Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của asean...

Tài liệu Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của asean

.DOCX
4
141
146

Mô tả:

ĐỀ BÀI Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của ASEAN: - Tiêu chí thành viên - Các lần mở rộng - Ý nghĩa của việc mở rộng thành viên (đối với ASEAN và các quốc gia gia nhập. MỞ ĐẦU Do vị trí địa - chính trị quan trọng mà khu vực Đông Nam Á luôn là mục tiêu của các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Liên Xô (cũ)... Để giảm sự chi phối của các quốc gia lớn, đồng thời đảm bảo hòa bình, an ninh của mỗi quốc gia, các nước Đông Nam Á đã liên kết với nhau hình thành nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ khi được thành lập, số lượng thành viên của ASEAN không ngừng mở rộng, tính đến nay, tổng số thành viên chính thức đã là 10 quốc gia. Sau đây, em xin đi sâu vào tìm hiểu quá trình mở rộng thành viên của ASEAN. NỘI DUNG 1. Tiêu chí thành viên Tiêu chí để các quốc gia trở thành thành viên của ASEAN được nêu rõ trong khoản 2 Điều 6 Hiến chương ASEAN về kết nạp thành viên mới: “2. Việc kết nạp dựa trên các tiêu chí sau đây: (a) Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á; (b) Được tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN công nhận; (c) Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương; và (d) Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ Thành viên.” Tiêu chí thứ nhất khẳng định tính chất khu vực của ASEAN mặc dù so với một số tổ chức quốc tế khu vực khác phạm vi khu vực của ASEAN hẹp hơn rất nhiều. Tính chất khu vực của ASEAN chỉ thuần túy dựa trên yếu tố về địa lí. Khi gia nhập một tổ chức quốc tế, các quốc gia đều phải đáp ứng những tiêu chí mang tính khách quan như tuân thủ quy tắc, luật lệ của tổ chức, có khả năng thực hiện nghĩa vụ thành viên của tổ chức đó. Đối với các quốc gia muốn gia nhập ASEAN cũng không phải ngoại lệ. Ngoài ra, việc trở thành thành viên của ASEAN còn phụ thuộc vào một điều kiện mang tính chất chủ quan là được các thành viên khác của ASEAN công nhận. Sự công nhận này phải dựa trên nguyên tắc đồng thuận 100% (nhất trí tuyệt đối), đây cũng là điểm khác biệt của ASEAN so với một số tổ chức quốc tế khác. 2. Các lần mở rộng Vấn đề mở rộng ASEAN cho tất cả các nước trong khu vực ĐNA tham gia đã được các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực đề cập nhiều lần tại nhiều thời 1 điểm khác nhau. việc mở rộng ASEAN không thể chỉ do một phía, hoặc ta đưa ra đề nghị, hoặc ASEAN muốn là được. Đây là quá trình tác động hai chiều và các nhu cầu của hai bên phải gặp nhau đúng thời điểm. 2.1. Brunei Brunei chính thức gia nhập ASEAN ngày 8 tháng 1 năm 1984, trở thành thành viên thứ sáu và cũng là quốc gia mở đầu cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN. Đây là quốc gia duy nhất gia nhập ASEAN trong thời kì chiến tranh lạnh. Nhưng với diện tích và dân số khiêm tốn, việc Brunei tham gia ASEAN không gây ra tác động đáng kể nào về kinh tế, chính trị và an ninh đối với ASEAN nói riêng và ĐNA nói chung. 2.2. Việt Nam Sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (TAC) năm 1992 và trở thành quan sát viên ASEAN năm 1994. Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) họp ở Bangkok tháng 7/1994, các Bộ trưởng đã thông qua nghị quyết tiến hành chuẩn bị các thủ tục cần thiết theo quy trình để làm lễ kết nạp Việt Nam vào kỳ họp Bộ trưởng ngoại giao tới, tức năm 1995 tại Thủ đô Brunei. Và ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam vào ASEAN đã được tổ chức tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei trong dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28. ASEAN trở thành ASEAN-7. 2.3. Lào và Myanmar - Sự kiên CHDCND Lào chính thức tham gia vào ASEAN vào tháng 7/1997 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của quá trình Lào hội nhập khu vực và quốc tế, hỗ trợ quan hệ song phương với từng nước thành viên ASEAN. - Đến cuối thâ ̣p ky 80, mối liên hê ̣ giữa Myanmar với ASEAN mới được quan tâm, chú trọng. Sau nhiều biến động chính trị, tháng 7 năm 1995, tại Hô ̣i nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei, Myanmar đã chính thức ký TAC, mở đường cho viê ̣c gia nhâ ̣p ASEAN. Được sự vâ ̣n đô ̣ng và ủng hô ̣ mạnh mẽ của các nước ASEAN, năm 1996 Myanmar được công nhâ ̣n là uan sát viên của Hô ̣i nghị Ngoại trưởng ASEAN. Tháng 7 năm 1997, tại Hô ̣i nghị Ngoại trưởng ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpur, Myanmar cùng Lào được chính thức kết nạp thành Hô ̣i viên thứ 8 và thứ 9 của ASEAN. 2 2.4. Campuchia Campuchia là quốc gia cuối cùng gia nhập ASEAN vào 30 tháng 4 năm 1999. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Việc gia nhập của Campuchia đã hoàn thành tiến trình mở rộng của ASEAN lên ASEAN - 10. Hiện nay, Đông Timor đã xin gia nhập và trở thành ứng cử viên tiếp theo của ASEAN. Papua New Guinea cũng trở thành quan sát viên từ năm 1976. 3. Ý nghĩa của việc mở rộng thành viên Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên và chiều sâu hợp tác, cho tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực tạo ra sức mạnh tăng lên của các nước Đông Nam Á. ASEAN là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài. Về mặt chính trị, ngoại giao, vị thế của ASEAN đang trở nên ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và khu vực, trở thành một đối trọng với các quốc gia lớn ở châu Á như Nhật Bản, Trung uốc, Ấn Độ. Với các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực được tăng lên sẽ dẫn tới hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu dung của thị trường từng nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực với phần còn lại của nên kinh tế thế giới, thông qua đó để phát triển kinh tế các thành viên. KẾT LUẬN uá trình mở rộng của ASEAN đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đã đạt được những mục tiêu đề ra. Từ mối nghi ngại ban đầu, thậm chí có lúc căng thẳng, thù địch, ASEAN dần trở thành một tổ chức toàn khu vực, bao gồm đầy đủ 10 nước thành viên với chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trình độ kinh tế chênh lệch và màu sắc văn hóa đa dạng. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan