Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của asean (pis) dưới các góc độ sau ...

Tài liệu Bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của asean (pis) dưới các góc độ sau cơ sở pháp lí thực tiễn triển khai vai trò đối với tiến trình hội

.DOCX
5
88
137

Mô tả:

Đề bài: Bình luận về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN (PIS) dưới các góc độ sau: - Cơ sở pháp lí. - Thực tiễn triển khai. - Vai trò đối với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN . 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhằm tập trung nguồn lực cho các trọng tâm, trọng điểm trong hợp tác kinh tế ASEAN , đồng thời cũng để tạo ra các lĩnh vực hợp tác kinh tế mũi nhọn và là chất xúc tác để thúc đẩy nhanh hội nhập kinh tế ASEAN và quá trình xây dựng AEC , các nhà lãnh đạo đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập. Để hiểu rõ hơn, em xin chọn đề 10 làm đề tài cho bài luận của mình. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở pháp lí: Có rất nhiều những văn bản quy định về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN. Một số những văn kiện quan trọng phải kể đến như là: Thứ nhất , Hiến chương ASEAN: Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc xây dựng AEC và là cơ sở để triển khai các hoạt động về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập nhằm xây dựng AEC thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thứ hai, trong Tuyên bố Bali I (1976), các nước thành viên ASEAN đã đề cập đến các mục tiêu chung của hợp tác kinh tế là “phối hợp một cách có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng thương mại, kể cả các vấn đề thương mại hóa quốc tế; cải thiện giao thông vận tải, bưu điện – viễn thông và nâng cao đời sống nhân dân”. Thứ ba, Hiệp định khung của ASEAN về các lĩnh vực ưu tiên 2004. Theo quy định tại khoản 1 điều 2 của Hiệp định này thì các lĩnh vực được ưu tiên hội nhập hiện nay bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, cao su, gỗ , điện tử, xe hơi, dệt may và giày dép, e-ASEAN, đánh bắt cá, y tế, du lịch, hàng không và dịch vụ hậu cần logistic. Đối với mỗi một ngành, lĩnh vực ưu tiên thì có một “Nghị định thư hội nhập ngành ASEAN” ví dụ như là Nghị định thư ngành gỗ ASEAN, Nghị định thư ngành thủy sản ASEAN.... Thứ tư, các nhà lãnh đạo nông nghiệp và lâm nghiệp ASEAN cũng đã ra Tuyên bố chung về “ASEAN và Năm quốc tế về Rừng 2011” do Liên hợp quốc đề xướng, trong đó khẳng định tầm quan trọng và sự đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển bền vững; cam kết tăng cường hợp tác trong ASEAN và 2 ASEAN với các đối tác đối thoại,các đối tác phát triển và các tổ chức tài trợ như FAO, USAID, CIFOR... để tăng cường bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên. II. Thực tiễn triển khai: Trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, các nước thành viên ASEAN cũng đưa ra các biện pháp cũng như các sáng kiến để đẩy nhanh sự hợp tác và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế. Dựa trên cơ sở nhu cầu hội nhập khách quan, lợi thế cạnh tranh của từng lĩnh vực và các đặc thù của nền kinh tế ASEAN, ASEAN đã đưa ra 3 biện pháp thực hiện: + Rút ngắn lộ trình hội nhập các lĩnh vực ưu tiên, xây dựng lộ trình và sáng kiến hội nhập cho mỗi lĩnh vực, đồng thời mỗi lĩnh vực này sẽ có điều phối riêng. + Tiến hành đánh giá định kì hai năm một lần để theo dõi và giám sát tình trạng, tiến độ và hiệu quả của các lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đồng thời đảm bảo thực hiện kịp thời lộ trình đã đề ra. + Xác định các dự án hoặc các sáng kiến khu vực cụ thể thông qua đối thoại thường xuyên hoặc tham khảo ý kiến với các bên liên quan, đặc biệt là với khu vực tư nhân. Chương trình và hiệu quả của chương trình đã được triển khai trên thực tế. Năm 2010 là năm có nhiều dấu mốc trong chặng đường thực hiện mục tiêu AEC. Từ tháng 1-2010, đã có tới 99% tổng số dòng thuế, đã được xóa bỏ trong thương mại trong khối ASEAN. Mức thuế quan trung bình đã giảm xuống còn 0,9% trong năm 2009 từ mức 4,4% năm 2000. Việc thực hiện các cam kết tự do hóa đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN là dệt may, cao-su, giày dép, công nghiệp chế tạo ô-tô, nông nghiệp, thủy sản, công nghệ thông tin, du lịch, v.v... đang đi vào giai đoạn cuối. Hiệp định về thương mại hàng hóa mới của ASEAN thay thế cho Hiệp định CEPT/AFTA trước đây có hiệu lực từ ngày 1-5-2010 đã kịp thời khắc phục những hạn chế pháp lý và mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy các chương trình thuận lợi hóa thương mại. Các luồng di chuyển vốn, dịch vụ được cởi mở thông thoáng trên định hướng của AEC. Với mong muốn tạo lập một nền tảng thương mại chung, ASEAN đang hướng sự nỗ lực cao nhất để thành lập Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) để tăng tốc độ thông quan và giải phóng hàng hóa của các quan chức hải quan khu vực. Tất cả các thành viên ASEAN đang thực hiện Cơ 3 chế một cửa quốc gia (NSW) ở những giai đoạn khác nhau và sẽ hoàn thành trước năm 2012. Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, tính đến ngày 1-1-2010, 91 trong tổng số 124 văn kiện pháp lý của AEC đã có hiệu lực. Con số này chiếm 73% của tất cả các văn kiện pháp lý liên quan tới việc thực hiện AEC. III. Vai trò đối với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN . Một là, ASEAN là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số lĩnh vực ưu tiên hội nhập. Các điều kiện thuận lợi này bao gồm khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên phong phú…Vì vậy, sự hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ nâng cao hiệu quả của việc khai thác các thế mạnh này trong mỗi quốc gia. Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, giá lương thực - thực phẩm và năng lượng tăng cao, cũng như các thảm họa thiên tai, như động đất, sóng thần, lũ lụt và các thảm họa do con người gây ra đã một lần nữa cho thấy vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng là những thách thức hàng đầu và mang tính toàn cầu hiện nay. Trong bối cảnh như vậy, hợp tác ASEAN về lĩnh vực này là cần thiết, phù hợp với xu thế thời đại và có ý nghĩa rất quan trọng. Ba là, thị trường thế giới ngày càng nhiều biến động và đặt ra nhiều thành thức cho các nước ASEAN đặc biệt là trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật. Điều này đòi hỏi ASEAN phải đẩy mạnh hợp tác cùng nhau nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp, nhất là cây giống và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực và cây công nghiệp, biến đổi gen, bảo tồn và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và nguồn nước. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập được xem là một trong những trụ cột để phát triển cộng đồng kinh tế nói chung và cộng đồng ASEAN nói riêng. Phạm vi tìm hiểu về vấn đề còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện bài luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn. 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN – Hà Nội 2011. 2. Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) - Nội dung và lộ trình , Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên)/ Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. 3. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – Từ tầm nhìn tới hành động, Nguyễn Thu Trang, khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội 2011. 4. Hiến chương ASEAN năm 2007. 5. Tuyên bố hòa hợp ASEAN năm 1976 (Tuyên bố Bali). 6. Hiệp định khung ASEAN về hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên năm 2004. 7. http://www.agroviet.gov.vn 8. Baomoi.com số ra ngày 08/5/2009 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan