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chúng tôi nghĩ rằng việc khảo sát và tiếp cận nhân vật anh hùng trong tác phẩm theo hướng quy chiếu là công việc thiết thực, mới mẻ và mang tính khoa học cao. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Các BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khái niệm chiếu vật hay còn gọi là quy chiếu (referring expression) trong dụng học từ sớm đã nhận được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ. Trên thế giới, phạm trù này được nhà ký hiệu học Mỹ Charles W.Morris nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau đó các nhà khoa học khác như Jacob L.Mey, George Yule đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu làm tiền đề quan trọng cho các thế hệ sau. Có thể phân chia các giai đoạn lịch sử nghiên cứu về chiếu vật thành ba giai đoạn như sau: giai đoạn thứ nhất (từ 1882 – khoảng 1950) - chiếu vật ngữ nghĩa; giai đoạn thứ hai (từ khoảng 1950 – cuối thế kỷ XX) - chiếu vật của người nói; giai đoạn thứ ba (khoảng từ cuối thế kỷ XX - nay) - chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên ngành . Ở Việt Nam, tài liệu nước ngoài được tiếp nhận và giới thiệu sớm nhất có lẽ là công trình Dụng học của G.Yule do Diệp Quang Ban biên dịch. Đây một trong những giáo trình quan trọng về ngữ dụng học, đề cập ngắn gọn những đầy đủ về lý thuyết dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Giáo trình này có thể được xem như là bước khởi đầu đối với việc tìm hiểu có tính chuyên môn hơn và là “cuốn gối đầu giường” 2 đối với những ai bước đầu tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ học. Như vậy, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, đồng thời vận dụng vào thực tiễn sử dụng tiếng Việt, các tác giả trong nước cũng đã có những công trình về ngữ dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Bên cạnh đó, dụng học còn được giới thiệu ở Việt Nam thông qua những bài nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Phê, nhất là những bài viết giữa những năm 80 của thế kỷ qua. Từ đó cho đến nay, phạm trù quy chiếu nói riêng và ngữ dụng học nói chung được các nhà ngôn ngữ học như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên,… nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học. Trong đó, chúng ta phải kể đến sự nỗ lực và những đóng góp to lớn của GS. TS Đỗ Hữu Châu trong lĩnh vực này. Ông là người đầu tiên có công giới thiệu lý thuyết ngữ dụng học một cách hệ thống và đầy đủ nhất và tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Trong giáo trình Giản yếu về Ngữ dụng học, ông dành hẳn một chương để nêu lên các vấn đề về chiếu vật, phân loại các dạng chiếu vật và nêu các phương thức chiếu vật. Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học¸ tập 2: Ngữ dụng học - Đỗ Hữu Châu đã dành trọn một chương đề cập đến chiếu vật và chỉ xuất. Theo tác giả, chiếu vật là vấn đề đầu tiên mà các nhà nghiên cứu quan tâm do đó cũng là vấn đề thứ nhất của dụng học. Bàn về chiếu vật, Đỗ Hữu Châu chỉ ra tầm quan trọng của chiếu vật và việc xác định được nội dung của câu quy chiếu. Quan trọng hơn cả là tác giả nêu ra các phương thức quy chiếu. Vì quy chiếu là một hành động có tính chủ động của người nói cho nên nó phần nào thể hiện tính mục đích của người nói khi lựa chọn biểu thức quy chiếu. Về lí thuyết các giáo trình về ngữ dụng học đều dành ít nhất một chương để trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề này. Trong công trình Dụng học Việt ngữ của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp, ông cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về quy chiếu, hay còn lý thuyết chiếu vật, và xem mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, hành động và tính chất mà chúng thay thế. Nguyễn Đức Dân với công trình Ngữ dụng học cũng đã nghiên cứu và trình bày vấn đề một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt như: chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và 3 tường minh. Điểm nổi bật của công trình này là tác giả đã khảo sát về ngữ cảnh và hoạt động giao tiếp. Giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên là sự kế thừa các công trình nghiên cứu dụng học của các tác giả Việt ngữ học đi trước. Tác giả cũng nêu ra một vấn đề rất quan trọng trong giao tiếp: phát ngôn trong sự quy chiếu, các phương thức quy chiếu cũng như chỉ ra các mặt ngữ nghĩa trong lời, gồm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái, các phương thức biểu hiện hàm ngôn trong hội thoại, nhờ đó nhân vật giao tiếp có cách sử dụng và tiếp nhận nghĩa đích thực của một phát ngôn. Chiếu vật hay còn gọi là quy chiếu được xem là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu riêng biệt ứng dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương không thật sự nhiều, chủ yếu là những bài nghiên cứu riêng lẻ. Trên nền tảng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, những năm gần đây hướng nghiên cứu về lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng học đã được đề cao và chiếm được ưu thế ở một số công trình. Các luận án, luận văn trước đây đã nghiên cứu về BTCV như: Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Yến Nga năm 2019 “Các biểu thức chiếu vật về người lính trong thơ kháng chiến.”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Mỹ Hạnh năm 2017 “Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Quỳnh.”, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Theo dòng văn học, hình tượng nhân vật anh hùng là đề tài xuyên suốt, hùng tráng của nền văn học Việt Nam, là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu, phê bình đã có nhiều công trình và đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên còn rất ít người tiếp cận nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trên phương diện các BTCV. Vì thế cho đến nay, hướng tiếp cận này vẫn còn là khoảng trống và cần được nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nhân vật trong tác phẩm văn học. Đặc biệt, cho đến nay, chúng tôi có thể khẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu về các BTCV về nhân vật anh hùng trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân. Kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi mong muốn công trình này sẽ góp một phần nhỏ lấp đầy hơn tính riêng lẻ và ít ỏi của 4 khuynh hướng nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết chiếu vật của dụng học và ký hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra ba mục đích sau: - Tìm hiểu các BTCV về nhân vật anh hùng trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân xét từ phương diện cấu trúc để thấy được đặc điểm của các biểu thức này trong hành vi chiếu vật. - Tìm hiểu các BTCV về nhân vật anh hùng trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân xét từ phương diện ngữ nghĩa để thấy được căn cứ xây dựng các biểu thức của tác giả. - Phân tích vai trò, giá trị của các BTCV về nhân vật anh hùng trong tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: các BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về phương diện nghiên cứu: - Cấu tạo ngữ pháp - Ngữ nghĩa - Giá trị (vai trò của các BTCV trong tác phẩm) Về tư liệu khảo sát: khảo sát trong phạm vi tiểu thuyết Hội thề của tác giả Nguyễn Quang Thân, tái bản năm 2020, Nhà xuất bản Văn học. 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các BTCV về nhân vật anh hùng trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân; phân loại các BTCV thống kê được theo những tiêu chí cụ thể. Thủ pháp này nhằm nâng cao tính khách quan cho việc miêu tả cũng như đưa ra những kết luận dựa trên dữ liệu khảo sát của luận văn. 5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các BTCV, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo các BTCV về nhân vật anh 5 hùng và đưa ra những nhận xét, đánh giá với các thủ pháp nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố, thủ pháp phân tích ngôn cảnh/văn cảnh và thủ pháp phân tích vai nghĩa...Từ những phân tích, lý giải các ngữ liệu, chúng tôi rút ra những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn qua từng chương, đề cập đến mục tiêu của luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì phần Nội dung của đề tài được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan. Chương này trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết quan trọng nhất đến việc triển khai đề tài luận văn, đó là lý thuyết chiếu vật và lý thuyết hoạt động giao tiếp. Từ đó, chúng tôi cũng trình bày những định hướng của việc vận dụng các lý thuyết đó trong việc nghiên cứu đề tài. Chương 2: Khảo sát, phân loại các biểu thức chiếu vật về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. Chương này triển khai việc khảo sát, phân loại các BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của tác giả Nguyễn Quang Thân trên các phương diện: cấu tạo và ngữ nghĩa. Chương 3: Giá trị nghệ thuật của các biểu thức chiếu vật về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân. Từ việc chúng tôi phân loại và miêu tả đặc điểm về chiếu vật, trong chương này chúng tôi tiến hành phân tích và nêu ra một số giá trị chủ yếu của các BTCV này trong tác phẩm. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Lý thuyết chiếu vật 1.1.1. Sự chiếu vật Từ trước đến ngay, có nhiều nhà nghiên cứu có những cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ chiếu vật. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh “reference”, tiếng Pháp là “référence”, ngoài ra còn có những cách gọi khác như là sự quy chiếu, sự sở chỉ, tạo nên ngữ cảnh của nó được gọi là chiếu vật. Mặc dù có nhiều cách gọi về thuật ngữ này, song ở nước ta, các nhà ngôn ngữ học như Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp đều có sự thống nhất trong việc nhìn nhận khái niệm reference với tư cách là vấn đề của ngữ dụng học. Theo G.Yule, ông định nghĩa rằng “Sự quy chiếu là một hành động trong đó một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó” [45, tr.43]. GS Đỗ Hữu Châu thì định nghĩa rằng: “Chiếu vật chính là quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh được gọi là sự chiếu vật. Nếu như ngữ dụng học quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ với ngữ cảnh thì chiếu vật là hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên bởi vì nhờ chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó mà có căn cứ đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp” [6, tr.186-187]. Trong cuốn Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp có cách nhìn nhận khác: “Quy chiếu là một hành động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó. Những hình thức ngôn ngữ ấy là những biểu thức quy chiếu” [21, tr.28]. Qua cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi nhận thấy các công trình khoa học của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp đều có sự gặp gỡ trong việc nhìn nhận khái niệm reference với tư cách là vấn đề của ngữ dụng học và được coi là căn cứ cho việc xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp bởi vì nhờ có chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh. Chiếu vật có mối quan hệ mật thiết với ngữ cảnh, dựa vào ngữ cảnh thì sự vật quy chiếu sẽ khác nhau, sẽ thay đổi. Khi người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, 7 thông qua chiếu vật, với biểu thức ngôn ngữ này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đối tượng nào, quan hệ nào, sự kiện nào người nói đang hướng tới. Như vậy, trên cơ sở tiếp thu những quan niệm của các nhà ngôn ngữ về sự chiếu vật, chúng tôi rút ra kết luận chung rằng: sự chiếu vật là quan hệ giữa người sử dụng ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ được sử dụng với đối tượng hoặc thực thể (vật chất hoặc tinh thần, có thật hoặc hư cấu, số ít hay một tập hợp,…) trong một thế giới khả hữu mà ở đó thực thể được quy chiếu tồn tại. Do vậy, khái niệm sự chiếu vật thể hiện mối quan hệ giữa bốn yếu tố trong hoạt động giao tiếp: người nói/viết - biểu thức ngôn ngữ - “vật” trong thế giới khách quan - người nghe/đọc. 1.1.2. Biểu thức chiếu vật Khi biểu thức ngôn ngữ được phát ngôn sử dụng để chỉ ra một thực thể nào đó trong ngữ cảnh cụ thể của hoạt động giao tiếp thì biểu thức đó là biểu thức ngôn ngữ chiếu vật, hay gọi cách ngắn gọn nhất là các biểu thức chiếu vật (BTCV) (referring expression). Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật” để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những BTCV có cấu tạo là từ và cụm từ. Trong giáo trình Cơ sở Ngữ dụng học, tập 1, GS.Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra các phương diện cấu thành BTCV: “cũng như các tín hiệu ngôn ngữ, BTCV có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của BTCV là các đơn vị ngôn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được quy chiếu” [6, tr.193]. Nếu như ở tín hiệu ngôn ngữ, cái biểu đạt là âm thanh mà chúng ta nghe được, còn cái được biểu đạt là ý nghĩa, khái niệm về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… mà âm thanh đó gọi tên, phản ánh; thì ngược lại cái biểu đạt của BTCV là toàn bộ sự kết hợp của các đơn vị cấu thành nên nó cả trên phương diện vỏ âm thanh và ý nghĩa, còn cái được biểu đạt của BTCV chính là sự vật được quy chiếu hay chiếu vật của nó. Trong cuốn Nghĩa học Việt ngữ, Nguyễn Thiện Giáp có nêu: “Xét về mặt tín hiệu học, trước hết, từ hình thức là cái biểu đạt của ý nghĩa của từ (cái được biểu đạt); thứ hai, từ hình thức cùng với ý nghĩa của nó lại là cái biểu đạt của cái sở chỉ; thứ ba, trong những phát ngôn cụ thể, toàn bộ “từ hình thức - ý nghĩa - sở chỉ” còn có thể đóng vai trò là một tín hiệu của một sự 8 vật khác. Như vậy, ý nghĩa (sense) và sở chỉ (referent)chỉ là cái được biểu đạt (signified)” [18, tr.48]. Như vậy, các BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề sẽ được miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái biểu đạt (hình thức cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp); bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV). Do các BTCV được sử dụng trong tác phẩm văn học nên đề tài nghiên cứu chúng tôi còn tìm hiểu và phân tích một số giá trị nổi bật của chúng với việc thể hiện hệ thống hình tượng nhân vật và trong chừng mực có thể, chúng tôi cũng lưu ý đến việc thể hiện các đặc điểm về tri nhận, lịch sử của dân tộc trong văn chương. Với cách hiểu về BTCV như đã trình bày trên, chúng tôi đã vận dụng khái niệm này vào việc xác định đối tượng khảo sát của đề tài là các BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tự đặt mình vào các vai trong ngữ cảnh của từng câu văn, đặc biệt là các lời thoại của nhân vật. Thông qua các cuộc giao tiếp trong nhiều ngữ cảnh khác nhau đã góp phần nhận diện các BTCV và CV của các biểu thức đó dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau đây: - Tiêu chí thứ nhất – tiêu chí cấu trúc: Chúng tôi xác định ranh mở đầu và kết thúc của một BTCV bằng việc xét đến tính hoàn chỉnh, độc lập tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. Nếu là một cụm từ, việc xác lập đường biên của BTCV sẽ kết thúc ở chỗ có thể làm cho phần biểu thức ngôn ngữ được xét đủ tư cách là một ngữ danh từ. - Tiêu chí thứ hai – tiêu chí chức năng: Một biểu thức ngôn ngữ có kết cấu hoàn chỉnh sẽ được chúng tôi coi là BTCV khi biểu thức ngôn ngữ đó chỉ ra được một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu đang được tác giả hoặc nhân vật hướng tới. Như vậy, hai tiêu chí về cấu trúc và chức năng là không thể tách rời nhau khi xác định BTCV trong các câu thơ được khảo sát. Một BTCV cần thiết phải đáp ứng được cả hai tiêu chí trên thì mới nằm trong phạm vi đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu. 1.1.3. Chiếu vật 1.1.3.1. Khái niệm chiếu vật 9 Thuật ngữ chiếu vật được chúng tôi sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là được dịch từ thuật ngữ referent trong tiếng Anh, tương ứng với thuật ngữ sở chỉ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hoặc cái sở chỉ của tác giả Cao Xuân Hạo. Georgia M.Green viết: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ ra cái cách nhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [6, tr.193]). Cũng từ đó, tác giải Đỗ Hữu Châu diễn giải rằng: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện, nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngữ vi với biểu thức này nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”. [6, tr.61] Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng chiếu vật là hành động dùng các yếu tố ngôn từ (các tín hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài được nói tới trong một hoàn cảnh nhất định. Và lưu ý rằng chiếu vật không phải là việc của tự thân ngôn ngữ mà là của con người, chỉ có con người mới chiếu vật. Chiếu vật có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nó là phương diện ngữ dụng đầu tiên của diễn ngôn, không xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật thì không thể hiểu được nghĩa, đích của phát ngôn. Vì vậy: - Chiếu vật là điều kiện để hiểu được phát ngôn. Một phát ngôn chứa những từ ngữ quen thuộc nhưng có thể không hiểu được nếu người nhận không biết những từ ngữ được sử dụng quy chiếu vào sự vật nào. - Chiếu vật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị đúng/sai của phát ngôn. Nhờ chiếu vật, người nhận mới hiểu được phát ngôn và qua đó mới xác định được giá trị đúng/sai của phát ngôn. 1.1.3.2. Chiếu vật trong văn chương Một trong những thế giới khả hữu không có thực chính là thế giới tồn tại trong các tác phẩm văn học. Trong văn chương, thế giới khả hữu của các nhân vật hư cấu chính là tác phẩm hư cấu mà ở đó nhân vật xuất hiện, hành động, nói năng… Trong thế giới khả hữu đó, nhân vật tồn tại thực sự và khi được quy chiếu bằng ngôn ngữ thì nó chính là “vật được chiếu” của BTCV được sử dụng. Chiếu vật về các thực thể hư 10 cấu cũng có nhiều loại: chiếu vật của tác giả trong tác phẩm; chiếu vật của người đọc trong các diễn ngôn về tác phẩm; chiếu vật của chính nhân vật trong tác phẩm…. Để giải mã được toàn bộ BTCV xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu không chỉ thấy được sự tương ứng giữa từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới mà còn đòi hỏi phải có một vốn hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa thời đại ra đời tác phẩm; cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, ngữ cảnh trực tiếp;…để có được những tiền giả định chính xác, lập thành một hệ quy chiếu phù hợp và đưa ra những ý nghĩa xác đáng nhất. Dưới sự soi chiếu của lý thuyết Ngữ dụng học, các nhà ngôn ngữ dần dần vận dụng các khái niệm sự chiếu vật, BTCV, quy chiếu vào ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương. Việc ứng dụng lí thuyết chiếu vật vào tác phẩm văn học để giải mã những điều mà lí luận văn học chưa làm được là một sự lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, chiếu vật trong các tác phẩm văn chương đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với chiếu vật những diễn ngôn giao tiếp thông thường. Nếu như chiếu vật trong những diễn ngôn giao tiếp chỉ dừng lại ở các tiêu chí cấu trúc, chức năng và liên hệ thì chiếu vật trong các tác phẩm văn chương đòi hỏi hệ quy chiếu rộng và sâu hơn rất nhiều. Có thể nói, chiếu vật trong tác phẩm văn chương không còn là việc làm quá mới mẻ, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu như: chiếu vật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, chiếu vật trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng hay chiếu vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,… Nhưng ở mỗi đề tài, lí thuyết lại được soi rọi và thẩm thấu ở nhiều phương diện khác nhau. Ở luận văn này, chúng tôi chọn đối tượng và phạm vi để khảo sát là BTCV về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân để làm sáng tỏ hơn về chiếu vật về nhân vật trong các tác phẩm văn chương. 1.1.4. Phương thức chiếu vật Theo Đỗ Hữu Châu, ông định nghĩa về phương thức chiếu vật rằng: “Phương thức chiếu vật (sở chỉ) là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Chúng cũng là những con đường mà người nghe tìm ra nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được” [5, tr.64]. Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra 3 phương thức lớn để xác định nghĩa chiếu vật (nghĩa 11 sở chỉ), đó là: Dùng biểu thức tên riêng; dùng biểu thức miêu tả và dùng biểu thức chỉ xuất. 1.1.4.1. Phương thức dùng tên riêng Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật và chức năng cơ bản là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Chẳng hạn, tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người; tên riêng của huyện, tỉnh, thành phố có chức năng cơ bản là chỉ cá thể trong phạm trù đơn vị hành chính;...Chính vì thế, trong những hoàn cảnh cụ thể, việc dùng tên riêng giúp ta dễ dàng biết được tên riêng đó sẽ ứng với người, vật hay địa danh nào. Ví dụ: Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,…. (phạm trù người) Đà Nẵng, Gia Lai, Quảng Nam, Hà Nội,….. (phạm trù đơn vị hành chính) Ngũ Hành Sơn, Cửu Long, Bà Đen,….(phạm trù vật thể tự nhiên) Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng BTCV tên riêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp. Nói cách khác, biểu thức ngôn ngữ tên riêng, về nguyên tắc, hướng tới sự quy chiếu vào một sự vật duy nhất. Do đó, sử dụng biểu thức ngôn ngữ tên riêng là cách làm cho người nghe/người đọc dễ dàng thực hiện hoạt động chiếu vật một cách đúng đắn và thành công. Tên riêng có thể trùng nhau. Thực tế cho thấy rằng, trùng tên gọi là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là ở nước ta. Việc trùng tên riêng sẽ dẫn đến việc mơ hồ về nghĩa chiếu vật và làm cho người đọc khó nhận diện được đối tượng được đề cập đến, điều này khiến cho người nghe/người đọc chiếu vật không thành công. Có hai trường hợp trùng tên riêng có thể xảy ra: - Các tên riêng trùng nhau nằm trong một phạm trù sự vật. Ví dụ: Trong lớp học, có hai bạn cùng tên Linh. Khi đó, để nhận diện hai đối tượng này, người ta thường thêm tiểu danh vào sau tên riêng, kiểu như: Linh cao, Linh thấp… - Các tên riêng trùng nhau không nằm trong một phạm trù sự vật. Ví dụ: Hương có thể là tên của một cô giáo, có thể là tên của một dòng sông, có thể là tên của một quán tạp hóa. Để phân biệt 3 đối tượng này, người ta sẽ thêm danh từ chung vào trước tên riêng, kiểu như: sông Hương, cô Hương, tạp hóa 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất