Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường cao đẳng kinh tế -...

Tài liệu Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật công nghiệp i trong giai đoạn hiện nay

.PDF
155
50049
166

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM LẠI THỊ HÒA Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay luËn v¨n th¹c sÜ GIÁO DỤC HỌC Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM LẠI THỊ HÒA Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay Mã số : 60 14 05 luËn v¨n th¹c sÜ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo Hµ néi - 2007 MỤC LỤC MỞ ĐẦU: 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2 1.2. Một số khái niệm của đề tài 9 1.2.1. Quản lý 9 2 1.2.2. Quản lý giáo dục 15 1.2.3. Quản lý nhà trường 17 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học 20 1.2.5. Trường Cao đẳng 26 1.3. Tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong các trường Cao đẳng. 1.4. Đặc trưng quản lý hoạt động dạy học trong trường Cao đẳng. 29 1.5. Các yêu cầu quản lý hoạt động dạy học trong trường Cao đẳng. Tiểu kết chương 1. 31 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I 2.1. Giới thiệu chung 35 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Nhà trường 35 2.1.2. Tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. 2.1.3. Cơ cấu ngành nghề. 37 2.2. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. 2.2.1. Qui mô đào tạo của trường 40 2.2.2. Thực trạng đội ngũ nhà giáo 2.2.3. Thực trạng về chương trình, kế hoạch đào tạo 2.2.4. Thực trạng về trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 29 33 35 39 41 42 45 50 2.2.5. Tình hình chung về sinh viên 52 2.2.6. Chất lượng học tập của sinh viên 52 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I 57 2.3.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý. 57 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 57 2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên 62 2.3.4. Các hoạt động quản lý khác phục vụ hoạt động dạy học 65 2.3.5. Đánh giá, phân tích nguyên nhân 67  Kết quả điều tra đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I Tiểu kết chương 2. 70 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I. 78 3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp. 78 3.1.1. Nguyên tắc tính đồng bộ. 78 3.1.2. Nguyên tắc tính kế thừa. 78 3.1.3. Nguyên tắc tính thực tiễn. 79 3.2. Các biện pháp 79 3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học cho các lực lượng có liên quan. 79 3.2.2. Nâng cao động lực dạy học cho giảng viên, kích thích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học. 81 3.2.3. Nâng cao động lực cho sinh viên, kích thích tính chủ động, sáng tạo của người học. 95 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong nhà trường, hỗ trợ cho nguời dạy và người học giảng dạy và học tập thuận lợi. 99 3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý hoạt động dạy học. Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết kịp thời các gương điển hình tốt trong giảng dạy và học tập, phổ biến và nhân điển hình. 102 3.2.6. Kết hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cộng đồng xã hội trong quản lý hoạt động dạy học. 106 76 3.3. Mối liên quan giữa các biện pháp. 107 3.4. Kiểm chứng sự nhận thức, tính cấp thiết và khả thi của các 109 biện pháp. Tiểu kết chương 3. 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113 1. Kết luận 113 2. Khuyến nghị 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Nhà xuất bản : NXB Học sinh sinh viên : HSSV Sinh viên : SV Mục tiêu :M Nội dung :N Phương pháp :P Hội đồng sư phạm : HĐSP Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam : CHXHCNVN Chủ nghĩa Xã hội :CNXH Trung cấp chuyên nghiệp : TCCN Công nhân kỹ thuật : CNKT Hành chính quản trị : HCQT Tổ chức cán bộ – Học sinh sinh viên : TCCB-HSSV Giảng viên : GV Cán bộ quản lý : CBQL Trung bình : TB Tốt nghiệp : TN Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I : KT-KTCNI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh: Giáo dục - Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung, của một đất nước nói riêng. Giáo dục - Đào tạo là động lực, là đòn bẩy, là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Thực hiện mục tiêu trên một trong những phương hướng cơ bản của Đảng là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” nâng cao chất lượng dạy và học. Quản lý giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục. Vì thông qua quản lý giáo dục, việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục … mới được triển khai có hiệu quả. Quản lý giáo dục là vấn đề lớn với nhiều khó khăn phức tạp diễn ra trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quản lý giáo dục phải coi quản lý nhà trường là nút bấm và quản lý nhà trường phải 1 lấy việc quản lý hoạt động dạy học là khâu cơ bản thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục đặt ra. Quản lý hoạt động dạy học đã được nhiều tác giả làm công tác giáo dục đề cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, cơ sở đào tạo việc vận dụng lý luận quản lý dạy học có khác nhau. Nhìn chung kết quả đạt được trong quá trình quản lý dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra. Song bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động dạy học đặc biệt trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề nói chung, trước biến đổi của kinh tế, chính trị - xã hội cần phải được đổi mới, tăng cường các biện pháp cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I, tiền thân là trường Trung học thành lập từ năm 1956 và là một trong những trường đầu tiên được nâng cấp thành trường Cao đẳng năm 1996 với nhiệm vụ: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực công nghiệp có từ trình độ công nhân kỹ thuật đến cao đẳng; bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn 50 mươi năm phấn đấu và trưởng thành, nhà trường luôn quán triệt quan điểm “ Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường” và xác định uy tín của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà chất lượng đào tạo lại phụ thuộc chủ yếu vào chất luợng dạy học của nhà trường trong đó Quản lý nói chung và Quản lý hoạt động dạy học nói riêng có ý nghĩa chiến lược đối với chất lượng đào tạo. Vì vậy bên cạnh những nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý hoạt động dạy học được nhà trường hết sức 2 quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Cùng với tiến trình phát triển của nhà trường bên cạnh những thành tích đã đạt được. Là trường đào tạo đa ngành, đa hệ, địa bàn ở 2 nơi Hà Nội và Nam Định. Công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học có những khó khăn nhất định. Khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng trong giáo dục đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc tìm ra các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết. Vận dụng lý luận quản lý giáo dục với thực tế công tác của mình tôi chọn đề tài : “ Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học. 3 4.2. Phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. 4.3. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học. Hiện nay việc quản lý hoạt động dạy học ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I tuy có nhiều tiến bộ song còn có hạn chế so với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Nếu thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học bao quát cả hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Bước đầu hệ thống hoá và vận dụng lý luận quản lý giáo dục để đề ra các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Nếu các biện pháp được đánh giá khả thi ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I thì kết quả nghiên cứu này cũng có thể xem xét vận dụng thành công ở các trường cao đẳng có đặc điểm, hoàn cảnh tương tự. 7. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I và đi sâu vào đối tượng giảng viên, sinh viên. 8. Phương pháp nghiên cứu. 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận. + Phân tích, tổng hợp những lý luận có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài qua sách, báo và các tài liệu... 4 + Tham khảo Luật giáo dục, các Văn kiện của Đảng, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp khảo sát, điều tra. + Phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp phỏng vấn. + Phương pháp chuyên gia. + Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 114 trang với phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận, khuyến nghị. Chương 1 được biểu đạt với tiêu đề: Cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I có 34 trang. Chương 2 được biểu đạt với tiêu đề: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I có 43 trang. Chương 3 được biểu đạt với tiêu đề: Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I có 37 trang. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I. 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Quản lý là một trong những loại hình quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Nghiên cứu quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất đối với các hoạt động quản lý. Khái niệm quản lý đã được phát hiện mấy ngàn năm trước Công nguyên. Lúc đó quản lý mang tính cách là một thứ triết học. Nói cách khác quản lý chưa được tách ra để trở thành một khoa học độc lập. Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người đến nay quản lý đã trở thành môn khoa học. Xã hội càng phát triển thì khoa học quản lý càng phát triển. Cho tới nay, có rất nhiều tư tưởng, học thuyết quản lý khác nhau và các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. - Thời cổ Hy Lạp đã áp dụng quản lý tập trung và dân chủ. Khái niệm kiểm tra và trách nhiệm đã có vào khoảng năm 1750 trước Công nguyên: + Xôcrat trong học tập nghị luận của mình viết rằng: “ Những người nào biết cách sử dụng con người thì sẽ điều khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt. Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong công việc”. + Tư tưởng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu – cai trị dân còn tìm thấy trong quan điểm của nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platon (427-437 TCN). Theo ông muốn trị nước thì phải biết đoàn kết dân lại, phải vì dân. Người đứng đầu phải ham chuộng hiểu biết; thành thật; 6 tự chủ; biết điều độ; ít tham vọng về vật chất và đặc biệt là phải được đào tạo kỹ lưỡng. - Ở phương đông cổ đại, nhất là Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể vào sự hình thành các tư tưởng quản lý mà cho đến nay các tư tuởng đó vẫn còn mang đậm nét trong phong cách quản lý của nhiều nước châu Á. + Khổng Tử (551 – 478 TCN): Quan điểm về nội dung giáo dục của ông là Nho giáo là nhằm tạo ra người quân tử, ông là một nhà đại giáo dục, ông đã tổng kết được rất nhiều kinh nghiệm trong phương pháp dạy học là “ Dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành về nền nếp, thói quen trong học tập” và “ Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. + Trong các học thuyết về quản lý ở phương Đông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử và một số người khác chủ trương dùng “ Đức trị” để cai trị dân nhưng Hàn Phi Tử, Thương Ưởng và một số người khác lại chủ trương dùng “ Pháp trị” để trị dân. - Từ cuối thế kỷ XIV, khi Chủ nghĩa Tư bản xuất hiện, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học đã được nhiều nhà giáo dục thực sự quan tâm. Nổi bật nhất là CôMenxki (1592 – 1670), ông là ông tổ của nền giáo dục cận đại, theo ông nghề thầy giáo là nghề rất vinh dự “ dưới ánh mặt trời không có nghề nghiệp nào cao quý hơn”. Ông nêu ra hàng loạt nguyên tắc dạy học chủ yếu dựa vào cơ sở triết học mới nhất về nhận thức luận, ông đã đặt cơ sở lý luận cho một nền dân chủ giáo dục tiến bộ sau này và cho đến ngày nay hệ thống lý luận đó vẫn còn giá trị tích cực, tiến bộ đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh hiện đại. 7 Vào cuối thế kỷ XVII có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như RoBer owen (1771 – 1858), F.Tay Lo (1856 – 1915) người được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt công trình với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, những động cơ để thúc đẩy một tổ chức phát triển làm thế nào để việc ra quyết định quản lý đạt kết quả cao … Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học giáo dục đã thực sự biến đổi về lượng và chất. Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục như các quy luật về “ Sự hình thành cá nhân con người” về “ Tính quy định về kinh tế – xã hội đối với giáo dục” … Các quy luật đó đã đặt ra yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, nhiều nhà khoa học giáo dục đã có những thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học. Ở Việt Nam: Cùng với truyền thống cần cù, anh dũng trong quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học. Kế thừa truyền thống của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc các tư tưởng về quản lý, quản lý giáo dục nhiều nhà tư tưởng về quản lý và quản lý giáo dục đã xuất hiện. Tiêu biểu đó là: Thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo của muôn đời như Phan Huy Chú đã ca ngợi ông: “Học nghiệp thuần tuý, tiết tháo cao thượng, làng nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”. - Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn 8 của nước ta. Trong cách quản lý của ông là phải “ Lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, ông đã khuyên vua là phải chăn nuôi nhân dân thì mới giữ được nước và xây dựng được đất nước, qua đó đủ thấy rằng các bậc minh quân Việt Nam từ xa xưa đã biết lấy dân làm gốc trong quản lý đất nước như Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương thời Trần. - Đặc biệt Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Bằng việc kế thừa tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, người đã để lại cho chúng ta những nền tảng lý luận về: Vai trò của giáo dục; định hướng phát triển giáo dục; vai trò quản lý và cán bộ quản lý giáo dục, phương pháp lãnh đạo và quản lý … Phải khẳng định rằng: Hệ thống các tư tưởng của Bác về giáo dục có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. - Gần đây nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu và các giảng viên đại học, các cán bộ viện nghiên cứu đã viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm … đã được công bố như các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Đặng Xuân Hải, Hà Thế Ngữ, Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị, Trần Quốc Thành, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Văn Lê… Bằng sự tổng hoà các tri thức về giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học … các tác giả đã thể hiện trong công trình nghiên cứu của mình một cách khoa học về khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc, chức năng quản lý, nguyên tắc, phương pháp quản lý, nghệ thuật quản lý nói chung và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI. 9 1.2.1. Quản lý. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Người Trung Quốc có câu “ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Nghĩa là có ba người cùng đi thì trong đó có một người là thầy của mình. Trong trường hợp trên nghĩa là tồn tại sự quản lý. Khái niệm quản lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoạt động quản lý được hình thành từ sự phân công hợp tác lao động, từ sự xuất hiện của tổ chức cộng đồng với nhu cầu hướng tới đạt hiệu quả tốt hơn. Do vậy xuất hiện người quản lý và sự quản lý. Thuật ngữ “quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai quá trình tích hợp nhau: Quá trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát triển”. Vì vậy nếu người chỉ huy chỉ biết lo việc “quản” thì tổ chức sẽ trì trệ, nếu chỉ quan tâm đến “lý” thì phát triển không bền vững. Do đó trong “quản” phải có “lý” và trong “lý” phải có “quản” nhằm làm cho hệ ở thế phát triển cân bằng, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) và các nhân tố bên ngoài (ngoại lực). Hoạt động quản lý không thể nhắc tới tư tưởng sâu sắc của Các Mác “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Như vậy quản lý là điều khiển, là chỉ huy, là tổ chức, là hướng dẫn, là phối hợp quá trình hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý - Quản lý theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng ( NXB Giáo Dục 1998) là: Tổ chức, hoạt động của một đơn vị, cơ quan; 10 - Theo Haror koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định. - Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. - Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) trên khách thể quản lý (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của các đối tượng. - Theo các tác giả của giáo trình khoa học quản lý của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý Kinh tế Hà Nội 2004, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản lý. Hiệu quả đó phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích công tác quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý. Mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể quản lý áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do sự cam kết, thoả thuận giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động quản lý tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý. Từ những khái niệm trên “Quản lý” có thể khái quát như sau: Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu, các cấp sao cho phù hợp với quy luật để đạt đến mục tiêu đã xác định. 11 Qua khái niệm quản lý ta thấy: quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. + Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu dẫn dắt, điều khiển các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu định sẵn. + Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) Con người (được tổ chức thành một tập thể, một xã hội …) thế giới vô sinh (các trang thiết bị) hữu sinh (vật nuôi, cây trồng ..). Cơ chế quản lý những phương thức mà nhờ đó hoạt động quản lý được thực hiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý được vận hành điều chỉnh. Mục tiêu chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý là căn cứ chủ thể quản lý để tạo ra hoạt động quản lý. Công cụ quản lý là các phương tiện (khách quan và chủ quan) mỗi chủ thể quản lý dùng nó để tác động vào quá trình quản lý thông qua chức năng quản lý bao gồm: + Chế định luật là chính sách qui định về mục tiêu về nội dung về phương pháp, tổ chức thực hiện, các chính sách, chế độ qui định đối với các hoạt động trong hoạt động quản lý + Các chế định được xây dựng từ đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước từ các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội. Song thực tiễn luôn luôn biến đổi khi đó chủ trương đường lối cũng thay đổi, các chế định cũ không còn phù hợp, không phát huy được tác động tích cực trong quản lý và sự phát triển xã hội thì phải sửa đổi. Điều này đòi hỏi người quản lý phải luôn nắm vững các chế định để vận dụng một cách thích hợp. Hay nói cách khác: Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. 12 + Thiết chế bộ máy để thực hiện thì công cụ tổ chức là rất cần thiết đối với người quản lý. Nó giúp xây dựng một cơ cấu, bộ máy thích hợp cho công việc, cải tiến bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu những việc làm không hiệu quả. Các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực. + Nhân lực con người là lực lượng quan trọng nhất. Bởi vì Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người. + Vật lực bao gồm tất cả vật tư, trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho việc thực hiện một nhiệm vụ công tác. + Tài lực là vốn đầu tư tài chính bao gồm ngân sách nhà nước, tư nhân và có thể là nguồn tài trợ từ nước ngoài. Từ những dấu hiệu chung ta có thể khái quát cấu trúc hệ thống quản lý bao gồm các yếu tố trong sơ đồ sau: MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý Chủ thể quản lý Hoạt động quản lý bao gồm 4 chức năng cụ thể: - Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình xác định mục tiêu, xác định các bước đi để đạt được mục tiêu. Như vậy thực chất của lập kế hoạch là 13 đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hóa với mục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu. - Chức năng tổ chức: Là quá trình tổ chức sắp xếp, liên kết giữa các yếu tố công việc – con người – bộ máy sao cho phù hợp ăn khớp với nhau cả trong nội bộ từng yếu tố. Yếu tố trung tâm của tổ chức là con người. Bố trí con người phải phù hợp với công việc. Tổ chức bộ máy phải lệ thuộc quy mô, tính chất của các mối quan hệ giữa người và việc. Toàn bộ hoạt động của bộ máy cuối cùng phải đạt hiệu quả cao, vì lợi ích của con người. - Chức năng điều hành (chỉ huy): Là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của người quản lý đối với các hoạt động của các thành viên của tổ chức để đạt được mục tiêu quản lý. Điều hành là hoạt động thường xuyên mang tính kế thừa và phát triển. - Chức năng kiểm tra: Quản lý mà không có kiểm tra không gọi là quản lý. Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý, Kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra bao gồm các yếu tố cơ bản: Xem xét, thu thập thông tin ngược, đánh giá việc thực hiện công việc theo chuẩn, nếu có sai lệch phải uốn nắn, điều chỉnh. Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ đó được minh họa theo sơ đồ sau: Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất