Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định...

Tài liệu Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và đề ra những giải pháp pháp lý

.DOC
13
93
114

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU T huế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế. Thuế thu nhập doanh nghiêp là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Do đó, nó có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ[1]. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam được xuất phát từ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật để thể chế hóa và thực hiện các chính sách này, qua đó thực hiện chức năng điều tiết với nền kinh tế, thu nhập và tiêu dùng xã hội[2]. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 có nhiều nét mới, tạo bước cải cách ưu đãi thuế vừa bảo đảm môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để hiểu hơn về luật thuế này chúng ta cùng đi vào bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Đồng thời, tìm ra những giải pháp pháp lý để thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. NỘI DUNG http://greensoft.com.vn/dac-diem-va-vai-tro-cua-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-451/ http://www.kilobooks.com/threads/66999-binh-luan-cac-quy-dinh-ve-doi-tuong-nop-thue-thu-nhap-doanh-nghieptheo-luat-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2008.html 1 2 1 1. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP T huế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Hay có nghĩa là nó đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ tri các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Đối tượng nộp thuế (chủ thể nộp thuế) thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế. Theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Nhóm 1: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung; Nhóm 2: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: 2 a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác; d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Nhóm 3. Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Các đơn vị sự nghiệp này bao gồm các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Nhóm 4. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã (hợp tác xã, liên hợp tác xã theo Điều 2 Luật Hợp tác xã năm 2012); Nhóm 5. Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 1 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 3 a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Để có thể xác định chính xác đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. Khoản thu nhập khác này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, bao gồm 11 loại thu nhập. 4 2. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHẤP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ K hi triển khai Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (chưa sửa đổi), cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới nhận thấy rằng, một số khoản thu nhập chịu thuế mới phát sinh trong thực tiễn, như thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng quyền kinh doanh như chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền góp vốn đầu tư, quyền tham gia dự án đã được Chính phủ có quy định để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát sinh; một số khoản thu nhập cần được miễn thuế để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế nay cần bổ sung vào Luật để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch và cơ sở pháp lý[3]. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người nộp thuế và công tác quản lý thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, thu hút đầu tư qua đó sẽ có tác động tích cực đối với kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn[4]. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi gồm các nội dung cơ bản sau: Sửa đổi khái niệm về cơ sở thường trú (bỏ cụm từ “mang lại thu nhập”) để phù hợp với các cam kết quốc tế, không làm ảnh hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam; Bổ sung để bao quát hết các khoản thu nhập mới phát sinh như thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Ngoài ra, để đảm bảo đúng bản chất, Luật đã sửa đổi để loại khoản hoàn nhập dự phòng ra khỏi thu nhập khác (chuyển vào hạch toán giảm chi phí). Để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp luật liên quan, Luật sửa đổi đã bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với thu nhập 3 4 TỜ TRÌNH Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều củaLuật thuế thu nhập doanh nghiệp 5 từ sản xuất muối của Hợp tác xã,thu nhập của Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản, thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ, thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước của Ngân hàng phát triển Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội, thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã[5]. Tuy nhiên, có một sự mâu thuẫn không hề nhỏ giữa quy định pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Năm 2013, văn bản pháp lý điều chỉnh liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đang có hiệu lực. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải đến năm 2014 mới có hiệu lực thi hành. Do quan tâm vào quá trình sửa đổi luật mà trong tờ trình, báo cáo, giải trình, thống kê và thuyết minh về số liệu đánh giá đối tượng nộp thuế thu nhập doanh 5 http://tapchithue.com.vn/chinh-sach-moi/3936.html 6 nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, các hạn chế đặt ra đối với pháp luật doanh nghiệp về đối tượng nộp thuế vẫn dựa trên cơ sở của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (chưa sửa đổi). Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên đã phát huy được những tác động tích cực nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, do sự biến động nhanh của nền kinh tế, Luật Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Về khái niệm cơ sở thường trú: Khoản 3 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khái niệm cơ sở thường trú để làm căn cứ xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phương pháp đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua rà soát Luật và các cam kết quốc tế cho thấy do khái niệm cơ sở thường trú trong Luật có bổ sung thêm điều kiện là các cơ sở này phải mang lại thu nhập nên làm cho khái niệm cơ sở thường trú trở nên hẹp hơn so với cam kết quốc tế, làm ảnh hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam. Do vậy cần sửa đổi, bổ sung khái niệm cơ sở thường trú cho phù hợp với cam kết quốc tế. Về thu nhập chịu thuế: Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định về thu nhập chịu thuế, tuy nhiên chưa bao quát được các khoản thu nhập mới phát sinh trong kỳ tính thuế như: thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Do vậy cần bổ sung vào Luật các khoản thu nhập này vào diện thu nhập chịu thuế (thu nhập khác) để đảm bảo bao quát được các khoản thu nhập phát sinh. Ngoài ra, các khoản thu nhập này là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên, về bản chất tương tự như khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản do vậy phải kê khai nộp thuế riêng và do cùng tính chất nên được bù trừ lãi lỗ của các hoạt động này với nhau, nhưng không được bù trừ vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. 7 Về thu nhập được miễn thuế: Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định 07 khoản thu nhập miễn thuế, nhưng chưa quy định về miễn thuế đối với: (i) thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đánh bắt hải sản; (ii) thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; (iii) thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập từ các quỹ tài chính Nhà nước hoặc quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; (iv) Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác. Về nguyên tắc thì bất kỳ tổ chức nào khi thỏa mãn hành vi kinh doanh và có thu nhập phát sinh thì đều là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách khuyến khích đãi ngộ với một số đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn và thường tạo ra thu nhập không cao, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định các trường hợp ngoại lệ (các trường hợp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp). Song những tiêu chí để nhận diện thế nào là doanh nghiệp có sử dụng những lao động yếu thế (người khuyết tật, người vô gia cư, người bị nhiễm HIV, người nghèo,…) còn chưa được làm rõ. 8 3. Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM THỰC THI TỐT PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3.1. Đ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ể khắc phục những tồn tại, vướng mắc của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp so với thực tiễn và xu hướng chung về cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công tác quản lý thuế. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự báo và tiềm ẩn nhiều rủi ro thì cần thiết phải sửa đổi các quy định sau: Về khái niệm cơ sở thường trú: Để phù hợp với các cam kết quốc tế, không làm ảnh hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam, cần sửa đổi, bổ sung khái niệm cơ sở thường trú theo hướng bỏ cụm từ mang lại thu nhập. Về thu nhập chịu thuế: Để đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, phản ánh đúng bản chất kinh tế của khoản thu và cơ sở pháp lý trong thực hiện cần bổ sung vào luật một số khoản thu nhập khác như: thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư, quyền kinh doanh; đồng thời đưa ra khỏi thu nhập khác khoản hoàn nhập các khoản dự phòng. Về thu nhập được miễn thuế: Bổ sung quy định về miễn thuế đối với: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản; Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV; (Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải 9 của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; Thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác. 3.2. Đ Kiến nghị về thực thi quy định pháp luật ể việc áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cũng nên tiến hành đồng bộ những giải pháp sau: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, thanh tra giám sát; Ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý thuế theo hướng tự do hóa; Sửa đổi bổ sung những quy định pháp luật về quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau thành lập theo hướng vừa tạo môi trường kinh doanh thông thoáng vừa quản lý được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp ma. Thứ hai, tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm. Để các doanh nghiệp tự giác chấp hành pháp luật thuế thu nhập là rất khó, hiện tượng vi phạm xảy ra rất phổ biến vì thế tăng cường chế tài đối với hành vi vi phạm là để buộc các doanh nghiệp tự giác chấp hành, đảm bảo tính răn đe. Thứ ba, thực hiện hoạt động tuyên truyền pháp luật; biểu dương, khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Áp dụng biện pháp khen 10 thưởng và đảm bảo an toàn cho cá nhân khai báo, tố giác cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận. Đi cùng với đó là tích cực phòng chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực cũng là một vấn đề cần làm để tăng cường việc thực thi quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế. Chú trọng công tác đào tạo và luân chuyển cán bộ, công chức ngành thuế để lực lượng này phát triển cả về lượng và chất nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới. Thứ tư, Bộ Tài chính cần có thông tư rõ ràng điều chỉnh về vấn đề này, chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp cùng thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất; xác định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp, thực hiện phân cấp tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cơ quan thuế cấp dưới, theo đó, ta cần sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và Chi cục theo hướng tinh gọn, rỏ ràng, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo một việc chỉ do một đơn vị tham mưu, xử lý, chịu trách nhiệm, thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế được chính phủ, bộ tài chính giao. KẾT LUẬN 11 T huế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý[6]. Việc hoàn thiện pháp luật và thực thi tốt pháp luật thuế sẽ là điều kiện để nhà nước quản lý tốt các hoạt động thu chi của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 6 http://www.dankinhte.vn/vai-tro-cua-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-thi-truong/ 12 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 3. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Văn phòng Quốc hội ban hành 4. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 5. Tờ trình số 160/TTr-CP ngày 23-4-2013 của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 6. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 7. Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 8. Công văn thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan