Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận nhận định những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập asean k...

Tài liệu Bình luận nhận định những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập asean không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hoá – xã hội, mà là những to

.DOC
4
44
137

Mô tả:

I. Đặt vấn đề. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines.Hiện nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên. Nói về sự thành lập ASEAN có nhận định “Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hoá – xã hội, mà là những toan tính về chính trị và an ninh”. Trong bài viết này em xin đưa ra một số hiểu biết của mình để bình luận về nhận định trên. II. Nội dung. 1. Bối cảnh chính trị thành lập ASEAN. Thứ nhất, trước thời điểm ASEAN được thành lập, tại Đông Nam Á đã xuất hiện một số tổ chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA – thành lập năm 1961) với thành viên Thái Lan, Malaysia và Philippines, tổ chức MAPHILINDO với thành viên là Malaysia, Philippines và Indonesia (thành lập năm 1963). Vì nhiều lý do khác nhau nên những tổ chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thứ hai tình hình chính trị quốc tế và khu vực: Thế giới đang trong tình trạng chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ chi phối, đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước lớn thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Do vị trí địa chính trị quan trọng của Đông Nam Á nên cả hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia Đông Nam Á khiến khu vực này trở lên hết sức nhạy cảm. Thứ ba về chính trị trong nước của các nước ASEAN vào thời điểm này đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Bên cạnh phong trào dân chủ của giai cấp tư 1 sản dân tộc và các lực lượng tiến bộ khác, chính quyền những nước này còn phải đối phó với phong trào ly khai của các tôn giáo như phong trào Moro ở Philipines, phong trào Papua tự do, phong trào đòi độc lập nước cộng hoà Malucu ở Indonesia. Đặc biệt, giữa những năm 60, ở hầu hết các nước Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu tranh vũ trang rất mạnh mẽ của các Đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. 2. Bình luận nhận định “Những yếu tố quan trọng ban đầu đưa đến sự thành lập ASEAN không phải là các yếu tố về kinh tế và văn hoá – xã hội, mà là những toan tính về chính trị và an ninh” Nhận định trên cho rằng “chính trị - an ninh” mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành lập ASEAN. Từ bối cảnh chính trị trong thời gian thành lập ASEAN có thể thấy rằng nhận định trên rất chính xác. Đông Nam Á đang phải chịu sự tranh giành ảnh hưởng của cả Liên Xô và Mỹ. Nhưng tình hình lúc này Liên Xô và Trung Quốc đang có vai trò ngày càng tăng trong khu vực thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số Đảng cộng sản ở Đông Nam Á. Mặt khác, do sự kết thúc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân cũ, vai trò và uy tín của Mỹ, Anh trong khu vực bị suy giảm khiến các nước Đông Nam Á thân Mỹ, Anh không tìm thấy chỗ dựa tin tưởng về an ninh. Do đó dù các nước ASEAN vẫn coi Mỹ và các nước phương Tây là chỗ dựa về an ninh, kinh tế song tình hình cho thấy nếu chỉ nghiêng về một phía là không có lợi, nên cách tốt nhất là “đứng cách đều”, lựa chọn giải pháp sống “hòa thuận tối đa” với tất cả. Để có thể thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích”, giảm sự chi phối của các nước lớn, cách duy nhất là các nước Đông Nam Á cần phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng trung lập trong chính sách của ASEAN sau này. Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả 2 của các tổ chức tiền thân của ASEAN như ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thể bằng một hình thức hợp tác khác có hiệu quả hơn. Tóm lại, dù rằng giữa các nước vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng trong bối cảnh quốc tế và trong nước như vậy, nhất là khi cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang vào giai đoạn quyết liệt, thì cả năm nước là thành viên sáng lập ASEAN đều đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị để củng cố hoà bình và đảm bảo an ninh toàn khu vực cũng như của mỗi quốc gia. Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về văn hoá, xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của ASEAN. ASEAN thành lập ngày 08/08/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Có thể nói, đây là một sự kiện tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng nước ASEAN 5. Nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hoá và xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản và chủ yếu là chính trị. ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các nước Đông Nam Á. Những quốc gia này đã thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phái triển của đất nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa vào lực lượng bên ngoài. Đối với các nước Đông Nam Á, sự ra đời ASEAN là thắng lợi của tinh thần hoà giải, hoà hợp giữa các nước trong khu vực. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của Đông Nam Á trong những năm sau này. 3 Danh mục tài liệu tham khảo - Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, trường ĐH Luật Hà Nội, khoa pháp luật quốc tế, Trung tâm luật Châu Á – Thái Bình Dương, tr.233. - http://vi.wikipedia.org - http://vietbao.vn - http://www.baomoi.com 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan