Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn văn Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn ngữ văn có đáp án hướng dẫn...

Tài liệu Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn ngữ văn có đáp án hướng dẫn

.PDF
72
3318
103

Mô tả:

SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút PhầnI. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? ...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? Hôm nay... anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngã nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình? (Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ - Đỗ Trung Quân ) Câu 1: Đặt nhan đề cho bài thơ. (0,25 điểm). Câu 2: Đặt trong toàn bài thơ, câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?” có ý nghĩa gì? (0,25 điểm). Câu 3: Đoạn thơ “Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? sao mẹ già ở cách xa đến vậy” tác giả muốn nói điều gì? (0,5 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5 dòng trình bày cảm xúc khi đọc xong đoạn thơ? (0,5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Thư Các Mác gửi con gái. Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến. Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ! Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy. Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính. Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất. Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con Câu 5: Nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 6: Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến? (0,25 điểm) Câu 7: Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: “Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu”. Câu văn trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp? (0,25 điểm) Câu 8: “Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất”. Theo em tại sao Các Mác lại nói như vậy (0,5 ) Phần II. Làm văn (7,0 điểm): Câu 1. (3,0 điểm) “Vào đêm thứ Sáu vừa qua, các ngươi đã cướp đi mạng sống một con người đặc biệt, tình yêu của đời ta, mẹ của con trai ta nhưng ta sẽ không bao giờ căm thù các ngươi dù chỉ là một giây phút. Ta không quan tâm và cũng không muốn biết các ngươi là ai –những kẻ linh hồn đã chết. Nếu Chúa trời mà các người tôn thờ biết tới chúng ta thì mỗi viên đạn găm trên người vợ ta sẽ là một vết thương cào xé trái tim ông ấy. Thế nên, ta sẽ không bao giờ cho phép mình ghét bỏ các ngươi. Các ngươi muốn ta căm ghét nhưng ta sẽ không đáp trả bằng sự giận dữ ngu ngốc. Sự vô minh ấy đã hình thành nên thứ hình hài như các ngươi. Các ngươi muốn ta run sợ, muốn nhìn những người đồng bào của mình bằng ánh mắt nghi ngờ, muốn ta hy sinh tự do vì an toàn cá nhân. Các ngươi đã nhầm”. Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự trên. Câu 2. (4,0 điểm) Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt.Lại có ý kiến khẳng định:Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: …(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn. …(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. (Bài viết tham khảo) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) 1 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên. Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên. Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên.... 1981. (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,5 điểm) Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.” Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai hình tượng nhân vật Tnú (Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). -----------------------HẾT------------------------- 2 - THPT Đa Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 Môn: Ngữ Văn Phần I. Đọc hiểu 3,0đ Câu 1 0,5 Câu 2 0,25 Câu 3 0,5 Câu 4 0,25 Câu 5 0,25 Câu 6 0,5 Câu 7 0,5 Hướng dẫn chấm Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Ghi câu khác hoặc không trả lời Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận / lập luận bình luận / bình luận. Trả lời sai hoặc không trả lời Tác giả cho rằng khi “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”, bởi vì lời xin lỗi sẽ giúp ta sống thật với lòng, tâm hồn thanh thản, biết nhận ra khiếm khuyết, lỗi sai và sửa lỗi để hoàn thiện bản thân. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. - Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Trả lời sai hoặc không trả lời - Nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Với một trong những trường hợp sau: + Nêu 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho; + Nêu 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi nhưng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục; + Không có câu trả lời. Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. Trả lời sai hoặc không trả lời Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ: so sánh (ở dòng thơ Anh như con tàu…), ẩn dụ/điệp ngữ (trong câu Biển một bên…). - Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Trả lời sai hoặc không trả lời - Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính. - Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn Điểm 0,5 0 0,25 0 0,5 0,25 0 0,25 0 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 3 nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục. Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa rõ ý - Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. 0,25 0 - Nhận xét về các dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ: Biển một bên và em một bên. + NT: Có thể trả lời theo các cách: lặp câu/ điệp khúc/ láy lại/ lặp nguyên vẹn ý Câu 8 0,25 + ND: Nhấn mạnh tình cảm cá nhân hòa vào vào tình cảm cộng đồng. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục. - Với một trong những trường hợp sau: + Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý; + Không có câu trả lời. 0,25 0 II. Làm văn 7,0 Câu 1. 3,0 a. 0,5 b.0,5 c.1,0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 - Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm về tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”, vừa hòa “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”. - Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động - Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến để thấy được: lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà ` 0,5 0,5 0, 25 0 1,0 4 d. 0,5 e.0,5 Câu 2. 4,0 a.0,5 bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Việc tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn. Vì vậy, cần loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh. Duy trì các lễ hội truyền thống và những hoạt động trong lễ hội cần đặt trong bối cảnh một xã hội đang “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến” bên cạnh việc gìn giữ “bản sắc văn hóa dân tộc” + Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề tổ chức lễ hội cần có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”, vừa hòa vào “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”. - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Chính tả, dùng từ, đặt câu - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn 0,75 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 5 b. 0,5 c. 2,0 văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). - Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng - Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai nhân vật: ++ Nhân vật Tnú: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được nhân vật Tnú: - NT: Xây dựng bằng biện pháp lí tưởng hóa, đậm màu sắc sử thi, chủ yếu qua lời kể của cụ Mết, trong sự chứng kiến của cộng đồng. - ND: khẳng định phẩm chất của người thanh niên chiến đấu. Nhân vật được xây dựng gắn với truyền thống của một dân tộc: Cuộc đời Tnú như cây xà nu trưởng thành chịu nhiều đau thương; có phẩm chất kết tinh vẻ đẹp cộng đồng: sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, gan dạ, dũng cảm, có tinh thần kỉ luật, có tình nghĩa với bản làng, quê hương, thù giặc sâu sắc… ++ Nhân vật Việt: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được - NT: Xây dựng nhân vật tự nhiên qua dòng hồi tưởng đứt quãng, khi anh bộ đội bị thương tại chiến trường, thế giới tâm hồn hiện lên sống động. - ND: nhân vật Việt hiện lên gần gũi, bình thường (nét tính cách trẻ con, hồn nhiên, giàu tình cảm, đáng yêu) nhưng cũng có những đức tính của người anh hùng phi thường, được đặt trong truyền thống gia đình của vùng sông nước Nam Bộ. + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: ++ Sự tương đồng: Hai nhân vật tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ 1945-1975, thể hiện vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn 0,5 0,25 0 2,0 Hai nhà văn đã thể hiện sự trân trọng sâu sắc trước những người con đã kế thừa xuất sắc truyền thống yêu nước của gia đình, của dân tộc. Họ đều chịu nhiều đau thương do kẻ thù gây ra, và đều biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu với phẩm chất anh hùng, hai nhân vật đều vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước… ++ Sự khác biệt: +++ Tnú lại hiện lên với hình ảnh “vóc dáng vạm vỡ” chứa trong đó cái mênh mang, hoang dại, trong sạch của núi rừng, ở Tnú nổi bật lên với vẻ đẹp của một con người Tây 6 Nguyên huyền thoại, kỳ vĩ, đậm chất sử thi. +++ Việt là một con người được sinh ra và trưởng thành trên miền non nước Nam Bộ vì vậy ở anh có tính chất sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên d. 0,5 e. 0,5 - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Chính tả, dùng từ, đặt câu - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1,5 1,75 1,0 1,25 0,5 0,75 0 0,5 0,25 0 0,5 0,25 0 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM HỌC 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút; (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Trích Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên) a. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ? b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ? c. Triết lý đặt ra trong câu thơ “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”? Câu 2. (2,5 điểm) Ngạn ngữ Latinh có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai quan điểm trên. Câu 3. (1,5 điểm) Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài khắc họa như thế nào? Anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về hình ảnh đó? Câu 4. (4,0 điểm) Trong bài trả lời phỏng vấn về tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã khẳng định: “Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó: Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ … Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. (Hỏi chuyện các tác giả có tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, NXB Trẻ, 2000) Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? -----HẾT----- 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút; (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2,0 điểm) Nội dung cần đạt a. Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Anh nhớ em - như - đông về nhớ rét Tình yêu - như - cánh kiến hoa vàng, (như) xuân đến chim rừng lông trở biếc. b. Tác dụng của nghệ thuật so sánh: - Tác giả đã cụ thể và nhấn mạnh một cách thi vị hóa nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, thể hiện mối quan hệ khăng khít và sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. - Nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em, mà còn là sự kết tinh những tình cảm đối với đất nước quê hương. c. Triết lý: Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành thân thiết như quê hương. Điểm 0,5 1,0 0,5 Câu 2: (2,5 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. - Hạn chế các lỗi về chính tả và diễn đạt II. Yêu cầu về nội dung Nội dung cần đạt Điểm Đặt Ước mơ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người, vì nó giúp con 0,25 vấn đề người vượt lên những khó khăn, thử thách để hướng đến tương lai và những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những ước mơ đó phải thiết thực và cao đẹp. Giải * Giải thích 0,5 quyết - Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để vấn đề thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại. - Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực, ước mơ đó phải thiết thực, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình và xã hội. * Phân tích - Chứng minh 1,0 - Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. 1 (Dẫn chứng: - Ước nguyện của Nick Vujicic là : được sống đúng với con người của mình và được làm điều mình mong muốn, là đi diễn thuyết động viên mọi người vượt qua gian khó để đạt được ước mơ. - Lực sĩ trẻ Thạch Kim Tuấn vô địch cử tạ trẻ thế giới 2014 (tổ chức tại Nga) ước mơ trở thành vận động viên xuất sắc và cao hơn nữa là huấn luyện viên đã giúp anh vượt qua khó khăn thử thách về con đường học vấn. - Anh em nhà Wright – người phát minh ra máy bay đã có ước mơ: “Nếu chúng ta có thể bay giống như chim nhạn thì tốt quá, nếu được bay, chúng ta có thể bay tới thiên đường gặp mẹ…” - Ước mơ của Bác Hồ: đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.) - Không nên ước mơ xa vời, viển vông, ước mơ phải thiết thực + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực. + Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền. (Dẫn chứng : - Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn còn có những ước mơ xa vời, không thiết thực như : chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp năng lực của bản thân, điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội. - Nhiều người đặt mơ ước làm giàu từ những tấm vé số mà không lo làm ăn tích lũy....) * Đánh giá - mở rộng - Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, có ý nghĩa hướng con người vươn tới lối sống đẹp, sống có ý nghĩa. - Phê phán những người không dám ước mơ và những kẻ mơ ước quá xa rời thực tế - Thời đại hôm nay mở ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ. Sống phải có khát vọng và biết cách giữ niềm tin ở bản thân để có thể vươn tới bao mục tiêu chờ ta chinh phục. Kết * Bài học nhận thức và hành động thúc - Phải biết kết hợp ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc vấn đề sống, phải có ước mơ, có những khao khát mãnh liệt, cháy bỏng nhưng đừng mơ ước hão huyền. - Phải vạch ra những kế hoạch để biến ước mơ thành hành động. - Phải trau dồi tri thức, phải rèn luyện ý chí, kĩ năng sống, rèn đức luyện tài để có khả năng biến ước mơ thành hiện thực. 0,5 0,25 * Lưu ý: - Học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh, những dẫn chứng trên là để tham khảo, học sinh lấy các dẫn chứng khác vẫn cho điểm miễn là phù hợp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo Câu 3: (1,5 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách cảm nhận một chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm văn học. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh, có cảm xúc. 2 - Hạn chế các lỗi diễn đạt. B. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục. Nội dung cần đạt - Giọt nước mắt của A Phủ được khắc họa: “… hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. - Ý nghĩa: + Là tột đỉnh của nỗi đau (thể xác và tinh thần) mà người dân nghèo phải gánh chịu dưới ách thống trị bạo tàn của bọn địa chủ phong kiến miền núi. Là khát vọng sống mãnh liệt nhưng A Phủ đã ý thức được rằng mình không còn cơ hội để sống nữa. + Đánh thức nỗi đau đớn khổ sở mà trước đây Mị đã trải qua, đã chịu đựng, gợi nhắc cho Mị nhớ lại có đến hàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc, biến một cô Mị chỉ mấy ngày trước thấy A Phủ bị trói đứng vẫn “thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay” thành một cô Mị phải suy nghĩ : “người kia việc gì phải chết ...?” + Là sự hoàn thiện quá trình thức tỉnh của Mị, đánh thức sự đồng cảm về thân phận trong Mị để cô đi đến hành động táo bạo: cắt đứt dây trói cứu A Phủ và giải thoát chính mình. Giọt nước mắt của A Phủ làm tăng giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Điểm 0,25 0,25 0,5 0,5 * Lưu ý: Cần ghi nhận những ý kiến hay, thuyết phục của học sinh. Cho điểm tối đa khi học sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. Câu 4: (4,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… b. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Nội dung cần đạt Điểm - Kim Lân là cây bút chuyên viết về nông thôn và đời sống của người 0,25 nông dân, những trang viết của ông chân thật, xúc động về cuộc sống Đặt và số phận của những người dân quê. vấn đề - Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân viết về hiện thực nạn đói năm 1945, đồng thời thể hiện khát vọng, niềm tin bất diệt của người lao động. - Trích dẫn nhận định. * Cái đói hành hạ tất cả mọi người, nó vừa cay đắng vừa đau đớn 1,5 - Kim Lân đã xây dựng thành công bức tranh của xóm ngụ cư ngày đói vừa cay đắng lại vừa đau đớn: + Hình ảnh con người: Người chết như ngả rạ, người sống bồng bế 3 dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Đám trẻ con buồn ủ rũ, người vợ nhặt rách rưới tả tơi như tổ đỉa, Giải anh cu Tràng dáng vẻ mệt mỏi đăm chiêu, bà cụ Tứ thì bủng beo u quyết ám… vấn đề + Không gian xóm ngụ cư: là một gam màu tối, xác xơ, heo hút và ảm đảm. Hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, không khí vẩn mùi ẩm thối của rác và mùi gây của xác người. + Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết và tiếng hờ khóc vẳng đến từ những nhà có người chết đói. - Cái đói cái nghèo đã hành hạ con người: + Cái đói biến anh Tràng trở nên thô kệch, ủ rũ, ngang tàng. + Nó khiến Thị trở thành người đàn bà chao chát chỏng lỏn, kém duyên “ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì” và theo không Tràng về. + Nó khiến bà cụ Tứ xuất hiện với dáng vẻ tảo tần, lọng khọng, húng hắng ho. * Sức sống đơn sơ của tâm hồn - một tia sáng về đạo đức, danh dự - Trên nền của hiện thực tăm tối ấy, Kim Lân đã phát hiện và trân trọng phẩm giá con người, ngòi bút nhân đạo của nhà văn đã cho thấy sức sống đơn sơ nhưng vô cùng mãnh liệt trong tâm hồn người lao động + Tràng dắt Thị về trong ngày đói, trước cặp mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư – đó là sự cưu mang, đùm bọc che chở của anh đối với những người cùng cảnh ngộ và những số phận bất hạnh. Điều đó đã thổi một làn gió mát vào xóm ngụ cư, khiến những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng nhiên rạng rỡ hẳn lên. + Tràng đã thay đổi rất nhiều từ cách ăn nói đến suy nghĩ: hắn thấy hắn nên người, thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này, hắn muốn làm một việc gì để tu sửa lại căn nhà. + Thị - nhờ cảm nhận được tình người của Tràng và bà cụ Tứ mà đã trở thành “người đàn bà hiền hậu đúng mực”: biết ngượng nghịu trên đường về với Tràng, nói lí nhí nhỏ nhẹ với mẹ chồng, dậy sớm dọn dẹp như một nàng dâu mới và đặc biệt là hành động “điềm nhiên và vào miệng” cái món chè khoán đắng chát và nghẹn bứ trong cổ họng. + Bà cụ Tứ - trước cảnh con mình có vợ thì rạng rỡ hẳn lên. Người mẹ nông dân nghèo thương con thương dâu ấy có tấm lòng thơm thảo, không bi lụy mà lạc quan qua câu chuyện vui, chuyện sung sướng về sau trong bữa cơm ngày đói. + Kết thúc tác phẩm là hình ảnh đoàn người đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm. - Đói nghèo đã cướp đi sự duyên dáng của người lao động, nhưng tình người, niềm tin vào cuộc sống đã làm cho họ đẹp hơn nhờ nhân 1,5 4 phẩm và đạo đức của mình. Rõ ràng là ngay trên bờ vực của đói nghèo và cái chết, người lao động vẫn vui sống, vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai. * Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống truyện độc đáo - Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn - Phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc Kết Đánh giá chung: Từ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, nhà thúc văn đã thể hiện được quan điểm, tư tưởng của mình về số phận và vấn đề khát vọng của người nông dân Việt Nam. * Lưu ý: 0,5 0,25 - Học sinh có thể giới thiệu vấn đề hoặc kết thúc vấn đề bằng nhiều cách khác nhau miễn là phù hợp và nêu được vấn đề nghị luận. - Cần ghi nhận những ý kiến hay, thuyết phục của học sinh. Cho điểm tối đa khi học sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 THỜI GIAN: 180 PHÚT Đề 1 NĂM HỌC 2015- 2016 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Một chàng trai trẻ xin làm người giúp việc cho một nông trại. Khi người chủ hỏi anh có thể làm được gì, anh nói: - Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão. Câu trả lời hơi khó hiểu này làm người chủ nông trại bối rối. Nhưng vì có cảm tình với chàng trai trẻ nên ông thu nhận anh. Một vài ngày sau, người chủ và vợ ông chợt tỉnh giấc giữa đêm vì một cơn lốc lớn. Họ vội kiểm tra mọi thứ trong nhà thì thấy các cánh cửa đã được đóng kỹ, nông cụ đã được cất gọn gàng trong kho, máy cày đã được cho vào nhà xe và chuồng gia súc đã được khóa cẩn thận. Ngay cả những con vật cũng no nê và tỏ ra không hề sợ hãi. Tất cả mọi thứ đều an toàn và chàng trai vẫn ngủ ngon lành. Giờ thì người chủ đã hiểu lời của chàng trai trước kia: “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão”. Bởi trước giờ anh luôn thực hiện công việc của mình một cách [.....................] nên anh chẳng cần phải lo lắng gì mà vẫn có thể tránh được những biến cố khi cơn bão ập tới. (Trích Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM) Câu 1. Điền 1 trong các từ sau vào chỗ trống [.....] sao cho phù hợp : có mục tiêu/ có mục đích/ có kế hoạch. (0,25 điểm) Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,25 điểm) Câu 3. Câu trả lời của chàng trai “Tôi vẫn ngủ được khi trời giông bão” có hàm ý gì? (0.25 điểm) Câu 4. Nêu chủ đề chính của câu chuyện.(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa Hai chị em Lào - Việt hai bên 1 Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm Mỗi chiến công hay từng giọt lệ Đều xóa dần núi cách sông ngăn (Chim lượn trăm vòng - Chế Lan Viên) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa - Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền ”. (0,5 điểm) Câu 7. Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện điều gì? (0,5 điểm) Câu 8. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ Đều xóa dần núi cách sông ngăn”. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người”. (Frank Crane). Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài và nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu. 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 12 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 THỜI GIAN : 180 PHÚT Đề 2 NĂM HỌC 2015- 2016 Phần 1 Đọc hiểu (3,0 điểm). Văn bản 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân. Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường, Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương. (Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 0.5đ 2. Ý nghĩa của từ, cụm từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân” trong đoạn thơ ? 0.5đ 3. Hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2? 0.5đ Văn bản 2: “…Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88