Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của asean...

Tài liệu Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của asean

.DOCX
4
64
124

Mô tả:

MỞ ĐẦU Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đônê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Để làm rõ hơn quá trình mở rộng thành viên của ASEAN em xin chọn đề tài “Bình luận về quá trình mở rộng thành viên của ASEAN”. NỘI DUNG 1. Tiêu chí làm thành viên. Ngay khi thành lập, tại điểm 4 Tuyên bố Bangkok năm 1967: “ Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”. Như vậy các quốc gia sáng lập ASEAN đã không đặt ra những yêu cầu về chính trị, các quốc gia sáng lập cũng đã khẳng định quan điểm ASEAN không phải là tổ chức chính trị hoặc quân sự theo xu hướng thân phương Tây và đối đầu với các quốc gia có chế độ chính trị khác trong khu vực như Việt Nam, Lào. Các quốc gia muốn trở thành thành viên của tổ chức này phải tán thành tôn chủ, mục đích và nguyên tắc của ASEAN. Như vậy, ngoài việc là “quốc gia khu vực Đông Nam Á” và “ tán thành các tôn chỉ, mục đích và các nguyên tắc của ASEAN” – những điều kiện hoàn toàn có tính chất khách quan thì sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội không phải là rào cản các quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN. Hiến chương ASEAN ra đời đã kế thừa Tuyên bố Bangkok và cụ thể hóa các điều kiện để trở thành thành viên của Tổ chức- khoản 2 Điều 6 Hiến chương ASEAN , cụ thể: - Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á. Được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN công nhận. Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương ASEAN. Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên. Tiêu chí đầu khẳng định tính chất khu vực của ASEAN, chỉ các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á mới được làm thành viên của ASEAN, mặc dù so với một số tổ chức quốc tế khu vực khác như: Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi… phạm vi khu vực của ASEAN hẹp hơn nhiều. 1|Page Ứng cử viên để trở thành thành viên của ASEAN còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của các thành viên khác của ASEAN. Tuy điều kiện mang tính chất chủ quan nhưng quá trình phát triển của ASEAN trong nhiều năm qua cho thấy hầu như không có quốc gia thành viên nào của của ASEAN sử dụng tiêu chí này để cản trở nguyện vọng gia nhập ASEAN. Việc kết nạp sẽ do Cấp cao ASEAN quyết định theo đồng thuận (nhất trí), dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Điều phối ASEAN- khoản 3 Điều 6 Hiến chương ASEAN. Điều nay khác với một số tổ chức quốc tế khác là đồng thuận 100%( nhất trí tuyệt đối). Riêng về thủ tục xin gia nhập và kết nạp sẽ do Hội đồng điều phối ASEAN quy định. Hiến chương không quy định về rút khỏi Tổ chức và cũng không quy định cụ thể về chế tài đối với thành viên vi phạm. Đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, Cấp cao ASEAN có thẩm quyền quyết định- khoản 4 Điều 20 Hiến chương ASEAN. Trên cơ sở chủ quyền, gia nhập tổ chức quốc tế là quyền của các quốc gia, nhưng tuân thủ nguyên tắcm luật lệ của tổ chức là nghĩa vụ mà mọi thành viên của tổ chức phải chấp hành. Vì vậy, tiêu chí này hoàn toàn có tính chất khách quan và việc đòi hỏi phải đáp ứng là tính tất yếu. 2. Các lần mở rộng. ASEAN ra đời vào ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Đây là 5 quốc gia sáng lập nên ASEAN, ASEAN ra đời nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh khu vực và các lợi ích chính trị cho các quốc gia thành viên, trong các yếu tố chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóaxã hội thì yếu tố cơ bản và chủ yếu tác động đến sự ra đời của ASEAN là chính trị. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm sau này. Brunei là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Ngày 1/1/1984, Brunei nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Brunei được chính thức kết nạp vào ASEAN với nghi lễ trọng thể tại Gia-các-ta và trở thành thành viên thứ sáu của Hiệp hội ASEAN. Tháng 7/1992, tại AMM25 ở Ma-ni-la, đã diễn ra Lễ ký để Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li. Ngay sau lễ ký, ASEAN đã tuyên bố Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN.Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 ở Bangkok (tháng 7/1994) các nước ASEAN đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam làm thành viên Hiệp hội. Ngày17/10/1994, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên 2|Page thứ 7 của tổ chức ASEAN đã diễn ra tại Brunei, trong dịp họp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28. Tháng 7/1997 tại AMM 30, Lào và Mi-an-ma chính thức gia nhập ASEAN. Lễ kết nạp Căm-pu-chia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/4/1999. 3. Ý nghĩa của việc mở rộng các thành viên. Từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A' (ASEAN) được thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể. Các nước ASEAN đã xây dựng được những cơ chế hợp tác giữa họ với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt kinh tế, chính trị - an ninh, văn hoá xã hội, và các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác. Sự hợp tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên. Hợp tác chính trị được đánh giá là mặt hợp tác thành công hơn cả của ASEAN trong những thập kỷ qua. Và chính ở lĩnh vực này, vai trò của tổ chức đối với các nước thành viên được thể hiện rõ rệt nhất. Thông qua ASEAN, các nước thành viên đã có tiếng nói trên trường quốc tế, với tinh thần đoàn kết khu vực, ASEAN đã trở thành một lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn mưu đồ thống trị của các thế lực bên ngoài, giữ gìn được bản sắc khu vực, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của các quốc gia thành viên. Các quốc gia Đông Nam Á trong ASEAN là các nước vừa và nhỏ, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, sức mạnh kinh tế của hầu hết các nước thành viên chưa đủ để có thể có tiếng nói quyết định trong nền kinh tế thế giới. Với cơ chế hợp tác, ASEAN đã trở thành thị trường to lớn đầy hứa hẹn đối với mỗi nước thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi nước, đồng thời ASEAN trở thành cánh cửa để các nước thành viên bước ra bên ngoài hợp tác với các khối, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. KẾT LUẬN Trải qua nhiều thăng trầm, vượt lên tất cả thách thức, ASEAN đã và đang tiếp tục xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình- tự do- trung lập, không vũ khí hạt nhân, cộng đồng của các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau vì vận mệnh chung, vượt đói nghèo, tiến tới phồn vinh, thịnh vượng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3|Page 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb Công an nhân dân- Hà Nội 2012. 2. Hiến chương ASEAN năm 2007 3. http://khdtgialai.gov.vn/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/HIEP-HOI-CACQUOC-GIA-DONG-NAM-A-(ASEAN).aspx 4. http://www.dav.edu.vn/en/reseach/introduction.html?id=470:so-34-vaitro-cua-asean-doi-voi-cac-nuoc-thanh-vien-va-doi-voi-khu-vuc-chau-athai-binh-duong 5. http://world.hbu.edu.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=173:tng-quan-vasean&catid=65:cac-t-chc-tren-th-gii&Itemid=116 4|Page
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan