Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biên soạn e book hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại họ...

Tài liệu Biên soạn e book hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại học và cao đẳng bằng phần mềm adobe acrobat pro 9.0

.PDF
71
5
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HOÁ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài BIÊN SOẠN EBOOK HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT PRO 9.0 Ngành : Hoá học Niên khoá : 2008 – 2012 Lớp : Hoá 4B Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Đăng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thảo Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HOÁ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài BIÊN SOẠN EBOOK HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT PRO 9.0 Giáo viên hướng dẫn Th.S Lê Văn Đăng Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Thảo Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm TP.HCM cùng các thầy cô khoa hóa đã tạo điều kiện cho em hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. Sau bốn năm miệt mài trên giảng đường đại học, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, chúng em đã học hỏi được nhiều thứ hơn từ kiến thức hóa học chuyên môn đến các kỹ năng giao tiếp ứng xử, hòa nhập xã hội cộng đồng, tất cả là hành trang cho chúng em bước vững trên đường đời. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Đăng đã cận kề và là người bạn đồng hành thân quen trên suốt chặng đường dài, từ những ngày đầu dẫn dắt chúng em đến với đề tài cho đến ngày hoàn thành khóa luận. Dù bận rộn với nhiều công việc nhưng thầy luôn tận tâm hướng dẫn chúng em, cung cấp cho chúng em các phần mềm tin học hỗ trợ cũng như các tài liệu tham khảo thật bổ ích phục vụ đắc lực cho đề tài. Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù đã không ngừng nỗ lực cố gắng nhưng với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô góp ý, chia sẻ để em học hỏi và rút ra những kinh nghiệm quý báu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Thảo MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................... 2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 2 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................... 2 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................. 3 1.6. Giả thuyết khoa học ................................................................. 3 1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ............................. 3 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................ 4 2.1. Cơ sở lí luận về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ..... 4 2.1.1. Khái niệm bài tập hóa học ............................................. 4 2.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học......................................... 4 2.1.3. Phân loại bài tập hóa học ............................................... 9 2.1.4. Một số phương pháp giải bài toán hóa học .................... 13 2.2. Giới thiệu về E-book ................................................................ 14 2.2.1. Khái niệm E-book .......................................................... 14 2.2.2. Đặc điểm của E-book ..................................................... 15 2.2.3. Một số định dạng của E-book ........................................ 17 2.2.4. Tình hình sử dụng E-book ............................................ 18 2.3. Giới thiệu các phần mềm biên soạn E-book hóa học ........... 20 2.3.1. Adobe Acrobat 9 Pro Extended ..................................... 20 2.3.2. Một số phần mềm hỗ trợ ............................................... 37 3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM BIÊN SOẠN E-BOOK ........... 54 3.1. Các bước biên soạn E-book hóa học ...................................... 54 3.1.1. Nghiên cứu tài liệu ......................................................... 54 3.1.2. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2010 .......... 54 3.1.3. Thao tác trong ứng dụng Adobe Acrobat Pro 9.0 .......... 63 3.2. E-book hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học ............ 67 3.3. Kết quả nghiên cứu.................................................................. 68 3.3.1. Về khóa luận .................................................................. 68 3.3.2. Về sản phẩm E-book ...................................................... 68 4. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ............................................................... 108 4.1. Kết luận..................................................................................... 108 4.2. Đề xuất ...................................................................................... 109 4.3. Hướng phát triển của đề tài .................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 110 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài – E-book là một trong những dạng tài liệu phổ biến hiện nay được lưu trữ trong thư viện điện tử. – E-book dạng PDF là một loại tài liệu có thể mô tả chi tiết bằng chữ, lời nói, âm thanh, hình, ảnh, phim video rất sinh động. – E-book hiện nay đa số chỉ tập trung chủ yếu vào phần lí thuyết, phần bài tập quá ít và chưa đi vào khai thác sâu. – E-book hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết đối với học sinh trung học phổ thông đặc biệt là học sinh đang ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc … – Việc ứng dụng công nghệ tin học vào phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin toàn cầu. Với các lí do trên, em đã chọn đề tài “BIÊN SOẠN E-BOOK HƯỚNG DẨN GIẢI ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT PRO 9.0”. Đề tài này được chuẩn bị với ước muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo hóa học cho quá trình tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời hoàn thiện kĩ năng ứng dụng tin học trong hóa học, em hy vọng nó sẽ góp phần giúp học sinh làm quen với khả năng tự suy nghĩ để giải quyết những tình huống khác nhau trong bài tập hóa học, ôn tập, rèn luyện tốt các kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bộ môn hóa học, chuẩn bị bước vào các kỳ thi cuối cấp quan trọng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tạo một cuốn sách điện tử E-book hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại học và cao đẳng dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập của học sinh trung học phổ thông, học sinh chuẩn bị thi vào các trường đại học, cao đẳng nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập, tìm kiếm kiến thức của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học, nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Nhiệm vụ của đề tài – Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học. – Tham khảo các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học 10, 11, 12, ôn thi đại học, cao đẳng và các phương pháp giải nhanh đề thi trắc nghiệm hóa học. – Áp dụng các phần mềm để tạo E-book, bao gồm các phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word 2010, Chemwindow 6.0, MathType 6.7, Snagit 11 để biên soạn cuốn E-book giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại học và cao đẳng dùng cho học sinh trung học phổ thông đặc biệt là học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng. 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại học – cao đẳng từ năm 2007 đến nay và quá trình tiến hành thực hiện E-book đó. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended để biên soạn cuốn Ebook hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm hóa học vào các trường đại học và cao đẳng. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Bộ đề thi trắc nghiệm hóa học tuyển sinh đại học - cao đẳng từ năm 2007 đến năm 2011 (gồm 15 đề). 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu thành công đề tài này thì sẽ: – Giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng giải nhanh các đề thi trắc nghiệm hóa học. – Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin. – Thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh. – Dễ dàng trao đổi các tài liệu hóa học bổ ích, bàn luận các vần đề hóa học thông qua mạng Internet. – Phát huy khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 1.7.1. Phương pháp nghiên cứu – Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. – Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc biên soạn E-book hóa học. – Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè. 1.7.2. Phương tiện nghiên cứu – Các tài liệu về hóa học trung học phổ thông, đặc biệt là tài liệu giải đề thi trắc nghiệm hóa học. – Máy vi tính có cấu hình mạnh. – Các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận về sử dụng bài tập trong dạy học hóa học 2.1.1. Khái niệm bài tập hóa học [4] Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định. Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động tái hiện. Trong các câu hỏi, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải nhớ lại nội dung của các định luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa,…còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bước. Ví dụ : Thế nào là phản ứng thế? Những loại hydrocacbon nào đã học tham gia được phản ứng thế? Mỗi loại cho một ví dụ? Để làm được bài này, học sinh phải nhớ lại được định nghĩa phản ứng thế tức tái tạo lại kiến thức. Ngoài ra các em còn hệ thống hóa lại được công thức tổng quát, định nghĩa các hydrocacbon, tính chất hóa học đặc trưng của mỗi hydrocacbon đó. Như vậy, chính các bài tập hóa học gồm bài toán hay câu hỏi, là phương tiện cực kỳ quan trọng để phát triển tư duy học sinh. Việc hoàn thành và phát triển kỹ năng giải các bài toán hóa học cho phép thực hiện những mối liên hệ qua lại mới giữa các tri thức thuộc cùng một trình độ của cùng một năm học và thuộc những trình độ khác nhau của những năm học khác nhau cũng như giữa tri thức và kỹ năng. 2.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học [4] a) Bài tập hóa học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu hơn và làm chính xác hóa các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của các khái niệm, học thuộc lòng các định luật, nhưng nếu không qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững những cái mà học sinh đã thuộc lòng. Bài tập hóa học sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng được các kiến thức đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình. Khi vận dụng được một kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu. Ví dụ :Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không phải là phenol? CH3 CH3 OH A B CH3 CH3 OH OH CH3 OH C CH2OH D Khi làm được bài tập này, học sinh đã nhớ được định nghĩa phenol, công thức cấu tạo của phenol và cách phân biệt các hợp chất có chứa nhóm -OH tức các em đã chính xác hóa các khái niệm và không bị lẫn lộn giữa các chất gần giống nhau về hình thức. b) Bài tập hóa học đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh Ví dụ : Trong tinh dầu chanh có chất limonen. a)Hãy viết phương trình phản ứng khi hidro hóa limonen được mentan và công thức cấu tạo mentan. b)Limonen thuộc dãy đồng đẳng nào trong chương trình hóa học đã học biết limonen? CH2 H3C CH3 Khi cho học sinh làm bài này, các em rất thích thú vì biết được một chất trong chanh. Việc viết phương trình phản ứng không phải là khó đối với các em. Tuy nhiên, qua ví dụ này học sinh biết ankadien có nhiều loại mạch khác nhau. Nhờ vậy mà kiến thức hoá học gắn liền với thực tế cuộc sống có thể đi vào trí nhớ của các em một cách dễ dàng. Hoặc một ví dụ khác là các phần bài tập về độ rượu, các bài tập tính hiệu suất, điều chế… cũng rất gần gũi với cuộc sống. Những bài tập này cũng góp phần đáng kể trong việc gắn kiến thức hóa học với cuộc sống làm cho các em thêm yêu thích môn hóa, không làm nặng nề kiến thức của học sinh, từ đó các em cảm thấy hóa học không phải là những khái niệm khó nhớ, khó hiểu mà rất thiết thực, gần gũi đối với các em. c) Bài tập hóa học củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học Kiến thức cũ nếu chỉ đơn thuần là nhắc lại sẽ làm cho học sinh chán vì không có gì mới và hấp dẫn. Bài tập hóa học sẽ ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất. Một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung, nhiều chương, nhiều bài khác nhau. Qua việc giải các bài tập hóa học này, học sinh sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung của nhiều bài, chương khác nhau từ đó sẽ hệ thống hóa kiến thức đã học. Ví dụ : Chất A có công thức phân tử là C 5 H 12 , khi tác dụng với Cl 2 (có chiếu sáng) thì tạo ra một sản phẩm duy nhất tìm công thức cấu tạo của A? A có mấy đồng phân? Đọc tên các đồng phân? Chỉ với một ví dụ nhỏ như thế, học sinh đã được ôn về thuyết cấu tạo hóa học, cách viết các đồng phân, phản ứng thế và cách xác định chất thỏa đề bài, được ôn về danh pháp. Như vậy các em đã được cũng cố kiến thức cụ, hệ thống hóa các kiến thức đã học. d) Bài tập hóa học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về hóa học Các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học như kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình hóa học; các tính toán đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất, … Ví dụ : Một hỗn hợp gồm hai chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng là 11,2lít (đo ở đktc). a) Hãy xác định công thức phân tử của ankan. b) Tính % thể tích của hai ankan. Để làm bài tập này học sinh phải hiểu các khái niệm đồng đẳng, ankan, ankan kế tiếp, công thức tổng quát, viết được hệ phương trình về khối lượng và số mol, biết quy đổi thể tích ra số mol. Biết công thức tính % theo thể tích hai chất đó. Qua việc thường xuyên giải các bài tập hỗn hợp, lâu dần học sinh sẽ thuộc các kí hiệu hóa học, nhớ hóa trị, số oxi hóa của các nguyên tố, … e) Bài tập hóa học tạo điều kiện để tư duy học sinh phát triển Bài tập hóa học phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Khi giải một bài tập, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, qui nạp. Một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau: có cách giải thông thường, theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải ngắn gọn mà lại chính xác. Qua việc giải nhiều cách khác nhau, học sinh sẽ tìm ra được cách giải ngắn mà hay, điều đó sẽ rèn luyện được trí thông minh cho các em. Ví dụ : Một hỗn hợp gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng là 11,2lít (đo ở đktc). a) Hãy xác định công thức phân tử của ankan b) Tính % thể tích của 2 ankan. Với bài này có 2 cách giải: – Cách 1: Dựa vào khối lượng và thể tích đề bài cho đưa về phương trình 2 ẩn số (giữa số C của một ankan (lớn hoặc bé) với số mol của hỗn hợp) và biện luận. – Cách 2: dùng phương pháp trung bình tìm được số C trung bình ( n ) ta sẽ suy được 2 giá trị (n, m) ứng với 2 ankan đồng đẳng kế tiếp. Từ nhiều cách giải như vậy học sinh sẽ chọn ra cho mình một phương pháp giải thích hợp nhất nhờ vậy mà tư duy các em phát triển. f) Tác dụng giáo dục tư tưởng Khi giải bài tập hóa học, học sinh được rèn luyện về tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động học tập, tính độc lập, sáng tạo khi xử trí các vấn đề xảy ra. Mặt khác, việc tự mình giải các bài tập hóa học còn giúp cho học sinh rèn luyện tinh thần kỉ luật, biết tự kiềm chế, có cách suy nghĩ và trình bày chính xác, khoa học, nâng cao lòng yêu thích bộ môn hóa học. Ví dụ: C 4 H 10 O có bao nhiêu đồng phân ? Đây là một bài tập rất đơn giản, dễ đối với học sinh nhưng không phải học sinh nào cũng làm đúng hoàn toàn vì các em không cẩn thận, chủ quan khi làm bài. Tuy nhiên, tác dụng giáo dục tư tưởng của bài tập có được phát huy hay không, điều này còn phụ thuộc vào cách dạy của giáo viên. Bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ triệt để qui định khoa học, chống tác phong luộm thuộm dựa vào kinh nghiệm lặt vặt chưa khái quát vi phạm những nguyên tắc của khoa học. Ví dụ : Trong phòng thí nghiệm hóa học nào cũng đều có nội qui phòng thí nghiệm, các chai lọ đều có nhãn và để ở những vị trí cố định. g) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, bài tập hóa học tạo điều kiện tốt cho giáo viên làm nhiệm vụ này. Bài tập hóa học còn cung cấp cho học sinh những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp học sinh hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống. Ví dụ: Cho biết thành phần chính của khí thiên nhiên, khí cracking, khí than đá và khí lò cao (khí miệng lò). Muốn điều chế mỗi chất ở dưới đây ta có thể đi từ loại khí nào nói trên: CCl 4 , C 2 H 5 OH, CH 3 NH 2 ? 2.1.3. Phân loại bài tập hóa học [3, 4] a) Cơ sở phân loại bài tập hóa học – Phân loại dựa vào nội dung toán học của bài tập: + Bài tập định tính (không có tính toán) + Bài tập định lượng (có tính toán) – Phân loại dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập: + Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) + Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm) – Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập: + Bài tập hóa đại cương • Bài tập về chất khí • Bài tập về dung dịch • Bài tập về điện phân... + Bài tập hóa vô cơ • Bài tập về các kim loại • Bài tập về các phi kim • Bài tập về các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối, … + Bài tập hóa hữu cơ • Bài tập về hydrocacbon • Bài tập về rượu, phenol, amin • Bài tập về andehyt, axit cacboxylic, este, … – Dựa vào nhiệm vụ và yêu cầu của bài tập: + Bài tập cân bằng phương trình phản ứng + Bài tập viết chuỗi phản ứng + Bài tập điều chế + Bài tập nhận biết + Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp + Bài tập xác định thành phần hỗn hợp + Bài tập lập công thức phân tử. + Bài tập tìm nguyên tố chưa biết – Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập: + Bài tập dạng cơ bản + Bài tập tổng hợp – Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: + Bài tập trắc nghiệm + Bài tập tự luận – Dựa vào phương pháp giải bài tập: + Bài tập tính theo công thức và phương trình. + Bài tập biện luận + Bài tập dùng các giá trị trung bình… – Dựa vào mục đích sử dụng: + Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ + Bài tập dùng củng cố kiến thức + Bài tập dùng ôn tập, ôn luyện, tổng kết + Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi + Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu,… Hiện nay, ở các trường trung học phổ thông, giáo viên thường sử dụng bài tập hóa học theo 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm). b) Bài tập tự luận Bài tập tự luận là loại bài tập khi làm bài, học sinh phải tự viết câu trả lời, học sinh phải tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình. c) Bài tập trắc nghiệm Bài tập trắc nghiệm khách quan là loại bài tập khi làm bài học sinh chỉ phải chọn một câu trả lời trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không phải viết câu trả lời nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn câu trả lời chỉ từ 1 – 2 phút. Gọi là trắc nghiệm khách quan do cách chấm điểm rất khách quan. Bài làm của học sinh được chấm bằng cách đếm số lần chọn được câu trả lời đúng nên không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người chấm. Ai cũng chấm được, kể cả người không có kiến thức về lĩnh vực đó, chỉ cần biết đáp án đúng là đáp án nào. Có các loại câu trắc nghiệm sau: – Câu trắc nghiệm “đúng sai” Ví dụ: Các lựa chọn sau là đúng hay sai? A. H 2 O 2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (Đ) B. Phân tử H 2 O 2 có 2 liên kết cộng hóa trị có cực.(Đ) C. H 2 O 2 là chất lỏng không màu, không mùi, nhẹ hơn nước.(Đ) D. H 2 O 2 có tính oxi hóa mạnh hơn ozon. (S) – Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn Ví dụ: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng hợp metyl metacrylat. B. Trùng hợp vinyl xianua. C. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. D. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic. – Câu trắc nghiệm ghép đôi Ví dụ: Hãy nối cột A và cột B sao cho thích hợp với hóa chất cần sử dụng A B Hóa chất để phân biệt O 2 và O 3 PbS KClO 3 Hóa chất để điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm Ag H 2 SO 4 Để chứng minh tính oxi KI + hồ tinh hóa mạnh của O 3 , người bột ta dùng hóa chất H2O (NH 4 ) 2 SO 4 – Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn Ví dụ: Điền những từ, những cụm từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nguyên tử, phân tử, ozon, cộng hóa trị, oxi, ion, cho – nhận, yếu hơn, mạnh hơn, tính khử, tính oxi hóa Phân tử ozon có ba .....(1)..... oxi liên kết với nhau. Nguyên tử oxi trung tâm tạo nên một liên kết .....(2)..... với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết .....(3)..... với nguyên tử oxi còn lại. Ozon là một trong những chất có ....(4).... rất mạnh và ....(5)..... oxi. Ở điều kiện bình thường .....(6)..... không oxi hóa được Ag, nhưng ....(7).... oxi hóa Ag thành Ag 2 O. 2.1.4. Một số phương pháp giải bài toán hóa học ở trung học phổ thông[4] a) Tính theo công thức và phương trình phản ứng b) Phương pháp bảo toàn khối lượng c) Phương pháp tăng giảm khối lượng d) Phương pháp bảo toàn electron e) Phương pháp dùng các giá trị trung bình – Khối lượng mol trung bình – Hóa trị trung bình – Số nguyên tử C, H, … trung bình – Số liên kết π trung bình – Gố hydrocacbon trung bình – Số nhóm chức trung bình, … f) Phương pháp ghép ẩn số g) Phương pháp tự chọn lượng chất h) Phương pháp biện luận 2.2. Giới thiệu E-book [2] 2.2.1. Khái niệm E-book E-book (electronic book), nghĩa là sách điện tử, theo định nghĩa của từ điển Oxford của Anh “là một phiên bản điện tử của một cuốn sách in mà có thể được đọc”. Có thể hiểu nó là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Các loại sách thông thường được in trên giấy và xuất bản rồi phân phối đến người đọc. Sách điện tử không được in trên giấy, nó là một dạng thông tin số đã được mã hóa dưới nhiều định dạng khác nhau, đòi hỏi phải có thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới xem được. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại... có trang bị phần mềm chuyên dụng để đọc. 2.2.2. Đặc điểm của E-book a) Ưu điểm Thiết bị đọc E-book nhiều chức năng: Có thể được đọc trong ánh sáng thấp hoặc thậm chí cả bóng tối. Có nhiều chế độ đọc khác nhau, có thể chỉnh sửa nội dung sách điện tử hay ghi chú, đánh dấu trên sách mà không làm hư hại gì đến sách. Có chức năng tìm kiếm nhanh một từ bất kì trong sách … Ngoài chức năng đọc văn bản và hình ảnh, thiết bị đọc E-book có thể đọc được cả file âm thanh và video. Do đó, nếu người đọc không thích đọc văn bản thì có thể chọn chức năng nghe phiên bản âm thanh. Một số E-book còn có những ứng dụng flash cho phép người đọc tương tác với các nội dung trong E-book. Không tốn chi phí vận chuyển: Chỉ cần tải E-book từ trang web, không cần phương tiện vận chuyển và không mất thời gian vận chuyển. Chức năng tìm kiếm tiện lợi: Phần mềm đọc E-book có chức năng tìm kiếm, chỉ cần nhập một từ cần tìm trong ô tìm kiếm, lập tức sẽ nhảy đến trang có chứa từ cần tìm. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần tra cứu tài liệu, chẳng hạn khi tra từ điển. Chi phí cập nhật thấp: Khi tác giả cần cập nhật một số phần của E-book thì chỉ cần chỉnh sửa trên các tài liệu điện tử và sau đó thông báo cho khách hàng về việc phát hành mới. Điều này giúp tiết kiệm các phiên bản cập nhật của sách in. Nguồn tài liệu rộng lớn: Hiện có sẵn một kho E-book khổng lồ để người đọc có thể tải về và lưu trữ trong các thiết bị số cầm tay như điện thoại di động, pocket PC, thiết bị đọc E-book … Khả năng lưu trữ và di chuyển: Với một thiết bị đọc E-book nhỏ gọn như kích thước của một cuốn sách thông thường nhưng có thể lưu hàng ngàn sách điện tử tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của nó. Đa ngôn ngữ: Hiện nay, một cuốn sách điện tử có thể được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Người đọc có thể lên trang web và chọn mua một cuốn sách phù hợp với ngôn ngữ của mình. Điều này rất thuận lợi cho người đọc ở mọi quốc gia trên thế giới, giúp cuốn sách đến được với nhiều đối tượng khác nhau. Chi phí thấp: Chi phí cho một cuốn E-book rẻ hơn nhiều lần so với sách in thông thường. Hơn nữa, phần lớn sách điện tử là miễn phí. Phân phối: So với cách xuất bản sách dạng bản in trên giấy, xuất bản sách dưới dạng E-book rẻ hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt thuận lợi cho các tác giả tự xuất bản sách điện tử. b) Khuyết điểm Thiết bị đọc E-book đắt tiền: Sách điện tử yêu cầu một thiết bị điện tử để hiển thị nó. Nhiều định dạng E-book yêu cầu phần mềm chuyên dụng để hiển thị chúng. Một cuốn sách điện tử phụ thuộc vào thiết bị để đọc nó, nếu thiết bị hay phần mềm đọc E-book bị lỗi thì sẽ gây ảnh hưởng đến nó. Giá cả đắt đỏ cũng là trở ngại với việc phổ biến E-book đến với nhiều đối tượng. Tuy nhiên nếu coi đây là sự đầu tư lâu dài thì với chi phí mua một thiết bị đọc E-book và E-book vẫn tiết kiệm hơn so với đầu tư một kho sách in khổng lồ. Hạn chế quyền sử dụng: Kỹ thuật quản lý quyền kỹ thuật số có thể hạn chế những tác động của người dùng đối với E-book. Chẳng hạn, không thể chuyển quyền sở hữu của một cuốn sách điện tử cho người khác, mặc dù giao dịch như vậy được phổ biến với các sách in thông thường. Tính phổ cập thấp: Hiện nay, phần lớn độc giả lại thích đọc sách in bình thường hơn so với đọc sách trên màn hình vi tính. Vi phạm tác quyền: Trong một vài trường hợp, sách điện tử có thể được phổ biến mà không có sự chấp thuận của tác giả hoặc nhà sản xuất. Vấn đề môi trường: Các thiết bị đọc E-book gây ra vấn đề về môi trường. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng E-book đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên giấy dùng để in sách. Tóm lại, ngoài ưu điểm thì E-book cũng có những khuyết điểm riêng. Nhưng cân nhắc giữa lợi và hại thì E-book vẫn là lựa chọn hàng đầu, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ và trí tuệ con người. 2.2.3. Một số định dạng của E-book a) DOC (Document) Đây có thể nói là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một E-book. Định dạng này có thể lưu trữ được chữ, hình ảnh, bảng, đồ thị,… Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng Microsoft Word, nhưng nếu ta không có tiền để mua bản quyền bộ Microsoft Office của Microsoft, ta có thể sử dụng Writer trong Open Office.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở với những tính năng không thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngoài ra ta cũng có thể mở một file doc thông qua các ứng dụng office online như Google Docs, ThinkFree Office, Zoho Office,… b) PDF (Portable Document Format) Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, "Định Dạng Tài liệu Di Động") là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất