Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễ...

Tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
113
1
139

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bổ trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chăn thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Huyền Nga MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠM GIAM TRONG TÓ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM...........................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự..............................................................................................7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự..............7 1.1.2. Khái niệm tạm giam.................................................................................12 1.1.3. Đặc điểm biện pháp ngăn chặn tạm giam................................................14 1.1.4. Mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.... 16 1.2. Các nguyên tắc quy định và áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam........................................................................................20 1.2.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhằm đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả...............................................21 1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa......................................22 1.2.3. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người...........................................................................23 Tiểu kết Chương 1...............................................................................................26 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA Bộ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự 2015 VỀ TẠM GIAM.....................................................................................27 2.1. Quy định về đối tượng tạm giam..........................................................27 2.2. Quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam 30 2.3. Quỵ định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam 32 2.4. Quy định về thủ tục tạm giam.............................................................33 2.5. Quy định về thời hạn tạm giam...........................................................34 2.5.1. Quy định về thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra.........................35 2.5.2. Quy định về thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố...........................38 2.5.3. Quy định về thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử...........................39 2.5.4. Thời hạn tạm giam trong trường hợp đặc biệt.........................................41 2.5.5. Cách tính thời hạn tạm giam....................................................................42 Tiểu kết Chương 2...............................................................................................46 Chương 3: THựC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẬN TẠM GIAM TRONG VIỆC XÉT xử TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG...............................................................................................47 3.1. Đặc điểm của tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.....................................47 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội..........................................................47 3.1.2. Những tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................................... 47 3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (2016-2020)..........................................49 3.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (2016-2020)..................................................49 3.2.2. Những thiếu sót, vi phạm trong áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam................................................................................................. 54 3.2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm............................................58 3.3. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam...................................................62 3.3.1. Sự cân thiêt và định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam....................................62 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.................................................................................................. 64 Tiểu kết Chương 3...............................................................................................72 KẾT LUẬN..........................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự BPNC: Biện pháp ngăn chặn CQĐT: Cơ quan điều tra CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TTHS: Tố tụng hình sự VKS: Viên kiểm sát • Viên kiểm sát nhân dân • Viên kiểm sát nhân dân tối cao • VKSND: VKSNDTC: DANH MỤC CÁC BẢNG số hiêu Tên bảng • Bảng 3.1 Tổng số các vụ án hình sự tòa án tỉnh Đắk Lắk thụ lý (2016-2020) Bảng 3.2 Trang 53 Tổng số bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét xử so thẩm, phúc thẩm (2016-2020) 53 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đảng và Nhà nước ta đang từng bước cải cách, đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội một cách toàn diện, bảo vệ quyền con người, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm để các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn một cách triệt để và được thực thi một cách nghiêm túc. Trong đó, việc hoàn thiện các quy định trong tố tụng hình sự luôn được chú trọng, từng bước khắc phục những bất cập, yếu kém trong các quy định pháp luật trước đó, nâng cao và hoàn thiện dần những quy định trong pháp luật tố tụng hình sự đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Pháp luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử để đấu tranh, phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đạt được điều đó, Luật tố tụng hình sự quy định nhiều biện pháp mang tính cưỡng chế, trong đó có những biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc thực thi pháp luật được thực hiện theo khuôn khổ nhất định. Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn, đặt biệt là biện pháp ngăn chặn tạm giam, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ án hình sự và hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam luôn luôn gắn liền với những hạn chê quyên con người được ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm trong Hiến pháp. Với quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiếm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bẳt, giam, giữ người do luật định ” (Điều 20), Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo mọi công dân không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tuỳ tiện, trái pháp luật, đặc biệt là biện pháp ngăn chặn tạm giam. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn về cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của BLTTHS 2003, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn vướng mắc nhất định, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để có quy định phù hợp thực tế, đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đạt hiệu quả. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đấk Lắk cho thấy, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phố biến phức tạp, đòi hỏi phải đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn tạm giam đối với bị can, bị cáo hiện nay vẫn còn tuỳ tiện, không đúng pháp luật. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là do những quy định của pháp 2 luật tố tụng hình sự còn những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội phạm; xâm phạm các quyền con người, gây dư luận xấu trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống lý luận về tạm giam, đánh giá một cách toàn diện, chính xác khách quan thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thâm, bản thân chọn đê tài "Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tô tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lak)”, làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương diện lý luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng mắc trong thực tế. Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề biện pháp ngăn chặn. Có thể kể tên những công trình được thực hiện đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến như: về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo và các bài viết 3 đăng trên tạp chí - Tác giả Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên), “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Công an nhân dân, năm 2018; - Tác giả Nguyễn Tất Viễn, “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp”, NXB Tư pháp, năm 2020; - Hoàng Tám Phi, “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong Bộ luật TTHS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03/2019; - Vũ Minh Phương, “Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người trong trường hợp khàn cấp”, Tạp chí An ninh nhân dân, số 98 (7/2020); - Nguyễn Ngọc Kiện - Phạm Xuân Minh, “Bảo đảm quyền của người bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14, tháng 7/2020. - Nguyễn Phương Thảo, Tăng Trần Quỳnh Phương, “Pháp luật tố tụng hình sự Đức về biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02, tháng 1/2021. Tài liệu nghiên cứu là luận văn, luận án tiên sĩ luật học 9 O • ’ • • • Triệu Văn Mần “Biện pháp tạm giam trong tổ tụng hình sự Việt Nam (Tìrên cơ sở nghiên cứu thực tiền tại tỉnh Bắc Kạn) ”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2015; 4 Nguyễn Thị Thu Hoài “Biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội”, Luận văn thạc sỹ luật học, 2015. Trần Mạnh Hà “Áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự từ thực tiễn huyện cấm Giàng, tỉnh Hải Dương - Luận văn thạc sĩ luật học, 2021; Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chỉ mới đề cập đến những vấn đề lý luận chung về biện pháp ngăn chặn hoặc phân tích các quy định của pháp luật thực định về các biện pháp đó. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có luận án tiến sĩ nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương đối với đối tượng là người chưa thành niên hoặc luận văn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt ... Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thấm ở các địa phương nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự tại Toà án, bản thân mong muốn đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về “Biện pháp ngăn chặn tạm giam 5 theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đẳk Lak” là mang tính cấp thiết và phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương trong tình hình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • • CT - Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong các giai đoạn tố tụng hình sự tại tỉnh Đắc Lắc, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. - Để đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau: + Nghiên cứu các vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp ngăn chặn tạm giam nói riêng; + Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm giam; + Đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với các bị cáo trong giai đoạn xét xử ở tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) nhằm tìm ra những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với các bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn tại đó. 6 + Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm, những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận, quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong xét xử tại tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: Bản thân công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và do phạm vi áp dụng biện pháp ngăn chặn rộng, cho nên nghiên cứu biện pháp ngăn chặn trong Đe tài này chỉ được giới hạn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với địa phương tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật tô tụng hình sự vê biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn xét xử. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đe tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, 7 phương pháp so sánh, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, suy diễn logic để thực hiện đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự được áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm mà còn nhằm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện chế định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, bị cáo trong việc giải quyết các vụ án hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương ỉ: Một số vấn đề lý luận về tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2'. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tạm giam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong việc xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. Chương 1 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM ••• 1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thể tại mục 1, chương VII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự không đưa ra khái niệm cụ thể về biện pháp ngăn chặn. Bộ luật chỉ đưa ra mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, biện pháp ngăn chặn được áp dụng nhằm để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bất, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh [18], Bàn về khái niệm biện pháp ngăn chặn, trong khoa học luật TTHS đã có nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn. Trong từ điển Luật học, biện pháp ngăn chặn được giải thích như sau: 9 Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [35, tr. 69]. Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp cho rằng: Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế cần thiết về mặt tố tụng hình sự, do các cơ quan và những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố khi có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm [3, tr. 26], Thạc sĩ Đào Minh Dũng cho rằng: Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế TTHS được quy định trong BLTTHS do người có thẩm quyền theo quy định của pháp 10 luật TTHS áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người phạm tội quả tang hoặc người bị nghi là phạm tội khi có căn cứ do pháp luật quy định nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [4, tr. 12]. Trong giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm biện pháp ngăn chặn như sau: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự [34, tr. 227], Theo đó, các tác giả đã chia các biện pháp ngăn chặn thành ba nhóm đối tượng: - Nhóm 1 gồm những biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người có hành vi phạm tội bở trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án như giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khởi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. 11 - Nhóm 2 gồm những biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như khám xét, khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thể ... - Nhóm 3 gồm những biện pháp bảo đảm thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân có liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân, buộc pháp nhân nộp một khoản tiền đế bảo đảm thi hành án, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng, những biện pháp xử lý do chủ tọa phiên tòa áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa. Có thể nói, các tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm về biện pháp ngăn chặn ở những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều có những điếm chung. Theo các định nghĩa trên thì biện pháp ngăn chặn trong TTHS có những yếu tố nội hàm sau: Thứ nhất, biện pháp ngăn chặn trong TTHS là một trong các biện pháp cưỡng chế của TTHS. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế trong đó có biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, biện pháp ngăn chặn có mục đích, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục khác với các biện pháp cưỡng chế khác. Nếu như biện pháp điều tra, có mục đích thu thập chứng cứ để chứng minh làm rõ các tình tiết của vụ án thì biện pháp ngăn chặn lại có mục đích ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra và tạo điều kiện để các 12 Co quan tiến hành tố tụng tiến hành giải quyết vụ án. Vì vậy, căn cứ áp dụng, thấm quyền và thủ tục tiến hành cũng khác nhau. Mặc dù khác nhau nhưng tất cả các biện pháp cưỡng chế là một thể thống nhất, có mối liên hệ với nhau và cùng các chế định khác của TTHS hướng tới thực hiện có hiệu quả mục đích của tố tụng hình sự. Thứ hai, các biện pháp ngăn chặn được áp dụng với mục đích ngăn chặn không cho tội phạm tiếp tục xảy ra gây thiệt hại cho xã hội, không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án như không để người phạm tội có thể xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc với người làm chứng, đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng...Với mục đích như vậy, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự khác với biện pháp cưỡng chế khác và với hình phạt trong Luật hình sự. Thứ ba, biện pháp cưỡng chế của Luật TTHS là những biện pháp đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự nhanh chóng, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan