Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bt nhóm tháng 1 pl quyền nhân thân đề bài số 02...

Tài liệu Bt nhóm tháng 1 pl quyền nhân thân đề bài số 02

.DOC
20
132
137

Mô tả:

LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 MỤC LỤC: MỞ ĐẦU:...................................................................................................................1 NỘI DUNG:................................................................................................................2 1.Vụ việc thực tế liên quan đến quyền được khai tử của cá nhân...........................2 1.1. Khái quát chung về quyền được khai tử của cá nhân...........................................2 1.1.1. Khái niệm quyền được khai tử của cá nhân.......................................................2 1.1.2. Ý nghĩa của quyền được khai tử của cá nhân....................................................3 1.1.3. Trách nhiệm khai tử và thời hạn đi khai tử........................................................4 1.2. Tóm tắt vụ việc......................................................................................................4 1.3. Bình luận của nhóm về vụ việc.............................................................................5 1.4. Một số kiến nghị của nhóm liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề quyền khai tử......................................................................................6 2. Vụ việc thực tế liên quan đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trong trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân trên báo chí.................7 2.1. Khái quát quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền đăng ảnh của báo chí.........................................................................................................................7 2.2. Tóm tắt vụ việc......................................................................................................9 2.3. Bình luận của nhóm về vụ việc.............................................................................10 2.4. Một số kiến nghị của nhóm liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí................................................................................................................................14 KẾT LUẬN................................................................................................................17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 MỞ ĐẦU Quyền nhân thân là một quyền cơ bản, không thể tách rời của cá nhân. Tuy nhiên mọi người chưa ý thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói chung. Trên thực tiễn thì có rất nhiều trường hợp quyền nhân thân của cá nhân nói chung và đặc biệt là quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí nói riêng bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Tuy nhiên, cá nhân mỗi người lại không ý thức được điều đó và cũng không thể tự bảo vệ được lợi ích của mình. Để hiểu rõ hơn về thực tiễn vi phạm quyền nhân thân nói chung và quyền được khai tử, quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí nói riêng, nội dung bài tập nhóm tháng của nhóm xin được làm rõ yêu cầu đề bài số 02: Sưu tầm 01 vụ việc liên quan đến quyền được khai sinh (hoặc quyền được khai tử) của cá nhân. Sưu tầm 01vụ việc liên quan đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân trên báo chí. Vận dụng các quy định của pháp luật liên quan để phân tích và đưa ra những bình luận, kiến nghị của nhóm về hai vụ việc đó. Vì nội dung bài viết chỉ được thực hiện trên phạm vi nguồn tại liệu hạn chế, dù là cố gắng của tập thể nhóm nhưng bài viết khó tránh khỏi những hạn thiếu sót, hạn chế, chúng em mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy, cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 1 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 NỘI DUNG 1. Vụ việc liên quan đến quyền được khai tử của cá nhân. 1.1. Khái quát chung về quyền được khai tử của cá nhân. 1.1.1. Khái niệm quyền được khai tử của cá nhân. Quyền được khai tử là một trong các quyền nhân thân của cá nhân. Như vậy, để hiểu được chính xác bản chất quyền khai tử của cá nhân, ta cần hiểu thế nào là quyền nhân thân. Khái niệm quyền nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quyền được khai tử được quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể: “1. Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó. 2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử”. Như vậy, có thể hiểu quyền được khai tử của cá nhân là: quyền nhân thân của cá nhân, theo đó cá nhân có quyền được xác nhận trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt sự tồn tại của mình về mặt pháp lý sau khi đã chết. Quyền được khai tử của cá nhân còn được quy định cụ thể ở Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực Theo quy định tại Nghị định 158/CP về đăng ký quản lý hộ tịch: Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. 2 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành cho thấy khai tử là quyền của một cá nhân khi đã chết, nó phải được thực hiện bởi thân nhân và những chủ thể có trách nhiệm. Vấn đề khai tử cho người đã chết được pháp luật quy định không những phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước mà còn nhằm đảm bảo những quyền, lợi ích hợp pháp của cả người được khai tử và thân nhân của họ. 1.1.2. Ý nghĩa của quyền được khai tử của cá nhân Quyền được khai tử của cá nhân có ý nghĩa quan trọng không chỉ với chính cá nhân được đăng ký khai tử mà còn với các cá nhân, tổ chức khác liên quan và Nhà nước. Đối với chính cá nhân được khai tử: Việc khai tử về mặt pháp lý sẽ làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả các quyền và nghĩa vụ của cá nhân này sẽ chấm dứt sau khi được khai tử, chẳng hạn như quyền tác giả của cá nhân được bảo hộ ngay cả sau khi tác giả là cá nhân chết. Đối với cá nhân, tổ chức khác: Việc đăng ký khai tử đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Hay nói các khác, khai tử là sự kiện pháp lý làm chấm dứt hoặc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức khác trong xã hội khi đang tham gia các quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản, quan hệ lao động, quan hệ hành chính,… Chẳng hạn như quan hệ thừa kế, quan hệ bồi thường thiệt hại, bảo hiểm… Đối với Nhà nước: Việc đăng ký khai tử sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi cá nhân chết quản lý được tình hình dân cư ở địa phương mình, thực hiện hoạt động quản lý nhân khẩu, tránh được những thay đổi xáo trộn về tình hình dân cư trên địa bàn cơ quan này quản lý. Mặt khác nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của nhà nước sao cho phù hợp nhằm ổn định và phát triển xã hội. 3 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 1.1.3. BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 Trách nhiệm khai tử và thời hạn đi khai tử quy định tại Điều 20 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, trách nhiệm khai tử thuộc về: “Thân nhân của người chết; nếu người chết không có thân nhân thì chủ nhà; hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết. Thời hạn đi khai tử là 15 ngày kể từ ngày cá nhân chết”. 1.2. Tóm tắt vụ việc. Hơn sáu năm nay, bà Nguyễn Thị G. (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM) loay hoay chạy tới lui làm thủ tục xin nhập lại hộ khẩu cho con gái của bà đã bị cắt hộ khẩu trước đây. Vướng mắc bắt nguồn từ khi con gái của bà bị khai tử từ năm 1998 bất thình lình trở về nhà vào tháng 12 năm 2002. Theo trình bày của bà G. con gái bà là HTNP (năm nay 47 tuổi) bị bệnh tâm thần, đi lạc từ năm 1997. Đến tháng 1-1998, bà G. nhận được tin báo tại Bệnh viện An Bình có phụ nữ vô danh chết. Do xác của người này đã bị thiêu nên bà không trực tiếp nhận diện con được mà chỉ nhận diện qua ảnh chụp xác chết. Thấy giống cô P. nên gia đình đã nhận giấy báo tử của Bệnh viện An Bình và làm thủ tục khai tử cho cô P. tại UBND phường 25 (quận Bình Thạnh). Tháng 12-2002, bà G. bất ngờ nhận được tin báo của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đăk Lăk đề nghị bà liên hệ với bệnh viện để nhận cô P. về. Gia đình bà khấp khởi mừng thầm đến nhận con nhưng lần này bà đã cẩn thận đề nghị bệnh viện cung cấp các giấy tờ chứng minh con mình đã được điều trị nhiều năm tại đây. Sau khi về, cô P. không có giấy tờ tùy thân và sống tại địa phương với hồ sơ pháp lý là đã chết. Gia đình bà G. nhiều lần làm đơn gửi công an quận xin nhập lại hộ khẩu cho cô P. nhưng đều bị từ chối với lý do cô P. đã được khai tử từ năm 1998. 4 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 Quên kiểm tra dấu vân tay: Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh lúng túng trước trường hợp của cô P. Do đó, Phòng Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ giấy khai tử cấp sai trước đây đối với trường hợp “người chết trở về” khá hy hữu này. Xóa tên người sống khỏi sổ khai tử :Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó phòng Hộ tịch-Lý lịch tư pháp-Quốc tịch (Sở Tư pháp TP), cho biết Sở phải đề nghị Công an TP kiểm tra lại dấu vân tay của người trở về. Sau khi mời cô P. đến lấy dấu vân tay, đối chiếu với tàng thư, Công an TP đã có văn bản xác nhận hai dấu vân tay là của cùng một người. Do đó, Sở Tư pháp đề nghị Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh hướng dẫn UBND phường 25 ra quyết định thu hồi bản chính lẫn bản sao giấy chứng tử của cô P., đồng thời xóa tên cô P. khỏi sổ khai tử năm 1998, tạo điều kiện cho cô P. làm thủ tục nhập hộ khẩu trở lại. 1.3. Bình luận của nhóm về vụ việc. Thứ nhất phải khẳng định rằng người được khai tử là HTNP (năm nay 47 tuổi) con gái bà G vẫn chưa chết. Tuy nhiên, trường hợp cô P. không thuộc diện tuyên bố đương sự đã chết mà là do báo tử nhầm, dẫn đến khai tử nhầm theo. Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về trường hợp này. Thứ hai, Bệnh viện An Bình đã bỏ qua một thủ tục khá quan trọng đối với trường hợp người chết vô danh là trước khi thiêu, chôn cất… bệnh viện phải báo để công an lấy dấu vân tay người chết lưu lại hồ sơ. Khi đối chiếu với kho tàng thư chứng minh nhân dân của Công an TP sẽ biết ngay đó có phải là cô P. hay không. Thực tế ai là người đã chết và được thiêu lần đó thì không thể xác định được. Thứ ba, gia đình bà G nhận được tin báo tại Bệnh viện An Bình có phụ nữ vô danh chết. Do xác của người này đã bị thiêu nên bà không trực tiếp nhận diện con được mà chỉ nhận diện qua ảnh chụp xác chết. Thấy giống cô P. nên gia đình đã nhận giấy báo tử của Bệnh viện An Bình và làm thủ tục khai tử cho cô P. tại UBND phường 25 (quận Bình Thạnh). Đây là một thiếu sót của gia đình do chưa xác minh được rõ người 5 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 phụ nữ vô danh chết có đúng là con gái mình hay không đã nhận giấy báo tử và làm thủ tục khai tử Thứ tư, Gia đình bà G. nhiều lần làm đơn gửi công an quận xin nhập lại hộ khẩu cho cô P. nhưng đều bị từ chối với lý do cô P. đã được khai tử từ năm 1998. Việc công an quận từ chối việc nhập lại hộ khẩu cho cô C là không đúng bởi trên thực tế cô B vẫn còn sống, cô hoàn toàn có quyền được nhập lại hổ khẩu và xóa tên khỏi sổ khai tử năm 1998 Thứ năm, việc đối chiếu và kiểm tra lại dấu vân tay và Sở Tư pháp đề nghị Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh hướng dẫn UBND phường 25 ra quyết định thu hồi bản chính lẫn bản sao giấy chứng tử của cô P., đồng thời xóa tên cô P. khỏi sổ khai tử năm 1998, tạo điều kiện cho cô P. làm thủ tục nhập hộ khẩu trở lại là đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luât. Điều 81 Bộ luật Dân sự quy định trường hợp thân nhân có thể yêu cầu tòa án tuyên bố một người là đã chết khi người đó mất tích lâu năm. Nếu người được tuyên bố là đã chết trở về thì họ có quyền yêu cầu tòa hủy quyết định tuyên bố đã chết (Điều 83). 1.4. Một số kiến nghị của nhóm liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề quyền khai tử. Qua phân tích tình huống nói trên và tìm hiểu nhiều tình huống diễn ra trên thực tế liên quan đến vấn đề khai tử, nhận thấy rằng các quy định của pháp luật hiện hành xung quanh vấn đề khai tử vẫn còn những kẻ hở, những bất cập, hạn chế cần phải được hoàn thiện. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tình huống diễn ra liên quan đến vấn đề khai tử mà cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành xung quanh vấn đề khai tử vẫn còn những kẻ hở, những bất cập, hạn chế cần phải được hoàn thiện. Trước hết, xuất phát từ chính vụ việc thực tế mà nhóm đã phân tích ở trên, thấy rằng pháp luật cần phải quy định chặt chẽ hơn về vấn đề khai tử. Đặc biệt là trong 6 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 trường hợp báo tử nhầm như của cô P. Đây không phải trường hợp tuyên bố đương sự đã chết mà là do báo tử nhầm, dẫn đến khai tử nhầm theo. Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về trường hợp này. Pháp luật cần phải quy định cụ thể hơn nữa mặc dù sự việc này trên thực tế diễn ra không nhiều. Hai là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, cấp liên quan trực tiếp đến quản lý và đăng kí hộ tịch như: công an, y tế, thống kê dân số… để nâng cao hiệu quả của đăng kí hộ tịch. Tránh những sai sót không đáng có. Đồng thời với đó cũng cần n âng cao kỉ luật quản lý và đăng kí hộ tịch, tăng cường trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch. Các cơ quan có thẩm quyền về quản lý và đăng kí hộ tịch cần nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành về quản lý và đăng kí việc khai tử. Xây dựng đội ngũ cán bộ hộ tịch cấp cơ sở có hiểu biết, năng lực, trình độ và đạo đức cần thiết để có thể đảm đương, thực hiện tốt công tác quản lý và đăng kí hộ tịch trong đó có việc khai tử của công dân. Cuối cùng, cũng cần phải có quy định về chế tài xử lý đối với những người có trách nhiệm nhưng có những thiếu sót trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. 2. Vụ việc thực tế liên quan đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trong trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân trên báo chí. 2.1. Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền đăng ảnh của báo chí. Trên thực tế hiện nay chưa có một định nghĩa nào thật sự ngắn gọn dễ hiểu đối với khái niệm về hình ảnh. Điều 31 BLDS 2005 chưa đưa ra khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Đối với giới luật học thì khái niệm này cũng chưa được đề cập một cách khái quát nên việc hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh còn rất mơ hồ và không ai nhận thấy giá trị thật của quyền này đem lại. Quyền đối với hình ảnh có thể là quyền của cá nhân đối với diện mạo bên ngoài của mình như hình dáng, khuôn mặt, cử 7 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 chỉ, điệu bộ... Ngay cả hình ảnh chụp một người từ phía sau vẫn có thể vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nếu qua hình ảnh đó có thể nhận ra người này nhờ vào hình thể, tư thế và kiểu tóc . Đứng về mặt ˝quyền nhân thân của con người˝ thì ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó. Điều 31 BLDS 2005 quy định: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Như vậy theo quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS 2005 thì về nguyên tắc, cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng là đã vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Trường hợp người trong ảnh đã chết hoặc mất trí, không chủ động quyết định được hoặc đối với hình ảnh của trẻ dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con (đã thành niên) hoặc người đại diện của họ đồng ý. Ngoài ra tại khoản 3 Điều 31 BLDS 2005, pháp luật còn nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của người có ảnh. Về quyền đăng hình của báo chí: Theo Điều 4 Luật báo chí thì công dân có quyền được thông tin qua báo chí về tình hình mọi mặt của đất nước và thế giới. Tương ứng với quyền đó, báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực, làm diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Trong tác nghiệp, báo chí có quyền đăng hình để truyền tải thông 8 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 tin tới người dân. Bên cạnh Luật báo chí, Khoản 3 Điều 5 Nghị đinh 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí thì “Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thẩ, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ án đã tuyên án)”. Theo quy định này thì pháp luật cho phép báo chí có quyền đăng hình ảnh của cá nhân mà không cần xin phép nhưng phải có ghi chú thích hợp và không làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Như vậy Khoản 3 Điều 5 nghị định này vô hình chung đã chủ động loại bỏ yêu cầu phải có được sự đồng ý của chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng hình ảnh. Quy định trên tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 21/2002/NĐ-CP dường như không phù hợp với tinh thần của BLDS 2005 về quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Trên thực tế hiện nay, một điều đáng buồn là báo chí nước ta đã có nhiều biểu hiện xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh. Ví dụ sau đây là một điển hình. 2.2. Tóm tắt vụ việc. Vào ngày 27-7-2013, TAND TP.HCM đưa ra xét xử vụ án “hoa hậu Mỹ Xuân môi giới mại dâm”. Với mức án 30 tháng tù dành cho bị cáo đầu vụ, đây là một vụ án không nghiêm trọng. Nhưng điều mà đáng nói nhất về vụ án này không phải là hành vi phạm tội của các bị cáo, mà là cảnh hàng chục nhà báo chen nhau chĩa máy ảnh vào bị cáo Mỹ Xuân và hình ảnh bị cáo người mẫu Thiên Kim trong chiếc áo hoa, đang giơ 9 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 bàn tay với những ngón tay trắng nuột lên che mặt để tránh một rừng ống kính đang rào rào nháy quanh mình.1 Trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự nói chung, tại một phiên tòa nói riêng, theo Bộ luật hình sự, bị can, bị cáo chỉ bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân sự như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm một số nghề, cấm đi khỏi nơi cư trú ... Hoàn toàn không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của họ. Hay nói khác đi, bị cáo vẫn có quyền đối với hình ảnh của mình ngay tại phiên tòa xét xử. Vậy mà trong rất nhiều phiên tòa xét xử nói chung, và trong phiên tòa xét xử hoa hậu Mỹ Xuân nói riêng, cả một “rừng” nhà báo đã vây quanh, chĩa những ống kính chuyên dùng vào mặt, vào người các bị cáo từ mọi góc độ - mà không một lời hỏi hay “xin phép” các bị cáo. Sau đó, trên báo chí tràn ngập hình ảnh về phiên tòa này, với ảnh của các bị cáo, người thì “cười”, người thì dùng tay che mặt … với những lời bình bàn, giật tít, thậm chí đàm tiếu về những tình tiết không liên quan gì đến vụ án, đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Nêu ra vụ việc của “hoa hậu Mỹ Xuân” chỉ là 1 ví dụ để nói lên thực trạng chung hiện nay đang diễn ra tại nhiều các phiên tòa xét xử ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những phiên tòa có sự quan tâm lớn của dư luận xã hội 2.3. Bình luận của nhóm về vụ việc. Thứ nhất là hành vi sử dụng hình ảnh của hoa hậu Mỹ Xuân của các báo đài mà chưa có sự cho phép của hoa hậu Mỹ Xuân là trái pháp luật, vi phạm quyền nhân thân của cá nhân. Theo quy định tại mục 1,2 Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. 1 LS. Đoàn Hồng Phong (đoàn luật sư TP. HCM), Vụ án hoa hậu Mỹ Xuân: Các bị cáo bị xâm hại quyền hình ảnh cá nhân. (Bài viết lấy trên Webside: http://www.haimat.vn/article/vu-an-hoa-hau-my-xuan-cac-bi-cao-bi-xam-haiquyen-hinh-anh-ca-nhan) 10 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác..” Như đã trình bày ở trên, trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự nói chung, tại một phiên tòa nói riêng hoàn toàn không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của họ, các bị cáo vẫn có quyền đối với hình ảnh của mình ngay tại phiên tòa xét xử. Việc báo chí “xử sự” như vậy cụ thể là hành vi chụp ảnh của các phóng viên báo đài khi chưa có sự cho phép của các bị cáo là đã vi phạm qui định của pháp luật về quyền cá nhân đối với hình ảnh, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bị cáo. Việc các báo đài, chụp ảnh, đăng ảnh như vậy hoàn toàn không thể nói là vì “lợi ích nhà nước hay công cộng”. Thứ hai là hành vi sử dụng hình ảnh của hoa hậu Mỹ Xuân kèm với đó là nhưng tít bài giật gân, bình luận, thậm chí đàm tiếu về những tình tiết không liên quan đến vụ án là hành vi trái pháp luật, vi phạm quyền nhân thân của cá nhân Theo quy định tại mục 3 Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì: “3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” Trong “vụ án của hoa hậu Mỹ Xuân” Việc các báo đăng kèm hình ảnh của các bị cáo trong một vụ án ít nghiêm trọng, cùng thông tin phân tích chi tiết về quá trình môi giới, bán dâm, giá mỗi lần mua dâm, phân tích về độ tuổi, hình thể của các bị cáo phụ nữ … là sự cố ý mang tính chất dèm pha, bôi bác, khinh rẻ, hạ thấp và làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của các bị cáo. Chỉ có tòa án mới có quyền xét xử và ra hình phạt để phạt các bị cáo về hành vi phạm tội. Dù vậy, Tòa án cũng không có quyền xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của bị cáo. Vậy thì báo chí lấy quyền 11 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 gì để tự ý chụp ảnh và đăng như vậy? Nhất là khi việc đăng báo sẽ làm “phát tán” thông tin, hàng triệu người đọc, bàn luận. Như chúng ta đã biết, trong pháp luật tố tụng hình sự tồn tại nguyên tắc “suy đoán vô tội”: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Không ai có thể kết tội cho các bị can, bị cáo cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật vậy mà, trên các tít báo và trong nội dung của các bài báo báo đài lại tràn ngập hình ảnh của các bị can bị cáo cùng với đó là các tiêu đè, nội dung như những “bản kết án, luận tội” cho các bị cáo, các nhà báo đâu phải là những thẩm phán có quyền kết tội người khác??? Điển hình như trước đó là vụ án của Lê Văn Luyện, chính những bài báo cảm tính sử dụng lời văn cùng kiến thức pháp luật nông cạn để mô tả lại hành vi giết người của Luyện đã kích động cộng đồng mạng cũng như dư luận xã hội lên án một mực đòi tử hình “cậu bé” chưa tròn 18 tuổi. Và gần đây nhất là vụ án của bác sĩ thẩm mĩ viện Cát Tường, trong khi vụ án vẫn có trong giai đoạn điều tra, thi thể nạn nhân chưa tìm thấy, tình tiết chưa sáng tỏ, thì nhiều phóng viên, báo đài sẵn sàng kết ngay cho ông Tường cái tội danh “giết người” nhan nhản trên các mặt, tiêu đề các báo. Trong khi đó, ngày 31/10, Công an Hà Nội mới chỉ khởi tố bị can, tạm giam ông Tường về 2 tội: Vi phạm quy định về khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật hình sự) và Xâm phạm thi thể (điều 246). Việc ông Tường có phạm tội “giết người” hay không cần có kết quả giám định pháp y của thi thể và quan trọng nhất là cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Với đặc thù của các báo đài, có sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới quần chúng, xã hội, việc đưa tin thiếu chắc chắn sai sự thật là sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nghiêm trọng đối với các bị can, bị cáo, nhất là khi hình ảnh trên báo chí hầu như sẽ còn lưu giữ lâu mãi, như một "vết nhơ" không bao giờ có thể gột rửa.1 1 http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/chua-khoi-to-toi-giet-nguoi-voi-bac-si-tuong-2903957.html 12 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02  BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 Khi quyền liên quan đến hình ảnh của các bị cáo bị xâm hại, ở đây đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến việc có hay không việc cơ quan chức năng tiến hành bảo vệ cho các bị cáo quyền về hình ảnh. Điều 25 Bộ luật dấn sự quy định về việc bảo vệ quyền của cá nhân liên quan đến nhân thân thì: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Mặc dù các bị can bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, gây nên nhiều mối nguy hiểm cho xã hội tuy nhiên hành vi phạm tội của các bị can đều bị Tòa án đưa ra những chế tài hình sự phù hợp đối với tội danh mà bị can Bùi Thị Xuân thực hiện, và điều đó không đồng nghĩa với việc là tất cả quyền lợi liên quan đến quyền nhân thân của Bùi thị Xuân đều bị tước bỏ. Việc báo chí “sử xự” như vậy là đã vi phạm qui định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bị cáo. Việc đăng ảnh như vậy hoàn toàn không thể nói là vì “lợi ích nhà nước hay công cộng”. Việc các báo đăng kèm hình ảnh của các bị cáo trong một vụ án ít nghiêm trọng, cùng thông tin phân tích chi tiết về quá trình môi giới, bán dâm, giá mỗi lần mua dâm, phân tích về độ tuổi, hình thể của các bị cáo phụ nữ … là sự cố ý mang tính chất dèm pha, bôi bác, khinh rẻ, hạ thấp và làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bị cáo Bùi Thị Xuân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam Tòa án mới có quyền xét xử và ra hình phạt để phạt các bị cáo về hành vi phạm tội. Dù vậy, Tòa án cũng không có quyền xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của bị cáo. Vậy thì báo chí lấy quyền 13 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 gì để tự ý chụp ảnh và đăng như vậy? Nhất là khi việc đăng báo sẽ làm “phát tán” thông tin, hàng triệu người đọc, bàn luận.  Thông qua vụ việc của Mỹ Xuân cũng như các vụ việc kể trên, có thể thấy việc sử dụng hình ảnh cá nhân các bị can bị cáo kèm với đó là những tiêu đề, bài báo mà nội dung của chúng xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh hiện nay là vô cùng phổ biến, vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân của cá nhân. 2.4. Một số kiến nghị của của nhóm liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí. Trên thế giới nhiều quốc gia cấm việc chụp ảnh tại phiên tòa như pháp luật Mỹ quy định các phiên tòa dân sự phải được bảo mật, không cho công chúng xem, nên việc quay phim chụp hình bị cấm. Còn trong phiên tòa hình sự, các phóng viên chỉ được phép dùng hình thức vẽ tranh nhân vật để minh họa cho bài báo của mình chứ không được chụp ảnh. Luật hình sự của Anh không ai được phép chụp bất cứ một tấm ảnh nào tại Tòa án, dù là ảnh của bị cáo hay thẩm phán, hội thẩm hay nhân chứng …, bất kể đó là vụ án dân sự hay hình sự. Còn tại Việt Nam, tình trạng các phóng viên báo đài chụp, đăng ảnh, đưa tin kèm hình ảnh của các bị can, bị cáo tại phiên tòa lại vô cùng phổ biến. Dù những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng đó là những hành vi vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh. Tuy nhiên các phóng viên cũng không phải vô cớ khi tự do tác nghiệp như vậy chính bởi vì những quy định không đồng bộ, thống nhất, rõ ràng của pháp luật. Theo Điều 31 BLDS, cá nhân có quyền với hình ảnh của mình, việc sử dụng ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý. Vậy khi bị cáo ra tòa có bị mất đi quyền này không thì luật chưa quy định rõ. Quy định tại Điều 28, 36, 37, 38 và 39 BLHS chỉ hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân sự của bị can, bị cáo như: cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú... Không có quy định 14 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dù đó là kẻ phạm tội. Như vậy, bị cáo vẫn có quyền đối với hình ảnh của mình. Tuy nhiên, Luật Báo chí quy định, nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai. Cơ quan báo chí được phép đăng, phát ảnh những cuộc họp công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã tuyên án... Quy định về quyền hạn của nhà báo được quy định trong nghị định số 51/NĐCP/2002 của chính phủ: Nhà báo “Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp” (khoản 3 điều 8). Phải chăng theo những quy định này của pháp luật thì những bị cáo khi ra tòa không có quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Khoản e Điều 7 Nghị định 02/2011/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản quy định: Phạt tiền với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể . Như vậy Nghị định 02 gián tiếp cho phép đăng ảnh của “người đã bị khởi tố hình sự”. Còn nếu theo Luật Báo chí, đối với những người phạm tội trong các vụ án không phải là trọng án thì không được phép đăng ảnh của họ lên báo? Nhưng thế nào là một vụ trọng án? BLHS chỉ quy định các tội phạm từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng chứ không quy định về “trọng án”. Hơn nữa, nếu theo các quy định về hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân sự của bị can, bị cáo thì họ cũng đâu bị tước bỏ quyền về hình ảnh, cho dù phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”. Theo quan điểm của bản thân thì đây là một quy định còn thiếu tính chặt chẽ và mâu thuẫn của pháp luật Việt Nam. Nên chăng, về vấn đề quyền đối với hình ảnh của cá 15 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 nhân nên được pháp luật quan tâm hơn và có những sửa đổi phù hợp để việc bảo đảm thực hiện quyền này của cá nhân được thực hiện nghiêm chỉnh và bảo đảm. Về quy định về phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân, Điều 25 BLDS quy định: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên quy định này lại bộc lộ một hạn chế, đó là trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm đã chết mà việc xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân đó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người thân còn sống của cá nhân đó. Vậy khi đó, ai sẽ có thể thay cá nhân đó thực hiện những phương thức để bảo vệ quyền đối với hình ảnh khi mà luật chỉ quy định quyền đó cho cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm? Nên chăng cần sửa đổi đổi theo chiều hướng không chỉ có cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm mà ngay cả những người thân thích của cá nhân đó cũng có các quyền theo quy định của Điều 25 BLDS trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết. Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân xảy ra, thì theo quy định của pháp luật, thì cá nhân có hành ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu người xâm phạm phải xin lỗi, cải chính và bồi thường…Tuy nhiên về vấn đề mức bồi thường thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn, cho nên mạnh ai người ấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là…“việc dân sự muốn xử sao cũng được”!!! . .Các tòa án thường căn cứ vào giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà buộc người sử dụng hình ảnh 16 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 của người khác trái phép phải thanh toán một khoản tiền có thể là a phạt trong từng trường hợp vi phạm cụ thể (mức hình phạt nên căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh, mức độ gây ảnh hưởng đến chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm…). KẾT LUẬN: Qua những phân tích, bình luận trên về 2 vụ việc liên quan đến quyền được khai tử và quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí, nhận thấy rằng hiện nay quy định của pháp luật hiện hành về quyền nhân thân, bảo vệ quyền nhân thân nói chung và quyền khai tử, quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí nói riêng đang còn nhiều vướng mắc, hạn chế, bất cập. Hơn nữa, trên thực tế những hành vi vi phạm quyền nhân thân của cá nhân mà đặc biệt là liên quan đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân hiện nay rất nhiều, phổ biến mà biện pháp kiểm tra, xử lý cũng như áp dụng các chế tài xử phạt đang còn rất khiêm tốn, chưa có hiệu quả. Vì vậy, để bảo vệ trước hết là quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi cá nhân phải có những hiểu biết nhất định đối với quyền nhân thân của cá nhân nói chung cũng như quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra hiện nay là không chỉ hoàn thiện về mặt pháp luật mà trên thực tiễn cũng cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để quyền của cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân trên báo chí nói riêng và quyền nhân thân của cá nhân nói chung được bảo vệ tối đa. 17 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 2. TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2010. 3. Bộ Luật Dân sự 2005. 4. Luật báo chí năm 1989. 5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999. 6. Nghị định số 51/2002/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luậ báo chí. 7. Chu Tuấn Vũ, Quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước phương Tây – đối chiếu với pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 04/2008, trang 50-60. 8. ThS. Phùng Bích Ngọc, Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Bài viết trên Cổng thông tin điện tử của Viện nghiên cứu lập pháp. 18 LỚP N02 – TL1 – NHÓM 02 BT NHÓM THÁNG SỐỐ 1 (Webside:http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/CacDuAnLuat/View_Detail.aspx?ItemID=172) 9. Một số Webside: - http://www.baomoi.com/Co-duoc-phep-chup-dang-anh-cua-bi- cao/104/11287148.epi - http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/chua-khoi-to-toi-giet-nguoi-voi-bac- si-tuong-2903957.html - http://www.haimat.vn/article/vu-an-hoa-hau-my-xuan-cac-bi-cao-bi-xam- hai-quyen-hinh-anh-ca-nhan 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan