Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bước đầu khảo sát những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy n...

Tài liệu Bước đầu khảo sát những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất trường đại học điều dưỡng nam định năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch covid 19

.PDF
76
1
146

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ HOA BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022 TRONG ĐIỀU KIỆN DỊCH COVID-19 Nam Định - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ HOA BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022 TRONG ĐIỀU KIỆN DỊCH COVID-19 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. VŨ THỊ LÀ Nam Định - 2022 i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa, Phòng, Trung tâm Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn của tôi là ThS. Vũ Thị Là. Tôi rất vinh dự và hân hạnh nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, kiên nhẫn và thân thiện của cô. Với kiến thức chuyên sâu cả về phương pháp lẫn chuyên môn của cô khiến tôi hiểu và đi đúng hướng nghiên cứu ngay từ những bước đi đầu tiên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong học tập và trong cuộc sống. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những bạn sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ 1 – năm học 2021 – 2022 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hợp tác, nhiệt tình tham gia tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Do thời gian làm khóa luận còn hạn chế, nên khóa luận còn thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Nam Định. ngày 20 tháng 6 năm 2022 SINH VIÊN Hoàng Thị Hoa ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Vũ Thị Là 2. Các số liệu và thông tin sử dụng phân tích trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này! Nam Định, ngày 20 tháng 06 năm 2022 SINH VIÊN THỰC HIỆN Hoàng Thị Hoa iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU ...................................................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................ 4 1.1. Dịch COVID - 19 ......................................................................................... 4 1.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng ......................................................................... 4 1.1.2. Điều trị................................................................................................... 4 1.1.3. Phòng, chống COVID – 19 .................................................................... 4 1.1.4. Ảnh hưởng của COVID-19 .................................................................... 5 1.2. Chương trình học tập của sinh viên năm nhất ............................................... 5 1.3. Những nghiên cứu về khó khăn của sinh viên năm nhất................................ 6 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 6 1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 7 1.4. Những nghiên cứu về khó khăn của sinh viên trong đại dịch Covid-19 ......... 8 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 8 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 11 1.5. Các công văn, thông báo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường liên quan đến việc học tập và chương trình học tập trong đại dịch Covid-19 ..... 12 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................................... 14 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực hiện khóa luận ................................. 14 2.2. Phương pháp thực hiện khóa luận ............................................................... 14 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 14 2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................... 14 2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................. 14 2.2.4.Các biến số ........................................................................................... 15 2.2.5. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................... 20 iv 2.2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...................................... 20 2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 21 2.2.8. Hạn chế của khóa luận, sai số và biện pháp khắc phục sai số ............... 21 2.3. Kết qủa nghiên cứu ..................................................................................... 22 2.3.1. Các đặc trưng mẫu khảo sát.................................................................. 22 2.3.2. Chuẩn hóa bộ công cụ khảo sát ............................................................ 26 2.3.3. Những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất................................................................................................................ 26 2.3.4. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch Covid-19 .............. 32 2.3.5. Một số biện pháp vượt qua khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất.................................................................................. 34 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................... 36 Chương 4: KẾT LUẬN ................................................................................................. 37 4.1. Những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch COVID-19 ................................................................................................. 37 4.2.Một số yếu tố liên quan nhiều đến các khó khăn .......................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT Phụ lục 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng thống kê đặc trưng mẫu khảo sát theo giới tính ................................ 22 Bảng 3.2. Bảng thống kê đặc trưng mẫu khảo sát theo tuổi ....................................... 22 Bảng 3.3. Các khó khăn trong học tập do đối tượng khảo sát đề cập ......................... 26 Bảng 3.4. Các khó khăn chủ quan ............................................................................. 27 Bảng 3.5. Các khó khăn khách quan ......................................................................... 30 Bảng 3.6. Các nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 32 Bảng 3.7. Các nguyên nhân khách quan .................................................................... 33 Bảng 3.8. Các biện pháp vượt qua khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất ...................................................................................... 34 Bảng 3.9. Các đề xuất với Nhà trường để hỗ trợ sinh viên vượt qua khó khăn .......... 35 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ đặc trưng mẫu khảo sát theo ngành học .................................... 23 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đặc trưng mẫu khảo sát theo nơi thường trú .............................. 23 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ đặc trưng mẫu khảo sát theo nơi tạm trú ................................... 24 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đặc trưng mẫu khảo sát theo mức độ thường xuyên tự theo dõi sức khỏe ................................................................................................. 25 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ đặc trưng mẫu khảo sát theo mức độ lo lắng về dịch COVID-19 ........ 25 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào thế kỷ XXI, việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng được quan tâm ở các cơ sở đào tạo. Một trong những yếu tố của chất lượng giáo dục là kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất phải thích ứng với môi trường học tập ở bậc đại học, đòi hỏi sinh viên phải tự lực, sáng tạo và tích cực cùng với phương pháp học tập hiệu quả mà bản thân sinh viên chưa sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý học tập cũng như kỹ năng học tập hiệu quả ở các bậc học trước đó. Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tính từ 16h ngày 06/02 đến 16h ngày 07/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID19 ghi nhận 16.815 ca nhiễm mới (tăng 2.704 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.147 ca trong cộng đồng). Trên địa bàn tỉnh Nam Định, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ngày 04/02/2022 trên địa bàn tỉnh có 474 ca bệnh COVID-19 mới; ngày ngày 05/02/2022 có 541 ca bệnh mới; ngày 06/02/2022 có 593 ca bệnh mới; ngày 07/02/2022 có 597 ca bệnh mới. Theo Wiliam, J.F & Roy, K. (2003), một yếu tố được chính sinh viên năm nhất xác định tác động lớn đến thành công hay thất bại trong học tập, là đi học đều [21]. Theo Bộ GD&ĐT (2020), sinh viên năm nhất nhập học trong giai đoạn COVID-19 đã đối mặt với sự gián đoạn liên tục trong quá trình học tập ở cấp học dưới do cách ly do tiếp xúc với COVID-19, điều trị do nhiễm virus, hoãn thi hay ngưng học trực tiếp [2]. Theo Babicka-Wirkus, A el al (2021), các sinh viên năm nhất có kỹ năng ứng phó thấp nhất trước những căng thẳng trong dịch COVID-19. Nhóm sinh viên này đang chịu tác động lớn từ đại dịch [1]. Tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất không cao. Theo báo cáo của phòng Quản lý ĐTĐH, trong học kỳ 1 năm học 2020-2021, khóa đại học điều dưỡng chính quy 16 có tới 57,4% số lượng sinh viên chỉ đạt học lực hạng yếu, khóa đại học hộ sinh chính quy 5 có 35,7% số lượng sinh viên có học lực hạng yếu. Trong đó, số sinh viên thuộc diện cảnh báo học tập là 11 sinh viên. Cũng giống khóa đại học chính quy 16 và đại học hộ sinh khóa 5, khóa đại học chính quy 17 và hộ sinh 6 cũng phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và có những khó khăn gì trong học tập? 2 Xuất phát từ thực tế trên, tác giả thực hiện khóa luận: “Bước đầu khảo sát những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch Covid19” để góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Nhà trường. 3 MỤC TIÊU Các mục tiêu của khóa luận bao gồm: 1. Bước đầu khảo sát những khó khăn trong học tập của sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch COVID-19. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất năm học 2021 – 2022 trong điều kiện dịch Covid-19. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Theo Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung) [4]: Bệnh COVID-19 là một bệnh đường hô hấp cấp tính gây ra bởi chủng virus Virus SARS-CoV-2. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong vào tháng 12 năm 2019, tại Vũ Hán, Trung Quốc, từ đó bệnh lan rộng ra toàn cầu. 1.1. Dịch COVID - 19 1.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng Các triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, ho, khó thở và suy hô hấp. Số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho). Thời gian ủ bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính từ 2 đến 10 ngày, và 2 đến 14 ngày bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Chẩn đoán xác định: xét nghiệm PCR (+) với nCoV. 1.1.2. Điều trị - Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh. - Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm, giữ ấm cơ thể. - Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. - Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. - Hạ sốt, giảm ho… 1.1.3. Phòng, chống COVID – 19 Để ngăn ngừa nhiễm virus, WHO khuyến cáo: "rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi và giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp". Đối với các nhân viên y tế tham gia chăm sóc người bệnh, biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thêm kính bảo vệ mắt. Khuyến cáo của Bộ Y Tế: Duy trì vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Không tổ chức hoạt động đông người. Không đến vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến nơi đông người, nếu cần thiết thì đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách. Tăng cường thông khí nhà ở. Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, rèn luyện thể thao, tăng cường vệ sinh cá nhân. Nếu có bất kỳ hiện tượng, triệu chứng bất thường xảy ra ở cơ thể giống như triệu chứng của bệnh, hãy 5 lập tức đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và cách ly kịp thời. Khai báo lịch trình di chuyển trong vòng 14 ngày… 1.1.4. Ảnh hưởng của COVID-19 Người bệnh COVID-19 có thể có ảnh hưởng về tâm lý do bị hạn chế đi lại và bị cô lập. Một vài nghiên cứu gần đây đã điều tra tác động của COVID-19 lên tâm lý và xã hội của các cá nhân và các nhóm. Ở Trung Quốc đã nhận thấy sự căng thẳng ở người dân khi cách ly xã hội. Ở Singapore, nhân viên y tế bị trầm cảm, lo lắng trong đợt bùng phát COVID-19. 1.2. Chương trình học tập của sinh viên năm nhất Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên đó chính là thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. Theo cẩm nang sinh viên 2021 của Nhà trường, chương trình đào tạo đại học được phân thành 8 học kỳ (4 năm), mỗi năm có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Kế hoạch giảng dạy các học phần của các học kỳ trong toàn khóa học đảm bảo tính hệ thống và logic của khối kiến thức trong chương trình, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của tùng học phần và các quy định hiện hành có liên quan. [27] Sinh viên năm thứ nhất phải học các học phần thuộc khối kiến thức chung (Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Sinh học và di truyền – Lý sinh, Hóa học, Ngoại ngữ, Tin học, Pháp luật đại cương, …) và khối kiến thức cơ sở ngành (Tâm lý y học, giao tiếp trong thực hành nghề nghiệp, Giải phẫu – Mô, Vi sinh vật – Ký sinh trùng, Hóa sinh, Sinh lý - Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, …). Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Sinh viên là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. 6 1.3. Những nghiên cứu về khó khăn của sinh viên năm nhất 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất khi chuyển tiếp từ môi trường học tập trung học phổ thông lên môi trường đại học. Nguyễn Xuân Thức và Đào Thị Lan Hương (2007) khảo sát khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của 168 sinh viên đã đưa ra nhận xét: Sinh viên năm thứ nhất gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, mức độ khó khăn trung bình. với sinh viên năm thứ nhất các khâu "làm việc độc lập với sách", "chuẩn bị và tiến hành xêmina" gặp khó khăn nhiều nhất và ít gặp khó khăn nhất là ở các khâu "tự học và sắp xếp thời gian học tập", "chuẩn bị bài trước khi lên lớp”. Sinh viên năm thứ nhất gặp khó khăn nhiều nhất là kỹ năng học tập, Kết quả nghiên cứu trên gợi mở nhiều vấn đề về cách thức giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động học tập... để tháo gỡ khó khăn về mặt tâm lý cho sinh viên năm thứ nhất, nhằm nâng cao kết quả hoạt động học tập. [22] Theo Nguyễn Thế Hùng (2008), sinh viên năm thứ nhất gặp nhiều khó khăn tâm lý trong học tập. Trong đó, khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải là chưa thích ứng với phương pháp học tập ở Nhà trường. Sinh viên năm thứ nhất mới bắt đầu làm quen với việc học tập trường cao đẳng, tất cả mọi vấn đề trong học tập đối với họ đều mới mẻ, ít có kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp học tập ở trường cao đẳng khác xa với phương pháp học tập ở phổ thông khiến sinh viên gặp khó khăn tâm lý trong học tập. Do đó, việc hướng dẫn cho sinh viên có phương pháp học tập hợp lý là một trong những giải pháp tốt nhất để giảm bớt khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất. Xếp ở vị trí thứ hai là không biết cách ghi chép và tiếp thu bài giảng. Sở dĩ có kết quả này là do mục đích và nhiệm vụ học tập ở trường cao đẳng khác xa với học tập ở phổ thông. Ở phổ thông giáo viên thường giảng theo phương pháp cổ điển, ngược lại ở trường cao đẳng, giáo viên thường tổ chức dạy học nêu vấn đề nhằm hình thành phương pháp tự học cho sinh viên. Chính điều này làm cho sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc ghi chép và tiếp thu bài giảng. Một số nguyên nhân được tác giả chỉ ra là: (1) Do chưa có phương pháp học tập hợp lý (72,8% ở mức ảnh hưởng nhiều); (2) Do chưa quen với môi trường học tập mới (68,0%); (3) Do thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo (70,4%). [21] 7 Theo Trịnh Anh Khoa (2014), có 4 nhân tố gây khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất là: nhân tố thuộc về cán bộ, giảng viên bao gồm 7 yếu tố; nhân tố cơ sở vật chất bao gồm 4 yếu tố; nhân tố khoảng cách, nơi ở bao gồm 2 yếu tố và nhân tố thuộc về bản thân sinh viên bao gồm 2 yếu tố. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà trường cần có những giải pháp tập trung vào việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho phù hợp với chương trình học tập chính khóa, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên và tạo điều kiện về nơi ở cho sinh viên ở xa để hạn chế những khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cũng cần phải tự tạo động lực học tập, tìm những phương pháp học tập phù hợp và chủ động tham gia cách hoạt động, phong trào để tích lũy các kỹ năng và nâng cao kết quả học tập. [18] Theo Trang Thanh Nhã và cộng sự, có nhiều yếu tố tác động đến sự thất bại trong học tập, bao gồm (1) Các yếu tố đến từ cá nhân (sinh viên gặp các vấn đề liên quan nhận thức, hành vi, và sức khỏe tinh thần; việc đi học đều; Sự thiếu hụt trong chuẩn bị thời gian cho ôn thi, ôn bài thường xuyên và kỹ lưỡng; sự rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp; có những kỳ vọng không thực tế ở các yếu tố phi học thuật như sự hỗ trợ từ xã hội, gia đình, sự tự tin bản thân); (2) Các yếu tố đến từ trường học (yếu tố từ giảng viên, mức độ yêu thích khóa học); (3) Các yếu tố đến từ gia đình (đi làm thêm; con thứ mấy trong gia đình, giới tính); (4) Yếu tố xã hội, văn hóa và dân tộc. [23] 1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất. Robert B. Burns (1991) khảo sát 133 sinh viên năm nhất ở nước ngoài chủ yếu đến từ Singapore, Malaysia và Hồng Kông. Nghiên cứu cho thấy: so với sinh viên trong nước, nhóm du học gặp khó khăn lớn hơn đáng kể trong việc điều chỉnh các yêu cầu học tập, đặc biệt là về quản lý nhu cầu học tập, cụ thể là phương pháp học tập, học tập độc lập, kỹ năng ngôn ngữ, tham gia và quản lý thời gian. Các sinh viên nước ngoài biểu hiện mức độ căng thẳng cao hơn đáng kể so với sinh viên bản địa. [9]. Katrina J Moffat (2004) nghiên cứu căng thẳng của sinh viên y khoa năm thứ nhất tại Đại học Glasgow. Tác giả chỉ ra: các yếu tố chính gây căng thẳng liên quan 8 đến đào tạo y tế hơn là các vấn đề cá nhân, cụ thể là sự không chắc chắn về hành vi học tập, tiến bộ và năng lực cá nhân, với những lo ngại cụ thể về đánh giá và sự sẵn có của tài liệu học tập. Môi trường học tập, bao gồm giảng viên, và tương tác với đồng nghiệp và bệnh nhân ít gây ra căng thẳng. [19] 1.4. Những nghiên cứu về khó khăn của sinh viên trong đại dịch Covid-19 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước Để trả lời cho việc trong điều kiện dịch COVID-19, các khó khăn của sinh viên có tăng lên không, và tăng lên như thế nào, một số tác giả đã có các nghiên cứu cụ thể: Theo Bùi Quang Dũng và cộng sự, có một số khó khăn và rào cản của sinh viên trong việc học tập trực tuyến. Khi chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức học trực tuyến đã khiến cho sinh viên gặp nhiều khó khăn do thiếu một số kỹ năng cần thiết trong học tập và kết quả khảo sát đã cho thấy rõ điều này. Cụ thể, 25% sinh viên cho rằng bản thân thiếu kỹ năng tương tác với giảng viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế chiếm 24%. Tỷ lệ sinh viên có tâm lý chán nản, không hứng thú với việc học trực tuyến chiếm đến 43%. Việc học trực tuyến trong thời gian dài, sinh viên phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính, thiếu giao tiếp giữa giảng viên với sinh viên, dẫn đến tâm lý mệt mỏi của phần lớn sinh viên. Do đó, việc sinh viên cảm thấy chán nản, không hứng thú là một trong những nhược điểm lớn nhất của sinh viên trực tuyến. Việc thiếu các mối quan hệ trực tiếp ngăn cản sự tương tác trong quá trình học và có thể khiến sinh viên cảm thấy thiếu động lực học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của sinh viên, bởi vì tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập. Ngoài ra, một số yếu tố khách quan có thể kể tới như: việc đường truyền mạng và kết nối internet không ổn định là khó khăn của hầu hết sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 65%). Đối với sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến, một kết nối internet đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết đối với việc học của bản thân. Việc đường truyền internet yếu có thể ảnh hưởng đến rất lớn đến việc theo dõi và tiếp thu kiến thức của sinh viên trong các buổi học. Bên cạnh đó, những khó khăn khác về điều kiện học tập như không gian địa điểm học tập bất lợi với tỷ lệ 31%; cũng như việc không có hoặc phương tiện học tập không đảm bảo đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập trực tuyến của sinh 9 viên (chiếm 24%). Ngoài ra, khi học tập tại nhà, có đến 29% sinh viên nhận định rằng: “Bản thân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh trong quá trình học trực tuyến”. Tác giả đề xuất một số giải pháp: (1) Nhà trường cần có những chính sách hoặc hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên kịp thời nhằm đảm bảo việc học của sinh viên không bị gián đoạn, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và/hoặc sống ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận và kết nối với mạng internet. (2) Nâng cao hiệu quả của giáo dục trực tuyến bằng cách thay đổi trong phương thức giảng dạy, khả năng tiếp cận công nghệ của giảng viên và năng lực quản lý, lãnh đạo của nhà trường. Từ những bất cập trong quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên, các cơ sở giáo dục cần quan tâm và tổ chức các đợt tập huấn đổi mới phương thức giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong tương lai. (3) Nhà trường cần quan tâm đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác và sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ hoạt động học tập. (4) Giảng viên cần tăng cường tương tác và trao đổi với sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và cảm giác thích thú cho sinh viên. Nghĩa là, giảng viên cần đa dạng hóa các hình thức giảng dạy và lồng ghép nhiều hoạt động trong chương trình giảng dạy để tạo hứng thú học tập của sinh viên, tạo môi trường cho sinh viên trình bày và chia sẻ quan điểm của bản thân. [13] Theo Nguyễn Thị Tứ và Đào Thị Duy Duyên (2013), trong học tập, hoạt động xã hội và sinh hoạt cá nhân sinh viên gặp khó khăn ở mức độ cao, trong giao tiếp ở mức độ trung bình. Khi gặp khó khăn, đa số sinh viên đều tự mình giải quyết vấn đề hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những nguồn lực khác mà nhiều nhất là từ phía bạn bè. Có 3 nhóm vấn đề sinh viên đánh giá là gặp khó khăn ở mức độ cao, đó là các khó khăn về phương tiện sinh hoạt (điểm trung bình tổng = 3,67, thứ hạng 1), sân chơi và môi trường xã hội (điểm trung bình tổng = 3,52). khi gặp khó khăn, hầu hết sinh viên tìm cách tự mình giải quyết vấn đề (97,5%), sau đó mới tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nguồn lực khác (96,5%), nhưng sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết (84%). Khi sinh viên chọn cách thức tự mình giải quyết vấn đề thì có 67,2% sinh viên sẽ tự giải quyết bằng kiến thức và kĩ năng sẵn có; 55,2% sinh viên sẽ tham khảo thêm sách báo, internet, 32,2% sẽ xem, nghe các chương trình tư vấn qua truyền thông rồi sau đó tự mình giải quyết. Khi sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết khó khăn thì đối tượng được sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều nhất 10 là bạn bè (82,5%), kế tiếp là cha mẹ và người thân (69,2%), ở vị trí thứ ba là các anh, chị khóa trước (35,2%), thứ tư mới đến thầy cô (28%), giáo viên chủ nhiệm và chuyên gia tâm lí là các đối tượng ít được sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ (14% và 8,5%). Đối với những vấn đề chưa được giải quyết thì có hơn nửa số sinh viên chọn cách im lặng, tập chịu đựng (52,2%), có 23,2% sinh viên không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn của mình, 17,5% sinh viên chọn cách khóc. Còn lại 16,8% sinh viên mặc kệ, buông xuôi cho số phận. Trong các nguyên nhân gây khó khăn, sinh viên năm nhất đánh giá các nguyên nhân khách quan (điểm trung bình = 3,25) có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với các nguyên nhân chủ quan. Ở nhóm các nguyên nhân khách quan, bao gồm các nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, thì sinh viên đánh giá nguyên nhân giáo viên và nhà trường chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ ảnh hưởng ở mức độ cao. Ở nhóm các nguyên nhân chủ quan, sinh viên đánh giá sự ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Đầu tiên là thiếu kiến thức và kĩ năng giải quyết các vấn đề (điểm trung bình = 3,45), tiếp theo là không biết giải quyết vấn đề như thế nào (điểm trung bình = 3,42), chưa đủ nghị lực, ý chí để giải quyết vấn đề (điểm trung bình = 3,20), sức khỏe không tốt (điểm trung bình = 3,03). [32] Theo Nguyễn Thị Bích Tuyền và Nguyễn Thanh Trúc, sinh viên gặp nhiều stress trong học tập, nhất là áp lực về điểm số và việc học của bản thân, nguyên nhân chủ yếu là sinh viên chưa thích ứng với phương pháp học tập mới thông qua trực tuyến. Nỗi sợ hãi COVID-19 của sinh viên nữ có mức độ nghiêm trọng hơn so với sinh viên nam, của sinh viên ở trọ cao hơn so với sinh viên sống ở nhà chung với gia đình hoặc kí túc xá. Để cải thiện tình trạng này, cần thực hiện các giải pháp cụ thể cải thiện chất lượng dạy học trực tuyến; xây dựng chương trình học và thi phù hợp tình hình dịch bệnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho sinh viên; trong đó, cần chú ý đến sự khác biệt về đặc điểm tâm lý theo giới tính, khu vực sinh sống, những ảnh hưởng của dịch bệnh đến thói quen học tập của sinh viên để kịp thời đưa ra phương án phù hợp. [33] Thắng, T. B. và cs nhận định: Stress là một tình trạng phổ biến trong sinh viên năm thứ nhất Khoa Y tế Công Cộng, tỷ lệ sinh viên bị stress cao chiếm 24,9%. Các yếu tố có liên quan với tình trạng stress cao bao gồm giới tính; bạn thân, khó khăn trong các hoạt động xã hội. Tác giả đề xuất: Tạo ra các sân chơi, câu lạc bô giúp các sinh viên năm thứ nhất tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa; Hỗ trợ tư vấn 11 tâm lý cho các sinh viên bị stress cao đặc biệt là các sinh viên nữ, sinh viên nghèo khó khăn, sinh viên từ các tỉnh khác; Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên về giáo trình, tài liệu và phương pháp học tập thích hợp. [25] Phạm Lê Dương và cộng sự (2020) chỉ ra, phần lớn sinh viên nhận thấy việc học tập trực tuyến làm cho sinh viên cảm thấy căng thẳng hơn bởi có quá nhiều bài tập về nhà với thời hạn gấp, khó tiếp thu kiến thức; sinh viên và giảng viên khó tương tác, trao đổi và thầy cô giáo dạy không thu hút, sinh động như dạy trực tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên còn gặp một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật như chưa đáp ứng được trang thiết bị học tập, nguồn mạng internet không ổn định, phần mềm học chưa đảm bảo tính liên tục và bảo mật thấp. Đồng thời, sinh viên cũng gặp khó khăn hơn dẫn đến căng thẳng tâm lí, mệt mỏi do nhìn máy tính, điện thoại nhiều; cảm giác gò bó, không được đi lại; mệt mỏi hơn vì không thể trực tiếp giao lưu, nói chuyện và không có không gian riêng tư, dễ bị làm phiền và tiếng ồn. [24] 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến sinh viên. Theo Zhai, Y., & Du, X. (2020), sinh viên đại học gặp phải những khó khăn đặc biệt dẫn đến sức khỏe tâm thần kém sau khi bùng phát COVID-19. Do đó, các trường đại học phải nhận thức và quan tâm về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Đồng thời, sinh viên đại học nên điều chỉnh các chiến lược đối phó để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ và thúc đẩy khả năng phục hồi tâm lý. [35] Kết quả nghiên cứu của Rong-ning Chen và cộng sự (2020) chỉ ra các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến COVID-19 (bao gồm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sự chậm trễ trong học tập) có liên quan tích cực với mức độ của các triệu chứng lo lắng, cho thấy sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học bị ảnh hưởng: lo âu, các triệu chứng trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Trong số đó, có tới 7,7% sinh viên có các triệu chứng trầm cảm, tỷ lệ sinh viên có ý định tự tử là 7,2%. [11] Wenjun Cao và cộng sự (2020) khảo sát 7143 sinh viên ở Trung Quốc đã thu được kết quả: 0,9% số người được hỏi lo lắng nghiêm trọng về dịch COVID-19, với 2,7% lo lắng trung bình và 21,3% lo lắng nhẹ. Các yếu tố: sống ở thành thị (OR = 0,810, KTC 95% = 0,709 - 0,925), thu nhập gia đình ổn định (OR = 0,726, KTC 95% = 0,645 - 0,817) và sống chung với bố mẹ (OR = 0,752, KTC 95% = 0,596 - 12 0,950) là các yếu tố bảo vệ chống lại sự lo lắng. Việc có người thân hoặc người quen bị nhiễm COVID-19 là một yếu tố nguy cơ làm tăng sự lo lắng của sinh viên đại học (OR = 3,007, 95% CI = 2,377 - 3,804). Kết quả phân tích mối tương quan chỉ ra rằng các tác động kinh tế, và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, cũng như sự chậm trễ trong các hoạt động học tập, có mối liên quan với các triệu chứng lo âu (P <0,001). Tác giả đề nghị rằng sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học nên được theo dõi trong thời gian có dịch bệnh. [10] Aleksandar Kecojevic và cộng sự (2020) cho rằng đại dịch COVID-19 hiện nay đang gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học. Những sinh viên đại học gặp nhiều khó khăn hơn trong học tập và cuộc sống nên dễ bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ y tế đại học và các nhà quản lý cần phải xem xét các biện pháp chủ động để hỗ trợ sức khỏe tâm thần của sinh viên. Các can thiệp về sức khỏe tâm thần và các cố vấn được đào tạo chuyên nghiệp có thể giúp sinh viên giải quyết các lo lắng về học tập và tài chính, có thể làm giảm bớt gánh nặng về sức khỏe tâm thần của đại dịch COVID-19. Trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng như thế này, nhiều sinh viên sẽ có những nhu cầu đặc biệt và những khó khăn đang nổi lên đòi hỏi các trường đại học phải lập trình đáp ứng. [17] 1.5. Các công văn, thông báo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường liên quan đến việc học tập và chương trình học tập trong đại dịch Covid-19 Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra đường lối trong tình hình mới. Cụ thể, ngày 03/09/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. [12] Để đảm bảo sự thích ứng với tình hình dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện việc giảng dạy. Một số văn bản như: Công điện số 905/CĐ-BGDĐT ngày 10/09/2021 về việc tổ chức dạy học ứng phó diễn biễn dịch COVID-19; Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2022 về việc Phê duyệt Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung); Công điện số 136/CĐ-BGDĐT ngày
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng