Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bảo vệ tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát...

Tài liệu Bảo vệ tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát

.DOCX
41
532
149

Mô tả:

MỤC LỤC I. Giới thiệu chung về nước giải khát....................................................................3 1. Khái niệm nước giải khát...............................................................................3 2. Đặc điểm về nước giải khát.............................................................................3 3. Phân loại nước giải khát.................................................................................4 4. Vai trò của nước giải khát..............................................................................4 4.1. Đối với người sản xuất, phân phối:.....................................................4 4.2. Đối với người tiêu dùng:......................................................................4 II. Quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát............................................................................................5 1. Hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát...............................................................................................5 1.1. Văn bản pháp luật chung........................................................................5 1.2. Văn bản pháp luật riêng..........................................................................6 2. Nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát......................................................................................................7 2.1. Về quy chuẩn kỹ thuật.............................................................................7 2.2. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giải khát......11 2.3. Các quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát.................................................................................................................13 2.4. Phương thức giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát......................................................14 III. Thực trạng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát..................................................................................................................14 1. Thực trạng chung..........................................................................................14 1.1. Hàng giả hàng nhái.................................................................................15 1.2. Hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh......................17 2. Hậu quả:.........................................................................................................18 3. NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC NƯỚC GIẢI KHÁT..............................19 3.1. Nguyên nhân từ hoạt động quản lý Nhà nước.....................................19 3.2. Nguyên nhân từ người sản xuất:...........................................................21 3.3. Nguyên nhân từ người tiêu dùng:.........................................................21 4. Giải pháp........................................................................................................22 4.1. Về phía cơ quan nhà nước.....................................................................22 4.2. Về phía người tiêu dùng.........................................................................23 4.3 . Về phía nhà sản xuất........................................................................24 IV.Vụ việc điển hình liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát:..............................................................................25 VỤ ÁN CON RUỒI 500 TRIỆU CỦA TÂN HIỆP PHÁT.................................25 1. Lịch sử hình thành của công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát...............25 2. Sơ lược về tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát....................................26 3. Về vụ án con ruồi 500 triệu...........................................................................27 4. Bài học sau vụ án con ruồi 500 triệu............................................................29 4.1. Bài học cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền....................................29 4.2. Bài học cho người tiêu dùng..................................................................30 4.3. Bài học cho nhà sản xuất:......................................................................30 I. Giới thiệu chung về nước giải khát 1. Khái niệm nước giải khát Theo khoản 2 điều 3 Quyết định Số: 01/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành "Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thìđối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát” quy định : Nước giải khát là nước uống đóng chai hoặc đồ uống được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. 2. Đặc điểm về nước giải khát. - Thành phần, hương vị Nước giải khát được sản xuất từ nguyên liệu chính là nước, khoáng chất, các vitamin, hương liệu, chất bảo quản,... và có thể có hay không carbon dioxit(CO). Tùy mỗi loại sẽ có những thành phần đặc trưng bổ sung thêm. Chẳng hạn như nước cam Vefresh có Vitamin C, folate, kali và giàu vitamin B1, chất chống oxy hóa có thể làm tăng giá trị chất chống oxy hóa trong máu, không có chất xơ và rất nhiều đường; Trà xanh Không Độ được chiết xuất từ lá trà xanh nguyên chất 100%, chứa hàm lượng EGCG cao có trong lá trà xanh giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng sức đề kháng và giải nhiệt. Nước giải khát thường gọi là nước ngọt vì nó thường có vị ngọt, không nên nhẫm lẫn với nước ngọt ở các sông, suối, ao hồ (đối nghĩa với nước mặn ở các đại dương). Lượng nhỏ cồn có thể tồn tại trong các loại nước giải khát có ga, tuy nhiên, nồng độ cồn phải bé hơn 0.5% tổng thể tích nếu đồ uống được coi là không cồn. Các loại nước giải khát với hương vị phổ biến là cola, cherry, soda hương chanh, hương cam, hương nho, vanilla, soda gừng, hương trái cây, và nước chanh. - Thói quen sử dụng Tùy tính chất mỗi loại NGK và nhu cầu sử dụng ở mỗi thời điểm khác nhau mà NTD lựa chọn cho mình loại NGK phù hợp. Với sản phẩm NGK có gas thì “giải tỏa cơn khát” là lý do để nhiều nhười muốn sử dụng chúng, hai lý do tiếp theo là “có cảm giác sảng khoái” sau khi uống và “tạo cảm giác ngon miệng” khi ăn. Hầu như mọi người sử dụng nước giải khát trong những dịp gặp mặt, các bữa tiệc, họp mặt gia đình và bạn bè, ăn uống bên ngoài,...hay đơn giản là vì thói quen thích uống NGK, đặc biệt là nước ngọt có gas. Nước giải khát thường uống lạnh hoặc tại nhiệt độ phòng, rất hiếm khi uống nóng. - Bao bì sản phẩm Tùy vào tính chất từng loại sản phẩm NGK cụ thể mà NSX thiết kế bao bì, mẫu mã, dung tích phù hợp như: lon nhôm, chai nhựa nắp vặn, chai nhựa nắp bật, chai thủy tinh, hộp giấy nắp vặn, hộp giấy có ống hút,... đảm bảo tính tiện lợi của loại sản phẩm này. - Nguyên liệu Nguyên liệu căn bản nhất là nước, thường là nước tinh khiết được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau tùy từng loại nước giải khát. Ngoài ra nước giải khát thường có vị ngọt do sử dụng đường, chất tạo ngọt hoặc cái mùi vị tự nhiên. - Phụ gia tạo ngọt Gồm 2 nhóm: + Phụ gia tạo ngọt không sinh năng lượng: Sodium cyclamate, Saccharine, Aspartame, Acesulfam kali,… được sử dụng chủ yếu cho người ăn kiêng, mắc bệnh tiểu đường + Phụ gia tạo ngọt sinh năng lượng: Sorbitol ( glucoza hexitol ), Sucralose,… - Mùi vị Hầu hết các loại nước giải khát đều có hương liệu nhân tạo được sử dụng ở những mức độ khác nhau tùy vào loại nước giải khát để tạo mùi vị giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu khi uống ( ví dụ như cam, dâu, sầu riêng, … ) - Màu sắc: Nước giải khát thường dược sử dụng phụ gia tạo màu để giúp có màu sắc đẹp, hấp dẫn thị giác người tiêu dùng, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Phụ gia tạo màu bao gồm: phụ gia tạo màu tự nhiên và phụ gia tạo màu tổng hợp. Tuy nhiên các chất tạo màu này không có nhiều ý nghĩa trong việc làm tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. - Chất bảo quản: Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào nước giải khát để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. 3. Phân loại nước giải khát Dựa theo Phụ lục 1 danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y Tế ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về hướng dẫn, việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì nước giải khát bao gồm các loại: - Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép từ các loại hoa,quả củ: nước ép trái cây như cam, dâu, thơm. - Nước giải khát cần pha loãng trước khi sử dụng: chẳng hạn như các loại trà đóng gói, siro các loại, cà phê - Nước giải khát dùng ngay: cocacola, pepsi, 7up,... Ngoài ra, việc phân loại các loại các loại nước giải khát như trên còn được quy định tại Phụ lục danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan ( Ban hành kèm theo Quyết định số 11039/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương) Mặt khác, chúng ta cần phải phân biệt rõ nước giải khát với các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Theo quy định tại khoản 1 điều 3, nghị định 105/2017/NĐ_CP về kinh doanh rượu có quy định: “1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol). Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích” Bia là….. 4. Vai trò của nước giải khát 4.1.Đối với người sản xuất, phân phối: Nước giải khát nói riêng và các loại hàng hóa nói chung đều có vai trò là đem lại nguồn lợi cho các chủ thể sản xuất, phân phối. Cụ thể, xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước giải khát ngày càng mở rộng, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh mặt hàng này cũng cao lên từng ngày. Điển hình, Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SCD) ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế trong quý 2 đạt tới 5,3 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với quý 2-2015. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty lãi ròng 11 tỷ đồng, gấp 2,5 lần 6 tháng đầu năm 2015. Tổng Giám đốc SCD Hoàng Chí Thành cho biết, tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu đã giúp tăng lợi nhuận của công ty. Theo đó, sản lượng tiêu thụ trong quý 2-2016 tăng khoảng 15% so với quý 2-2015, doanh thu tiêu thụ sau khi trừ chiết khấu tăng tương ứng gần 22%. Trong khi đó, tổng chi phí trong kỳ chỉ tăng khoảng 15%.1 4.2.Đối với người tiêu dùng: Nước giải khát, phụ thuộc vào từng phân loại cụ thể của những nhà sản xuất khác nhau, nhìn chung đều có những tác dụng phong phú và hữu ích cho người tiêu dùng ngoài vai trò cấp nước. Thứ nhất, làm thỏa mãn được cơn khát ngay khi sử dụng, hiệu quả hơn rất nhiều so với nước truyền thống. Bởi đa số các loại nước giải khát đều có gas hoặc mùi vị và được uống lạnh khiến cho con người cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng. Thực tế trải qua một ngày làm việc/học tập mệt mỏi hay một hoạt động mạnh khiến cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi, giải pháp phù hợp nhất chính là nước giải khát. Thứ hai, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể như các loại Vitamin B3, B6, B12, Na+, K+,… giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, giảm độc tố. Thứ ba, kích thích vị giác và khiến bữa ăn trở nên ngon hơn. Người tiêu dùng thường sử dụng nước giải khát trong các bữa ăn gia đình hay tụ tập bạn bè. Những loại nước giải khát có gas hay được bổ sung thêm một số chất điều vị đặc biệt, làm kích thích hương vị của món ăn trong khi sử dụng. 1 Báo hải quan, 2016, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Doanh-nghiep-banh-keo-nuoc-giai-khat-Loi-nhuan-vandat-kha.aspx Thêm nữa, trong thành phần của một số loại nước giải khát có chứa một lượng Axit citric nhất định có tác dụng làm sạch. Điển hình là Coca Cola có thể loại bỏ các vết bẩn trên quần áo, trên cửa kính hay làm sạch các vết gỉ sét trên mặt kim loại. Có thể nhận thấy, nước giải khát có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, và ngày càng trở thành một thành phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. II. Quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát 1. Hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. 1.1. Văn bản pháp luật chung. - Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 ngày 19/6/2009 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2010. - Bộ luật hình sự 2015 ban hành ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 ban hành ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2018. - Luật Cạnh tranh 2010 ban hành ngày 3/12/2004, có hiệu lực ngày 1/7/2005. - Luật Thương mại 2005 ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006. - Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2006. - Bộ luật dân sự 2015 ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017. - Luật An toàn thực phẩm 2010 ban hành ngày 17/6/2010. - Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 ban hành ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2013. - Luật Đo lường 2011 ban hành ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2012. - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ban hành ngày 21/11/2007 có hiệu lực 01/7/2008. - Luật Quảng cáo 2012 ban hành 21/6/2012, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2013. 1.2. Văn bản pháp luật riêng. - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ban hành ngày 17/11/2010 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành: + Nghị định số 99/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ngày 27/10/2011, có hiệu lực thi hành ngày 15/12/2011. - Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về nhãn hàng hóa ban hành ngày 14/4/2017, có hiệu lực thi hành ngày 1/6/2017. - Nghị định số 181//2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều luật quảng cáo ban hành ngày 14/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2014 - Nghị định số 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa ban hành ngày 19/7/2013, có hiệu lực thi hành ngày 15/9/2013. - Thông tư số 01/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức hoạt động gắn liền với nhiệm vụ Nhà nước giao ban hành 6/1/2011. - Thông tư 15/2012/TT-BYT của Bộ Tài Chính Quy định về điều kiện chung về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm ban hành ngày 12/09/2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/11/2012. - Thông tư số 16/2012/TT-BYT của Bộ y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế ban hành ngày 22/10/2012 có hiệu lực thi hành ngày 05/12/2012. - Quyết định số 3609/QĐ-BTC phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ban hành ngày 12/9/2016. - Chỉ thị số 331-TTg năm 1993 về việc quản lí chất lượng rượu bia, nước giải khát do thủ tướng chính phủ ban hành ngày 26/6/1993, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1993. 2. Nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. 2.1. Về quy chuẩn kỹ thuật 2.1.1. Quy chuẩn kĩ thuật đối với nước giải khát không cồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống không cồn do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhằm đảm bảo thực hiện yêu cầu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 nêu rõ: Các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.  Yêu cầu chất lượng nước sử dụng để chế biến đồ uống không cồn Nước sử dụng để chế biến đồ uống không cồn phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.  Yêu cầu về an toàn thực phẩm của đồ uống không cồn - Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn - Đáp ứng các chỉ tiêu vi sinh vật - Chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phải nằm trong danh mục được quy định - Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu trong các Phụ lục I và Phụ lục II của Quy chuẩn này. - Ghi đúng và đầy đủ về số hiệu, tên của phương pháp lấy mẫu và các phương pháp thử theo quy định - Trường hợp cần kiểm tra các chỉ tiêu chưa quy định phương pháp thử tại Quy chuẩn này, Bộ Y tế sẽ quyết định căn cứ theo các phương pháp hiện hành trong nước hoặc ngoài nước đã được xác nhận giá trị sử dụng.  Ghi nhãn Việc ghi nhãn các sản phẩm đồ uống không cồn phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.1.2. Quy định về quản lý đối với nước giải khát không cồn:  Công bố hợp quy - Các sản phẩm đồ uống không cồn được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. - Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.  Kiểm tra Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm đồ uống không cồn phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. 2.1.3. Tổ chức thực hiện - Do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này. SO SÁNH QUY CHUẨN KĨ THUẬT GIỮA SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN VÀ KHÔNG CÓ CỒN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đồ uống không cồn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đồ uống có cồn Cơ quan Quy chuẩn này do ban soạn thảo ban hành QCKTQG về ATVSTP đối với đồ uống biên soạn. Được cục ATVSTP trình duyệt và được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ y tế. Quy chuẩn này do ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nhóm đồ uống biên soạn. Được cục ATVSTP trình duyệt và được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ y tế. Phạm vi Quy chuẩn này quy định các chỉ điều chỉnh tiêu ATVSTP và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn, bao gồm nước rau quả, đồ uống pha chế sẵn không cồn Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn và các sản phẩm đồ uống có cồn. Đối tượng áp dụng Các quy định về kĩ thuật - Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam - Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam - các tổ chức, cá nhân có liên quan - Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Bao gồm: Bao gồm: - yêu cầu chất lượng: - Yêu cầu đối với cồn thực phẩm được sử dụng để chế biến đồ uống + phải đáp ứng các yêu cầu theo có cồn. VD như hàm lượng acid tổng QCVN 01:2009/BYT về chất lƣợng số, nƣớc ăn uống đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 04/2009/TTBYT độ cồn, % thể tích ethanol ở ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y 20oC, hàm lượng methanol. (phụ lục tế. I) - yêu cầu về ATVSTP - Yêu cầu về ATVSTP + giới hạn tối đa các chất nhiễm + Các chỉ tiêu hóa học đối với các bẩn, bao gồm kim loại nặng, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; tối thiểu của các chất này là 0,01 và tối đa là 150 mg/l. ( phụ lục I) sản phẩm bia, rượu vang, rượu mạnh. VD: trong sản phẩm bia, hàm lượng diacetyl là 0,2 mg/l. ( phụ lục II) + Giới hạn kim loại nặng. VD: + các chỉ tiêu vi sinh vật có trong hàm lượng chì trong rượu vang và đồ uống không cồn. vd như rượu vang nổ được quy định tối đã Coliform, Tổng số nấm men và nấm 0,2 mg/l. Hàm lượng thiếc đối với mốc là 10 CFU/ml; vi khuẩn E. coli, sản phẩm đóng hộp tráng thiếc được Streptococci faecal là không được quy định tối đa là 150 mg/l. (phụ lục có trong các loại nước uống. III) ( phụ lục II) + Các chỉ tiêu vi sinh vật VD như: Tổng số nấm men và nấm mốc + Danh mục phụ gia thực phẩm tối đa 100 CFU/ml sản phẩm, vi đƣợc phép sử dụng phù hợp với quy khuẩn E. coli, Streptococci faecal là định hiện hành không được có trong các loại nước uống. (phụ lục IV) + Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phù hợp với quy định hiện hành. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giải khát Theo pháp luật bảo vê quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và luật an thực phẩm 2010 đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng nhưng lại không đi vào lĩnh vực nước giải khát cụ thể. Do đó, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng nói chung cũng chính là quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. 2.2.1. Quyền của người tiêu dùng trong lĩnh vực giải khát. Người tiêu dùng trong lĩnh vực giải khát có các quyền sau đây: - Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản. Là quyền được có những sản phẩm , dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với giá hợp lý với nhu cầu của người tiêu dùng. - Quyền được an toàn. Theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 “Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp” Là quyền có những sản phảm an toàn, đạt các tiêu chuẩn của quốc gia , có sự kiểm duyệt của các nhà chức năng. Như trong trong một số sản phẩm giải khát có quy định các mức tiêu chuẩn, công dụng chức năng của sản phẩm để bảo đảm cho sức khỏe cho người tiêu dùng . Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng. - Quyền được thông tin: Theo khoản 2 điều 8 pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định người tiêu dùng “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” Theo đó, người tiêu dùng có quyền được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về các sản phẩm giải khát để có thể lựa chọn một cách khách quan. - Quyền được lựa chọn Có quyền được lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép buộc, lừa dối hoặc không bị tác động dẫn đến việc hiểu sai về chất lượng, nguồn gốc, thành phần, giá cả của nước giải khát. - Quyền được lắng nghe. Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, cả đối với cơ quan nhà nước nước và các tổ chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng. - Quyền được khiếu nại và bồi thường. Trong mọi trường hợp nếu người dân phát hiện sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào có lỗi và gây thiệt hại cho mình đều có quyền khiếu nại lên Hiệp hội bảo về người tiêu dùng hoặc khởi kiện tòa án để bảo vệ quyền lợi ích một cách hợp pháp cũng như được bồi thường thiệt hại một cách chính đáng. - Quyền được tư vấn, hưỡng dẫn kiến thức về tiêu dùng. Người tiêu dùng được quyền tư vấn, bồi dưỡng về những kiến thức về tiêu dùng, về kỹ năng tiêu dùng, về phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng suốt trong lựa chọn, để có được cuộc sống tiêu dùng hợp lý, từ đó có thể tự bảo vệ mình và góp phần cho sự phát triển của xã hội. - Quyền được tham gia đóng góp ý kiến. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm , dịch vụ. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát Theo quy định tại điều 9 luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 cũng như tại khoản 2 điều 9 luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì người tiêu dùng nói chung và nguời tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát nói riêng đều có các nghĩa vụ chính sau đây: - Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. - Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng 2.3. Các quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. 2.3.1. Quy định về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng nước giải khát: - Các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước giải khát phải đáp ứng đủ các điều kiện về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng nước giải khát nếu không tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung. - Căn cứ Điều 2, Điều 3 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng. 2.3.2. Quy định về an toàn thực phẩm: - Ngoài ra tổ chức, cá nhân kinh doanh nước giải khát không được vi phạm các hành vi cấm được quy định tại Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010, khi có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong các trường hợp tại Điều 1 NDD178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; + Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.” - Căn cứ Điều 3, Điều 4 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: + Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. + Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm trên là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân vi phạm) hoặc thấp hơn 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức vi phạm) thì mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với cá nhân hoặc 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức. 2.3.3.Quy định về nhãn hàng hóa: - Cá nhân, tổ chức kinh doanh nước giải khát phải tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa, nếu vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa Căn cứ Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt giao động từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền này đối với một trong các hành vi sau: + Kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả; + Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa. Và có thể áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường; Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm. 2.3.4.Quy định về quảng cáo: - Cá nhân, tổ chức kinh doanh nước giải khát cấm có hành vi quảng cáo nước giải khát sai sự thật, gây nhầm lẫn với người tiêu dùng theo Luật an toàn thực phẩm 2010. Nếu vi phạm căn cứ theo điểm a,b Khoản 5 Điều 51 NĐ158/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo xử phạt hành chính từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng. 2.3.5.Quy định về sản xuất, buôn bán nước giải khát giả và ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng con người - Căn cứ vào Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 157 phạt tù từ 2-7 năm, tùy vào mức độ hậu quả mà có thể tăng nặng lên đến tử hình. Nếu có hành vi che giấu có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm được quy định tại Khoản 1 Điều 313. - Đối với vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm thì bị phạt tù từ 1-5 năm, tùy vào mức độ hậu quả mà có thể tăng nặng lên đến 15 năm tù được quy định tại Điều 244. * Đối với Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 sắp có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 đã có những quy định chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực thực phẩm nói chung trong đó có nước giải khát.: - Quy định thêm trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Khoản 1 Điều 76 BLHS 2015) - Giữ nguyên mức phạt đối với cá nhân là 2-5 năm tù giam với hành vi sản xuất, buôn bán nước giải khát giả; bổ sung hình phạt với pháp nhân phạt hành chính từ 1-3 tỷ đồng. Tăng nặng thêm tùy vào tính chất và hậu quả. (Điều 193 BLHS 2015) - Quy định cụ thể chi tiết về vi phạm an toàn thực phẩm, đồng thời tăng án phạt lên tối đa 20 năm tù giam tùy vào mức độ hậu quả. ( Điều 312 Luật sửa đổi, bổ sung 2017) 2.4. Phương thức giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. - Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (tổ chức, cá nhân) được giải quyết thông qua: hòa giải, thương lượng, Trọng tài thương mại, Tòa án. - Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích củ nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng. III. Thực trạng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát. 1. Thực trạng chung Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng đang xuất hiện một cách tràn lan trên thị trường gây nguy hại cho người tiêu dùng. Nước giải khát cũng là sản phẩm nằm trong tình trạng đáng báo động trên. Nước uống đóng chai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sử dụng nhiều hóa chất, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề mà người tiêu dùng thường xuyên gặp phải. Về nhận diện các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, hơn một nửa số người được hỏi đã từng bị xâm phạm quyền lợi trong khoảng thời gian từ năm 2011-2015 (chiếm 56%). Trong đó những nhóm hàng hóa, dịch vụ được nhiều người tiêu dùng phán ánh nhiều nhất, đầu tiên là thực phẩm và đứng thứ 2 đó chính là lĩnh vực nước giải khát, chiếm 19,69%. Hơn 9 tháng qua, riêng tại tỉnh Lai Châu, Chi cục Quản lý thị trường và cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đã phối hợp xử lý, bắt giữ và tiêu hủy trên 6.500 chai nước giải khát được làm giả, có hàm lượng chì vượt hơn 20 lần giới hạn tối đa cho phép2. Trên thị trường hiện có hàng trăm loại nước giải khát nội và ngoại nhập được bày bán khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại nước ngọt không đảm bảo chất lượng; thậm chí có chứa các chất độc hại, chất cấm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng khiến cho người tiêu dùng bất an, lo lắng… Tuy nhiên, sự phong phú này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi lựa chọn, nhất là trong thời buổi thị trường “vàng thau lẫn lộn” khi các loại hàng thật, hàng giả, hàng chất lượng và hàng kém chất lượng tràn lan khó phân biệt. Việc đa dạng về chủng loại và mẫu mã nước giải khát khác nhau đang trở thành bài toán khó với người tiêu dùng trong việc lựa chọn vì thật – giả lẫn lộn. 2 http://m.vov.vn/an-sach-song-khoe/xu-ly-hang-nghin-chai-nuoc-giai-khat-gia-chua-doc-to-561361.vov Người tiêu dùng có quá nhiều mặt hàng nước giải khát để lựa chọn Những năm gần đây, trên thị trường ngoài các loại nước ngọt có ga của nhiều công ty liên doanh trong và ngoài nước như: Cocacola, Pepsi, Tân Hiệp Phát…thì các sản phẩm nước ngọt đóng chai do tư nhân sản xuất và không rõ xuất xứ cũng bán tràn ngập mọi nơi. Vào bất cứ một quán nước hay gánh hàng rong, xe đẩy vỉa hè nào khách hàng cũng có thể dễ dàng gọi cho mình một chai nước trà xanh, cam ép, chanh, táo…hãy sữa đậu nành. Thông thường, mọi người cứ vào quán là uống cho thoả cơn khát, chứ ít ai để ý xem chai nước có nguồn gốc từ đâu, thật giả thế nào và chất lượng ra sao. Tuy nhiên, cũng có những người kỹ tính, xăm soi chai nước. Song, nếu dựa vào mẫu mã để phân biệt hàng thật, hàng giả rất khó, bởi ngày nay, công nghệ làm giả tem nhãn mác đã đạt tới độ siêu đẳng. Còn dựa vào chất lượng, hương vị thì không phải ai cũng đủ tinh để nhận ra, vì nước ngọt rởm cũng ngọt, có ga và ngon, mát lạnh khi cho đá vào. Cùng với đó, nhiều sự cố về chất lượng của các loại nước ngọt cũng liên tục bị phát hiện khiến không ít người dân hoang mang. Điều đáng nói trước tiên là tình trạng nhiều loại nước ngọt bị làm nhái, làm giả tràn lan. 1.1. Hàng giả hàng nhái Lợi dụng thương hiệu của một số loại nước giải khát có tiếng lâu năm, một số cơ sở sản xuất dùng mẫu mã, tem gần giống như hàng thật để đánh lừa người tiêu dung. Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước giải khát có hình dáng và mẫu mã giống với các hãng nước có tiếng như Pepsi ,Cocacola, Red bull…những sản phẩm làm nhái được bán tràn lan trên thị trường. Hàng nhái của Red Bull được bày bán tràn lan Hiện nay, nước uống tinh khiết là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất. Theo một thống kê chưa đầy đủ, trên thị trường Hà Nội có khoảng gần 100 cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai. Điều lạ là chỉ có một vài nhãn hiệu là của Việt Nam, còn lại đều gắn mác tên nước ngoài hoặc phiên âm na ná các nhãn hiệu quen thuộc như: Five Star, Santa, Sawa, Standard,…Bên cạnh đó, những thương hiệu nước uống nổi tiếng như Lavie, Aquafina hay nước khoáng Kim Bôi cũng bị làm giả rất nhiều, từ chai 500ml, 1,5lit cho tới loại bình 5lit, 20lit...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan