Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cá nhân 2 tố tụng hình sự

.DOC
5
27
71

Mô tả:

Đề bài13: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? a. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Hội đồng xét xử. b. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Cơ quan điều tra có quyền gia hạn điều tra. 0 BÀI LÀM: a. Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của hội đồng xét xử. +Trả lời: Khẳng định trên sai. +Giải thích: Những quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của Hội đồng xét xử là trái với những quy định về quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó xét về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự theo Điều 109 BLTTHS (2003) thì trong quá trình kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự Viện kiểm sát có vai trò thực hành quyền công tố của mình, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự như việc xác định tội phạm của cơ quan khởi tố có dựa trên cơ sở khởi tố do pháp luật quy định hay không; khi ra các quyết định khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án cơ quan có thẩm quyền ra quyết định có gửi các quyết định cùng các tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát trong thời hạn hai mươi bốn giờ hay không. Nếu trong quá trình khởi tố vụ án cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ không thực hiện đúng quy định của pháp luật, thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó; nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đó không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Theo những căn cứ trên thì Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ các quyết định khởi tố không có căn cứ của các cơ quan chức năng trên. Đối chiếu vào khẳng định: “Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự không có 1 căn cứ của hội đồng xét xử”, thì khẳng định trên không thuộc những trường hợp mà Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố. Bởi vì: quyết định khởi tố không có căn cứ ở đây là quyết định của Hội đồng xét xử trong khi đó quyết định khởi tố của hội đồng xét xử không phải do một cơ quan tố tụng hoặc cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng ban hành mà nó là quyết định của cả hội đồng. Để có căn cứ xem xét lại quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử cần phải có phiên xét xử phúc thẩm. Mà một trong các căn cứ để phát sinh phiên tòa phúc thẩm lại là kháng nghị của Viện kiểm sát. Từ hai lý do trên và căn cứ vào Khoản 3 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự quy định: “ Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên”. Từ đó cho thấy Viện kiểm sát không thể hủy quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử được, mà chỉ có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên để giải quyết những quyết định khởi tố không có căn cứ của Hội đồng xét xử. b. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Cơ quan điều tra có quyền gia hạn điều tra. +Trả lời: Khẳng định sai +Giải thích: Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 1 Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự năm 2004 thì Cơ quan điều tra gồm có: - Cơ quan điều tra trong công an nhân dân. - Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. - Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2 Khẳng định: “ Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Cơ quan điều tra có quyền gia hạn điều tra”. Theo khẳng định này thì tất cả các cơ quan điều tra bao gồm cơ quan điều tra trong công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều có quyền gia hạn thời hạn điều tra đối với những vụ án có tính chất phức tạp. Trong khi đó Khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thời hạn điều tra quy định: “ Trong trường hợp cần gia hạn do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra”. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự (2003) thì cơ quan điều tra không có quyền tự ý quyết định gia hạn điều tra đối với vụ án có tính chất phức tạp như khẳng định, vì thời hạn điều tra vụ án có ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của những người liên quan như bị can bị cáo, hay các cấp xét xử khác. Do đó cơ quan điều tra không thể có quyền quyết định việc gia hạn đối với thời hạn điều tra vụ án mà chỉ có thể lập văn bản đề nghị Viện kiểm sát xem xét gia hạn điều tra đối với vụ án trong thời gian chậm nhất là trước mười ngày khi hết hạn điều tra. Khi được Viện kiểm sát xem xét đồng ý cho gia hạn thời hạn điều tra đối với vụ án thì cơ quan điều tra mới được tiếp tục kéo dài thêm thời gian điều tra, thời gian gia hạn đối với từng vụ án tùy theo tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của vụ án được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự (2003). Theo đó thì thẩm quyền quyết định gia hạn điều tra vụ án có tính chất phức tạp thuộc về Viện kiểm sát, chứ không phải cơ quan điều tra chung chung bao gồm tất cả các cơ quan như trong khẳng định. Ở đây cơ quan điều tra chỉ có vai trò đề nghị bằng văn bản lên Viện kiểm sát. Do đó khẳng định trên là sai. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại Học Luật Hà Nội – NXB Tư Pháp. 2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003. NXB Lao động. 3. Những nội dung cơ bản của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, NXB Tư pháp, Hà nội 2004. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan