Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bệnh tật thường gặp khi thời tiết giao mùa...

Tài liệu Bệnh tật thường gặp khi thời tiết giao mùa

.DOC
4
272
99

Mô tả:

Đây là những căn Bệnh tật thường gặp khi thời tiết giao mùa, nên hết sức chú ý và để giữ gìn sức khỏe của thân.
Giao mùa thu-đông: Đây là những căn bệnh thường hay mắc phải Khoảng thời gian biến chuyển thời tiết này sẽ ảnh hưởng lên sức khoẻ rõ rệt nhất. Mấy ngày gần đây, thời tiết các nơi đã bắt đầu có sự chuyển đổi và đây chính là môi trường lý tưởng cho các loài vi khuẩn gây bệnh phát triển. Việc thay đổi thời tiết giao mùa từ xuân hạ sang thu đông khiến cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên dễ mất thân nhiệt ổn định, ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng bị giảm mạnh. Do đó, hãy tìm hiểu ngay các bệnh giao mùa thu đông phổ biến nhất dưới đây và phòng tránh sớm để không gây phiền toái đến sức khoẻ bạn nhé: 1.Đau xương khớp Mặc dù còn trẻ nhưng thời tiết thay đổi cũng chính là nguyên nhân khiến xương khớp bạn thường đau nhức, tê mỏi. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ sau đó. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác khó cử động, các khớp xương bị cứng lại, kéo theo hiện tượng toàn thân mệt mỏi, sưng tấy, sốt cao... 2.Dị ứng, nổi mẩn Thời tiết hanh khô cũng là tác nhân gây ra các chứng bệnh về da như khô nẻ, da dị ứng, nổi mẩn đỏ... khắp cơ thể. Sự thay đổi nhiệt độ khi giao mùa khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi nên dễ mất thân nhiệt ổn định, cơ thể cũng vì đó mà dễ mắc bệnh hơn. 3.Cảm cúm Đây là chứng bệnh phổ biến nhất mà bạn thường hay mắc phải trong thời điểm này. Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi nóng lạnh, nắng mưa thất thường kéo theo hệ miễn dịch giảm sút khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Nếu thấy có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt... thì chính là lúc cơ thể bạn đang nhiễm bệnh và cần được nghỉ ngơi. 4.Đau mắt đỏ Người bị đau mắt đỏ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng mắt và có những biểu hiện như chảy nước mắt, mắt đỏ ngầu, sưng nhức mắt... nên thường thiếu tự tin khi giao tiếp. Đây cũng là một loại bệnh thường gặp phải trong giai đoạn giao mùa bởi lúc này, vi khuẩn và virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể khi bạn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết. 5.Viêm phổi Thời tiết hanh khô khi sang thu có thể làm phổi bị ảnh hưởng khiến các phế nang bị tổn thương. Lúc này, quá trình dưỡng khí đi vào máu sẽ bị ngừng lại nên ảnh hưởng trực tiếp lên vùng não đầu tiên. Các triệu chứng hay gặp nhất của căn bệnh này có thể kể đến như ho khan, ho khạc đờm, ho ra máu, đờm màu trắng đục, xanh, vàng... nguy hiểm hơn còn dẫn đến tử vong. 6.Viêm xoang, viêm mũi Đây là một bệnh lý khá phổ biến, nhất là vào mùa thu. Khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong ra, gây hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau tai... Tuy căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng thường khó chữa dứt điểm ngay nên sẽ hơi phiền toái và khó chịu với người mắc bệnh. 7.Suy tim, mạch Nếu có tiền sử bệnh tim mạch thì hãy cẩn thận trong thời điểm giao mùa thu đông. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể phải làm quen với sự biến đổi khí hậu nên hệ thống tim mạch bị quá tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng tim, dẫn đến suy tim. 8. Bệnh hen, suyễn Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông. Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm. 9. Norovirus Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước. 10.Hạ thân nhiệt Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa. Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại. 11. Da khô Da khô là chứng bệnh thường gặp và trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi độ ẩm môi trường thấp. Do vậy, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm lên da là sau tắm khi da vẫn còn ẩm và bôi thêm lần nữa khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da. 12. Tê cóng Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử. Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng. Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh. Cách phòng tránh các bệnh giao mùa thu-đông - Luôn giữ ấm cơ thể. - Ăn uống đủ chất. - Uống đủ nước. - Bôi kem dưỡng ẩm cho da. - Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tập thể dục thường xuyên. - Uống thuốc đúng lúc và theo chỉ định của bác sĩ. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết và virus Zika Hiện nay, thời tiết đang chuyển sang giao mùa, độ ẩm không khí cao và môi trường ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và virus Zika), đảm bảo an toàn sức khoẻ mọi người cần nắm những nội dung sau: 1.Bệnh do vi-rút Zika và những dấu hiệu nhận biết Vi-rút Zika tồn tại chủ yếu ở châu Phi và đã xuất hiện một số vùng dịch nhỏ và rải rác ở các nước châu Á. Năm 2007, thế giới ghi nhận trận đại dịch do vi-rút Zika gây ra tại đảo Yap thuộc Micronesia, một quốc gia nằm ở Thái Bình Dương với 70% dân số nhiễm vi-rút. Một số trường hợp mắc bệnh do vi-rút Zika gây ra đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đang làm dấy lên lo ngại về khả năng bùng phát thành dịch trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam cũng đã có một số trường hợp ghi nhận nhiễm virus Zika. Nguyên nhân là do muỗi Aedes, loại muỗi truyền vi-rút Zika khá phổ biến tại các nước Châu Á. Bên cạnh đó, sự giao lưu du lịch, lao động, thương mại thường xuyên với lượng người xuất nhập cảnh cao làm tăng khả năng lây nhiễm vi-rút nguy hiểm này. Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes truyền. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Người bệnh có những biểu hiện như: – Sốt nhẹ 37,8 – 38,5 oC, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. – Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược. – Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. – Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định tình hình dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. 2.Phân biệt bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết, sốt siêu vi – Cách thức lây truyền: Vi-rút Zika lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes mang vi-rút. Đây cũng chính là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi. Tuy nhiên, sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp, trong khi sốt siêu vi có thể lây qua dịch tiết nước bọt, dịch nhầy ở mũi… Đặc biệt, vi-rút Zika còn có khả năng lây truyền qua đường tình dục và đường máu. Tuy nhiên, đây là những phương thức lây truyền không phổ biến. – Đối tượng dễ mắc bệnh: Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi và người lớn là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết và sốt siêu vi nhất. Đối với vi-rút Zika, bất kì ai sống trong vùng có muỗi Aedes và từng ghi nhận trường hợp mắc bệnh đều có thể bị lây nhiễm. – Triệu chứng: Các bệnh nhân mắc bệnh do vi-rút Zika, sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường có triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bệnh nhân mắc vi-rút Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao hơn cũng như đau nhức cơ nhiều hơn, đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi). Trong khi đó, nếu bị sốt siêu vi, bệnh nhân thường sốt rất cao (38-39oC, thậm chí là 40-41oC) và sốt từng cơn, nổi hạch, viêm mắt, đỏ mắt. Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác đó là bệnh do vi-rút Zika hay sốt xuất huyết. – Độ nguy hiểm: Nếu sốt xuất huyết thường khá nguy hiểm, có thể gây nên biến chứng nặng dẫn đến tử vong thì sốt siêu vi và sốt do vi-rút Zika ít lo ngại hơn. Thông thường, sốt siêu vi sẽ tự khỏi trong vòng 3-7 ngày và người mắc bệnh do vi-rút Zika cũng có khả năng hồi phục hoàn toàn. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào, vi-rút Zika lại được cho là ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và có liên quan đến hội chứng não nhỏ ở thai nhi. 3. Cách phòng tránh bệnh do virus Zika Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau: – Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và lăng quăng: + Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, chống muỗi. + Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch. + Loại bỏ lăng quăng: đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông… – Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục. * Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai: Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau: – Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ. – Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc phòng chống các bệnh giao mùa thu đông phổ biến nhất và chống dịch bệnh do virus Zika gây ra, BCH chi đoàn trường PTDTNT THCS Đông Giang tuyên truyền để CB-GV-NV và HS chủ động phòng ngừa. BCH CHI ĐOÀN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng