Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn văn Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn ngữ văn có đáp án hướng dẫn ...

Tài liệu Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn ngữ văn có đáp án hướng dẫn

.PDF
72
1933
129

Mô tả:

Trường THPT Nghèn ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút Tổ: Ngữ Văn Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ U Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...” (Nguyễn Việt Chiến - Tổ quốc nhìn từ biển) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,25 điểm) Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “sóng” trong 2 câu thơ sau: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không” (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ? (0,25 điểm) “Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...” Câu 4. Từ 2 câu thơ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất - Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”, anh/chị hãy viết đoạn văn (5 - 7 dòng) trình suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam? (0,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: … (1) Trong xã hội ta nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng những hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,… Những việc làm mang nội dung đạo đức tốt đẹp của người thanh niên mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến khích. (2) Thanh niên phải có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không được phô trương, dối trá. Đó cũng là một thái độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể. (3) Thanh niên phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình. Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được? Thanh niên cần phải biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình hợp với những tiêu chuẩn đạo đức mới nhằm tạo điều kiện cho mọi người trong gia đình làm tròn nghĩa vụ công dân, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng”. (Lê Duẩn - Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên) Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,25 điểm) Câu 6. Nêu ý chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 7. Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được?”. (0,25 điểm) Câu 8. Viết đoạn văn 5-7 dòng về phẩm chất đạo đức của thanh niên thời nay mà anh/ chị cho là quan trọng nhất?(0,5 điểm) Phần II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.” Viết bài văn ngắn trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói trên. Câu 2 (4,0 điểm): Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”. Bằng hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. Trường THPT Nghèn Tổ: Ngữ Văn KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn: Ngữ Văn (Đáp án – Thang điểm gồm 3 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0,25 2 - Sóng 1: Những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây 0,5 quanh biển. - Sóng 2: Thái độ, tình cảm, ý chí, hành động trong lòng mỗi người ... 3 - Biện pháp tu từ ẩn dụ: mưa nguồn chớp bể, mây mù, 0,25 sóng dữ, bão tố... - Hiệu quả: + Thể hiện một cách kín đáo những hiểm họa đe dọa đến sự bình yên của biển và nguy cơ mất an toàn lãnh thổ. + Bộc lộ nỗi lo lắng, trăn trở của nhà thơ. 4 Trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt 0,5 Nam: - Nhận thức được biển đảo Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những hiểm nguy, sự phức tạp và khắc nghiệt từ các hoạt động của Trung Quốc. - Điều đó đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. 5 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,25 6 Ý chính của văn bản: những phẩm chất đạo đức mà thanh 0,5 niên cần có và con đường rèn luyện đạo đức của thanh niên. 7 Vì: gia đình là tế bào của xã hội, là nơi gắn bó với nhau 0,25 bằng tình cảm huyết thống thiêng liêng. Nếu với những người trong gia đình mà không biết yêu thương, kính trọng thì cũng sẽ không biết yêu thương, kính trọng người khác. 8 Về phẩm chất cần có của thanh niên hiện nay: HS có thể 0,5 trình bày theo những suy nghĩ khác nhau nhưng cần tập trung một trong số những nội dung trọng tâm như: - Thanh niên phải sống có lí tưởng sống cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Có lòng yêu nước, yêu gia đình, có trách nhiệm với cuộc sống. - Thanh niên cần phải dũng cảm, kiên cường, dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, tha hóa. - Bên cạnh việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức, cần rèn luyện sức khỏe, tích lũy kiến thức, kĩ năng sống... II 1 2 LÀM VĂN Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng: “Bạn đừng nên 3,0 chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”. Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ các phần mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mỗi người cần 0,50 phải tự mình tạo nên cuộc sống chứ không phải thụ động chờ đợi những điều may mắn bất ngờ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. - Giải thích: Từ việc giải thích các cụm từ quà tặng bất ngờ của cuộc sống và tự mình tạo nên cuộc sống, thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến - Bàn luận: + Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí. + Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân d. Sáng tạo. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”. Bằng hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. 0,25 1,25 0,25 0,25 0,25 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hai ý kiến về Đàn ghi ta của Lorca. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, ý kiến về bài thơ - Giải thích hai ý kiến - Làm sáng tỏ hai ý kiến qua việc phân tích tác phẩm - Bình luận về hai ý kiến d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm HẾT 0,25 0,50 0,25 0,25 1,25 0,75 0,50 0,25 SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút PhầnI. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? ...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? Hôm nay... anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngã nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình? (Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ - Đỗ Trung Quân ) Câu 1: Đặt nhan đề cho bài thơ. (0,25 điểm). Câu 2: Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?” có ý nghĩa gì? (0,25 điểm). Câu 3: Đoạn thơ “Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? sao mẹ già ở cách xa đến vậy” tác giả muốn nói điều gì? (0,5 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5 dòng trình bày cảm xúc khi đọc xong đoạn thơ? (0,5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Thư Các Mác gửi con gái. Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến. Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ! Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy. Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính. Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất. Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con Câu 5: Nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 6: Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến? (0,25 điểm) Câu 7: Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: “Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu”. Câu văn trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp? (0,25 điểm) Câu 8: “Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất”. Theo em tại sao Các Mác lại nói như vậy (0,5 ) Phần II. Làm văn (7,0 điểm): Câu 1. (3,0 điểm) “Vào đêm thứ Sáu vừa qua, các ngươi đã cướp đi mạng sống một con người đặc biệt, tình yêu của đời ta, mẹ của con trai ta nhưng ta sẽ không bao giờ căm thù các ngươi dù chỉ là một giây phút. Ta không quan tâm và cũng không muốn biết các ngươi là ai –những kẻ linh hồn đã chết. Nếu Chúa trời mà các người tôn thờ biết tới chúng ta thì mỗi viên đạn găm trên người vợ ta sẽ là một vết thương cào xé trái tim ông ấy. Thế nên, ta sẽ không bao giờ cho phép mình ghét bỏ các ngươi. Các ngươi muốn ta căm ghét nhưng ta sẽ không đáp trả bằng sự giận dữ ngu ngốc. Sự vô minh ấy đã hình thành nên thứ hình hài như các ngươi. Các ngươi muốn ta run sợ, muốn nhìn những người đồng bào của mình bằng ánh mắt nghi ngờ, muốn ta hy sinh tự do vì an toàn cá nhân. Các ngươi đã nhầm”. Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên. Câu 2. (4,0 điểm) Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt.Lại có ý kiến khẳng định:Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: …(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn. …(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. (Bài viết tham khảo) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) 1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên. Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên. Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên.... 1981. (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,5 điểm) Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.” Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai hình tượng nhân vật Tnú (Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). -----------------------HẾT------------------------- 2 - THPT Đa Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 Môn: Ngữ Văn Phần I. Đọc hiểu 3,0đ Câu 1 0,5 Câu 2 0,25 Câu 3 0,5 Câu 4 0,25 Câu 5 0,25 Câu 6 0,5 Câu 7 0,5 Hướng dẫn chấm Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Ghi câu khác hoặc không trả lời Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận / lập luận bình luận / bình luận. Trả lời sai hoặc không trả lời Tác giả cho rằng khi “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”, bởi vì lời xin lỗi sẽ giúp ta sống thật với lòng, tâm hồn thanh thản, biết nhận ra khiếm khuyết, lỗi sai và sửa lỗi để hoàn thiện bản thân. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. - Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Trả lời sai hoặc không trả lời - Nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Với một trong những trường hợp sau: + Nêu 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho; + Nêu 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi nhưng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục; + Không có câu trả lời. Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. Trả lời sai hoặc không trả lời Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ: so sánh (ở dòng thơ Anh như con tàu…), ẩn dụ/điệp ngữ (trong câu Biển một bên…). - Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Trả lời sai hoặc không trả lời - Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính. - Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn Điểm 0,5 0 0,25 0 0,5 0,25 0 0,25 0 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 3 nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục. Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa rõ ý - Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. 0,25 0 - Nhận xét về các dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ: Biển một bên và em một bên. + NT: Có thể trả lời theo các cách: lặp câu/ điệp khúc/ láy lại/ lặp nguyên vẹn ý Câu 8 0,25 + ND: Nhấn mạnh tình cảm cá nhân hòa vào vào tình cảm cộng đồng. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục. - Với một trong những trường hợp sau: + Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý; + Không có câu trả lời. 0,25 0 II. Làm văn 7,0 Câu 1. 3,0 a. 0,5 b.0,5 c.1,0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 - Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm về tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”, vừa hòa “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”. - Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động - Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến để thấy được: lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà ` 0,5 0,5 0, 25 0 1,0 4 d. 0,5 e.0,5 Câu 2. 4,0 a.0,5 bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Việc tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn. Vì vậy, cần loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh. Duy trì các lễ hội truyền thống và những hoạt động trong lễ hội cần đặt trong bối cảnh một xã hội đang “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến” bên cạnh việc gìn giữ “bản sắc văn hóa dân tộc” + Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề tổ chức lễ hội cần có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”, vừa hòa vào “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”. - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Chính tả, dùng từ, đặt câu - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn 0,75 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 5 b. 0,5 c. 2,0 văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). - Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng - Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai nhân vật: ++ Nhân vật Tnú: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được nhân vật Tnú: - NT: Xây dựng bằng biện pháp lí tưởng hóa, đậm màu sắc sử thi, chủ yếu qua lời kể của cụ Mết, trong sự chứng kiến của cộng đồng. - ND: khẳng định phẩm chất của người thanh niên chiến đấu. Nhân vật được xây dựng gắn với truyền thống của một dân tộc: Cuộc đời Tnú như cây xà nu trưởng thành chịu nhiều đau thương; có phẩm chất kết tinh vẻ đẹp cộng đồng: sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, gan dạ, dũng cảm, có tinh thần kỉ luật, có tình nghĩa với bản làng, quê hương, thù giặc sâu sắc… ++ Nhân vật Việt: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được - NT: Xây dựng nhân vật tự nhiên qua dòng hồi tưởng đứt quãng, khi anh bộ đội bị thương tại chiến trường, thế giới tâm hồn hiện lên sống động. - ND: nhân vật Việt hiện lên gần gũi, bình thường (nét tính cách trẻ con, hồn nhiên, giàu tình cảm, đáng yêu) nhưng cũng có những đức tính của người anh hùng phi thường, được đặt trong truyền thống gia đình của vùng sông nước Nam Bộ. + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: ++ Sự tương đồng: Hai nhân vật tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ 1945-1975, thể hiện vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn 0,5 0,25 0 2,0 Hai nhà văn đã thể hiện sự trân trọng sâu sắc trước những người con đã kế thừa xuất sắc truyền thống yêu nước của gia đình, của dân tộc. Họ đều chịu nhiều đau thương do kẻ thù gây ra, và đều biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu với phẩm chất anh hùng, hai nhân vật đều vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước… ++ Sự khác biệt: +++ Tnú lại hiện lên với hình ảnh “vóc dáng vạm vỡ” chứa trong đó cái mênh mang, hoang dại, trong sạch của núi rừng, ở Tnú nổi bật lên với vẻ đẹp của một con người Tây 6 Nguyên huyền thoại, kỳ vĩ, đậm chất sử thi. +++ Việt là một con người được sinh ra và trưởng thành trên miền non nước Nam Bộ vì vậy ở anh có tính chất sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên d. 0,5 e. 0,5 - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Chính tả, dùng từ, đặt câu - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1,5 1,75 1,0 1,25 0,5 0,75 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM HỌC 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút; (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Trích Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên) a. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ? b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ? c. Triết lý đặt ra trong câu thơ “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”? Câu 2. (2,5 điểm) Ngạn ngữ Latinh có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai quan điểm trên. Câu 3. (1,5 điểm) Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài khắc họa như thế nào? Anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về hình ảnh đó? Câu 4. (4,0 điểm) Trong bài trả lời phỏng vấn về tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã khẳng định: “Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó: Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ … Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. (Hỏi chuyện các tác giả có tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, NXB Trẻ, 2000) Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? -----HẾT----- 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút; (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2,0 điểm) Nội dung cần đạt a. Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Anh nhớ em - như - đông về nhớ rét Tình yêu - như - cánh kiến hoa vàng, (như) xuân đến chim rừng lông trở biếc. b. Tác dụng của nghệ thuật so sánh: - Tác giả đã cụ thể và nhấn mạnh một cách thi vị hóa nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, thể hiện mối quan hệ khăng khít và sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. - Nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em, mà còn là sự kết tinh những tình cảm đối với đất nước quê hương. c. Triết lý: Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành thân thiết như quê hương. Điểm 0,5 1,0 0,5 Câu 2: (2,5 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. - Hạn chế các lỗi về chính tả và diễn đạt II. Yêu cầu về nội dung Nội dung cần đạt Điểm Đặt Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người, vì nó giúp con 0,25 vấn đề người vượt lên những khó khăn, thử thách để hướng đến tương lai và những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những ước mơ đó phải thiết thực và cao đẹp. Giải * Giải thích 0,5 quyết - Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để vấn đề thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại. - Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực, ước mơ đó phải thiết thực, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình và xã hội. * Phân tích - Chứng minh 1,0 - Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. 1 (Dẫn chứng: - Ước nguyện của Nick Vujicic là : được sống đúng với con người của mình và được làm điều mình mong muốn, là đi diễn thuyết động viên mọi người vượt qua gian khó để đạt được ước mơ. - Lực sĩ trẻ Thạch Kim Tuấn vô địch cử tạ trẻ thế giới 2014 (tổ chức tại Nga) ước mơ trở thành vận động viên xuất sắc và cao hơn nữa là huấn luyện viên đã giúp anh vượt qua khó khăn thử thách về con đường học vấn. - Anh em nhà Wright – người phát minh ra máy bay đã có ước mơ: “Nếu chúng ta có thể bay giống như chim nhạn thì tốt quá, nếu được bay, chúng ta có thể bay tới thiên đường gặp mẹ…” - Ước mơ của Bác Hồ: đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.) - Không nên ước mơ xa vời, viển vông, ước mơ phải thiết thực + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực. + Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền. (Dẫn chứng : - Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn còn có những ước mơ xa vời, không thiết thực như : chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp năng lực của bản thân, điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội. - Nhiều người đặt mơ ước làm giàu từ những tấm vé số mà không lo làm ăn tích lũy....) * Đánh giá - mở rộng - Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, có ý nghĩa hướng con người vươn tới lối sống đẹp, sống có ý nghĩa. - Phê phán những người không dám ước mơ và những kẻ mơ ước quá xa rời thực tế - Thời đại hôm nay mở ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ. Sống phải có khát vọng và biết cách giữ niềm tin ở bản thân để có thể vươn tới bao mục tiêu chờ ta chinh phục. Kết * Bài học nhận thức và hành động thúc - Phải biết kết hợp ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc vấn đề sống, phải có ước mơ, có những khao khát mãnh liệt, cháy bỏng nhưng đừng mơ ước hão huyền. - Phải vạch ra những kế hoạch để biến ước mơ thành hành động. - Phải trau dồi tri thức, phải rèn luyện ý chí, kĩ năng sống, rèn đức luyện tài để có khả năng biến ước mơ thành hiện thực. 0,5 0,25 * Lưu ý: - Học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh, những dẫn chứng trên là để tham khảo, học sinh lấy các dẫn chứng khác vẫn cho điểm miễn là phù hợp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo Câu 3: (1,5 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách cảm nhận một chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm văn học. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh, có cảm xúc. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88