Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong khu vực thương mại tự do, c...

Tài liệu Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong khu vực thương mại tự do, các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với asean

.DOC
4
146
131

Mô tả:

MỞ BÀI Trong những năm gần đây, thế giới được chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do (FTAs). Các hiệp định được ký kết tại hầu khắp các khu vực trên thế giới và chiếm lĩnh vị trí thống trị trong hệ thống thương mại quốc tế. Các FTA góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng đồng thời làm “chệch hướng thương mại”… Để hiểu hơn về hiện tượng “ chệch hướng thương mại” em xin chọn đề tài “ bình luận về hiện tượng “ chệch hướng thương mại” trong khu vực thương mại tự do, các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN” NỘI DUNG 1. Khái quát về khu vực thương mại tự do và hiện tượng “ chệch hướng thương mại” Khu vực thương mại tự do ( Free Trade Area - FTA) hay còn gọi là khu vực mậu dịch tự do, được hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và các hạn chế phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa qua lại đối với các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các bước khác. Các FTA được thành lập nhằm các nước thành viên mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cáo hiệu quả nhờ sản xuất quy mô lớn, củng cố các quan hệ chính trị… Đặc biệt, những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP- đang đàm phán). Hiện trên thế giới có rất nhiều khu vực thương mại tụ do được thành lập ví dụ như: khu vực tự do thương mại ASEAN ( AFTA), khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (AFTA ), Hiệp đinh mậu dịch tự do Trung Âu (CE- FTA ( ), Hiệp hội mâụ dịch tự do Châu Âu (EFTA), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA), Khu vực tự do Nam Á (SAFTA), Hiệp hội mậ dịch tự do Mỹ La Tinh (LAFTA). Mặc dù các FTA góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng đồng thời, nó cũng làm “chệch hướng thương mại” và hạn chế thương mại đối với các nước không tham gia ký kết. Các nhà phân tích chỉ ra rằng: khi một nhóm nước hình thành khu vực thương mại tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp trong khu vực và hiện tượng này được gọi là chệch hướng thương mại (trade deflection). Các nước thành viên FTA có quyền áp những mức thuế khác nhau, miễn là không cao hơn mức trần của WTO. Chính vì mức thuế của các nước thành viên đưa ra khác nhau nên có nguy cơ tạo ra chệch hướng thương mại. Khi hiện tượng này xuất hiện, có tác động tiêu cực tới các ngành sản xuất có hàng xuất nhập khẩu của quốc gia thành viên. Khác với tạm nhập tái xuất, nước tạm nhập hàng hóa không những thu được một lần lợi nhuận từ thuế nhập khẩu mà còn thu được lợi nhuận khi bán hàng sang nước nhập khẩu, khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại, quốc gia có thuế quan thấp hơn thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu mặt hàng cùng loại (do quốc gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn nghạch với mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực. Các nhà sản xuất từ ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng nhiều cách như xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp, sau đó xuất sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn. Mặc dù các nước này đã có những biện pháp về quản lý, kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu. Điều này gây nên sự bất công bằng trong hoạt động thương mại và ảnh hưởng tới quốc gia thành viên và các quốc gia trong khối. Đồng thời, khi xuất hiện hiện tượng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả. Làm ảnh hưởng tới sự đoàn kết trong khối FTA. Đó là sự cạnh tranh, của doanh nghiệp trong nước thành viên với nước ngoại khối nếu nước thành viên là nước kém phát triển hơn nước ngoại khối có thể doanh nghiệp trong nước sẽ bị phá sản… . 2. Biện pháp hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong khu vực thươg mại tự do FTA Để giảm nguy cơ chệch hướng thương mại các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc ROO cho từng trường hợp cụ thể (quy tắc xuất xứ), có nghĩa là chỉ những hàng hóa nào thỏa mãn các điều kiện đưa ra thì mới được hưởng mức thuế ưu đãi. Các quốc gia thành viên phải tăng cường hoạt động quản lý, kiểm tra một cách chặt chẽ, phân biệt hiệu quả giữa hành hóa có nguồn gốc thương mại tự do và từ nước khác (thông qua việc kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu). Đưa ra các chính sách nhằm khắc phục hiện tượng này như: các quốc gia thành viên tăng cường xuất khẩu, ngoài ra cần nghiên cứu phương án sử dụng các FTA khác để “lấy độc trị độc” như thực hiện đàm phán các FTA song phương. Mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ cho các đối tác khác (đối tác có sức cạnh tranh cao, ngoại khối) để gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp kiềm chế bớt nhập siêu từ các đối tác này. 3. Liên hệ với ASEAN Để đối phó với điều kiện hoàn cảnh và những thách thức xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, năm 1992 theo sang kiến của Thái Lan, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một khu vực mậu dịch Tự do ASEAN ( AFTA). Với nhiều mục tiêu, nội dung cũng như chưa đựng những kỳ vọng về một sự phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu hơn của kinh tế các nước ASEAN vào nền kinh tế thế giới. AFTA đã hình thành nên các hệ thống quan hệ song phương để thúc đẩy cho cả hệ thống cùng tiến tới mục tiêu chung, cụ thể là tháng 10/2003 Hội nghị ở Bali, các lãnh đạo ASEAN đã đồng ý hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan và các hàng rào phi thuế (NTBs) vào năm 2020, hướng đến một thị trường chung ASEAN. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trong ASEAN, nếu đứng ngoài hoặc chậm chân với xu thế này, các nước sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử và nguy cơ đối mặt với hiệu ứng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả. Vì vậy, việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu, đồng thời tạo sức ép để các nước trên tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. KẾT LUẬN Với lợi thế duy trì được tính độc lập tương đối của các thành viên, FTA là mô hình liên kết kinh tế được nhiều khu vực lựa chọn. Tuy nhiên nó cũng không thể tránh khỏi được một số hệ lụy không mong muốn như hiện tượng chệch hướng thương mại. vì vậy cần được các quốc gia thàn viên quan tâm hạn chế hiện tượng này nhằm tạo một khu vực thương mại tự do lành mạnh thúc đẩy kinh tế phát riển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN trường Đại Học Luật Hà Nội. 2. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Trương Đại Học Luật Hà Nội 3. Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN – khóa luận tốt nghiệp, Lại Ngọc Thanh 2011. 4. FTA song phương của các nước ASEAN và tác động đến cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng ASEAN/ PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn 2008.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan